Nguyễn Vạn Hùng ĐỐT NÉN HƯƠNG TƯỞNG NIỆM NGƯỜI TÙ BẤT KHUẤT Ở HÀ TÂY: CỐ GIÁO SƯ BÙI TƯỜNG HUÂN. ~~oOo~~ Translated by Bùi Tường Việt BURNING INCENSE IN MEMORY OF AN INDOMITABLE PRISONER, PROFESSOR BUI TUONG HUAN.
Nguồn : YouTube LienNhu
Sáng nay, ngày Memorial Day, tôi tạt ngang ṭa soạn Thời Luận. Trên bàn làm việc, thấy tờ giấy của thân chủ gởi tới đăng lời cảm tạ nhân lễ cầu siêu giáo sư Bùi Tường Huân, làm tôi giật ḿnh chú ư. Giáo sư Huân chết rồi ? Ông chết đầu tháng 5 vừa qua tại Sài g̣n. Tim tôi bỗng như thiếu một nhịp đập khiến mắt tôi hoa lên rất nhanh. Và cũng rất nhanh, những h́nh ảnh cũ của trại tù cải tạo, của người tù Bùi Tường Huân, của bạn hữu bỗng hiện về quanh quẩn, như mới hôm qua, từng nét, từng màu, từng âm hưởng. . . . . . . Vào tháng 3 năm 1978, bọn tù chúng tôi được chuyển từ Yên Bái về Hà Tây. Tôi bị tống vào khu biệt giam F. Pḥng F7 trước đó đă có 4 người là Đại Úy Huỳnh Kim B́nh ( Nha Tuyên Úy Phật Giáo ), Đại Tá Nguyễn Văn Huấn (Chỉ Huy Phó Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung ), Đại tá Nguyễn văn Thi (Tham mưu trưởng Bộ Chỉ Huy Pháo Binh ). Hai ngày sau, cánh cửa pḥng giam lại mở. Công an áp giải tới nhét thêm vào pḥng chúng tôi một người tù mới. Đó là Giáo sư Bùi Tường Huân. Đại Tá Nguyễn văn Huấn và Giáo sư Bùi Tường Huân đă quen nhau từ trước. Hai người t́m đến nhau hàn huyên tâm sự. Ngồi nghe kể, tôi được biết giáo sư Huân đă từ trại tù Thanh Hoá chuyển ra đây. Sau đó, Đại tá Huấn giới thiệu chúng tôi với giáo sư Huân. Giáo sư lúc này gầy ốm quá. Tôi không quen biết ông trước năm 1975, chỉ nghe tiếng thôi, nên không h́nh dung ra con người này lúc c̣n quyền thế ra sao. Bây giờ th́ nước da ông tái mét. Bộ đồ trên người rách nát như cẩu thả mang mớ giẻ lau để phủ lên một bộ xương biết đi. Nghe ông nói th́ một phần ông bị thiếu dinh dưỡng quá lâu, phần khác ông bị mắc bệnh trĩ đă đến thời kỳ quá nặng mà không thuốc chữa. Tuy vậy, tôi thấy đôi mắt ông vẫn tinh anh, trong sáng, vẫn ném những cái nh́n cuốn hút mọi người. Và đôi môi ông tuy khô héo, nhưng vẫn chỉ nở lên những nụ cười đôn hậu. Tôi bắt đầu quí trọng ông qua cái vẻ bề ngoài dung dị ấy. Gian pḥng F7 bốn bề là tường và song sắt trông như một cái cũi. Nó cũng giống như nấm huyệt chôn sống năm người chúng tôi. Trên một diện tích sàn nhà rộng khoảng 10 mét vuông, năm anh em chúng tôi ngày đêm nằm ngồi bên nhau. Do vậy, cách duy nhất để quên cái đằng đẵng của thời gian là nói với nhau những lời tâm sự, chia sẻ nhau những niềm vui đă qua và an ủi nhau những đau thương đang chờ trước mắt. Từ chuyện thế sự thăng trầm cho tới t́nh cảm riêng tư, đối với năm người chúng tôi không c̣n là của riêng, mà đă thành của chung. Dần dần chính trong cảnh khốn cùng ấy, tôi nhận ra sự trong sáng của tư cách và sự uy dũng của khí phách giáo sư Bùi Tường Huân khiến tôi không gọi ông bằng tiếng " Anh " thông dụng. Tôi đă cúi đầu trước giáo sư Huân, rồi gọi ông bằng " Thầy ", dẫu rằng trong đời tôi