NGƯỜI DƯNG KHÁC HỌ
Năm 1972, Đại Lộc, Quảng nam. Chiến tranh Việt Nam đă kéo dài và dữ dội quá sức chịu đựng của mọi người. Dài thê thảm, dài đau đớn. Người dân Việt mong mỏi chiến tranh lắng xuống và sống sót. Hè 1972 chiến sự bùng lên cùng khắp mọi miền. Ngày 30 tháng 3 ở Đông Hà, 24 tháng 4 ở Tân Cảnh, 7 tháng 4 ở An Lộc, 1 tháng 5 cho Huế và Quảng Trị... Kontum, Hoài Ân, Tam Quan, Bồng Sơn, B́nh Giả, Đất Đỏ nối theo... Toàn thể những địa danh nơi hốc núi, đầu rừng, khe suối, tận cùng con đường, tất cả đều bốc cháy, cháy hừng hực, cháy cực độ...Mùa Hè 1972, trên bao nhiêu thôn xóm và thị trấn của ba miền đồng bốc cháy một thứ lửa nhân tạo, nóng hơn, mạnh hơn, tàn khốc gấp ngàn lần, vạn lần khối lửa mặt trời sát mặt. Mùa hè đỏ lửa đă qua đi nhưng hệ quả của nó như một dư chấn lan tỏa rộng khắp miền Nam. Những h́nh ảnh tang thương, chết chóc của dân chúng trên Đại lộ Kinh Hoàng ở Quảng Trị trong trận tấn công ào ạt bất ngờ của phía bên kia và cuộc rút chạy hoảng loạn tan hàng của Sư Đoàn 3 mới thành lập tạo nên một chấn động tâm lư trên tất cả mọi người. Tiếp đó là cuộc chiến dành từng tấc đất, từng ngôi nhà, đầy cam go và bi tráng ở Cổ Thành và trong thị xă Quảng Trị. Bao máu xương của những người lính trẻ của cả hai bên đổ xuống trên thành phố đổ nát này. Bao nhà cửa tan nát. Bao mạng người nằm xuống. Bao mảnh đời bất hạnh. Chết chóc, ly tan. Chiến tranh từ thời điểm đó rộng khắp miền Nam với quy mô hơn và ác liệt hơn cho tới cuối năm và đầu năm sau nữa. Tin chiến sự càng ngày càng nóng bỏng trên các trang báo hàng ngày.
Sáng nay vừa thức dậy, Nghe tin anh gục ngă nơi chiến trường. Nhưng trong vườn tôi, Vô t́nh, khóm tường vi vẫn nở thêm một đóa. Tôi vẫn sống, tôi vẫn ăn và tôi vẫn thở. Nhưng biết bao giờ, tôi mới được nói thật những điều tôi ước mơ? (Tâm ca 1, Phạm Duy phổ thơ Thích Nhất Hạnh) Thế đấy. Cuộc sống vẫn trôi theo hai chiều riêng biệt. Người lính gian khổ trong những chiến hào, hầm hố nơi đầu sóng ngọn gió. Nhiều người trong số họ kết thúc cuộc đời trai trẻ trong chiếc poncho quàng xác hay về nhà với thương tật đầy ḿnh. Đôi khi những người chết chẳng biết họ chiến đấu v́ cái ǵ. Người không ra chiến trận vẫn sống, vẫn ăn, vẫn thở…và ước mơ.
Những người đi dạy ở những vùng xa thành phố,cận kề
những chiến tuyến giao tranh ác liệt dường như chạm tay vào sợi dây căng
nóng bỏng của cuộc chiến. Họ đều có chung tâm trạng hoang mang không
biết chuyện ǵ xảy ra trong những ngày tới. Thông tin về các loại vũ khí
hiện đại nhất của cả hai bên với những tính năng t́m diệt bằng hồng
ngoại, laser và sát thương tàn khốc mới được đưa ra sử dụng trên chiến
trường làm trận địa trở nên quá kinh khủng.Viễn vọng về một cuộc sống
ḥa b́nh quả là quá xa vời! Người ta nói với nhau như nói chuyện đùa về
nguy cơ đạn đại bác, súng cối có bất thần rơi xuống đầu ḿnh hay không,
trên đường lộ có dẫm phải ḿn chôn khéo dưới nền đường hay không! Đi
trên đường vắng có t́nh cờ nhận một viên đạn lạc? Lỡ giữa đường gặp mấy
ổng đón đường th́ làm sao?
