Lê Duy Đoàn
NGÀY
XƯA THÂN ÁI
(
Kính gởi niềm kính yêu và biết ơn sâu sắc đến các Thầy, Cô các trường
Tiểu học Vạn Xuân niên khóa 1952-1957 và trường trung học Quốc Học niên
khóa 1957-1964).

Tôi giới hạn thời gian của bài “những ngày xưa thân
ái” này trong khoảng đời đi học tiểu học Vạn Xuân và trung học Quốc Học
Huế v́ không gian trường, thời gian tuổi và những t́nh cảm trong sáng
của bạn bè thời đó vẫn c̣n sâu ấn tượng trong ḷng tôi cho đến tận bây
giờ. Thời kỳ học đại học tôi gọi là thời thân thương và thời đi dạy là
thời thân yêu. Nói chung thời nào cũng thân cả. Con người “t́nh cổm”mà !
Đây chỉ là một mảnh ghép trong bức tranh mosaic toàn cảnh đa sắc của học
sinh trường Quốc Học. Mỗi học sinh có những câu chuyện riêng của ḿnh,
không ai giống ai. Những mảnh gợi nhớ một thời hoang dại.Nếu ghép được
từng mảnh của tất cả học sinh Quốc Học từ khi mở trường cho đến bây giờ,
chắc hẳn chúng ta sẽ có một bức panorama vô cùng hoành tráng.
Những chuyện tôi kể sau đây có vẻ tản mạn và không theo thứ tự thời gian
v́ đây là những chuyện góp nhặt cát đá trong bộ nhớ đă ṃn của tôi. Năm
mươi mấy năm rồi c̣n ǵ! Kư ức về thời đi học vô lo và hồn nhiên bao giờ
cũng là những kư ức tốt đẹp và đáng nhớ trong đời mỗi người. Thế cho nên
bạn bè thời đó, dù cách biệt năm mươi năm bây chừ da đă mồi, tóc đă bạc
mà gặp lại nhau th́ a thần phù vô nói chuyện rôm rả, vẫn kêu nhau mi tau
cho sướng cái miệng và nhắc lại chuyện xưa cùng nhau mài đủng quần trên
ghế nhà trường, khi mô cũng thấy ấm ḷng, mặc cho bọn trẻ nói là mấy ông
già gần xuống lổ răng mà nói chuyện với nhau như con nít rứa. Được ôn
lại, sống lại một thời trẻ dại thân thương là sướng như được trầm ḿnh
trong gịng nước mát tuổi thơ vậy.
“Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, và trên không có
những đám mây bàng bạc, ḷng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của
buổi tựu trường.”….
“Tôi đi học” một đoản văn của nhà văn Thanh Tịnh, trong sách giáo khoa
là bài học thuộc ḷng mà lứa học tṛ thế hệ tôi nhớ như in vào tâm trí,
ít nhất là đoạn mở đầu này. Những đứa bé được cha mẹ đưa đến trường vào
buổi khai giảng đầu đời mỗi đứa một tâm trạng nhưng không phải đứa nào
cũng nao nức. Có những đứa sợ đi học chết khiếp, níu chân cha mẹ khóc
inh ỏi như sắp bị roi vọt không bằng. Có đứa cười toe, nói tía lia và
tung tăng đến trường. Tôi thích học.
Ba mạ tôi rất chú trọng việc học hành của con cái. Đứa con nào bất kể
trai hay gái cũng được ba mạ tôi khuyên bảo, nhắc nhủ, chăm sóc việc học
hánh chu đáo v́ ba mạ tôi biết đó là con đường cho một tương lai rộng mở
những cơ hội của mỗi người.
* *
Những năm đầu đời của tôi, từ cuối năm 1945,có phong trào xóa nạn mù chữ
và b́nh dân học vụ diễn ra rầm rộ khắp cả nước. Đâu th́ tôi không biết
chứ trong làng An ninh thượng hạ, Trúc Lâm, Xuân Ḥa, Kim Long, các nơi
đ́nh chùa nhà dân rộng răi đều được dùng làm nơi học xóa mù chữ và các
lớp b́nh dân học vụ. Ba tôi cũng đi làm giáo viên dạy những người mù chữ
trong làng.
Vận động người dân xóa mù chữ, người ta bày ra nhiều h́nh thức nghĩ lại
cũng hay. Để cho dễ nhớ mặt chữ người ta đặt những câu văn vần, hồi nhỏ
tí xíu nghe thế, đến nay tôi cũng c̣n nhớ:
"i, t (tờ), có móc cả hai.
i ngắn có chấm, t (tờ) dài có ngang;
e, ê, l (lờ) cũng một loài.
ê đội nón chóp, l (lờ) dài thân hơn;
o tṛn như quả trứng gà.
ô thời đội mũ, ơ thời thêm râu".
Tại các nơi nhiều người qua lại, như các ngơ xóm, điếm canh, cổng đ́nh,
cổng làng, người ta treo nong, nia, mẹt, phên cót, trên viết các chữ cái
bằng vôi để ai đi qua cũng có dịp nhẩm, ôn các chữ đă học.
Lại thêm h́nh thức chăng dây ngang đường hay ngang cổng chính vô chợ
Thông hay chợ Kim Long. Gọi nôm na là “ cổng sáng” dành cho người biết
chữ, đọc được chữ đi qua, nếu không đọc được chữ trên bảng th́ đi ngơ
hai bên gọi là “ cổng mù”. Nhiều người lớn tuổi cũng siêng học cho biết
chữ để đi qua cổng chính chứ đi vô chợ mà phải bước qua cổng mù th́ xấu
hỗ quá.
Khi c̣n ở ở trên xóm Đông An, làng An ninh hạ, mới 4 tuổi, tôi đă được
ba tôi cho đi học lớp vỡ ḷng do anh Khóa ở cùng xóm dạy. Cùng học những
lớp vỡ ḷng đó có những anh hơn tôi cả một con giáp.
Năm 1951, về ờ phường Phú Thạnh, tôi lại được học ở nhà giảng sau lưng
chùa tư Bác Thí quản tự. Lớp học do Thầy giáo Thuyết dạy. Thầy đă già,
khi nào cũng mặc áo the thâm đi giày hạ đứng lớp. Mặc dù dạy tư nhưng
thầy rất nghiêm. Học tṛ nào hư thầy dùng thước kẻ đánh trên mu bàn tay
hay bắt chụm tay đánh trên đầu ngón. Có đứa hoang nghịch dạy bảo hoài
không vâng lời th́ Thầy bắt đứng quay mặt vô bảng đen, Thầy dùng roi mây
quất vào mông. Dưới bảng đen, Thầy để hai miếng xơ mít khô có gai tua
tủa, Thầy dọa đứa nào hư quá hay hổn láo quá thuộc loại bất trị th́ bị
Thầy phạt quỳ xơ mít. Cứ nghĩ mặc quần xà loỏng mà quỳ đầu gối trần trên
miếng xơ mít khô tua tủa gai nhọn hoắc, đứa nào cũng xanh mặt, le lưỡi,
lắc đầu. Chắc Thầy chỉ dọa thôi v́ suốt thời gian học tôi chẳng thấy đứa
nào bị quỳ xơ mít cả.
Kỳ nhập học niên khóa 1952-1953, Ba tôi qua trường Tiểu học Vạn Xuân,bên
kia sông Bạch Yến, xin cho tôi vào học lớp Năm. Lớp tôi học hồi đó mái
c̣n lợp tranh vách tre trét đất, hai bên có tấm phên liếp chống lên, hạ
xuống để lấy ánh sáng và thoáng khí cho lớp học. Hè năm 1956 mấy lớp Năm,
Tư, Ba mới xây gạch mái tôn. Lớp Nh́ và lớp Nhất th́ học ở hai lớp trên
cái nền gạch cao nghệu, cao hơn sân trường chừng mét rưỡi, phải đi lên
có cả chục bậc cấp.
Cô giáo Hà Huy Lương dạy lớp năm, nhà ở gần trường, trong khu Phú Mộng.
Lúc ấy Cô đă lớn tuổi, người thanh mănh, nếp cao sang, nước da trắng,
giọng ấm áp, hiền từ nh́n tôi, nói với ba tôi : “ Cháu c̣n nhỏ quá, chưa
đủ tuổi mà bắt cháu đi học làm chi, tội nghiệp.” “ Cô cứ cho nó học, học
không được th́ cho nó ở lại lớp cũng được, chẳng hề chi”. Học một năm,
cô giáo thương, phê vô học bạ: “Học lực trung b́nh, học hành chăm chỉ,
ngoan ngoăn, tánh nết hiền lành, dễ thương”. Có lẽ vào thập niên 50 thế
kỷ XX mới có cô giáo phê học bạ dài ḍng và đầy đủ về một đứa học tṛ
nhỏ như vậy.
Lên lớp Tư, tôi học thầy Tề. Thầy thấp người, nước da ngâm, cục tính,
giọng nói rổn rảng, học tṛ sợ Thầy ghê lắm. Sau này, Thầy đánh anh
Nguyễn Đức Châu nặng tay, phụ huynh vào trực tiếp khiếu nại ở Ty tiểu
học, Thầy bị đổi đi trường khác.
Lúc đó, trường Vạn xuân thiếu pḥng học nên phải dùng ngôi đ́nh làng ở
tận ngoài Ba Bến, cách trường chính hơn một kilomet, làm lớp học. Tên
gọi như thế v́ đó là ngă ba sông Bạch Yến- sông đào An Ḥa, một con đ̣
đưa khách qua 3 cái bến: Kim long hạ thôn c̣n goi là xóm Trâu, làng Vạn
Xuân và phía phường Phú thạnh . Bến đ̣ phía Phú Thạnh thẳng hướng cửa
Chánh Tây của hoàng thành.
Ngôi đ́nh lợp ngói, nhiều cột, không có cửa nẻo ǵ cả được ngăn đôi
thành 2 lớp học. Người ta có sáng kiến lấy mấy cái giá để binh khí có
cán dài như đại đao, chùy,thương… làm đồ thờ cúng ngăn đôi cái đ́nh, một
tấm phên liếp ngăn hai lớp học , sắp 3 dăy bàn ghế , dựng hai cái bảng
đen đâu lưng nhau là thành 2 lớp học.