chưa một lần được thụ giáo ông trong lớp học, dù chỉ là một buổi giảng. . . . Một lần đại tá Huấn hỏi về gia đ́nh giáo sư Huân. Ông trả lời vào những ngày cuối của đất nước, ông đă đưa vợ con lên sân bay Tân Sơn Nhất để đi lánh nạn. Một ḿnh ông ở lại. Một người chọc ghẹo : - Ở lại để làm Phó Thủ Tướng ? Giáo sư Huân cười nhẹ : - Vào cuối tháng Tư, một người dân Sài g̣n cũng biết rằng khó mà lật ngược nổi thế cờ. Tôi ở lại, tôi tham gia chính phủ, chỉ với một tâm niệm thôi th́ hăy mang hết sức ḿnh để phục vụ cho đất nước. Lúc này là lúc đất nước cần tới ḿnh. . . Anh em đều ôn lại những ngày tháng sôi động năm 1975. Những người quyền thế đă không ngần ngại đào thoát ra nước ngoài với bạc tiền và vợ con đầy đủ. Nhiều đơn vị bỗng không có người điều khiển. Nhiều cơ quan bỗng không c̣n cấp chỉ huy. Những người lính vẫn canh gác nghiêm chỉnh để thượng cấp lên máy bay đào tẩu. Đại tá Huấn đă huy động những tân binh quân dịch chưa quen với chiến trường để chặn bước tiến của đoàn tăng Việt cộng nghênh ngang xâm nhập Sài g̣n. Các cấp lănh đạo của Sài g̣n trong lúc đó đang t́m cách di tản. Cuối cùng th́ vị Đại tá già này buông súng theo lệnh từ Dinh Độc Lập. Ông trở thành người tù F7. Giáo sư Huân nói : - Mục đích của tôi là muốn đem kiến thức của ḿnh truyền đạt cho giới trẻ cũng như đóng góp cho quê hương khi có dịp. Tôi không muốn bỏ chạy ra nước ngoài v́ như thế đời tôi sẽ vô nghĩa. . . Vào những ngày cuối của Việt Nam Cộng Ḥa, giáo sư Bùi Tường Huân, với sự tiến cử của Khối Phật Giáo Ấn Quang, tham gia nội các với chức Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Pḥng. Ông kể lại, khi Việt cộng chiếm Dinh Độc Lập, làm thủ tục khai báo xong ông được cho về. Tới nhà th́ hỡi ôi, cô gái làm công trong nhà ông đă từ mấy năm nay, bây giờ đă xuất hiện trong bộ đồ bộ đội cộng sản. Cô người ở xác nhận là cán bộ cách mạng, đă thi hành công tác nằm vùng trong nhà ông để lấy tin tức. Thế rồi cô ta khuyên giáo sư Huân nên đi tŕnh diện sớm để được hưởng sự khoan hồng của nhà nước. Cầm khẩu AK trên tay, cô tớ đă dẫn giải ông chủ tới cơ quan an ninh địa phương đăng kư. Giáo sư Bùi Tường Huân cũng tỏ ư tiếc rằng trước năm 1975, đă nhiều lần cơ quan an ninh của chính phủ, đă thông báo cho ông biết, cô người làm đó là cán bộ cộng sản. Họ không dám tự tiện bắt v́ sợ hiểu lầm là thù nghịch với Phật Giáo Ấn Quang. Mà lúc ấy, giáo sư Huân cũng có cảm tưởng như bị công an mật vụ soi mói quá nên không quan tâm tới sự cảnh báo đó. Măi đến sau khi mất nước, mọi sự sáng tỏ th́ đều đă muộn. Vào năm 1978, hầu hết các tù nhân chúng tôi bị đưa ra Bắc đều lâm t́nh trạng đói khát cùng cực. Tôi th́ đă mấy năm không liên lạc được với gia đ́nh nên không có quà cáp thăm nuôi bồi dưỡng. C̣n giáo sư Bùi Tường Huân th́ từ trại tù Quảng Ninh chuyển vào Thanh Hoá, rồi từ Thanh Hoá lại chuyển ra Hà Tây, v́ di chuyển nhiều nên ông cũng mất liên lạc với thân nhân. Thành ra trong số năm người tù trong pḥng F7, giáo sư Huân và