* * Hoàng Mai, cô gái đẹp. Một vẻ đẹp đằm thắm dịu dàng. Khuôn mặt nàng đẹp. Đôi mắt nàng khi khép hờ hút hồn tôi bởi một vẻ xa vắng khó gần mà khi ngạc nhiên điều ǵ th́ đôi mắt nàng mở to dưới rèm mi cong mượt mà lại có vẻ ngây thơ…vô số tội. Nàng đẹp vóc. Dáng nàng cao, thanh và vóc nàng cân đối. Nàng thích mặc áo dài trắng có dăi hoa lá màu tím phớt hồng. Nh́n tà áo nàng bay trên đường đi bộ về nhà trọ, tay vành nón nghiêng, tay níu áo tà, dáng khép nép thẹn thùng như thể gió có thể bày lộ những góc cong tế nhị trên người nàng làm nhiều người ngưỡng mộ. Nàng đẹp da. Làn da trắng hồng mịn màng khỏe mạnh, thỉnh thoảng “ má đỏ au lên đẹp dị thường” làm bao người chết mệt. Thanh âm giọng nói của nàng rất ngọt ngào. Một giọng cổ ấm, đượm đi theo tiếng dạ thưa người con gái Huế nên hàm dưỡng trong giọng nói của nàng một nét thanh tao rất đáng yêu. Ngày nàng đến trường nhận nhiệm sở, ông Hiệu trưởng bận việc đi đâu đó. Nàng tần ngần đứng ở ngưỡng cửa vào pḥng hiệu trưởng cánh khép hờ, trên tay cầm sự vụ lệnh bổ dụng cuốn lại, xoay xoay, lúng túng giữa những cặp mắt người lạ. Pḥng giáo viên chỉ có cái bàn gỗ dài c̣n để mộc không sơn và bốn cái ghế băng. Tôi ân cần: “ Ngồi tạm xuống đây .” Nàng lí nhí nói ǵ không rơ rồi rón rén ngồi ghé vào cái ghế đối diện, khuôn mặt hơi cúi, hàng tóc cắt ngang che hờ vầng trán cao rộng.
Thấy tôi nói giọng Huế trong ngôi trường huyện lỵ xứ
Quảng, nàng mạnh dạn mở lời, giọng nhỏ nhẹ, vẻ ngạc nhiên: “ Anh ở mô
ngoài Huế mà vô đây dạy lận ?” Nàng làm như ở Huế mà vô đây là xa xôi
tít mù cà cưỡng. Tôi đùa: “ Th́ ở chỗ với em đó, em không biết à?” “ Ơ,
anh ni nh́n lạm, chỗ mô?” Tôi nói đại một thoáng ư nghĩ lóe qua trong
đầu, về một địa danh thơ mộng của Huế mà ai cũng biết, trúng th́ tốt, lỡ
trật th́ thôi : “ Vĩ Dạ đó”. Mắt nàng mở to rực lên một ánh vui : “ Anh
làm thầy bói được a, nhà nội em cũng gần Vỹ Dạ, ở Nam Phổ đó anh, mần
răng anh nói hay rứa?” “ Quê ngoại anh đó, anh gặp em hoài ? Nói cho em
biết trước đây Nam Phổ cũng là đất Vĩ Dạ, mới tách ra thành làng riêng
mà thôi. Rứa ở đó mà em có bà con chi với bà Hoàng Cúc, người mà Hàn Mạc
Tử say mê như điếu đổ không?” “ Em có nghe tiếng, bà là giáo sư dạy nữ
công gia chánh trường Đồng khánh. Không bà con nhưng em cũng là Hoàng…Hoàng
Mai” “ Thấy chưa, Mai, Lan Cúc Trúc, nh́n em là đă thấy có dính dáng chi
đó rồi”. Nàng cười tươi, háy tôi một cái dài có đuôi ngầm ư “ Cái anh ni
lém thật”. Vừa lúc đó, ông Hiệu trưởng về tới. Tôi đứng dậy đi theo nàng
vào pḥng ông Hiệu trưởng: “ Anh Tập ơi, đây là em gái của tui, anh coi
chiếu cố cho nó với nhé.” Mặc dù biết tôi thích đùa, ưa giỡn, ông Hiệu
trưởng cũng cười cười hỏi vặn: “ Người ta mới lần đầu tiên về đây tŕnh
diện, em ở mô ra rứa ông Đoàn?” Tôi cười trừ và nói đại: “ Dạ, em người
dưng khác họ đó mà! Anh không biết à?” Cả ba cùng cười, nàng cười thành
tiếng.
* * Quê nội nàng ở làng Nam Phổ. Qua khỏi Vỹ Dạ, xuống Phú Thượng, nơi có bánh bèo chén nổi tiếng, rồi đến làng Nam Phổ, nổi tiếng với bánh canh và cau. Khắp Huế nơi nào cũng có những vườn cau xanh um, với những buồng cau sây trái múp míp, nhưng đặc biệt ở đây cau nổi tiếng v́ người ta đùa cợt cách hái cau: “ Con gái Nam Phổ ở lổ trèo cau”. Người ta nói đùa luôn vận để chọc con gái ở đây thôi, chứ làm chi có chuyện nghịch đời như thế! Chỉ v́ con gái Nam Phổ nhiều người đẹp, duyên dáng mà thôi. “Dây tơ hồng không trồng mà mọc, gái chưa chồng anh chọc anh chơi” mà! Tôi đoán ṃ mà trúng mé mé như thế làm nàng phục sát đất. Nam Phổ, Vỹ Dạ cũng gần nhau, nói được nàng ở Vỹ Dạ là giỏi lắm rồi. Chúng tôi quen thân nhau nhanh chóng như đă từng quen biết nhau tự thuở nào. Tự dưng không nhận người ta là em người dưng khác họ, có loại em chi mà lạ rứa không biết nữa. Về sau này khi tôi hát bài dân ca Nam bộ “lư quạ kêu” có đoạn “ Kêu cái mà…quạ kêu, Quạ kêu…nam đáo, Nam đáo…tắc đáo nữ pḥng, người dưng khác họ…chẳng nọ th́ kia, nay d́a mai ở, Ban ngày th́ mắc cỡ, tối ở, hổng thèm d́a. Rằng a í a ra d́a, rằng thương nhớ thương” nàng đỏ mặt, dơ nắm đấm dứ dứ trước mặt tôi bặm môi trợn mắt nhưng nét mặt vui vui, ra ư liệu hồn anh đó nghen, coi chừng mà loạng quạng.“ Mới gặp người ta mà đă nói nhớ với thương, xạo dữ a. Mấy ông người Huế vô đây xạo ghê lắm. Tin chi nỗi”. Nói giọng Huế hết dữ tới ghê rồi tin chi nổi nhưng nàng vẫn tin. Oái oăm thế chứ!