Tuổi con nít, ngồi học trong đ́nh, những bàn học kê ngay trước các bệ
thờ cúng với bài vị, chân đèn, mâm quả sơn son. các cột đ́nh treo mấy
câu liển đối, trong bụng đứa học tṛ nào cũng thấy ghê ghê. Phía trước
đ́nh là bốn trụ biểu ốp mảnh sành,sau lưng đ́nh là một băi tranh, bên
trái là mấy vồng khoai sắn, bên ngoài phía bên phải là cồn mă thâm u, xa
xa thấp thoáng mấy ṿm tre trúc gợi nỗi sợ ma v́ nghe người ta dọa nhau
là ma đă từng đem người thu giấu vào đó.
Sân đ́nh rộng chúng tôi tha hồ tung tăng chạy nhảy nô đùa. Dưới tàn hai
cây bàng sum suê, tỏa bóng mát, có 2 cái am thấp để mấy bài vị, bát
nhang. Dưới gốc bàng, người dân chất đống không biết cơ man nào là ông
táo đất gảy gọng, b́nh vôi sức ṿi. Trong trí tưởng trẻ thơ của tôi,
không biết bao nhiêu chuyện thần thoại và truyện kể ma quái hiện h́nh
trong những góc khuất của đ́nh của am, bờ cây bụi rậm trong không gian
ngôi đ́nh-lớp học đó, sợ thật. Hồi đó tôi thấy sao mà cái đ́nh làng to
thế! Sau này đă khôn lớn, khi theo gia đ́nh chạp mộ bên ngoại trong băi
tha ma gần đ́nh, tôi bật cười v́ thấy cái đ́nh bé tí tẹo, vậy mà hồi đó
chứa được đến hai lớp học, mỗi lớp đến gần 60 học tṛ! Lạ thật.
Con đường đất dẫn đến ngôi đ́nh- lớp học chạy dọc theo con sông Bạch Yến
cách bờ sông chừng 40, 50 mét.Từ cửa Hữu phía phường Phú Thạnh qua làng
Vạn Xuân đi qua một chuyến đ̣ ngang. Lúc tôi c̣n nhỏ nhỏ th́ Mệ Nốt chèo,
sau này là O Nay, O Xê… chống đưa khách và học tṛ qua sông. Học tṛ
được miễn phí qua đ̣ vậy mà khi lên đ̣ th́ hay nghịch ngợm xô đẩy nhau,
rung lắc, quậy phá như giặc.
Từ bến đ̣ kẻ Vạn ra đến cầu Bạch Hổ phía bờ sông có nhà dân sinh sống
c̣n về phía Ba Bến, chỉ có 3 nhà mà thôi trong đó có quán O Măn bán kẹo
bánh, cóc ổi, nước chanh hột é và những thứ hợp khẩu vị ưa ăn vặt của
lứa học tṛ nhỏ chúng tôi, c̣n lại là đất biền của những người trồng rau,
củ quả nông nghiệp., Nhà Ông Phát, người gốc Tàu dáng to bè bè, giọng
vang, ở gần cống bắt qua mương thoát nước từ trong Phú Mộng ra, nằm sát
cạnh bến đ̣ là một cái quán tạp hóa bán đủ thứ cho học tṛ. Cứ giờ chơi
hay băi học, lũ học tṛ bu quanh nhao nhao mua cái này cái nọ, đôi khi
cục tẩy, cây bút ch́ hay một cây kẹo que, vài hột ô mai mà làm tứng lựng
lựng. Phía đối diện, nh́n ra sông, hầu hết là phủ đệ của những gia đ́nh
danh giá, vườn rộng, cây cối um tùm. Đầu góc đường làng này giao với con
đường từ chiếc cầu Bạch Hổ đi lên Kim Long là phủ đệ của Họ Phạm trong
Nam Châu hội quán, có anh Phạm Đăng Khiêm học trên tôi hai lớp và em gái
là Phạm thị Tịnh Muội , bạn học cùng lớp với tôi ở trong đó. Thấp thoáng
sau những hàng chè tàu cao quá đầu người là những ngôi nhà gạch mái ngói
sang trọng nằm giữa khu vườn có b́nh phong che phía mặt tiền nhà. Trên
đường đi ra Ba Bến, bên trái có ngôi chùa của Thầy Thứ, có hai cây chai
thân thẳng đứng, cao ngất, quả h́nh cầu vỏ cứng, bên trong có nhân dẻo
mà béo ngậy. Mỗi lần đi học ngang qua chùa, lần nào tôi cũng có cảm giác
rờn rợn v́ tưởng tượng có hồn ma bóng quế dơi mắt theo tôi. Sợ th́ sợ
nhưng tôi với thằng bạn học ở gần nhà cũng hay vô chùa t́m lượm trái
chai.
Mùa xuân, mùa hè chúng tôi đi học ngoài đ́nh, xa một chút nhưng lại rất
thích v́ được tung tăng dưới những hàng cây cao bóng mát và chơi đùa
trong khung cảnh đồng nội đáng yêu. Dọc đường và ngoài đồng hoang, nhiều
bụi rậm với nhiều loại trái cây dại như cây ngũ sắc, mâm xôi đỏ thắm,
cây chua, hoa trắng, trái chín đen ś …là quà tặng của thiên nhiên mà lũ
trẻ chúng tôi rất thích. Những cây đào, cây mận, khế chua, me, ổi sẻ đến
mùa nào th́ lũ học tṛ nghịch ngợm chúng tôi chọc hái mùa đó, đôi khi bị
chủ nhà xua chó ra đuổi lũ học tṛ chạy tóe khói. Lại c̣n thú đi bắt
châu chấu, cào cào, bươm bướm trên đồng hoặc các con bọ cánh cam, bọ rùa
dưới những phiến lá cây leo, cây dại. Qua mùa đông, đi học dưới cái lạnh
cắt da của mưa gió trên con đường trống trải là một cực h́nh. Ba tôi đặt
thợ tơi nón làm cho tôi một cái tơi đọt, gió tạt đàng nào xoay tơi theo
ngă đó rất thuận tiện nhưng lá tơi lại cọ vào gót chân làm chảy máu nên
phải thay bằng cái áo dầu đi mưa.
Có mấy chuyện ngồ ngộ khi tôi học lớp tư ngoài đ́nh-lớp học này.
Năm 1953, sau trận lụt kinh hoàng năm Quư Tỵ, ngành y tế được sự hỗ trợ
về kinh phí thuốc men của Mỹ để pḥng dịch và pḥng bệnh. Chủng ngừa
bệnh đậu mùa gọi nôm na là “trồng đậu”, chủng ngừa lao và chủng ngừa
thương hàn, uốn ván, ho gà.
Lần chích thuốc chủng ngừa lao,trước tiên, y tá tiêm thử phản ứng dưới
da ở cánh tay tại đ́nh. Đến khi chính thuốc chủng, thầy Tề dẫn một đoàn
học sinh rồng rắn nối đuôi nhau đi hơn cây số vô trường Vạn Xuân. Mấy
học sinh lớp nh́ lớp nhất nhốn nháo dọa “ chích thuốc ghê lắm, cây kim
dài như ri nè.” Hai tay họ đưa ra như thể cây kim dài cả thước. Bọn nhỏ
chúng tôi nghe thế sợ xanh mặt. Có đứa trốn để khỏi bị chích . Tôi run
nhưng cũng đánh bạo vào chích thuốc v́ nghĩ là chích th́ ngừa được bệnh.
Xong ra ngoài tôi nói với mấy đứa bạn trốn chích “ như kiến cắn thôi, có
chi mà sợ”. Vậy mà có mấy đứa vẫn sợ xanh mặt không dám chích!
Một hôm, trên đường đến lớp, tôi thấy mấy bạn học túm tụm quanh lùm cây
bên vệ đường góc vườn một biệt thự, lăng xăng tới ḍm ḍm vô bụi rậm rồi
tản ra la hét chạy tán loạn. Th́ ra các bạn đang chọc phá, ném đá một tổ
ong ṿ vẻ. Ong ṿ vẻ đốt nẻ lưỡi cày! Ong bị chọc phá t́m lũ trẻ để đốt.
Chúng bay nhanh như tên xẹt. Mật là một học tṛ lớp tôi vô t́nh không để
ư, xăm xăm đi qua. Một lũ ong ào tới đốt. Mật té ngữa trên đường phải
đưa đi cấp cứu v́ ong châm đến năm sáu mũi, mặt sưng vù phải nghỉ học
đến cả tuần. Đúng là học tṛ nghịch tặc. Hết tṛ chơi sao mà lại đi chọc
ong ṿ vẻ cho vui! Hết biết.
Một lần đi học về cùng với Hoài, gặp một nhóm trẻ lớn tuổi hơn chúng tôi
một tí đi ngược lại. Nhỏ tuổi nhưng nhóm trẻ này coi bộ nghênh ngang lắm.
Hoài tái mặt nói nhỏ với tôi: “ Tụi ni học trường Xanh tờ Mari, dữ lắm.”.
Không biết Hoài nói đúng không nhưng tôi cũng hớt hải chạy theo Hoài vô
một vườn cây bên đường, núp sau cành lá một cây cọ.Tránh voi chẳng xấu
mặt nào! Mấy đứa trẻ ấy quả là trời thần đất lỡ, vào lôi hai đứa tôi ra
như lôi hai con nhái. “ Tụi bây mà học hành chi, tốn tiền ba mạ. Về nhà
hốt rác”. Không biết tụi nó học lối nói anh chị từ đâu. Thế rồi, thằng
bé bặm trợn nhất mở banh cặp táp của tôi và ném tất cả sách vở bút mực
của tôi xuống dưới biền. Quăng cặp của tôi xuống đất, dí chân lên rồi
chúng khoái chí cười ha hả bỏ đi. Giận chúng tím mặt nhưng hai đứa tôi
cũng đành bấm bụng xuống biền đi t́m và nhặt nhạnh từng thứ một.
Sau này, ở Sài g̣n tôi gặp lại cái thằng quăng sách vở của tôi xuống
biền, mới biết có thời trước 1975, nó trốn lính vô tu ở chùa Tăng Quang
Tự. Ra đời, lấy vợ, buôn bán khá giả, làm name card tự xưng là nhà
nghiên cứu triết học Đông Tây và Phật học. Tôi nói đùa nó là “nhà đang
nghiên cứu” nên chưa ai có thể biết là nó nghiên cứu tới đâu! Nhắc
chuyện xưa hắn vỗ ngực tự hào “ Mi nhớ chuyện Lưu B́nh Dương Lễ không?
nhờ tau chơi như rứa, mi mới chịu lo học hành mới đổ đạt thành tài đó
nghe. Không biết ơn răng mi c̣n oán tau?”. Thật là miệng lưỡi giang hồ!
