Lê Duy Đoàn

 

EM LÀ TÔI VÀ TÔI CŨNG LÀ EM

 

 

I. Gọi tên

1. Trong bài “ Tôi ơi đừng tuyệt vọng” Trịnh Công Sơn đă viết như thế. Em và tôi cũng là Homo sapiens cả th́ em giống tôi và tôi giống em.

Em là loài người.
Tôi là loài người.
Vậy nên, Tôi Là Em.

Tam đoạn luận kiểu này th́ Socrate cũng phải chào thua?!

2. Một ví dụ về sự khác nhau tên gọi trên cùng một con cá lóc. Người Bắc gọi tên là cá quả, người Trung gọi là cá tràu, người Nam gọi cá lóc. Có nơi gọi những tên khác nữa: cá chuối, cá sộp. cá xộp, cá đô. Nhưng nếu gọi tên Latin của con cá đó là Ophiocephalus maculates, th́ người ta sẽ biết chỉ là một loài mà thôi, mỗi vùng miền gọi tên một kiểu nên tưởng như là có nhiều loài lắm.

3. Khi đọc những bài viết trên mạng internet và xem những video clip trên Youtube với h́nh minh họa Thạch thảo là Cúc Cánh Mối, tác giả đă viết bài “ Đi T́m Nhành Hoa Thạch Thảo” để chỉ ra những sự ngộ nhận và xác định rơ loài Thạch Thảo được viết trong bài thơ L’Adieu là loài Calluna vulgaris.



Thạch thảo đích thực (True Heather)
Tên khoa học : Calluna vulgaris .
Thuộc Họ Đỗ Quyên (Ericaceae)

 

4. Trao đổi thông tin của hai người bạn:

+ Những mẫu đối thoại:

• Ḥa Dalat: Ở Đà Lạt người ta gọi một cây hoa tím nhỏ như h́nh dưới đây là Forget me not, có phải không anh?
 


Hoa này ở Đà Lạt bị nhầm là Forget me not

• LDĐ: Không phải đâu, h́nh Forget me not đây nè. Nhiều loài lắm. Cây này là Myosotis palustris


Vài ngày sau, Ḥa Dalat báo tin.

• Ḥa Dalat: Em t́m ra tên Latin cái cây lâu nay người Đà Lạt vẫn gọi nhầm là Forget me not như h́nh trên rồi. Nó là Lỗ B́nh kiểng ( Lobelia Erinus L.) Họ LOBELIACEAE ( Họ Lỗ b́nh ) . Trong sách Thực Vật Chúng của thầy Phạm Hoàng Hộ đó. Sách của em không có h́nh màu nên em chưa dám chắc.

• LDĐ: Trên Wikipedia anh thấy h́nh Hoa của Lobelia Erinus L.cũng có màu tím nhưng cánh không đều (2 cánh trên nhỏ, 3 cánh dưới lớn) kiểu h́nh giống hoa lan. Anh sợ không phải.

• Ḥa Dalat: Em tin thầy Phạm Hoàng Hộ hơn Wiki. Anh coi cái lá của cây trong Wiki và cái lá của Lỗ B́nh kiểng trong Thực Vật, chúng có giống nhau đâu mà hoa cho giống ? Lại cùng tên latin nữa mới đau cái đầu chứ!

• LDĐ: Rất vui là em dẫn anh trở lại thời sinh viên khoa học.

Khi học phân loại thực vật với giảng nghiệm viên Hồ Hoành thập niên 60, ḿnh giống như đi vào mê cung tiếng Latin. Những buổi du khảo thú vị cùng các bạn lên đồi núi Thiên An, Ngự B́nh, suối khe chùa Tra Am, nương rẩy các vùng đồi quanh Huế, về biển Thuận An, phá Tam Giang để hái lá hoa cây cỏ về ép trên từng trang giấy khổ lớn, chua thêm tên khoa học tiếng Latin. Hồi trước th́ ḿnh học là giống, loài, bây giờ th́ gọi là chi, loài. Phân loại theo h́nh dáng màu sắc hoa (alba, rosa), h́nh dáng lá (trifolia), vùng sinh trưởng (dalatensis) v.v... Chữ Latin ḿnh chỉ mơ mơ hồ hồ. Hồi trước học như vẹt. Học cây nào biết cây đó, nhớ cây ḿnh thích (Vinca alba, Mimosa pudica...). Thầy Phạm Hoàng Hộ là giáo sư số một về cây cỏ miền Nam rồi, sau này có thêm ông ĐỗTất Lợi cũng giỏi.

• Ḥa Dalat: Sư huynh ơi , anh coi cái h́nh sau để hiểu v́ sao em tin thầy Phạm Hoàng Hộ hơn .
 


Căn cứ xác định hoa bị gọi nhầm Forget me not - ở Đà lạt. Đó là Lỗ B́nh kiểng
(Sách Thực Vật Chúng của Phạm Hoàng Hộ trang 197).