* * Đường đi từ Đà nẵng lên thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại lộc xa gần 30 cây số. Cảm giác xa tít mù là khi đi trên con đường nhựa vắng không một bóng người. Con đường độc đạo dằng dặc chạy cạnh dăy núi đồi trọc trơ trụi chập chùng, thỉnh thoảng mới gặp một xóm nhà dân làm người đi trên đường có cảm giác rờn rợn v́ một mối nguy hiểm vô h́nh có thể đổ đến bất chợt. Con đường nhựa chỉ mới làm nền đường, chưa đổ lớp nhựa nóng láng xà coóng trên mặt th́ ngưng lại, nghe nói là do t́nh h́nh an ninh không bảo đảm, có hai người Mỹ da đen là công nhân xây dựng cầu đường bị bên tê bắn tỉa chết tươi trên tay lái chiếc xe hủ-lô nên phía Mỹ giao lại cho Ty Công chánh Quảng Nam làm tiếp phần c̣n lại nhưng mấy năm trời công việc vẫn ỳ một chỗ. Mặt đường nhựa làm nửa chừng bị lụt lội hàng năm phá hỏng, cọng thêm xe GMC chở lính hành quân, xe tăng M113, các trọng pháo kéo lên vùng ven Đại lộc làm đường lộ nát ra với những ổ trâu, ổ voi giăng đầy suốt con đường. Chiếc xe Honda dame màu xanh lá chuối là phương tiện đi lại của tôi trong thời gian tôi đi dạy học ở trường Đại Lộc. Con đường lên về Đại Lộc - Đà Nẵng dài hun hút, vắng người nên những người đi xe gắn máy ngại đi một ḿnh mà thích đi …hai ḿnh, nhất là người thứ hai lại là một người đẹp và có t́nh ư. Ông Thanh giám thị trường hiểu ư sắp xếp giờ của hai chúng tôi đồng bộ để tiện lên về cùng nhau. Một buổi chiều sau tiết dạy cuối trong tuần, tôi chở nàng về Đà Nẵng. Hai chiếc xe tang đi ngược chiều từ đâu dưới kia lên Đại Lộc, những thanh niên thiếu nữ theo xe đưa tang tḥ đấu ra ngoài vẫy vẫy hai chúng tôi, chúng tôi cũng vẫy tay chào, ḷng phân vân nghi hoặc ḿnh có quen ai trên xe đó không nhỉ. Hai chiếc xe di chuyển chậm trên đường theo lối đi zigzag để tránh những ổ voi trên đường. Bất thần, một tiếng nổ lớn vang dội núi rừng, chúng tôi đă ở xa hơn hai cây số vẫn c̣n nghe rơ mồn một. Chiếc xe chở quan tài đi đầu nát tan, đỗ nghiêng xuống bờ đất. Khi chúng tôi quay trở lại xem sự t́nh thử có giúp được ǵ hay không th́ một cảnh tượng kinh hoàng diễn ra trước mắt. Quan tài lật nghiêng, bung nắp. Người chết, người bị thương nằm la liệt, máu me lênh láng. Tiếng kêu la, than khóc rền trong sự hoảng loạn vô bờ…. Chúng tôi phụ giúp những người bị nạn cho đến khi một chiếc xe Jeep và hai chiếc xe GMC của quân đội đến đưa xác và người bị thương đi bệnh viện. Một ngày mùa đông, trên con đường ṃn, một chiếc xe tang, trái ḿn nổ chậm, người chết hai lần, thịt da nát tan. (TCS). Ôi, thảm cảnh chiến tranh! Một lần khác, chúng tôi vô cùng sửng sốt, bàng hoàng thấy mấy cái xác mặc áo đen tay ngắn, quần cộc đen mang dép râu, mặt bôi nhọ nồi ngụy trang, có lẻ bị bắn đêm hôm trước trong một trận tấn công liều lỉnh nào đó. Họ bị bỏ nằm la liệt, kẻ nghiêng, người ngă bên vệ đường trông thật tội nghiệp. Ánh nắng gay gắt buổi sáng chiếu lên những gương mặt bứ bự, rặt gốc nông dân. Ruồi nhặn bay lượn quanh. Trên những vết thương chết người ruồi bọ bu đen bu đỏ. Mùi máu tanh, mùi chết chóc ám ảnh chúng tôi hàng tháng trời. Hăy mở mắt ra nh́n quanh đây những ai c̣n là Việt Nam, triệu người đă chết. Hăy mở mắt ra lật xác quân thù, mặt người Việt Nam trên đó! (TCS) Thương thảo ở Ḥa Đàm Paris nhằm kết thúc chiến tranh Việt Nam giữa các bên lâm chiến cứ dằng dai. Ác chiến trên trận địa càng khốc liệt. Đánh mạnh, đánh rát để có thế mạnh trên bàn ḥa đàm. Những chiếc máy bay hàng ngày quần trên những vùng ven thị trấn nghi có phe bên kia trấn đóng thường ra rả loa phóng thanh kêu gọi cán binh “ hồi chánh”. Ban đêm, hai chiếc trực thăng trí súng đại liên nhả đạn liên tục vào những vùng gọi là “vùng oanh kích tự do”. Đường đạn đi kẻ thành một lằn sáng đỏ cong ṿng trong màn đêm, âm thanh đạn ra khỏi ṇng gầm rú trên không trung lạnh lùng man dại như tiếng kêu của thần chết.