Lên lớp Ba, tôi học thầy Trợ Táo. Nhà thầy ở trên đường đi ra Ba Bến.
Thầy cao, da trắng, tóc bạc, miệng móm, hiền từ. Thầy có người con gái
học lớp tôi tên Liên, cũng cao ráo và đẹp gái. Thầy rất thương tôi, có
lẻ v́ tôi chăm học lại hiền lành.
Lên lớp Nh́, tôi học thầy Trần Trọng Khoái, là hiệu trưởng trường Vạn
Xuân. Thầy Khoái hiền từ, da trắng hồng nhuận, phong cách lịch thiệp và
nghiêm cẩn, giọng vang. Nhà thầy ở làng Nam Phổ, qua Đập Đá, khỏi Vĩ Dạ.
Măi sau khi thi đậu vào lớp đệ thất trường Quốc học năm 1957, tôi mới
được Ba tôi chở xuống nhà thăm và cám ơn thầy. Năm học này chẳng có ǵ
đặc biệt. Sau đó mấy năm, thầy đổi qua làm giám thị trường Quốc Học.
Thầy Khoái bây giờ đang ở Mỹ, hoạt động tích cực trong Hội Từ Bi Quan
Thế Âm trong vai tṛ hội trưởng. Cuối năm 2012, tôi về Huế, rủ các bạn
học thời Tiểu học gồm các bạn Tịnh Muội, Tôn thất Nghệ, Hướng, Ri, Lộc
đến thăm cô Tôn nữ Hoàng Yến là cô giáo dạy chúng tôi lớp Nhất niên khóa
56-57. Cô cho chúng tôi xem lá thư viết tay nắn nót rất trân trọng của
thầy Khoái gửi cô, hàm chứa trong đó t́nh cảm chân thành của những thầy
cô giáo từng một thời cùng nhau giảng dạy chúng tôi dưới mái trường tiểu
học Vạn Xuân.
Cô Tôn Nữ Hoàng Yến, là con gái cụ họa sĩ Tôn Thất Sa. Năm đó cô mới đổi
từ trường Ḥa Vang trong Đà nẵng ra dạy gần nhà. Gia đ́nh cô có căn biệt
thự xây kiểu Pháp trong khu vườn rộng nhiều cây trái, cách trường Vạn
Xuân chừng bốn trăm mét. Vườn bao bọc bằng hàng rào chè tàu cắt tỉa
thẳng thớm. Nhà cô có nét đặc trưng cho không gian nhà vườn Huế trang
nhă mà sang trọng.
Cô dạy tận tâm, giảng bài hay và dễ hiểu. Giọng cô thanh tao như giọng
hát. Cô hát hay và là giọng ca nữ trong ca đoàn hát thánh ca nhà thờ cha
Thích gần nhà.
Năm học đó, tôi là nam sinh mà bị cô đưa lên ngồi cùng bàn với đám con
gái v́ một chuyện rất tức cười. Nhà tôi và nhà một người bạn thân học
cùng lớp là Nguyễn Hoài, ở gần nhau. Chúng tôi thường rủ nhau đi học qua
đ̣ ngang. Hôm đó, thấy nước sông cạn có thể lội bộ qua, hai chúng tôi
cùng lội. Hoài leo lên cồn trước, đó là một dải đất nổi giữa sông cỏ mọc
um tùm, Hoài lượm được một quả trứng vịt do bầy vịt người ta chăn thả,
đẻ rơi. Hoài trở lại nhà cất trứng rồi mới đi học. Hôm sau, Hoài chạy
trước t́m trứng, tôi chậm chân đi sau. Thế mà tôi lại lượm được một cái
trứng vịt. Sợ trể học, tôi đem trứng vào lớp học, bỏ trong cái mũ bê-rê.
Hoài ngồi cạnh tôi, ở bàn đầu của nam sinh, cạnh cửa ra vào cứ thỉnh
thoảng đưa tay xuống hộc bàn lắc cái trứng kêu lộc cộc, lộc cộc. Cô nh́n
xuống, ra chiều hỏi cái ǵ vậy. Hoài tinh quái đưa tay chỉ sau lưng tôi
ư nói tôi làm đấy. Cô liền bảo tôi lên ngồi chung bàn với đám con gái,
gần chị Lễ mắt lé mại và chị Thái cao kều. Chỉ một chuyện vớ vẩn như thế
mà cả năm học lớp nhất, tôi bị ngồi riêng với đám con gái. Tôi hiền và
sợ cô nên cũng chẳng phân bua.
Cuối năm, thi tuyển vào Đệ thất trường công, lớp tôi đậu chừng nửa lớp,
một số vô trường Hàm Nghi, một số vô trường Quốc Học. Đạt kết quả như
thế là nhờ cô Yến giảng dạy có phương pháp dễ hiểu và rất tận tâm chứ
hồi đó thi đậu vào trường công khó lắm.
Kỳ thi concours này trừ trường Đồng Khánh dành cho nữ sinh thi và chấm
riêng, c̣n có một Hội đồng thi chung cho các trường Quốc Học, Hàm Nghi,
Nguyễn Tri Phương. Nam sinh nạp đơn vào trường công nào là theo nguyện
vọng của ḿnh. Bài vở được chấm chung nên tŕnh độ học sinh các trường
tương đương nhau. Chỉ có khác là trường Quốc học chỉ lấy vào hai lớp
khoảng 100 học sinh nên khó đậu vào đệ thất hơn các trường Hàm Nghi,
Nguyễn Tri Phường nhận vào năm sáu lớp.
Bạn Cung Trọng Bảo là Thủ khoa khóa thi vào Đệ Thất chấm chung năm 1957
vào học trường Hàm Nghi, bạn Trần Đại Hiền ( thân sinh ca sĩ nổi tiếng
Trần Thái Ḥa) là đồng thủ khoa, vào học trường Nguyễn Tri Phương, bạn
Hồ Đăng Kế, đậu hạng 3 vào học trường Nguyễn Tri Phương.
* *
Năm 1957, tôi vào học lớp đệ thất trường Quốc học Huế. Trường này chỉ
thi tuyển vào đệ thất thêm một niên khóa 57-58 rồi ngưng. Măi đến năm
1964 trường mới tuyển trở lại các lớp đệ nhất cấp.
Quốc học và Đồng Khánh là hai ngôi trường tiếng tăm nằm cạnh nhau trên
con đường Lê Lợi, nh́n ra ḍng sông Hương thơ mộng. Hai trường chỉ cách
nhau một con đường.
Trường được thiết kế theo kiến trúc kiểu Pháp, cùng quét vôi tường màu
đỏ và điểm xuyết màu trắng sơn các viền, các vạch nên nh́n dáng vẻ rất
riêng, nổi bật sau những tán cây xanh tốt. Không gian dạy học của hai
trường rất nghiêm tịnh. Màu đỏ sơn tường của trường Quốc Học đậm hơn ra
vẻ mạnh mẽ vóc dáng con trai c̣n màu đỏ sơn tường của trường Đồng Khánh
ửng màu hồng hơn một chút ra vẻ dịu dàng con gái.
Cổng trường Quốc học được thiết kế theo kiểu tam quan hai mái ngói lư ly
âm dương có họa tiết cổ kính rất đẹp.
Đối diện trường là đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong. Người Huế hay gọi
là “bia Quốc Học” v́ vị trí bia đặt ngay trước trường như một bức b́nh
phong , thiết kế của bia lại phù hợp thiết kế của trường Quốc Học làm
nhiều người tưởng lầm đó là một phần cùa trường.
Đó là đài tưởng niệm những binh sĩ người Pháp và người Việt đă bỏ mạng
trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), tọa lạc sát bờ nam
sông Hương, trước mặt trường Quốc Học Huế. Đài được khởi công xây dựng
ngày 12/5/1920, hoàn thành ngày 18/9/1920. Đồ án thiết kế đài tưởng niệm
này của cụ Tôn Thất Sa, giáo sư hội họa trường Bá Công Huế ( sau này đổi
tên là Trường Kỹ thuật). Cụ là một họa sĩ nỗi tiếng thời trước, đoạt
giải nhất cuộc thi thiết kế và được chính quyền bảo hộ Pháp hồi đó
thưởng 80 đồng bạc Đông Dương cho thiết kế Bia kỷ niệm chiến sĩ trận
vong này ( hồi đó 80 đồng là to lắm, giá trị lắm). Đài được xây dựng
dưới h́nh thức một chiếc b́nh phong truyền thống có mái che giả ngói.
Thân và bệ đài được trang trí bằng các mô típ rồng, lân, chữ thọ cách
điệu, mai, lan, cúc, trúc hết sức linh hoạt nh́n rất mỹ thuật và hài ḥa.
Phía trước đài, xây hai trụ biểu cao bằng gạch khiến đài càng uy nghiêm.
Mặt trước thân đài trước đây có ghi tên 31 người Pháp và 78 người Việt,
sau bị xóa. Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong tuy xây dựng theo đường
lối mị dân của thực dân Pháp nhưng lại là một di tích có giá trị về kiến
trúc, nghệ thuật. Di tích này đặc biệt phù hợp với trường Quốc Học và
cảnh quan cổ kính thơ mộng bên ḍng sông Hương.
Ngoài cổng đi vào, là văn pḥng giám học và giám thị. Xa hai bên là hai
ṭa nhà một tầng dành cho hiệu trưởng và giám học.
Năm 1962, nhà ở của giám học bị cháy không rơ nguyên nhân. Lửa đột nhiên
phát ra, chạy dọc theo dưới mái, rui mèn cháy sém như lửa lân tinh.
Người ta sợ hăi nói là hồn ma bóng quế đốt lửa nên bày bàn cúng kiếng
cầu đảo suốt mấy ngày.
Những năm chúng tôi học, trăi qua nhiều đời hiệu trưởng: thầy Nguyễn
đ́nh Hàm(1956-1958), thầy Đinh Qui(1958-1963), thầy Dương Thiệu
Tống(1963-1964), thầy Nguyễn Kư (1964-1971). Thầy Văn Đ́nh Hy làm giám
học. Thầy Đường, thầy Kế, thầy Hải, thầy Khoái làm giám thị.