tôi hoàn toàn là hai người vô sản. Tôi nhớ một lần ông tâm sự: - Hồi ở trại tù Thanh Hoá, tôi bị giam chung với một số sinh viên Miền Nam bị bắt trong những cuộc tranh đấu sau khi cộng sản chiếm Sài g̣n. Tuy phải lao động cực lắm nhưng có những sinh viên đó bên ḿnh cũng vui. Các em đă làm hộ tôi những việc nặng để mọi người cùng " hoàn tất chỉ tiêu " cho bọn cán bộ nó không chửi bới. Anh em c̣n kiếm cả thuốc trị bệnh trĩ cho tôi nữa. . . . Ra đây không phải lao động nhưng buồn hơn. . . Tôi biết giáo sư Huân thiếu ăn thường trực. Ông cố dằn ḿnh không để cho cơn đói nó hành hạ, nó dằn vặt ông, nhưng mỗi khi nhận phần ăn, chỉ là một chén cơm hẩm hay một khúc củ ḿ luộc, tôi thấy ông ăn ngon lành mà không cầm được nước mắt. Tôi cũng đói như ông. Thế nên tôi thương ông như tôi thương tôi, mà chẳng cách chi để nhường phần ăn của tôi cho ông được một bữa no bụng trong những ngày tù. Ở trong tù, nhiều anh em v́ bị cơn đói nó thúc ép quá, nên đă có những hành động không đẹp. V́ vậy, nh́n lại sự im lặng trầm tĩnh của giáo sư Huân trong lúc bụng dạ rỗng không, tôi càng thêm kính phục ông. Một hôm cũng để cho quên cái đói, tôi hỏi ông : - Thưa thầy, theo tôi hiểu, những người làm chính trị muốn thành công, thường phải có cái đầu lạnh ngắt và con tim nóng hổi. Nghĩa là làm chính trị th́ phải có thủ đoạn. Tôi thấy thầy đầu cũng nóng mà tim cũng nóng, tại sao thầy lại dấn thân vào con đường chính trị ? Giáo sư Bùi Tường Huân nh́n tôi, ánh mắt u hoài, tràn ngập thương yêu. Tiếng ông nhẹ như gió thoảng : - Là một người dân nước Việt, ai chẳng muốn tổ quốc ḿnh xinh đẹp và giàu mạnh? Nếu tôi nghĩ cho tôi th́ đă có thể ra đi cũng vợ con trước ngày Sài g̣n sụp đổ. . . Thôi, cái nghiệp mà anh. . . Một lần khác tôi hỏi giáo sư Huân về khối Phật giáo Ấn Quang và trách nhiệm của khối này trước lịch sử dân tộc trong việc miền Nam rơi vào tay cộng sản. Giáo sư Huân đă thẳng thắn giải đáp : - Tôi không phủ nhận khối Phật giáo Ấn Quang mà biểu tượng là Thượng Tọa Thích Trí Quang, đă ảnh hưởng và chi phối rất nhiều trong đời sống chính trị của tôi. Nói khác đi tôi là một thành viên của Khối đó. Phật giáo Ấn Quang quả đă gây những ngộ nhận đáng tiếc. Tuy nhiên, tôi chống lại dư luận coi Khối Ấn Quang như sự tập hợp của những tên cộng sản nằm vùng. Khối Ấn Quang không liên hệ ǵ với cộng sản, hoặc những người trong Ấn Quang là cộng sản. Chúng tôi chỉ là những người của dân tộc. Rồi như để chứng minh nhận định đó, giáo sư Huân cho biết bản thân ông đang ở tù, thượng tọa Thích Trí Quang và hầu hết các Thượng tọa, Đại đức khối Phật Giáo Ấn Quang cũng đă bị Việt cộng giam bắt. Giáo sư Huân cũng bất măn với ông Dương văn Minh khi ra lệnh " buông súng để bàn giao ", v́ sự thực tại Dinh Độc Lập hôm đó, với tư cách một Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Pḥng, ông chỉ được lệnh giơ tay đầu hàng chứ không có bàn giao chi cả. Trong tù cuộc sống có vạn lần buồn, nhưng cũng chẳng biến tính được những con