* * Nhịp sống và sinh hoạt thường nhật của chúng tôi trôi theo sinh hoạt trường lớp. Những chuyện đáng nhớ thời gian ở đây lại là những chuyện bên lề chuyện dạy học dù rằng hè năm đó học sinh trường Đại Lộc đỗ Tú tài bán phần đến hơn hai phần lớp. Sau buổi sơ ngộ ở văn pḥng trường và cởi mở sau vài câu nói chuyện ngắn, tôi giới thiệu cho nàng nơi ở trọ và nơi ăn cơm tháng cùng chỗ với tôi. Nhà ông bà giáo Hưng có nhiều pḥng trống nằm ở mặt tiền con đường nhựa độc đạo đến trường. Hầu hết nhà ở thị trấn Ái Nghĩa đều là nhà trệt mái tôn, chỉ đôi ba nhà có gác gỗ. Hai ông bà có con cái trưởng thành lập nghiệp ở Sài g̣n nên muốn cho giáo viên ở xa nghỉ trọ và nấu cơm tháng cho có việc lăng xăng và người ra vô cho vui cửa vui nhà chứ hai ông bà khá giả, đâu cần phải kiếm tiền. Mâm cơm cho năm người ăn ngày nào cũng thay đổi món, thịnh soạn và rất ngon. Theo thói quen nấu nướng của người địa phương, nhiều món làm màu bằng nghệ nên thức ăn dọn lên mâm thường có màu vàng. Ngoài tôi và Mai c̣n có Hồng cũng là cô giáo dạy cùng trường và hai nữ giáo viên tiểu học. Gươm lạc giữa rừng hoa. Mấy cô giáo ví là hoa cũng đúng v́ cô nào cũng xinh xắn. Bà giáo nấu ăn ngon, bày biện khéo. Mâm cơm thường có dĩa thịt heo luộc, dĩa rau sống tú hụ ăn với mắm cái. Rau diếp cá nằm xen trong các loại rau khác, ăn chưa quen nên tôi cứ lựa riêng bỏ ra một bên, nàng lùa hết vô chén và bảo răng anh dại rứa, rau ni ăn mát và tốt lắm răng không ăn. Thịt heo ở đây ngon hết sẩy. Dai ngọt bùi. Heo cho ăn thức ăn toàn rau cám, chuối xắc, nước mả đồng nội, hèn ǵ. Tôm cá sông Vụ Gia tươi thịt chắc, kho hay nấu canh đều ngon vô cùng. Những lần được phụ huynh mời ăn giỗ tiệc, nàng hay chọn chỗ ngồi gần tôi, để cuốn cho tôi những cuốn bánh tráng gói thịt heo rau sống v́ tôi thường vụng về gói một cái cuốn ṭe loe hai đầu. Những ngày gần gũi nhau trong trường lớp, những sinh hoạt học đường trong không khí căng thẳng của vùng đất có chiến sự, những chuyến xe ôm eo lên về trường với nhau, những lần chạm mặt với bom đạn trong những căn hầm chất bao cát dă chiến, những bữa ăn với thức ăn ngon và chuyện tṛ với nhau thân mật… dần dần t́nh cảm chúng tôi đến với nhau nhẹ nhàng đằm thắm tự khi nào không hay.