Hai dăy lầu một tầng cao rộng uy nghiêm nằm đối diện nhau nh́n ra cột cờ
giữa sân trường. Pḥng học trong hai dăy này rộng răi, thoáng đăng, đầy
đủ ánh sáng tự nhiên nhờ các cánh cửa sổ lá sách cao, cách biệt với sân
trường bằng hai hành lang rộng răi nên ngồi trong lớp học yên tịnh nghe
thầy cô giảng bài, học sinh có cảm giác mùa hè th́ không khí mát dịu mà
mùa đông lại ấm.
Mấy dăy nhà trệt bao quanh hai tầng lầu này.
Từ cổng chính đi vào, núp sau lưng dăy lầu bên trái là các lớp đệ nhất
cấp. Khi lên lớp đệ tam chúng tôi vẫn c̣n học ở đó. Đứng ở cửa sồ các
lớp này, các chàng trai “thứ ba” tha hồ vừa “nghễ” con gái “ thứ ba” từ
xa dù không biết là đẹp hay xấu nhưng chắc chắn là dễ thương. Các chàng
bày nhiều tṛ chọc ghẹo các cô nàng tinh quái không biết học lớp nào mà
cứ thập tḥ, ỡm ờ, trêu ngươi trên các ô cửa sổ trên lầu của trường Đồng
Khánh bên kia đường.
Năm 1963. Có một lần mấy cậu học sinh lớp đệ nhị C đang nhao nhao những
tṛ la hét chọc ghẹo nữ sinh Đồng Khánh bên kia đường, thầy giám học Văn
Đ́nh Hy bất ngờ xuất hiện. Xui thế chứ! Thầy bắt mấy đứa đúng gần cửa sổ
đang la hét inh ̣i, phải đứng yên tại chỗ. Cứ thế thầy dùng cái thước to
bảng quất thẳng tay vào mông. Tiếng thước đập vô mông nghe chát chat,
mấy cậu hoang nghịch la oai oái, c̣n lũ học sinh hiếu kỳ chúng tôi đứng
xem, sợ xanh mặt. Thầy quay ra đám học sinh nhốn nháo bên ngoài nạt “
Ngó chi? Tụi bay lộn xộn cũng bị đánh như ri!”. Đánh thế c̣n chưa thấy
đủ, thầy bảo trưởng lớp dẫn cả lớp ra đứng trước cột cờ hát bài quốc ca.
Thầy đứng coi thấy mấy thằng chỉ nhóp nhép miệng chứ không hát, thầy bắt
ra đứng riêng hát một ḿnh. Không thuộc, thầy nện thêm cho mấy roi nữa,
quắn đít!!
Thầy Văn Đ́nh Hy, giám học trường Quốc Học và cô Đặng Tống Tịnh Nhơn,
hiệu trưởng trường Đồng Khánh là cặp vợ chồng danh giá một thời ở thành
phố Huế được rất nhiều người ngưỡng mộ. Rất tiếc là cuộc hôn nhân của họ
không hoàn hảo.
Trong trường, học tṛ đứa nào cũng sợ thầy Hy như sợ cọp. Thấy thầy đàng
xa là chúng tôi lo lăng tránh. Sợ thầy nhưng học tṛ không ghét thầy v́
đứa mô cũng nghĩ thầy làm việc nghiêm túc theo đúng chức trách giám học
của thầy mà thôi.
Theo tôi nghĩ, Thầy là người toàn tâm toàn ư và thiết tha với sự hưng
thịnh chung của ngành giáo dục và riêng trường Quốc học. Thầy nghiêm
nhưng từ. Có lẽ thầy chỉ mong uốn nắn học tṛ theo khuôn phép khắc khe
như thuở thầy đi học. Thầy nh́n lũ học tṛ chúng tôi như một lũ cừu cần
phải nghiêm khắc, chăn dắt cho kỹ lưỡng kẻo chúng đi lạc và nếu cần th́
quất vô mông chúng cho chúng chừa thói nghênh ngang?!
Bàn ghế học sinh, bục giảng của thầy cô giáo đều đóng bằng gỗ kiền, gỗ
trắc rất chắc chắn, lâu ngày lên nước bóng nhẫy. Những năm trường Đồng
Khánh chưa có lớp đệ nhất nên nữ sinh phải qua học ở trường Quốc Học.
Trong các lớp đệ nhất A và đệ nhất C mấy năm ấy c̣n con gái học chung
với con trai. Ban B là ban toán khô khan nên có ít nữ sinh. Trên những
mặt bàn khốn khổ có những lưu bút tỏ t́nh và những nét khắc vụng về bằng
dao hai tên trai gái trong h́nh trái tim cổ điển. Khi tôi lên lớp đệ
nhất th́ các cô nàng rút dù về Đồng Khánh rồi, làm học tṛ lứa chúng tôi
tiếc ngẫn ngơ. Học chung với con gái chắc là vui hơn lớp học toàn đực
rựa ?
Những hành lang nối các khu nhà lại với nhau có mái che nắng, che mưa
giống với kiến trúc các hành lang nối các khu nhà trong Kinh thành Huế.
Từ cổng chính đi thẳng vào qua khỏi sân trường là một sân chơi tráng
cement rộng, có mái đúc chúng tôi quen gọi là préau ( prê-ô). Nơi đây
thường đặt mấy cái bàn bóng bàn không lưới. Học sinh tự giăng lưới và
mang vợt, bóng tới chơi. Chúng tôi thường chăng một sợi dây, xé mấy tờ
giấy vở bỏ lên làm lưới, thế là tha hồ quần thảo hết giờ nghỉ buổi trưa
ở lại trường. Phía tay trái từ ngoài nh́n vào, préau có một sân khấu xi
măng, nhưng ít khi dùng v́ ở pḥng khánh tiết trên dăy lầu bên phải cũng
có sân khấu rồi.
Sau lưng dăy lầu bên phải là pḥng thí nghiệm lư, hóa, vạn vật. Trước
pḥng thí nghiệm là nơi để xe của học sinh, dưới hàng cây muối thân cao,
tàn lá rậm che mát mấy pḥng học trên lầu. Trong bài” Có một gịng sông
đă qua đời” có đoạn “Mười năm xưa đứng bên bờ giậu. Đường xanh hoa muối
bay ŕ rào. Có người ḷng như khăn mới thêu. Mười năm sau áo bay đường
chiều Bàn chân trong phố xa lạ nhiều Có người ḷng như nắng qua đèo”.
Trịnh công Sơn nghe hoa muối bay ŕ rào chắc là mấy cây muối dọc đường
Nguyễn Trường Tộ, lối đi qua Phủ Cam có nhà của hai người đẹp Bích Diễm
và Dao Ánh con của Thầy Ngô Đốc Khánh, dạy Pháp văn trường Quốc Học.
Chúng tôi học cả bảy năm ở trường chẳng hề nghe tiếng hoa lá ŕ rào. Có
lẽ chỉ có nhạc sĩ thẩm âm vi tế và hồn thơ lai láng mới nghe được âm
thanh đó, c̣n chúng tôi chỉ trần tục đi t́m lựa cây muối nào có trái
chín để nếm thử và hái những chùm trái muối nhỏ nhắn màu nâu chát chát,
chua chua, ngọt ngọt rồi đem qua dem thèm mấy o Đồng Khánh mà thôi.
Thời kỳ đó, gia đ́nh kha khá mới sắm được chiếc xe đạp làm phương tiện
cho con đi học c̣n phần đông đi bộ đến trường. Lúc tôi học trung học,
học tṛ giỏi thường nhà nghèo. Chỉ một số ít con nhà giàu mới đi các
loại xe gắn máy Goebel, Sachs, Mobylette,Vélo Solex. Học tṛ mà đi xế nổ
lúc đó là sang lắm lắm nhưng thường ham chơi.
Lui phía sau là một dăy trệt, nơi tôi học lớp đệ nhị A2 ở đấu dăy gần
cổng hông phía sau. Kế đến gần sân vận động là mấy gian nhà cho gia đ́nh
mấy ông cai trường trú ngụ, che phủ bởi mấy cây trứng cá xanh tốt.
Ngay ŕa phía sau préau, người ta đặt một cái chuông đồng dáng bè bè như
chuông nhà thờ, để báo giờ vào lớp, giờ chuyển tiết học, giờ ra chơi,
giờ băi. Ông cai trường gơ chuông bằng dùi sắt, tiếng chuông nghe beng
beng chứ không nghe trầm hùng như chuông chùa.
Tiếp sau đó là một hành lang ngắn nối với một pḥng rộng, chia làm hai
lớp học dành cho những tiết học đặc biệt gọi là tiết học đổi giờ. Phía
sau pḥng đôi này là một gian hẹp là nơi trú ngụ của gia đ́nh mụ cai.
Chúng tôi rủ nhau ra mụ cai có nghĩa là ra cái quán xép của mụ, một nơi
hấp dẫn lũ học tṛ ưa ăn vặt chúng tôi trong mười lăm phút giờ ra chơi.
Mụ bán các loại bánh kẹo, nước giải khát. Đặc biệt là hai món: chuối
chiên vị béo ngậy, chè đá bào ngọt và mát hai cái má và mát đến dạ dày.
Chắc hẳn những bạn bè thuở đó hể nhớ về trường th́ cách chi cũng nhớ về
cái quán mụ cai.
Sau hiệp định Genève kư ngày 20/7/1954, người Pháp trả lại khuôn viên
trường Quốc Học lại cho ngành giáo dục Việt Nam nhưng măi đến ngày
29/01/1955 học sinh Quốc Học mới được trở lại học ở trường. Trước đó, bị
người Pháp chiếm dụng trường, học tṛ Quốc Học phải học ở trường Việt
Anh ( sau này là Nguyễn Tri Phương) và một dăy lầu bên phải của trường
Đồng Khánh.
Khu vực phía sau trường,được sử dụng làm kho cho quân nhu hay quân cụ ǵ
đó. Khi trả lại đất cho trường, khu vực đó g̣ đống ngổn ngang.Trên hàng
rào, dây thép gai giăng đầy. Trong những giao thông hào sát bờ thành,
vương vải nhiều băng đạn nguyên băng và đạn rời chưa sử dụng. Chúng tôi
tha hồ nhặt thuốc súng dạng bột, dạng viên và từng xấp plastic về đốt
chơi. Có đứa nghịch ngợm gom một đống đạn đem đốt dưới hố để nghe nổ lốp
bốp cho vui tai! May mà chưa có đứa học sinh nào bị ăn đạn.
