Lê Duy Đoàn

 

ĐIẾU VĂN TƯỞNG NHỚ

BẠN HỒ ĐẮC DUY ( CHS QH 61-64 )

 

Thưa chị Á Nam và quư vị trong quyến thuộc cùa anh Hồ Đắc Duy
Cùng các bạn hữu Quốc Học Huế niên khóa 61-64 thân mến,

Thưa quư vị,

Trong không khí trang nghiêm và nhuốm nỗi buồn mất mát người thân mến của chúng ta, một cựu học sinh Quốc Học, tôi thay mặt các bạn cùng học chung một lớp niên khóa 1961-1964 ở trường Quốc Học Huế có vài lời thưa với gia đính anh Duy và các bạn

Giây phút này ḷng tôi đang dâng lên những cảm xúc thương yêu, quư mến và trân trọng một người bạn tài hoa và đức độ, rất gần gũi và thân t́nh đă rời cơi tạm đi xa. Càng thương mến lắm th́ sự thương tiếc của chúng tôi càng nhiều. Đó là người bạn mà chúng tôi có thể thoải mái gọi xưng hô “ mi tau” như thời c̣n đi học chung mái trường Quốc Học Huế thân yêu, Đó là người hay mở đầu câu chuyện của ḿnh bằng câu: “ Ê, chừ tau nói tụi bay nghe nghe!...” và thỉnh thoảng nói với bạn học nào đó một cách không kiêng dè “ Thằng ni ngu ghê…”. Nói như thế để biết rằng chúng tôi thân nhau ghê lắm mới được nói với nhau bằng giọng thân t́nh như thế mà không ai giận ai! Chắc những người bạn học của chúng tôi cũng có sự đồng cảm với gịng cảm xúc này.

Hồ Đắc Duy chắc hẳn biết rắng chúng tôi quư mến anh nhiều lắm. Niềm quư mến đó không phải chỉ có riêng chúng tôi mà chắc là nỗi niềm chung của những đồng nghiệp, những bịnh nhân, những người quen biết với anh v́ anh là cựu sinh viên Y khoa Huế giỏi giang, một vị bác sĩ đầy năng lực và đức độ, một cây bút viết về chuyên môn ngành y và nghiên cứu lịch sử rất là sắc sảo, một nhà hoạt động thiện nguyện không biết mệt mơi và đặc biệt hơn hết anh là người viết được bộ ĐẠI VIỆT SỬ THI.

Chúng tôi và con cháu chúng tôi đều coi anh là bác sĩ gia đ́nh. Bịnh ǵ nặng nhẹ chúng tôi đều tới t́m anh và được anh ân cần, chu đáo thăm khám cẩn thận và tư vấn y khoa tận t́nh. Nhiều người già cả không đến được pḥng khám, anh phải cất công đến thăm khám tại nhà. Những người lao động nghèo cực anh khám miễn phí và tặng họ thuốc men. Thời buổi này, trong khi một số bác sĩ lấy tiền khám 1 lần là 80-100 ngàn thí anh chỉ nhận 20-30 ngàn cho một lần khám. Y đức của anh trong việc khám chửa bệnh thật trong sáng và quư hóa, ít ai b́ kịp.

Những bài viết chuyên môn y khoa về các đề tài bịnh lư của anh, đặc biệt là trong lănh vực “t́nh dục học” thể hiện một con người luôn t́m ṭi nghiên cứu những kiến thức cập nhật của y khoa hiện đại. Những bài viết về lĩnh vực sử học của anh được giới chuyên môn đánh giá cao v́ anh luôn lật t́m những sự thật lịch sử che dấu đàng sau những trang sách cổ. Gia tài đồ sộ những bài viết cuả anh trong 2 lĩnh vực này là kho tàng giá trị và rất đáng nễ.

Năm 1999, cơn lụt lịch sử thế kỳ ở các tỉnh miền Trung, nhất là Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngăi chịu thiệt hại nặng nề về người và của. Lúc đó anh vừa mới lắp đặt internet. Anh chuyển email cho các bạn ở nước ngoài và trong nước cập nhật thộng tin t́nh h́nh bảo lụt ở Huế từng ngày một. Sau đó, anh h́nh thành một nhóm thiện nguyện nhận tài trợ do bà con ờ nước ngoài và trong nước quyên góp. Các thành viên do anh mời gọi ở Việt Nam ( hầu hết là cựu học sinh Quốc Học như các anh Nguyễn Chí Phước, Dương Đ́nh Hiệp, Vơ Xuân Quang…) cùng đi với anh, đă đem quà cứu trợ đến tận tay bà con Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam, Quảng Ngăi khi nước lụt chưa rút hết. Những chuyến cứu trợ tiếp nối ở Miền Trung, Đồng Tháp, Tân Châu, Thủ Thừa khi có thiên tai cũng được nhóm bạn của anh Duy thực hiện với ḷng mong mỏi xoa dịu phấn nào nỗi đau khổ của đồng bào! Tấm ḷng với quê hương và thông cảm sự lầm than của quần chúng của nhóm thiện nguyện các anh thật đáng trân trọng,