người như giáo sư Bùi Tường Huân. V́ thế lúc đầu tôi rất ngạc nhiên thấy ngôn ngữ của ông vẫn lạc quan yêu đời, vẫn bông đùa, vẫn hài hước mọi chuyện. Có lần đói quá, năm người chúng tôi bó gối ngồi ép bụng lại chống đói, th́ giáo sư Huân kể một câu chuyện vui cho anh em cười chút chơi. Lời ông kẻ rất nhịp nhàng, b́nh tỉnh : - Hội nghị Yalta khai diễn ngày 4 tháng 2 năm 1945. Một chiều vào cuối tuần, lănh tụ của bốn nước tham dự hội nghị mới cùng ngồi trên một xe díp, đi ngoạn cảnh ngoại ô thành phố. Bốn người này là Tổng thống Mỹ Roosevelt, Thủ tướng Anh Churchill, Tổng bí thư Nga Stalin và Tướng De Gaulle của Pháp. ( Thật ra trong hội nghị Yalta không có Pháp tham dự ). Khi xe đang chạy ngon trớn th́ bỗng có một con ḅ to tướng nằm chắn ngang đường. Bốn vị lănh tụ dừng xe lại, bèn tổ chức thi xem ai đuổi được con ḅ sang một bên để xe chạy tiếp. De Gaulle bước xuống xe trước nhất, tới bên con ḅ : - Mày hăy tránh sang bên đường đi. Tao sẽ cho người mang cho mày bơ và sữa ngon nhất của Pháp cho mày ăn. Con ḅ nằm yên, De Gaulle quay lại xe, chấp nhận thua. Thủ tướng Churchill tới vuốt ve con ḅ, từ đầu tới chân, vẻ o bế như nhà tư bản trước khách hàng : - Mày hăy tránh đi, ta sẽ tŕnh Nữ Hoàng phong tước cho mày. Con ḅ vẫn nằm im. Churchill nói vớt vát vài câu nhưng thấy không ăn đành leo lên xe, chịu thua. Đến lượt Roosevelt hùng hổ nhảy xuống xe, tới bên con ḅ, lớn tiếng ra cái điều giọng kẻ sang : - Mầy tránh khỏi đây, mau. Ta cho mày một triệu đô la. Con ḅ nằm yên. Roosevelt tưởng ḿnh đang đấu giá, tố ngay : - Tao cho mày năm triệu đô ! Con ḅ vẫn ngu. . . . như ḅ, nằm bất động. Vị Tổng thống nước Mỹ dành chịu thua leo lên xe. Bấy giờ, Stalin mới thủng thỉnh bước xuống. Ông ta cúi xuống sát tai con ḅ, nói nhỏ điều ǵ. Chỉ thấy lập tức con ḅ vùng dậy, cắm đầu cắm cổ chạy như bay lên đồi. Thấy thế, ba vị nguyên thủ kia trầm trồ khen ngợi Stalin hết xẩy : - Không biết ngài ra lệnh thế nào mà con ḅ có vẻ hoảng sợ, bỏ chạy như thế, thưa ngài Stalin ? Stalin trả lời : - Dễ. Tôi chỉ bảo nó : " Nếu mày c̣n nằm đây một giây, tao sẽ cho mày đi học tập cải tạo. "
Giáo sư Huân được Hà nội phóng thích khỏi khu biệt giam F của trại Hà Tây vào giữa năm 1979. Tôi chúc mừng ông một ngày không xa, ông sẽ được xuất ngoại đoàn tụ với gia đ́nh. Ít tháng sau, tin từ những người thăm nuôi đă vẳng tới khu F7 của tôi rằng đă có máy bay chở Giáo sư Bùi Tường Huân thẳng từ Sài g̣n qua Pháp. Thế nhưng, trên tờ giấy nói về buổi lễ cầu siêu trong văn pḥng báo Thời Luận, tôi lại thấy ghi nơi ông mất là Sài g̣n. Th́ ra Giáo sư Bùi Tường Huân, người thầy trong tù của tôi vẫn c̣n sống trên quê hương từ ngày ra khỏi ṿng rào kẽm gai của trại giam miền Bắc. Nay th́ Ông đă mất. Thể xác ông đă được an táng ngay trên quê hương Việt Nam. Tôi không có bằng cớ nhưng tự trong tim, tôi tin rằng đó là sự chọn lựa cuối cùng của Giáo sư Bùi Tường Huân. Ông là người lúc nào cũng tự gánh trên vai Tổ Quốc - Danh Dự và Trách nhiệm. ..