Nhà trường dùng căn nhà sẵn ở đó làm thư viện và khoảng đất đó, nhà
trường cho đổ đất đỏ lên cao làm sân bóng đá và học sinh đồng diễn vào
các dịp lễ hội. Có đường chạy quanh h́nh bầu dục và các nơi tập xà đơn,
xà kép, xà lệch và đu dây. Nhiều thứ như vậy, nhưng bọn trẻ chúng tôi
chẳng hề tập mà chỉ thỉnh thoảng đá bóng, đu dây mà thôi.
Sáng nào học sinh cũng xếp hàng chào cờ trước khi vào lớp.
Riêng sáng thứ hai hàng tuần, học sinh phải mặc đồng phục màu trắng ,
c̣n ngày thường th́ đồng phục áo trắng quần xanh màu nước biển, mang
sandal hay giày chứ không được mang dép lê. Miền Nam lúc đó dùng bài hát
“ Tiếng gọi thanh niên” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước làm quốc ca, chỉ có
khác lời một chút “ Này thanh niên ơi” đổi lại là “Này công dân ơi” mặc
dù lúc đó Lưu Hữu Phước là nhạc sĩ miền nam ra Bắc tập kết rồi. Sau bài
quốc ca là bài “Suy tôn Ngô Tổng thống” do một nhạc sĩ bồi bút viết.
Trong bài này có đoạn “ Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng thống. Ngô
Tổng thống, Ngô Tổng thống muôn năm, Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng
thống. Xin Thượng đế ban phước lành cho người”. Có chế độ nào mà tồn tại
muôn năm?! Chắc là chỉ có trong ảo tưởng về sự bất tử “muôn năm trường
trị” của một chế độ và trong những lời bốc thơm của bồi bút mà thôi !
Sau sự kiện 8 em Phật tử bị lựu đạn và xe tăng cán chết và 20 người bị
thương ở đài phát thanh Huế đêm lễ Phật Đản (08 tháng 5 năm 1963), cuộc
đấu tranh chống kỳ thị tôn giáo bùng lên mạnh mẽ ở Huế và lan ra cả nước.
Ngày 21 tháng 8 năm 1963, ông Diệm ban hành lịnh thiết quân luật th́ đêm
22 tháng 8, lực lượng đặc biệt theo lịnh ông Nhu tấn công vào chùa chiền
trên cả nước, bắt giam sư săi và Phật tử.
Thế mà, ngày thứ hai, 2/9/63, trong lúc học sinh đang c̣n nhốn nháo sắp
hàng xếp lớp khai giảng năm học 1963-1964, có mấy học sinh nhảy lên sân
khấu ở préau trường Quốc Học, giương cao hai cái biểu ngữ và phát những
tờ truyền đơn quay ronéo hô hào học sinh với nội dung “Đả đảo chế độ độc
tài Ngô đ́nh Diệm”. Chúng tôi vô cùng sửng sốt. Thầy Văn Đ́nh Hy huy
động các giám thị và cai trường đuổi bắt mấy học sinh dám làm chuyện
động trời như thế trong trường. Việc làm của các bạn ấy thật đáng nễ
phục. Các học sinh này nhanh chóng cuốn biểu ngữ chạy trốn.
Nhiều học sinh sau đó bị cảnh sát truy ra và mang xe đến nhà bắt v́ có
dính dáng đến việc làm gan dạ nói trên. Tôn thất Mạnh Lương và Ngô văn
Chơn bị giam ở lao Thừa Phủ cho đến sau ngày 1 tháng 11năm 1963, sau khi
tướng lănh quân đội Cọng ḥa lật đổ chế độ và bắn chết hai ông Diệm, Nhu,
họ mới được thả ra. Cao Hữu Điền nễ lời Mạnh Lương bạn thân học cùng lớp
đệ nhị C, ôm cái cặp da đựng 2 biểu ngữ và truyền đơn đào hố chôn dưới
gốc bụi chuối sau nhà cũng bị cảnh sát đến nhà bắt giam , Thân Trọng Mẫn
và một người đẹp nổi tiếng Đồng Khánh, Quốc Học là Diệm My cũng bị bắt
giam ba ngày ở pḥng thẩm vấn của công an ở đồng An Cựu.
Sau ngày 1 tháng 11 năm 1963, chào cờ buổi sáng ở trường không hát bài
suy tôn nữa. Hết muôn năm ! Trước sau ǵ cũng thế !
Khi chúng tôi học đệ nhất cấp, mỗi học sinh đi học phải mang huy hiệu
của trường trên túi trái. Huy hiệu nhỏ nhắn làm bằng sắt xi nổi lên h́nh
cái cổng trường đỏ thắm có hai mái cong cách điệu trên nền xanh lục,
trên có chữ Quốc Học đóng khung, bên dưới h́nh cổng có chữ Huế ( có lẽ
để phân biệt với Quốc Học Vinh và Quốc Học Quy Nhơn chăng?). Khi chúng
tôi lên lớp đệ tam năm 1961, trường không dùng huy hiệu nữa, mỗi học
sinh mang một bảng tên, phía trên có họ tên, dưới là hai chữ in hoa “QH”.
Đệ nhất cấp không có gạch, đệ tam một gạch, đệ nhị hai gạch, đệ nhất ba
gạch. Khi lên đệ nhất mà mang bảng tên có ba gạch là oách lắm, tưởng
rằng mấy O Đồng Khánh nh́n là lé mắt, té ra chẳng ai lé cả!! Mấy bạn có
bạn gái, cứ quăng vải popeline trắng và chỉ thêu, vài ngày sau là có mấy
bảng tên. Tôi th́ bắt mấy đứa em gái thêu bảng tên. Ngó cái bảng tên mà
buồn…năm phút v́ ḿnh “ không có ai, đường thêu ôi quá dài!”
Ông Ngô đ́nh Khả là thân phụ Tổng thống đương quyền Ngô Đ́nh Diệm. Ông
Khả là một tín đồ Thiên chúa giáo thuần thành, một Thị vệ Nhất đẳng đại
thần dưới triều vua Thành Thái. Ông là một người có công trong việc vận
động chính quyền đương thời ở Huế thành lập nên Trường Quốc học Huế và
là vị Chưởng giáo( Hiệu trưởng) đầu tiên, kiêm Quản giáo môn tiếng Pháp
của trường này trong giai đoạn 1896-1902. Bên cạnh đó, ông Khả c̣n vận
động cho ra đời Trường Ḍng tư thục Pellerin Huế mà sau này gọi là
Trường La-san B́nh Linh.
Lăng mộ của Ông được an táng ở sườn đồi phía sau, bên phải, cách nhà thờ
Chánh ṭa Phủ Cam vài trăm mét.
Năm nào, ngày giỗ của Ông (mồng 2 Tết hàng năm) học sinh Quốc Học cũng
“được” tập trung từ sáng tinh mơ, mặc lễ phục áo trắng tay dài, quần
trắng, giày bata trắng kéo lên lăng, dàn ra làm đội “danh dự”, đứng dang
nắng cho tới gần trưa mới xong mọi thủ tục lễ tiết rườm rà của ngày giỗ.
Ra về đứa nào cũng xoàng đầu, choáng óc. Khổ rứa thôi!
H́nh như là điềm báo trước chuyện chẳng lành cho gia đ́nh họ Ngô, trong
cơn mưa gió cuồng nộ đêm 12/6/1963, khu lăng mộ của ông Khả đă bị một
luồng sét đánh trúng tạo thành một đường nứt khá lớn ở bên trên.
* *
Đầu năm học 1957, ba tôi thưởng cho tôi một chiếc xe đạp giàn nhỏ dành
cho con nít, sơn màu xanh biển làm phương tiện đi học.
C̣n nhỏ, mới vô đệ thất nhưng tôi cũng lăng xăng . Một lần sau buổi học
chiều, họp ban văn nghệ toàn trường để chuẩn bị văn nghệ chung hai
trường Quốc học và Đồng Khánh. Tôi là con nít kéo màn sân khấu c̣n chưa
ai cho lấy ǵ mà tham gia, thế mà tôi cũng bày đặt họp với hành . Buổi
họp kéo dài đến sập tối.Ngồi trong đám đông nực nội không quen lại đói
bụng cồn cào, dù cảm thấy chóng mặt nhưng tôi vẫn ráng đạp xe về nhà.
Thế là tôi choáng váng, ngất xỉu và té xe giữa đường khi nào không hay.
Khi tỉnh dậy thấy ḿnh nằm ở phóng cấp cứu bịnh viện Trung Ương Huế.
Thấy tôi hồi tỉnh, y tá trực gọi điện th́ một chiếc xe GMC mui trần của
cảnh sát đến và đưa tôi về tận nhà. Mẹ tôi đón con, miệng cảm ơn mấy anh
cảnh sát rối rít.
Sau lần bị ngất xỉu đó, ba tôi mua cho tôi một chiếc xe đạp nữ nhỏ( dạng
mini). Tôi nhỏ con đến độ, đi chiếc xe mini đó cho đến năm học lớp Đệ
tam, ngồi trên yên chống một chân xuống đất c̣n phải nhón chân! Vậy mà
qua ch́ một năm đệ nhị, tôi cao phổng lên thêm hai tất như trẻ uống sữa
voi?
Bây giờ, tôi thấy con cháu học hành sao kinh quá. Cặp chứa bao nhiêu là
sách vở nặng nề mấy cháu mang xệ cả vai. Giờ giấc học thiệt là ná thở.
Sáng trưa chiều tối không khi nào không thấy lũ trẻ học. Học trường chưa
đủ, tranh thủ học thêm. Học đủ thứ môn mà học tṛ đâu có giỏi giang ǵ
hơn chúng tôi hồi xưa!
Hồi đó, chúng tôi học hành sao sướng thế. Mọi bài vở đều được thầy cô
tận t́nh dạy ở trên lớp. Vài bài tập ở nhà. Lo bài vở xong tha hồ chơi.