Anh Duy đi câu cá cùng với anh Nguyễn Văn Phúc A, Vơ Xuân Quang... ngày chủ nhật hàng tuần. Mấy đứa bé xúm lại lượm mấy tờ giấy gói mồi câu lên đọc ngấu nghiến. Thấy như thế, các anh nghiệm ra nhu cầu đọc sách của trẻ em vùng sâu, vùng xa đô thị. Lần sau, các anh đem vài quyển sách thiếu nhi, các cháu nhận quà tặng với niềm vui và ḷng biết ơn vô hạn. Thế là ư tưởng đem chữ nghĩa và kiến thức cho người dân các xă vùng xa đô thị được các anh Duy, Phúc, Quang, Dương Đ́nh Hiệp, Lê Hữu Thận, Lê Văn Tạo, Nguyễn Chí Phước bàn bạc, kiếm nguồn tài trợ, xin và mua sách, kiếm nơi có nhu cầu, người quản lư sách và chuyển kệ sách và sách về các nơi xa. Công việc cực kỳ khó khăn vất vả đó được các anh thực hiện bền bĩ trong nhiếu năm. Có cả gần ngàn tủ sách như thế chuyển đến các nơi khắp cả nước. Một lớp trẻ tiếp nối con đường của các anh thực hiện Tủ sách Giải trí và Giáo dục đó cho đến bây giờ. Việc làm đem lợi lạc đến cho nhiều người bằng một tâm thể không v́ lợi danh như thế ít ai làm được.

Một hôm Duy ăn phở. Tô phở c̣n ít bánh phở và chút nước trong tô, Một đứa bé áo quần lếch thếch nhanh tay bưng tô phờ anh ăn thừa lên húp một hơi sạch trơn với vẽ mặt vô cùng khoan khoái. Duy trố mắt nh́n và xúc động muốn rơi nước mắt. Thế là một chương tŕnh “ Bữa ăn ngon cho trẻ em đường phố” được Duy cùng bạn hữu thực hiên ngay. Bắt đầu là 200 trẻ lang thang được mời làm thực khách tại tiệm Phở 2000 sang trọng ở ngay bên hông chợ Bến Thành. Các bữa ăn sáng cho 200 em tại Nhà hàng TIB ở đường Hai Bà Trưng và Nhà hàng Ngọc Lan ở Quận 5, Sài G̣n. Các bữa ăn ngon như thế được nhóm của Duy tổ chức cho các em cơ nhỡ ở Huế, Thủ Đức, B́nh Phước, B́nh Thuận, Cần Thơ. Hỏi thử ai có tấm ḷng với trẻ em rách rưới như thế ?!

Những việc tâm đức và thiện nguyện của anh Duy chúng ta kể ra không hết v́ anh âm thầm làm mà chẳng bao giờ khoe khoang. Chẳng hạn: Học bổng thường niên cho học sinh xuất sắc 3 khối lớp 10,11,12 của trướng Quốc Học Huế; Tặng tiền cho kẻ nghèo khó; Thưởng tiền cho học sinh sinh viên đậu đạt; Tài trợ Cô nhi ở chùa Từ Hạnh, B́nh Tân… Nhiều, nhiều lắm những việc làm của một con người nhân hậu !

Anh Duy làm quen với thi sĩ Tô Kiều Ngân. Anh chưa bao giờ làm thơ! Anh hỏi anh Ngân về vần và niêm luật của các thể thơ Đường luật, lục bát, liên vận, song thất lục bát… Thế là một loạt bài thơ của anh ra đời. Anh em bằng hữu Quốc Học 61-64 khi nào gặp nhau mà nghe Duy mở tập bản thảo ra và phán “ Chừ, mấy đứa bay nghe tau đọc bài thơ tau mới làm ni hí!! …” là anh em ngồi chịu trận và run. Thế mà qua thể thơ “ Song thất lục bát” anh lại làm thơ như máy. Anh viết kinh Vu Lan, Ḥn Vọng Phu bằng thể thơ này. Rồi một ngày, anh khoe “ Tau đang viết bộ Đại Việt Sử Thi” 12.000 câu. Vừa khám bệnh vừa làm thơ! Thế mới tài! Một ngày anh viết hàng trăm câu.