Nguyễn Vạn Hùng
(Trích Thời Luận, số ra ngày Chủ Nhật
6-5-88) ~~oOo~~
Nguyễn Vạn Hùng BURNING INCENSE IN MEMORY OF AN INDOMITABLE PRISONER, PROFESSOR BUI TUONG HUAN. Translated by Bùi Tường Việt
This morning,
on Memorial Day, I dropped by my office at the newspaper
Thoi Luan. On a desk I saw a thank you note from a client
about a memorial service for the Professor, Bùi Từơng
Huân. The thank you note caught my attention. “Did Professor
Bùi passed away?” I wondered. I would find out that he
passed away in the beginning of May in Sài g̣n. My heart
skipped a beat and my eyes welled up. Suddenly memories of
Professor Bùi and the Re-Education camp overwhelmed me as if
it was yesterday, with vivid details in images, colors and
sounds.
One time Colonel Nguyễn Văn Huấn asked Professor Bùi about
his family. He responded that on the last day before the
fall of the Republic of Viet Nam, he took his family to the
Tân Sơn Nhất airport to seek refuge abroad. Only he
remained. One person teasingly asked him if he stayed to
become Vice Prime Minister.
We then all started to reminisce over that April, in 1975.
The ones in power did not think twice about escaping abroad
with their money and families. Many government offices had
no leaders. The military had no one to lead. The soldiers
stay put while their leaders fled. Colonel Nguyễn Văn Huấn
had to lead rookies with no experience onto the battlefield
to stop the invasion of the Việt Cộng into Sài g̣n.
During the last days of the Republic of Vietnam, Professor
Bùi accepted the positions of Vice Prime Minister and
Minister of Defense. When the Communists took over the
Presidential Palace, they let him go home after the
procedure of declaration of identity. When he came home he
found that the maid who lived in his house for the last few
years, was there in the Communist military uniform. She
confirmed she was a revolutionary cadre, staying at his
house the whole time as an informant for the Communists. She
advised him to present himself to the authority as soon as
possible for registration and escorted him to the local
security police station with an AK-47.
“Being Vietnamese citizens, who do not want their country to
be prosperous and beautiful? If I just thought about myself
I would have escaped with my family before the fall of
Sài g̣n. This is just karma. ”
To prove his point he noted that he and Reverend Trí Quang
and most of the leadership of the Ấn Quang Group were
detained by the Communists. Professor Bùi was disappointed
with acting President Dương Văn Minh’s order towards
unconditional surrender without arrangement for handing over
the government. But the reality was that in the Independence
Palace on that day, even as Deputy Prime Minister and
defense Minister, he was ordered to stick up his hands to
surrender without any ceremony of turning over the
government.
Next Winston Churchill approached the cow and caressed it
from head to tail and spoke kindly to the cow, treating her
the way a capitalist would treat a customer, and said: “Move
away and I will ask the Queen to confer you a noble title. ”
The cow lied still. Churchill mumbled some more words
without result and then gave up and went back to the car.
Only then did Stalin slowly disembarked and approached the
cow and whispered something into her ear. Suddenly the cow
sprang up and ran off up the hill. Seeing what had just
happened, the other three complimented Stalin profusely :
“We don’t know what you said to the cow, but she was so
frightened and ran away immediately with such a haste!”
Stalin replied, “It was easy. All I told her was that ‘If
you stay here for another second, I will send you to a
Re-Education camp’. ” _____
|