* * Những trận đánh dữ dội trên vùng đồi núi Đại Cường dưới mưa trời và mưa bom đạn. Những đoàn xe cam-nhông chở lính đủ loại binh chủng. Từng đoàn xe bọc thép kéo lên. Hàng loạt máy bay tiêm kích chúi đầu thả bom. Pháo hạng nặng bắn thẳng. Tiếng ầm ́ súng hạng nặng, bom nổ dội về thị trấn. Người người ngơ ngác ngó về vùng núi phía giao tranh, ḷng hoang mang. Mưa dữ dội như trút nước xuống thị trấn. Trời lại sắp lụt to. Cuối tuần, thầy cô giáo rủ nhau đi thành đoàn về Đà nẵng. Giữa đường, có một chốt chặn phối hợp của tiểu khu quận, chi khu cảnh sát và bên an ninh. Họ nói thầy giáo cũng phải ở lại để cùng góp tay bảo vệ đất nước, nói ngang như rứa mà nghe được. Mỗi người có nhiệm vụ của ḿnh chứ. Nói ǵ cũng không thuyết phục được họ, tất cả thầy cô giáo, kể cả hiệu trưởng cũng phải quay trở về thị trấn Ái Nghĩa. Tối đó mưa càng to. Chúng tôi đang ngồi ăn tối th́ trận pháo kích bằng súng cối bắt đầu. Mọi người hốt hoảng bỏ dở bữa ăn chạy vội vô hầm trú ẩn. Cả nhà ken vai nhau trong ánh sáng nhờ nhờ của cây đèn bóng nhỏ đặt một góc, một cây đèn sáp ở cửa căn hầm nổi, chất bao cát dă chiến, nằm tênh hênh trước nhà ông giáo Hưng buổi chiều muộn giăng đầy trời mưa lụt. Đối diện nhà ông giáo Hưng là khoảng đất trống, làm sân bóng đá, nơi sinh hoạt lễ hội, chiếu phim. Xa bên kia sân bóng là văn pḥng huyện. Những tiếng súng cối départ nghe “tủm”, tiếng rít đạn bay ngang đầu không đáng sợ. Những viên đó bay về phía những hầm trú ẩn của bên an ninh và cảnh sát. Sợ nhất là tiếng sè sè của tầm đạn chúi xuống. Những viên đạn cối thăm ḍ tọa độ, xới tung đất đá trên mặt sân vận động, tung bụi mù và bắn những miểng ra xung quanh. Đất đá và miểng đạn rơi trên bao cát hầm kêu bịch bịch. Ai cũng ôm đầu che mặt cầu nguyện tai qua nạn khỏi. Nàng dựa lưng vào góc hầm, nắm chặt tay tôi như t́m kiếm sự bảo vệ, có biết đâu ngoài mặt tôi giữ b́nh tĩnh nhưng trong bụng đang đánh lô tô không kém chi nàng. Nếu không có ai không chừng nàng ôm chầm lấy tôi cho đỡ sợ cũng nên. Tiếng súng cối chỉ ngưng khi có tiếng gầm của máy bay và tiếng đạn phản pháo nổ nơi xa. Ngay ngày hôm sau nước lũ tràn về. Nước dâng lên chia cắt đường về Đà nẵng. Chúng tôi đành phải ở lại thị trấn mấy ngày, bất đắc dĩ trải nghiệm cảnh lụt lội ở vùng đất này là như thế nào. Thị trấn Ái Nghĩa nhỏ, hai khu nhà nằm hai bên con sông Vụ Gia, nối nhau bằng một cây cầu sắt. Đứng trên cầu nh́n xuống ḍng sông chảy lững lờ hiền ḥa bên dưới những lúc nước rặt, cầu cách mặt nước ước chừng đến sáu bảy mét. Vậy mà chỉ qua một đêm nước tràn bờ. Nước lênh láng phủ tràn khắp nơi thành một biển nước, hung hăn, ào ạt chảy trên đồng trống. Mấy thầy giáo, cô giáo trẻ ngồi trên sân nhà cô Nhung nh́n ra xung quanh nước phủ nhờ nhờ màu phù sa. Họ nói chuyện, cười đùa với nhau như quên hẳn chuyện tối hôm qua huyện lỵ mới bị pháo kích và mọi người hớt hơ hớt hải chạy vô hầm tránh bom rơi, đạn lạc. Trước nhà, một vườn cà dĩa sai quả, gió phần phật lá đung đưa. Trên con đường lộ phủ nước sâu đến bẹn, những chiếc ghe, đ̣ tới lui sinh hoạt mua bán thực phẩm tận nhà. Một chiếc ghe gỗ của anh Tám, kè sát bậc thềm nhà cô Nhung. Nghịch ngợm, tôi hỏi mượn ghe. Mấy cô giáo đứng ngó mông ra xung quanh hoài cũng chán nên cũng thích thú leo lên ghe đi chơi cho vui, v́ dân thành phố có khi nào được chèo ghe nước lụt thế này. Tôi cầm lái. Ra chỗ đồng trống, nước chảy mạnh không ngờ. Chiếc ghe trôi tự do theo hướng mạn thuyền, không thể nào điều khiển được. May mà anh Tám lấy một chiếc ghe khác vội vă ra ứng cứu và đưa ghe về lại nhà cô Nhung trước khi ghe lật úp xuống một chỗ trủng nước xoáy trên đồng! Mấy cô giáo ham vui đều trẻ đẹp tên hay: Mai, Nhung, Hồng, Tuyết, Vân, may không thôi theo tôi về chơi dưới suối vàng đúng theo nghĩa đen của chữ nghĩa. Sáu mạng người suưt làm mồi cho Hà Bá! Nước lụt rút đi để lại trong vườn nhà, trên đường lộ, trong sân trường một lớp bùn sền sệt dày quá mắt cá chân. Thế là thầy cô cùng nhân viên nhà trường và học sinh quét dọn pḥng học, sân trường, rửa bàn ghế để dạy học tuần tới. Thấy người dân mang bốt cao su đi tới đi lui trên đường thật là tiện lợi, tôi cũng nhờ học tṛ qua chợ Ái Nghĩa bên kia cầu mua một đôi. Tới trường, nền sân thấp hơn mặt đường nên bùn đọng lại một lớp dày hơn. Bùn dính nhăo nhẹt. Vào trong sân trường, vừa bước được mấy bước, cả hai chiếc bốt dính hẳn vào lớp bùn non không nhấc lên được. Tôi vận hết sức b́nh sanh nhấc chân lên. Than ôi! Chiếc bốt rách hai. Đế đi theo đường đế, phần má cao su phía trên ṭn ten trên chân trần. Tôi la lên: “ Ôi! Nó cắn”. Thầy cô và học sinh đứng xung quanh hốt hoảng chạy đến : “ Con chi cắn thầy?” “ Bùn”.