Những chi tiết lịch sử rút ra từ bộ sách “ Đại Việt Sử Kư toàn thư” của Ngô Sĩ Liên chủ biên được Duy biến thành thơ một cách tài t́nh. Đầu tiên, bộ sách có 12.000 câu, sau nhiếu lần thêm thắt, bây giờ Đại Việt Sử Thi của anh có gần 20.000 câu. Thật không tưởng tượng nổi anh viết được một công tŕnh thơ đồ sộ như thế.

Chúng tôi nhắc lại những điều đặc biệt khác người và hơn người của anh để chúng ta khắc ghi nhân dạng, tài hoa và tấm ḷng của anh Hồ Đắc Duy- người bạn cùng thời Quốc Học 61-64 của chúng ta. Nhắc lại để hiểu bạn hơn và thương bạn hơn.

Tính đến nay, anh em bạn học lứa 61-64 của chúng ta ở Sài G̣n đă có 19 người rủ nhau về bên kia thế giới. Chúng ta đều biết rơ ĐỜI LÀ VÔ THƯỜNG nên bạn Duy ra đi sau một thời gian sống chung với bệnh tật là chuyện b́nh thường của con người. Anh ra đi nhẹ nhàng như ch́m vào một giấc ngủ sâu là một điều đáng quư. Chúng ta mừng cho anh v́ anh được TỬ AN.

Lư th́ như vậy nhưng t́nh th́ lại khác. T́nh của anh em Quốc Học 61-64 đối với bạn sâu nặng lắm, nhiều thương mến lắm, bạn Duy có biết không?

Chúng tôi thành tâm cầu nguyện bạn Hồ Đắc Duy ra đi thanh thản về nơi thanh tịnh. Vẫy tay chào nhau mà ḷng buồn và tiếc thương vô hạn, bạn chúng tôi ơi!

Sài G̣n, 20/8/2018
Lê Duy Đoàn và các bạn Quốc Học 61-64 bái biệt

 

~~oOo~~


DUY ƠI, BẠN RA ĐI
NHƯ BÓNG THU VỀ.


“Bác… Duy thôi đă thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi ḷng ta.”


Mấy năm trước bạn ta gặp lại,
Ở quê người hải ngoại Cali,
Đọc thơ Nguyễn Khuyến – Dương Khuê,
Hứa suông sẽ “mượn ngày về tiễn nhau”.
Cứ tưởng tếu ngờ đâu lại thật,
Tin bạn hiền vừa mất hôm qua.
Quê hương, t́nh bạn quan hà,
Biển trời hai cơi phương xa mịt mờ.
Nhớ chi lạ thương hoài thuở nớ,
Bạn hơn ḿnh vài tuổi ngây thơ.
Học tṛ Quốc Học vu vơ,
Thương o Đồng Khánh làm thơ… con mèo!
Đứa thầy thuốc đứa theo thầy giáo,
Mà tâm hồn gió băo văn chương,
Tài hoa chi giữa đời thường,
Thi ca, biên khảo… ngó đường mà đi!
Hồ Đắc Duy lương y khiêm nhă,
Hồ Đắc Duy đôi ngă văn đàn:
Hồn tự do là bóng trăng,
Mây che không khuất, gió tràn không lay.
Đường thế hệ Đông Tây kim cổ,
Đă xa rồi cái thuở Dương Khuê.
Ta quư nhau và lắng nghe,
Con đường Trung Đạo đi về an nhiên.
Mùa Vu Lan chuông thiền đồng vọng,
Bạn ra đi như bóng Thu về,
T́nh người, t́nh bạn, t́nh quê,
Thương thương, nhớ nhớ, lắng nghe bụi hồng.
Không hoàn không, chân không rỗng lặng,
Cơi đi về tự tánh b́nh an.
Duy ơi! Có một vầng trăng,
Sao Mai vừa lặn, bóng Hằng c̣n đây.

Sacramento, Cali - mùa Vu Lan 2018
Trần Kiêm Đoàn.

 

_____

 

a2a góp lời :

Mời đọc đôi bài của anh Hồ Đắc Duy trên mạng lưới toàn cầu :

 

ĐẠI VIỆT SỬ THI 

https://www.thivien.net/Hồ-Đắc-Duy/author-yXtDTiTilpLLYXqQVOu3Qw

ĐI T̀M D̉NG SÔNG TRONG HUYỀN THOẠI CỦA THIỀN SƯ LIỄU QUÁN:

https://thuvienhoasen.org/a11518/di-tim-dong-song-trong-huyen-thoai-cua-thien-su-lieu-quan-ho-dac-duy

 

ĐI T̀M NƠI AN TÁNG CỦA THI HÀO NGUYỄN DU TẠI HUẾ

https://thuvienhoasen.org/a8359/di-tim-noi-an-tang-cua-thi-hao-nguyen-du-tai-hue

 


 

Lê Duy Đoàn - thơ văn

chân trần

art2all.net