Chẳng thầy cô nào lùa học sinh về nhà dạy thêm. Tự giác siêng năng học
tập th́ lên lớp. Nhác học th́ ở lại lớp. Chỉ đến những kỳ thi cử vô đệ
thất, thành chung, tú tài một, tú tài hai th́ học sinh mới phải nổ lực
hơn một chút mà thôi.
Cứ đọc bài thơ “Nghỉ hè” của Xuân Tâm là thấy rơ:
Sung sướng quá, giờ cuối cùng đă đến
Đoàn trai non hớn hở rủ nhau về
Chín mười ngày nhảy nhót ở miền quê
Ôi tất cả mùa xuân trong mùa hạ….
V́ cả mùa xuân trong mùa hạ như thế nên hè năm 1959, thấy thể trạng của
tôi gầy g̣ ốm yếu, nhỏ con, ba tôi cho tôi về băi biển Thuận An ở lại
nơi quán ông Đới nghỉ ngơi suốt hai tháng trời không chút mảy may bận
tâm tới bài vở. Ngày tắm biển mấy bận, rong chơi dọc theo băi biển xem
ngư phủ kéo lưới, buông câu hay đi t́m chọi kỳ đà, kỳ nhông trong rừng
dương pḥng hộ. Đêm đem đèn pin đi bắt c̣ng về luột ăn. Sướng ơi là
sướng vô cùng.
Hồi đó, chúng tôi học ngày hai buổi, trừ thứ năm và thứ bảy được nghỉ
buổi chiều. Những ngày học hai buổi chúng tôi thích ở lại trường buổi
trưa. Tôi thường được mạ tôi chuẩn bị thức ăn trưa đàng hoàng. Thường là
cơm ép trong mo cau ăn với cá bóng thệ kho tiêu, thịt ḅ thưng hay thịt
heo kho mặn, tôm rang. Đôi khi đơn giản là hai cái trứng vịt luộc.
Ở lại trường buổi trưa, đi quanh trường t́m hái trái muối hay trái trứng
cá. Khi trái muối c̣n non th́ chúng tôi hái làm đạn bắn súng ống hóp,
khi chín th́ hái ăn. Thích lắm. Tôi c̣n nhớ cây muối ngon nhất trường là
cây thứ tư tính từ ngoài cổng vào, nằm trước pḥng thí nghiệm.
Tôi thường đi học bằng xe đạp. Hồi đó, cầu Giả Viên là đường đi chung
của tàu lửa, xe hơi, xe gắn máy, xe đạp và người đi bộ. Cầu hẹp nên xe
hơi qua cầu theo từng đợt. Bên này qua bên kia phải dừng lại chờ theo
lịnh cờ của hai người đứng hai đầu cầu. Có lối hai bên thành cầu dành
cho người đi bộ. Khi có tàu lửa đi qua, người đi xe đạp phải đưa xe lên
tránh ở lối của người đi bộ này.
Dù có xe đạp nhưng đôi khi tôi lại thích đi bộ đi học.
Đi trên lề đường Lê Lợi rộng răi thoáng mát dưới hàng cây long năo lá
xanh quanh năm trồng dọc hai bên vệ đường thật thích thú vô cùng. Đi học
sớm, lảng vảng quanh trường Đồng Khánh nh́n một rừng áo trắng đi qua, o
mô cũng dễ thương, ḷng rộn lên một ước ao là có một o mô đó ḿnh thấy
thương o mà o thương lại ḿnh th́ tuyệt vời biết mấy.
Cũng có khi tôi đi ṿng qua đ̣ Thừa Phủ, xa hơn một chút nhưng được ngắm
bao “con yêu bánh nậm” khép nép trong tà áo dài trắng trong trắng dễ
thương. Chúng tôi cũng biết cái lệ đi một hai đứa con trai qua đ̣ th́
thường bị đám con gái ranh mănh châm chọc nên thủ thế khi nào bọn con
trai cũng rủ nhau xuống đ̣ cùng một lúc…cho đỡ sợ!
Rứa mà, nhiều chàng trai Quốc học hồi đó miệng hùm gan sứa. Đứng túm tụm
với nhau th́ nổ vang trời như nổ kho đạn, mà hể có t́nh ư với o mô là
khớp cơ, tới gần th́ mở miệng không ra, đạp tà tà theo đuôi người ta rồi,
đạp vút qua mặt, ngoảnh lại liếc nhanh một cái rồi đạp đi thẳng. Mười
lần như một. Sợ chi mà sợ dữ, đâu biết là người ta cũng t́m kiếm một mối
t́nh bỏ túi khi dậy th́:
Tui cũng muốn có một người tri kỷ
Nhưng đường đời như rứa đó, biết mần răng?
Tui muốn kêu, muốn gọi, muốn thưa rằng
Chờ tui với! A, cười chi lạ rứa?
(Chi lạ rứa, thơ Nguyễn thị Hoàng)
Đi theo người ta, người ta đôi khi thinh thích nhưng ai dám mở miệng nói
chuyện với ai giữa đường giữa sá, mạ la chết! Dị ̣m! Rứa mà có người dám
nói như ri, chắc chỉ có trong thơ thôi cho đỡ ấm ức!
Không ngó anh, răng nh́n xuống đất?
Đất có chi đẹp đẽ mô nờ
Theo nhau từ hôm nớ hôm tê
Anh hỏi măi răng o không nói?
( Qua mấy ngơ hoa, Mương Mán )
Hầu như không có một học sinh Quốc Học nào mà không để ư, say mê, thổn
thức, mất ăn mất ngũ v́ để ư ít nhất một bóng hồng , một o Đồng Khánh
nào đó. Với học sinh Quốc Học, sức hút Đồng Khánh như lực hút nam châm,
sắt thép cũng nghiêng ngă. Huống chi là!
Đi học về, bạn bè rủ nhau vô mấy quán chè quanh ga xe lửa, ăn một ly che
đậu xanh đánh mùi va-ni, nước đá bào, đối với chúng tôi thời ấy là ngon
hết sẫy. Thế rồi, vào ga, tà tà đi bộ dọc theo đường rây về nhà. Đôi khi
hên, gặp chuyến tàu ra Đông Hà, chúng tôi leo lên đi một đoạn qua khỏi
cầu rồi xuống, khỏe re!
Thời kỳ học đệ nhất cấp, vài đứa được đặt tên hay biệt hiệu. Cho đến bây
giờ, bạn bè gặp lại nhau vẫn gọi tên hay biệt hiệu đó. “Phúc A, Phúc B”
để phân biệt hai khứa già của lớp. “Diệm bạc” không biết sao mà đầu tóc
bạc sớm, nh́n c̣n già hơn mấy thầy trẻ mới ra trường nữa. “Hữu Ohm” trán
cao và rộng nh́n như dấu kư hiệu Ohm trong môn điện, khoa vật lư. “Trợ
trọc” nhỏ con và đầu tóc khi nào cũng hớt ca rê gần sát da đầu. “Thẻo
lùn” lớn tuổi nhưng không cao, thế mà luôn giành làm thủ môn cho đội
bóng của lớp, bay qua bay lại nhảy nhót trong khung thành nh́n rất vui.
Anh chàng khi nào cũng vổ ngực “ tau bay người bắt bóng không thua chi
thủ môn Rạng”. Thế mới ngon!, “Đoàn con” là tôi. Tôi cũng cúp ca rê láng
o và thấp người nhưng những biệt hiệu kia đă có người xí phần nên các
bạn gọi tôi là “Đoàn con” để phân biệt, vă lại lúc đó tôi c̣n con nít
lắm, kêu như vậy cũng chẳng sai. “Đoàn Tờ râu” trước đi học tên Tờ Râu
sau đổi tên giấy khai sinh là Nguyễn văn Đoàn, các bạn ghép hai tên lại
với nhau thành “Đoàn Tờ Râu”. “Phương ngơ” là người mơ mộng, khi nào
cũng lơ đăng như để hồn tận đâu đâu như người cơi trên, “Vinh Tháng Mười”
(octobre) gọi như thế v́ đầu bạn ấy to thật. Đầu to nên hẳn nhiên là Óc
To Bờ Rờ. “Tân đờn c̣” là biệt hiệu của Nguyễn Phước Ḥa Tân, giỏi nhạc
lư và chơi đàn nhị (c̣) luyến láy rất tài hoa. Tân học giỏi có hạng
trong lớp nhưng tối tối phải mang đờn c̣ đi đánh cùng ban cổ nhạc trong
các đ́nh đám để lấy tiền ăn học. “Vơ Đèn Bin” là tên nói trại ra của bạn
Vơ Đ́nh Biên, “Được Bốn To” là tên gọi của bạn Đặng Tứ Đại…
Thầy Châu Tăng, có lối phát âm giọng mũi rất đặc biệt, dạy chúng tôi môn
sử địa. Thầy ưa xưng Trẫm với học tṛ cho vui. Thầy làm một bài văn vần
ghép tên của hầu hết học sinh lớp tôi. Cứ đọc lên là những khuôn mặt bạn
bè học chung bốn năm thuở trung học đệ nhất cấp hiện ra:
Duy Đa Đại Để Hữu Khôi Biên,
Tín Nhẫn Nam Mai Cống Hiệp Điền,
Lân Hộ Qua Tân Thôi Thọ Thụy,
Vinh Xa Phúc Đẩu Thế Phương Kiêm,
Thế Phú Trai Trâu Duy Trợ Tịch,
Trinh Đoàn Hiếu Diệm Măn Xuân Huyên.
Gần sáu mươi năm rồi, bây giờ có vài người đă ra thiên cổ, đọc lại bài
này nhớ bạn mà ngậm ngùi.
Thầy Ngô Kha, dạy chúng tôi môn Việt văn năm đệ tứ (1960-1961). Tập thơ
“Hoa cô độc” của ông xuất bản năm 1962. Những lúc giải lao giữa giờ hay
c̣n dư mươi phút cuối giờ, thầy hay đem những bài thơ trong tập ấy ra
đọc. Hầu hết là thơ tự do. Lời thơ viễn mộng, chúng tôi chẳng hiểu chút
ǵ, chẳng biết hay chỗ nào, thấy thầy đọc diễn cảm say sưa, cứ nghe hết
bài là cả lớp vổ tay rầm rầm làm thầy càng khoái, đọc tiếp. Khổ rứa thôi!
Thầy Văn Giảng dạy nhạc rất thú vị. Giờ học của thầy rất sinh động. Văn
nghệ văn gừng mà.
Thầy Thái đ́nh Uyển dạy môn vẽ và thủ công. Nhiều kỳ thi lục cá nguyệt,
tôi được làm chemise môn vẽ của thầy.
Thầy Đoàn Nê, dạy Pháp văn, vai rộng, dáng người dày dặn, nước da hồng
nhuận, nghiêm nghị, giọng đồng vang. Thầy dạy hay. Thầy đặc biệt thích
khẩu âm của bạn Bảo Lân khi phát âm những chữ “r” như retour đọc là
gờ-tua.
Năm học đệ ngũ, trưa ở lại trường, vài học sinh ra hố cát nhảy cao và
nhảy xa tập v́ buổi chiều có thi thể dục. Bạn Hoàng Trọng Ngoạn căng dây
nhảy cao. Tôi và mấy đứa bạn cùng lớp đứng nh́n. Đợt nhảy thử thứ ba,
dây được đưa lên cao. Ngoạn nhảy qua, rơi người xuống, chống tay. Nghe
cái “rắc”, cánh tay Ngoạn gảy cong gần cổ tay. Chúng tôi hoảng kinh.,
mặt đứa nào cũng trắng bệch v́ sợ. May là trường ở gần bệnh viện nên bạn
ấy được bó bột kịp thời.
Một hôm trời mưa to, gió lớn, nước mưa tạt vào hành lang dăy trệt đệ
nhất cấp. Hành lang ướt nhẹp v́ học sinh tới lui mang śnh lên. Trần
nhật Thanh đi dọc hành lang bị các bạn đứng hai bên xô qua xô lại,
nghiêng ngă trượt té vô cạnh bàn gảy xương đùi cũng phải đưa đi cấp cứu.
Hoang nghịch như rứa thôi!
Đi ḷng ṿng trong khuôn viên trường kiếm bạn để rủ chơi bóng bàn,tôi
thấy Tr.và X. là hai bạn học cùng lớp nhưng lớn hơn tôi đến năm sáu tuổi
đang chụm đầu vào nhau, cùng chăm chú vào một xấp giấy học tṛ. Tôi rón
rén tới gần sau lưng họ. Hai bạn ham chú ư đọc trang giấy. Những gịng
chữ chép tay nhảy múa trước mắt tôi v́ đó là câu chuyện tế nhị.
Hai bạn ấy đă lớn tuổi, cơ thể phát triển ra dáng thanh niên, họ thường
khoe là đă có những cuộc t́nh với vài ba cô gái rồi. So với họ, tôi chỉ
là Đoàn con, tóc hớt ca-rê, c̣n ham chơi những tṛ chơi con nít, cho tới
khi lên đại học chưa có một mối t́nh lận lưng.
Đọc chưa đầy một trang, những chuyện pḥng the được diễn tả trần trụi
làm tôi nóng bừng hai lổ tai. Hèn chi hai đứa theo dơi câu chuyện say
sưa như thế! Chợt nhận ra có người đọc trộm, đọc ké sau lưng, Tr.cung
tay lên tung cùi chỏ làm một cú nơi ngực tôi như trời giáng. Tôi cười bỏ
chạy “ Biết tụi bay rồi nghe. Hoang”. Tr. nói vói theo “ Đồ con nít, đi
chỗ khác chơi”. Ừ, th́ đúng là con nít, đi th́ đi, để cho tụi hắn đọc
cho đă !
Năm học lớp đệ nhị, có một thanh niên người Mỹ tên là Parson đến trường,
được phép mở một lớp dạy tiếng Anh theo lối học đàm thoại trực tiếp( có
lẽ là một sinh viên Mỹ thiện nguyện). Chọn học sinh vào lớp này, Parson
ra một bài thi trắc nghiệm,ai đạt trên điểm số yêu cầu th́ được dự lớp
đó. Tôi nhớ trong lớp chỉ có mấy người đạt điểm trắc nghiệm mà thôi.
Trịnh B́nh Nam, Huỳnh công Lư, Lê Chẩn, Nguyễn chí Thắng, Vơ Thâm, Lập,
Nguyễn đ́nh Toàn, Trần đ́nh Sào, Vơ văn Dung và tôi. Không biết có quên
ai không? V́ người học tuyển từ nhiều lớp và giờ học trùng với giờ học
b́nh thường nên đến giờ Anh văn của Parson, một nhóm học sinh xin phép
thầy giáo đến lớp học thêm này. Năm đệ nhị, chúng tôi học môn Anh văn
với thầy Chương, thầy bắt chúng tôi phát âm theo phiên âm quốc tế nên
chúng tôi đọc tiếng Anh khá chuẩn…kiểu Việt nam. Phần nhiều giờ học nhằm
đọc hiểu, dịch xuôi, ít khi dịch ngược nên chúng tôi có thói quen h́nh
thành câu tiếng Việt trong đầu rồi mới nói ra theo lối dịch. Parson muốn
luyện chúng tôi có phản xạ tức thời khi sử dụng ngôn ngữ giao tiếp. Sinh
ngữ mà?!. Những giờ học này thật ra ít hiệu quả nên chỉ giống như những
giờ thư giản. Đi học ở hội Việt Mỹ bên đường Lư Thường Kiệt tuần ba buổi
c̣n chưa ăn thua nữa là. Thói quen học ngoại ngữ ở trường đă thành nếp
rồi khó bỏ. Giờ ra chơi, Trịnh B́nh Nam và Huỳnh Công Lư hay rủ tôi đến
một căn pḥng nhỏ bên ŕa pḥng thí nghiệm là nơi Parson tạm trú để rèn
nói chuyện bằng tiếng Anh. Tôi ngượng miệng im re, c̣n hai bạn ấy nói
chuyện với Parson…đến mơi tay.
Năm đệ tam, cô Trung Thu, vợ bác sĩ Trần Kiêm Khoan, dạy môn lư hóa, làm
giáo sư hướng dẫn lớp tôi. Cô có dáng người cân đối, nói nhanh, giọng ấm.
Cô rất năng động. Cô tranh suất học bổng toàn phần cho bạn Trần Đăng
Khôi, một học sinh nghèo học giỏi trong lớp 10A2. Lớp này là nơi tụ hội
học sinh từ nhiều trường Hàm Nghi, Nguyễn tri Phương, Bán công, Bồ Đề.
Có 3 học sinh ở trường Quảng Phước, ngoài Sịa vô lớp tôi là Nguyễn Chí
Thắng, Vơ Thâm, Lập.
Bạn Phan văn Lân ngồi bàn đầu gần tôi, chuẩn bị cho tờ báo cho lớp đệ
tam A2. Lân để mấy bài thơ lục bát trên bàn, không có tên tác giả. Tôi
cầm lên đọc và nói: “ Thơ của đứa mô mà dỡ ri?”. Lân chẳng nói ǵ, lấy
bút viết thêm ở dưới bài thơ bút danh của ḿnh“ Phan Nhật Lệ”. Tôi nói
đùa “chừ mi có viết chục tên phan nhật lệ, tau thấy thơ dỡ vẫn cứ dỡ”.
Anh chàng hồi đó mới đệ tam mà đă có thơ đăng trên nhiều báo rồi. Khi
nào chàng cũng tà tà ra dáng một nhà thơ lớn!! Nhiều người ngưỡng mộ tài
thơ của chàng, chỉ có tôi chê nên chàng tức lắm!
Môn tiếng Anh, mấy năm đầu đệ nhất cấp học sách L’Anglais vivant,Thầy
Bảo Phốc dạy Anh văn đệ Thất, Lục. Thầy chải đầu phồng cao, mặc quần bó
sát, áo thụng, phong cách thoải mái kiểu Sài g̣n, chúng tôi rất mến thầy
nhưng gọi vui sau lưng thầy là “ Cao bồi hai súng” theo những phim thời
thượng bấy giờ. Thầy mà nghe được th́ thầy cho hai con Zéro to tướng và
trọi cho lủng trốt?! Qua đệ tứ học sách ǵ mà có “ A trip through
America” Thầy Tôn Thất Dinh vừa mới ra trường Sư Phạm về dạy Anh văn
chúng tôi. Thầy cao, gầy, mắt đen sâu, tỏa ra nét thông minh lanh lợi.
Thấy nói tiếng Anh giọng nhỏ, nhanh như chớp . Lên đệ nhị cấp chúng tôi
học sách “ L’Anglais par la conversation”. Thầy Nguyễn Đức Mai dạy Anh
văn lớp đệ Tam rất sinh động. Thầy nói tiếng Anh như nghe như người Mỹ.
Nói trạng rứa chứ chúng tôi chỉ nghe người Mỹ nói chuyện ...trong phim.
Mấy bài học “ Down by parachute”, “Snake song” thầy bắt học thuộc một
đoạn dài và dịch nguyên bài dài tḥng này ra tiếng Việt. Nguyễn Đ́nh
Toàn, không biết nhờ ai dịch hay tự dịch, viết bài dịch trên giấy carô
khổ lớn, trang trí vẽ h́nh một người Ấn đội khăn, mặc áo choàng đang
thổi kèn loa, phía trước là con rắn hổ mang đang vươn ḿnh chực mổ. Thầy
Mai khen và cho 18 điểm.
Năm đệ nhị, thầy Chu Trọng Thuyết dạy công dân giáo dục làm giáo sư
hướng dẫn. Các thầy Lâm Tài dạy Quốc văn, thầy Châu khắc Túy dạy Toán,
thầy Trần đ́nh B́nh dạy Lư hóa, thầy Nguyễn thanh Lộc dạy Vạn vật, thầy
Nguyễn văn Thường dạy Pháp văn, thầy Nguyễn văn Chương dạy Anh văn, thầy
Bùi ngọc Liên dạy Sử địa, thầy Lương Tấn Liêm dạy thể dục.
Năm đệ nhất, thầy Nguyễn văn Thường làm giáo sư hướng dẫn lớp tôi.Các
thầy Hoàng phủ Ngọc Tường dạy Triết, thầy Thái Doăn Ngà dạy Toán, thầy
Lê Vĩnh Kiến dạy Lư hóa, Thầy Nguyễn Kư hiệu trưởng trường Quốc Học, dạy
Vạn vật, thầy Nguyễn văn Chương dạy Anh văn, bà Lê thị Liên, vợ thầy Lê
Khắc Pḥ dạy sử địa, thầy Nguyễn hữu Lành dạy Công dân giáo dục.