* * Mùa Noel năm 1972. Báo chí đưa tin dồn dập về cuộc ḥa đàm đă đến hồi kết thúc với h́nh thức kư nháy trong các cuộc gặp riêng giữa các ông Lê Đức Thọ - Xuân Thủy và Kissinger và công bố bản Hiệp định mà Hà Nội và Washington đă đạt được ngày 20 tháng 10 năm 1972. Hai bên định ngày kư chính thức là 31/12/1972. Ngày 24 tháng 10, ông Nguyễn Văn Thiệu đọc diễn văn trước Quốc hội Sài G̣n công khai lên án và bác bỏ Hiệp định 20 tháng 10 năm 1972. Sau đó, là buổi nói chuyện của ông với đông đảo sinh viên các trường đại học Sài g̣n. Buổi truyền thanh trực tiếp ông Thiệu nói chuyện có đoạn “ Mấy người Việt cộng tưởng rằng, kư xong hiệp định là ngang nhiên đội nón cối, đi dép râu vô Sài G̣n dạo chơi trên phố, vô tiệm kéo ghế ăn phở, ăn hủ tiếu Mỹ Tho! C̣n khuya! Đừng ḥng. Chúng bước chân vào đây th́ quân dân miền Nam chặt chúng ra làm trăm mảnh. Chặt, chặt, chặt…." Cứ thế ông hăng say nói cả mươi chữ “chặt” để tỏ ḷng dứt khoát không đồng ư với hiệp định kư nháy đó. Cuộc thảo luận bế tắc cho đến gần Noel th́ Nixon quyết chơi một đ̣n phủ đầu với Hà nội. Từ ngày 14 tháng 12, sau cuộc trao đổi ư kiến với Henry Kissinger và tướng A.Haig, Nixon đă ra lệnh: ngày 17 thả ḿn Hải Pḥng, ngày 18 bắt đầu dùng B.52 ném bom Hà Nội, Hải Pḥng. Ngày 17/12 Mỹ bắt đầu tiến hành gài ḿn, và trong 24 tiếng đồng hồ Hoa kỳ đă xử dụng 129 B-52 để oanh tạc Bắc Việt. Trong 12 ngày từ 18/12 cho tới 29/12, Không quân Mỹ đă thực hiện 729 phi vụ B-52 và khoảng 1,000 phi vụ máy bay oanh tạc chiến đấu, đă ném hơn 20 ngàn tấn bom. Mục tiêu oanh tạc gồm hệ thống giao thông, đường rầy xe lửa, nhà máy phát điện, phi trường, kho nhiên liệu… những mục tiêu này phía Mỹ cho rằng đều có ư nghĩa về quân sự. Cuộc ném bom chỉ ngưng nghỉ 36 giờ trong ngày 24/12 để đón Giáng sinh. Đây là trận oanh tạc lớn nhất từ sau Thế chiến thứ hai, một trong những phương châm của Nixon là nếu đă xử dụng vũ lực th́ phải mạnh hết cỡ không giới hạn, một khi đă áp dụng sức mạnh quân sự, tốt nhất là phải đánh xả láng. (1) Cuộc chiến càng hung hăn càng làm buồn ḷng hơn những người mong mỏi ḥa b́nh cho đất Việt đang ngày ngày hứng chịu khổ đau.