• LDD: Chính xác. Hết căi.
 

II. Danh pháp quốc tế gọi tên loài động vật, thực vật:

Homo sapiens, Ophiocephalus maculates, Hylobates lar Calluna vulgaris hay Lobelia Erinus L là tên gọi quốc tế các loài động vật, thực vật kể trên. Nói chung ra, hàng triệu loài sinh vật có mặt trên trái đất đă được dùng một lối định danh như thế để phân biệt loài này, loài nọ.

Danh pháp loài sinh vật bắt nguồn từ cách đặt tên đôi bằng tiếng Latinh (nomenclature binomial) do Carl Von Linnaeus đề xướng năm 1753 và măi tới năm 1867 mới chính thức được thế giới công nhận thông qua hội nghị quốc tế về thực vật học họp lần thứ nhất ở Paris. Về sau nhiều hội nghị thực vật học và động vật học tiếp theo đều thống nhất thừa kế qui tắc của Linnaeus để sửa đổi, bổ sung thành luật quốc tế về cách đặt tên thực vật (International Code Botanical Nomenclature, viết tắt là ICBN) và luật quốc tế về cách đặt tên động vật (International Code Zoological Nomenclature, viết tắt ICZN).

Theo luật Seattle (qua hội nghị quốc tế về luật danh pháp lần thứ XI năm 1969 tại Seattle - USA) và các luật bổ sung (qua các hội nghị quốc tế tiếp theo) th́ danh pháp loài là một tổ hợp hai từ Latinh:

1. Từ thứ nhất: là danh từ chỉ tên chi (động vật học gọi giống), luôn luôn viết hoa và viết ở chủ cách.

2. Từ thứ hai: được gọi là tính ngữ, nói lên đặc điểm nào đó của loài để phân biệt với các loài cùng chi, không viết hoa (kể cả trường hợp từ thứ hai là danh từ chỉ về tên người hay địa danh, bởi lẽ lúc đó nó đă được viết ở dạng thuộc cách hoặc đă được tính từ hóa). Tính ngữ có thể là danh từ hoặc tính từ. (1)

 

III. Nói thêm về C. V. Linnaeus:
 

Carl Von Linnaeus

Carl Von Linnaeus (sinh 23 tháng 5 năm 1707 – mất 10 tháng 1 năm 1778), cũng được biết đến với quư danh Carl von Linné, là một nhà thực vật học, một bác sĩ kiêm nhà động vật học người Thụy Điển, người đă đặt nền móng cho hệ thống danh pháp hiện đại. Ông được biết đến như là cha đẻ của hệ thống phân loại hiện đại ngày nay. Ông cũng được tôn vinh là một trong những người tiên phong của ngành sinh thái học hiện đại. Nhiều tác phẩm của ông được viết bằng tiếng Latinh, trong đó ông lấy tên ḿnh theo kiểu Latinh là Carolus Linnæus (hay Carolus a Linné sau năm 1761).

Carl Von Linnaeus sinh tại một ngôi làng nhỏ tên là Råshult, Småland ở miền nam Thụy Điển. Cha của ông, Nils Linnaeus là một mục sư. Chính cha ông đă truyền lại cho ông t́nh yêu cây cỏ.

Khi là học sinh tiểu học, Carl được đánh giá là một học sinh giỏi về thực vật học và thầy của Carl khi đó đă khuyên cha mẹ cậu nên cho cậu theo học nghề bác sĩ, thay v́ trở thành một tu sĩ như họ dự định (khi đó thực vật học vẫn là một phần của khoa y).

Sau đó, Carl theo học ở trường y tại Lund, miền nam Thụy Điển. Học xong một năm, Carl chuyển tới một trường đại học danh tiếng và cổ kính nhất của Thụy Điển tại Uppsala.

Sự tự tin vô hạn cộng với tham vọng hiểu và phân loại mọi vật trong trạng thái toàn vẹn của nó là hai động lực chính làm nên toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của Carl. Chính v́ tham vọng này, ông c̣n được gọi là "Hoàng tử của giới thực vật học".

+ Các tác phẩm chính:

-Tác phẩm Systema naturae của ông là một hệ thống phân loại cây cỏ, động vật và khoáng vật. Systema naturae lần đầu tiên ra đời chỉ có 12 trang. Sau đó, trong thời gian từ năm 1766 đến 1768, Linnaeus đă phát triển công tŕnh của ḿnh lên thành 2.300 trang với tất cả là 15.000 loài động thực vật và khoáng sản khác nhau. Phân loại và đặt tên cho từng loại trên quả là một thành tích khổng lồ và khó có thể tưởng tượng nổi. Nhưng Linnaeus hiểu rằng công việc của ông mới chỉ là sự khởi đầu nhỏ bé. Đến cuối thể kỉ 18, con số dự tính các loài động thực vật có trên Trái Đất là khoảng 30-40 triệu loài khác nhau .