Trong bài viết “ Suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh”, Lê Hiếu Đằng, một
người dấn thân
…“ tham gia phong trào đấu tranh Sinh viên học sinh Huế lúc tôi c̣n học
đệ nhị, đệ nhất Quốc học Huế và đă từng bị bắt giam ở lao Thừa Phủ Huế
gần một năm với Lư Thiện Sanh (nay là bác sĩ định cư ở Úc). V́ chính
quyền Thừa Thiên-Huế lúc đó nghĩ tôi là thành viên của Đoàn TN nhân dân
Cách mạng Miền Nam. Nhắc đến đây tôi có một kỷ niệm khó quên: ba tôi và
mẹ Lư Thiện Sanh nóng ḷng v́ đă đến ḱ thi Tú tài II nhưng chúng tôi
vẫn bị nhốt trong tù. V́ vậy ông bà làm đơn hú họa xin hai chúng tôi ra
thi. Thế mà chính quyền Thừa Thiên-Huế lúc đó lại giải quyết cho ra thi…
….Tôi không biết với chế độ gọi là “ưu việt” hiện nay có người tù nào đă
được cho ra đi thi như chúng tôi hay không?”.
Trong chuyện này, một người bạn học lớp đệ Nhất A1 là Bảo Lân nghe lời
thầy Hoàng Phủ Ngọc Tường thay mặt học sinh toàn trường, viết đơn xin
cho Lê Hiếu Đằng đang ở tù ra thi Tú tài 2. Chuyện này th́ Đằng không
biết.
Đến kỳ thi Tú tài 2, khi đậu kỳ thi viết th́ thí sinh phải qua kỳ thi
oral. Tôi ngồi dưới dăy bàn chuẩn bị vô oral trong pḥng thầy Trần như
Uyên cũng là giáo sư Quốc Học. Hết người này người khác đi lên vấn đáp,
tôi c̣n run nên chần chừ. Bạn Thái thị Ngọc Dư, một học sinh xuất sắc
của trường Đồng Khánh tự tin lên vấn đáp. Bạn ấy nói tiếng Pháp trôi
chảy như Tây. Thầy Uyên khen “Très bien” và cho 19 điểm. Tôi lại càng
run. Chợt nghe bước chân rầm rập ngoài hành lang của các bạn học cùng
lớp đi theo thầy Nguyễn văn Thường. Thầy nh́n vào và kêu “ Ê, Đoàn, ra
đây” Tôi mừng như thoát được một gánh nặng. Tới một pḥng trống, thầy
kêu học sinh lên đọc một đoạn trong quyển sách Mauger. Thế thôi. Bạn
Huỳnh Công Lư được thầy cho 16 điểm, c̣n chúng tôi cứ làng nhàng 12, 13
điểm thôi. Thầy dạy chúng tôi mấy năm nên biết tŕnh độ mỗi đứa rồi.
Khỏe re.
* *
Như phần mở đầu có nói, đây là một mảnh ghép trong bức tranh mosaic dạng
panorama hoành tráng của trường Quốc Học. Nói chừng nào cũng ít, viết
chừng nào cũng thiếu.
Tôi trích dẫn một đoạn trong bài viết “ Nhớ về một chặng đường” của thầy
Tôn Thất Dinh, giáo sư trường Quốc Học từ khi ra trường đến lúc nghỉ hưu
(1960-1997), Thầy dạy Anh văn lớp tôi năm đệ Tứ. Đoạn văn nói lên cái
lương tâm trong sáng của những thầy cô không riêng ǵ trường Quốc Học mà
chung cho thầy cô giáo trong trường lớp Miền Nam lúc đó.
“ Trong pḥng giáo sư chỉ có một khẩu hiệu duy nhất “Lương Sư Hưng
Quốc”. Bốn chữ nói lên tâm nguyện sắt đá như một tâm đức nhà giáo và mục
tiêu giáo dục: dạy để cứu quốc và kiến quốc. Bốn chử không thừa một chữ
nào. Sư gắn liền với quốc. Rơ ràng ở thời quốc phá, gia vong, kẻ sĩ chân
chính có chung một ưu tư thao thức. Học giả Lê Quư Đôn từng lo lắng như
thế: Phi trí bất hưng, Không có trí thức th́ đất nước sẽ lụn bại yếu
hèn. Hai điều học giả Lê Quư Đôn lo sợ nhất cho giáo dục là học tṛ
khinh thầy và kẻ sĩ quay lưng với thời cuộc.Các ân sư của chúng tôi đă
nh́n chung một hướng, đă ra công đào luyện thế hệ học tṛ không vô dụng.
Như một chuyện thần kỳ, năm 1956 một vị giáo sư tặng trường đôi liễng
cẩn. Một lần, trường làm nơi tị nạn cho đồng bào. Mưa gió lạnh lẽo dài
ngày, đồng bào đă phá một số bàn ghế, vật dụng bằng gỗ làm củi đun bếp.
Bác cai Thâm kịp thấy một tấm liễng c̣n nguyên nằm trên đống củi. Bác
vác về cất trong pḥng Hiệu trưởng. Sau này pḥng giáo sư chỉ treo một
tấm liễng lẻ loi trong nhiều năm. Tấm liễng ghi một vế đối 8 chữ “ Quốc
Học Thọ Nhân Bách Niên Chi Kế”. Có thể mất mát mọi thứ, nhưng cái công
trồng người của Quốc Học th́ bất diệt. Tấm liễng ấy đă không thành tro
bụi và các thế hệ giáo sư Quốc Học sau đó vẫn treo nó để sóng đôi với
khẩu hiệu “ Lương Sư Hung Quốc”. Hai câu bồi bổ cho nhau nói lên sứ mệnh
cao cả của một ngôi trường”.
Nhửng người thầy chúng tôi nghĩ như thế, dạy với lương tâm chức nghiệp
như thế nên lứa học tṛ chúng tôi được hưởng một nền giáo dục của trí
tuệ và tấm ḷng.
Những người muôn năm cũ :
Thế hệ học tṛ Quốc Học chúng tôi trên dưới 70 tuổi rồi. Có những bạn
cùng lớp nhưng học trễ th́ đă 74, 75 tuổi. Xưa th́ nói tuổi chúng tôi là
“cổ lai hy” nhưng chúng tôi tự cho ḿnh là “người trẻ nhiều tuổi”.
Trong lứa học chung đệ nhất cấp, nhiều người đă đi xa: Nguyễn văn Phúc
B, Lê văn Khâm, Lê Thẻo, Nguyễn Nam, Trần Duy Tích, Hồ Đắc Nhẫn, Lê văn
Hiếu, Trần Đ́nh Huyên, Hồ Đắc Đẩu….Lứa học đệ nhị cấp th́: Trần Đ́nh
Sào, Lê văn Phi, Bùi công Tuất, Xuân , Nguyễn Cảng …Chúng tôi luôn nhớ
đến các bạn ấy.
Học sinh đệ nhị cấp Quốc Học niên khóa 61-64 bây giờ do thời cuộc, tản
ra sống khắp nơi. Dù c̣n ở Huế hay vô Sài g̣n, qua Mỹ, Úc, Canada hay
châu Âu bạn bè chúng tôi vẫn t́m cách liên lạc với nhau và kết nối với
nhau rất thân thiết.
Những người muôn năm cũ,
Hồn ở đâu bây giờ?
Ở nơi đây. Những ngày xưa thân ái. Tưởng chừng như chúng tôi đang dạo
chơi trong sân trường Quốc Học.
Lê Duy Đoàn.
Sài g̣n, 31/12/2013
____________
Nói thêm:
Ông Ngô Đ́nh Khả cưới vợ thứ hai là bà Anna Luxia Phạm Thị Thân, con gái
ông Phaolô Huyên và bà Anna Bùi người làng Vân Dương, tổng An Cựu (nay
là thôn Vân Dương, xă Thủy Vân, thị xă Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế). Vợ
chồng ông Khả bà Thân sinh được 9 người con (6 trai, 3 gái) thứ tự gồm:
Ngô Đ́nh Khôi (1893-1945); Ngô Thị Giao (1894 - 1946); Ngô Đ́nh Thục
(1897- 1984); Ngô Đ́nh Diệm (1901-1963); Ngô Đ́nh Thị Hiệp (1903-2005);
Ngô Đ́nh Thị Hoàng (1904-1959); Ngô Đ́nh Nhu (1907-1963); Ngô Đ́nh Cẩn
(1910 - 1964) và Ngô Đ́nh Luyện (1914-1990).
Ông Khả là một tín đồ Thiên chúa giáo thuần thành, một Thị vệ Nhất đẳng
đại thần dưới triều vua Thành Thái. Ông Khả là một người có công trong
việc vận động chính quyền đương thời ở Huế thành lập nên Trường Quốc học
Huế và là vị Chưởng giáo kiêm Quản giáo môn tiếng Pháp đầu tiên của
trường này trong giai đoạn 1896-1902. Bên cạnh đó, ông Khả c̣n là một
nhân vật rất tích cực trong việc vận động cho ra đời Trường Ḍng tư thục
Pellerin Huế mà sau này người ta gọi đó là Trường La san B́nh Linh.
Khi đang đương chức Thị vệ đại thần, ông Khả rất nổi tiếng với vụ án
công khai phản đối kịch liệt viên Khâm sứ Trung Kỳ Favin Lévêque ép bức
Vua Thành Thái thoái vị bằng việc không chịu kư vào tờ biểu do thực dân
Pháp bày ra để phế truất và lưu đày nhà vua đi biệt xứ..
Ông Nguyễn Hữu Bài, sinh năm 1863, quê ở làng Cao Xá, tổng Xuân Ḥa, phủ
Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
Năm 1908, ông Bài được phong chức Thượng thư Bộ Công Năm 1923, ông Bài
được phong Thái phó, Vơ hiển điện Đại học sĩ, Cơ mật viện trưởng đại
thần.
Ông Bài là người phản đối quyết liệt với Khâm sứ Pháp Mahé, khi ông này
đ̣i đào lấy vàng bạc châu báu trong khu lăng mộ của Vua Tự Đức.
Dân gian Huế có câu: "Phế Vua không Khả, đào mả không Bài" là ư của
người đương thời muốn ngợi khen hành động chống lại người Pháp của ông
Khả và ông Bà́.
Trang Lê Duy Đoàn
chân trần
art2all.net
|