- Species Plantarum được xuất bản lần đầu tiên năm 1753, gồm 2 quyển. Tính quan trọng trước nhất của nó có lẽ nó là khởi điểm của danh mục thực vật tồn tại đến ngày nay.

- Genera plantarum: được xuất bản lần đầu tiên năm 1737, quy định về chi thực vật. Có khoảng 10 tái bản đă được phát hành, không phải tất cả chúng đều có tác giả là một ḿnh Linnaeus; tái bản quan trọng nhất là bản thứ 5 năm 1754.

- Philosophia Botanica (1751) là một tổng kết những suy nghĩ của Linnaeus về phân loại và danh pháp thực vật, và một công tŕnh mà ông đă xuất bản trong các ấn phẩm trước đó như Fundamenta Botanica (1736) và Critica Botanica (1737). Các ấn phẩm khác h́nh thành từ những phần trong kế hoạch của ông nhằm sắp xếp lại những nền tảng của thực vật học như Classes PlantarumBibliotheca Botanica: tất cả ấn phẩm này đều được in ở Hà Lan (cũng như Genera Plantarum (1737) và Systema Naturae (1735)), Philosophia Botanica tiếp tục được phát hành ở Stockholm.(2)

 

IV. Một nhân cách lớn: Giáo sư Phạm Hoàng Hộ -

 

Giáo sư Phạm Hoàng Hộ (2009) ở Canada.

Những lời đối thoại của hai người bạn cùng học đại học sư phạm Huế ở trên có nhắc đến một người mà khi nói đến tên, ai cũng kính trọng tài năng vượt trội và nhân cách đáng quư của một người thầy: Giáo sư Phạm Hoàng Hộ.

Theo giấy tờ, thầy Phạm Hoàng Hộ sinh năm 1931 tại An B́nh, Cần Thơ, nhưng trên thực tế năm nay Thầy đă 85 tuổi (sinh năm 1929). Gia đ́nh Thầy hiện định cư ở Canada.Thầy là Thạc sĩ Vạn vật học, Tiến sĩ Khoa học ( Paris), Giáo sư thực thụ tại trường Đại Học Khoa Học Saigon, Khoa Trưởng trường Đại Học Sư Phạm, viện trưởng sáng lập viên Đại Học Cần Thơ, cựu Tổng Trưởng Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam Cộng Ḥa, nguyên Giáo Sư khảo cứu tại Viện Bảo Tàng Thiên Nhiên Quốc Gia Paris, hội viên nhiều Hội Khoa Học Quốc Tế và là tác giả của nhiều ấn phẩm về Thực Vật học Việt Nam như :

Rong Biển Việt Nam ( 1969 ),

Tảo Học ( 1972)

Sinh Học Thực Vật (in kỳ tư 1973)

Hiển Hoa Bí tử ( in kỳ nh́ 1975 ).

Cây Cỏ Việt Nam ( 6 tập, 1991-1993)

Cây Có Vị Thuốc Ở Việt Nam ( 2006)

Quan trọng nhất là bộ Cây Cỏ Việt Nam. Mô tả khoảng 10.500 loài cây có mặt trên toàn cơi nước Việt Nam, dù được thực hiện khi thầy Hộ ở Canada, bộ sách này vẫn được mô tả bằng tiếng Việt để cung ứng cho việc học hỏi của sinh viên nước nhà. Lời mở đầu của Quyển I, Tập I của Bộ sách này, in vào năm 1991 rất hay.

Thầy được giới trí thức và học tṛ mến phục không phải v́ những chức vụ quan trọng mà Thầy đă có ngày trước hoặc các Huy Chương cao quí như Chương Mỹ Bội Tinh, Giáo Dục Bội Tinh, mà là v́ tánh t́nh hiền ḥa, chất phác, giản dị, sự tận tâm dạy dỗ học tṛ, những đóng góp khoa học lớn nhỏ trong mọi hoàn cảnh sống của Thầy. Từ những bài viết đăng trên các tờ báo phổ thông đến những bộ sách quan trọng cho muôn đời học sinh, sinh viên Việt Nam, ở đâu chúng ta cũng thấy trí tuệ đi cùng với t́nh nghĩa gia đ́nh, t́nh thầy tṛ và ḷng yêu nước vô bờ của giáo sư Phạm Hoàng Hộ. (3)

 

Lê Duy Đoàn
Sài G̣n, 22/12/2014.

 

Trích dẫn:
(1). Trích Danh pháp loài sinh vật của Đỗ Xuân Cẩm- Giảng viên Đại học Huế trên trang “ Sinh vật rừng Việt Nam”, mời đọc thêm chi tiết trong bài này rơ ràng hơn.
(2). Trích nguồn Wikipedia tiếng Việt.
(3). Nguồn từ trang “ Cựu sinh viên Đại học Khoa Học Sài G̣n


 

chân trần

art2all.net