* * …Một bài thơ chẳng biết tác giả là ai có bốn câu nghe vui vui mà có dính dáng đến tên Mai của nàng nên tôi chép lại nắn nót trên một tờ giấy học tṛ, vẽ trang trí một cành mai nở bên góc. Tôi dùng tờ giấy đó chèn đánh dấu trang. Nàng hỏi tôi đọc chi, tôi lật b́a hai cuốn sách tôi đang đọc dở nàng xem mà không trả lời. “Câu chuyện gịng sông” của Hermann Hesse, Phùng Khánh dịch và “ Mùa hè đỏ lửa” của Phan Nhật Nam vừa mới xuất bản, những trang sách c̣n tươi rói thời sự. “ Đọc xong cho em mượn đọc với nghe” “ Em nên đọc cuốn Câu chuyện ḍng sông, cốt chuyện nhẹ nhàng chứ quyển Mùa hè đỏ lửa ni dữ dội và đau thương lắm, sợ em quá nhạy cảm đọc không nỗi” “Kệ, phải biết chứ?”. Thấy tờ giấy chèn trang rơi ra, nàng nhặt lên đọc bài thơ trên trang giấy học tṛ xếp lại như cánh thiệp.. Tôi chống chế định gửi em mà chưa kịp gửi. Vị t́nh lai khứ nhất chi mai, Khứ nhất chi mai hữu biệt hoài, Hoài biệt hữu mai chi nhất khứ, Mai chi nhất khứ vị t́nh lai. Dịch: V́ t́nh nên gửi lại cành mai, Gửi lại cành mai, thương nhớ hoài, Nhớ thương hoài một cành mai ấy, Gửi cành mai thương nhớ t́nh ai. Chỉ một câu mà nói lui nói tới, xàng quay, xàng lộn thành bốn câu thơ xoàng xỉnh như thế mà làm nàng cảm động. Nàng áp tờ giấy lên ngực, mặt ửng hồng, đến sau lưng nàng nắm nhẹ vai tôi, ghé tai nàng nói nhỏ anh tế nhị quá. …Buổi chiều, gia đ́nh em Mười Hai, một nữ sinh của trường, mời thầy cô lên thăm vườn dưa nhà cô vừa chín tới. Hai chúng tôi ngồi cùng một luống lựa trái ngon, nàng đưa tay vỗ trái dưa kêu bịch bịch. Tôi hỏi: “Em có biết lựa dưa không mà vỗ dưa mạnh bạo như Lư Tiểu Long rứa?” “ Biết chứ, tiếng nghe bong bong là chưa chín, tiếng vỗ nghe bịch bịch là chín rồi” “ Có một cách thử dưa chín hay lắm.” Nàng tṛn mắt ngạc nhiên. “ Em nhắm mắt đi.” Nàng làm theo. Tôi cầm tay nàng “ Bây giờ em cầm tay anh, anh rờ trái dưa. Nếu em thấy xao xuyến và rạo rực trong người là trái dưa đă chín rồi đó, thử coi.” Tôi nắm tay nàng dịu dàng. Nàng rụt tay lại. “ Xạo vừa thôi cha, thấy người ta thật thà rồi lợi dụng. Họ nh́n ḱa!” Tôi nói liều “ Ai nh́n người nớ dị.” …Một buổi chiều trên đường về Đà nẵng, thấy c̣n sớm, tôi rủ nàng : “ Nghe nói vùng Phú Thượng đẹp lắm, ḿnh qua đó chơi cho biết.” “Tùy anh, đi mô cũng được.” “ Nhớ nói ra th́ phải giữ lời nhé?” “ Th́ đi chỗ đàng hoàng thôi.” “ Chỗ đàng hoàng là chỗ nào, c̣n chỗ nào là không đàng hoàng?” “ Anh hay xiên xẹo, nói với anh không lại.” Đường vắng. Đi trên đường thấy chẳng có bóng người, chỉ có vùng trảng thấp. Xa một chút là núi đồi trùng điệp. Đến một khu dân cư, chúng tôi rẽ vào một ngôi nhà thờ hoang vắng. Mới ngồi bên nhau một chút, một loạt đá sỏi của mấy đứa bé rắn mắt nào đó ào ạt ném về phía chúng tôi. Hoảng kinh, chúng tôi lên xe rồ ga phóng đi. Tôi bảo nàng: “ Chắc là thanh niên ở đó thấy anh hạnh phúc bên em nên ganh tỵ.” “ Thôi anh ơi, may mà chưa u đầu sứt trán, c̣n ở đó mà b́nh loạn?!” Tôi nói lấy được “ Có sao anh nói vậy. Sự thật như thế chứ b́nh loạn chi mô? Bây giờ c̣n sớm ḿnh đi uống nước cho b́nh tĩnh, rồi về. Bị trận mưa đá sỏi sạn ghê quá, hết hồn.” “ Tùy anh.” Lại tùy anh. Ngồi bên bờ sông Hàn, gió chiều êm dịu, nắng xiên khoai phía sau lưng, những dăy nhà cao che nắng tạo thành bóng râm chỗ chúng tôi ngồi uống nước mía. Nắng dọi những làn sóng lăn tăn trên mặt nước lung linh ánh sáng. Tôi gợi ư: “ Cái ǵ em cũng nói tùy anh. Nếu bây giờ anh nói mai mới về nhà th́ em có tùy anh không?” Nàng trố mắt ngây thơ hỏi: “ Thôi anh ơi, ba mẹ em biết chiều nay ḿnh về, ḿnh không về ông bà lo lắng, không được đâu! Mà anh định đi đâu?” “ Tôi chỉ tay về phía xa xa “ Vô đó ḱa.” “ Giỡn chi rứa anh. Về đây rồi, không về nhà mà đi ngủ khách sạn. Không dám đâu, gặp người quen chắc có nước độn thổ.” “ Th́ ḿnh nằm bên nhau, nói chuyện chơi rồi ngủ. Ḿnh chẳng làm chi bậy bạ th́ sợ chi? Anh cam đoan là ngủ chay đàng hoàng. Thề danh dự.” “ Anh thề danh dự th́ em tin anh nhưng nằm gần nhau, làm sao em tin nỗi ḷng em, rồi sinh chuyện.” Nàng nói như thánh nữ đồng trinh nói làm tôi chịu thua nhưng cũng vớt vát: “ Anh nói vậy thôi, chứ anh phải giữ ǵn cho em chứ!” “ Thiệt t́nh cái anh này. Thử ḷng người ta chi mà ác! Hồi năy nếu em nói tùy anh th́ không biết chuyện chi xảy ra à nghen!” Vừa chở nàng về tới nhà, bác Thức, ba nàng ra đón vồn vă: “ Hai đứa bây về kịp hay quá. Ba sai thằng Thăng mua vé cho cả nhà đi xem phim “ Đường sơn đại huynh” do Lư Tiểu Long đóng vai chính. Coi phim xong, Đoàn về đây uống rượu với bác.” Nàng nheo mắt nói với tôi: “ Anh thấy chưa, may mà em không “tùy anh” chứ nghe lời anh th́ rách việc, chết cả lũ.” Ăn cơm xong, cả nhà đi đến rạp Kinh Đô trên đường Độc Lập. Rạp đầy người không c̣n một ghế trống. Nàng tế nhị ngồi với em gái và cha mẹ, tôi ngồi riêng với hai em trai của nàng. Phim quá hay. Hết phim, trên lối đi ra cửa tôi giả bộ nghiêng ngă, xoay xoay chực té. Mọi người hoảng lên: “ Sao vậy, Đoàn sao vậy?” “ Dạ, phim đấm đá dữ dội quá, hay quá nên con xoàng!” “ Ba ơi, anh giả bộ đó, hết ai giỡn anh lại đi giỡn người lớn.” Bác Thức cười: “ Kệ hắn, vui thôi.” Về lại nhà nàng, bác Thức đem ra một chai rượu Martel, quà của một người bạn Mỹ tặng. Hàng PX. Nàng vào bếp nướng mấy con mực khô và làm món ḅ lúc lắc khoai tây dọn ra salon rồi rút vô pḥng trốn biệt. Bác Thức là bác sĩ quân y, cao, người đầy đặn, da trắng hồng, mặt phúc hậu, giọng vang. Bác có những nhận định về t́nh h́nh chính trị sắc sảo, tỏ ra bi quan về khả năng chiến đấu của quân đội Cọng Ḥa khi Mỹ rút đi và miền Nam sẽ sụp đổ nhanh chóng nếu Mỹ cắt viện trợ. Hai người một già một trẻ nói chuyện tương đắc. Uống chừng nửa chai rượu, tôi ngà ngà. Nàng đă dọn cho tôi một chỗ nghỉ tinh tươm. Giường nệm, drap trắng muốt, mùng buông sẵn. Tôi chẳng khách sáo. Trong giấc ngủ tôi mơ hồ thoảng thấy mùi hương của nàng. Hương trinh nữ. Sáng ra, nàng soạn sẵn bàn chải khăn mặt cho tôi chu đáo. Lan, cô em vui tính của nàng nói: “ Anh Đoàn sướng nhe. Chưa có ai mà ba em nói chuyện say sưa như hồi hôm ổng nói chuyện với anh. Chị Mai nhường pḥng cho anh rồi qua ngủ với em. Hồi hôm thấy chị cứ trăn qua trở lại hoài. Thấy thương. Cách nhau có một cái vách mà như hai phương trời cách biệt. Hồi hôm anh có mơ ǵ không?”
…Ăn Tết xong, thầy tṛ đến trường để làm lễ tựu
trường đầu năm. Ông Hiệu trưởng bận ǵ không đến. Lễ làm qua loa cho
xong. Một bó hoa lay-ơn màu đỏ thắm trở nên vô duyên v́ chẳng có lễ tiết
ǵ . Nàng đem bó hoa vào pḥng ông hiệu trưởng. Sẵn máy ảnh chuẩn bị
chụp h́nh cho buổi lễ đầu năm, thầy Ngô Huỳnh chụp liền mấy tấm h́nh kỷ
niệm nàng ôm bó hoa cười tươi, tôi đứng kế bên quàng vai nàng như đôi
tân lang tân giai nhân trong lễ cưới. Thời gian sau hỏi Huỳnh mấy tấm
h́nh kỷ niệm đâu rồi, Huỳnh trả lời tỉnh bơ ḿnh quên charge film! “ Chặt, chặt, chặt ” mạnh miệng như thế nên ông Thiệu làm hai bên lâm chiến lúng túng phải tŕ hoăn việc kư kết văn bản Hiệp định Ḥa b́nh Paris. Trước sức ép nặng nề của chính quyền, Nixon quyết định dứt khoát rút quân ra khỏi Việt Nam và nói thẳng với ông Thiệu, nếu ông không kư th́ Mỹ vẫn kư Hiệp định với Hà Nội, ông Thiệu phải nhượng bộ. Chẳng đặng đừng, chính quyền miền Nam phải cùng các bên ḥa đàm kư vào văn bản Hiệp định Ḥa B́nh Paris ngày 27/1/1973. Trước ngày kư hiệp định, chính quyền ra lệnh đánh dấu lănh thổ bằng cách vẽ lá cờ vàng ba sọc đỏ mọi nhà, mọi nơi. Thế mà qua ngày 28/1, khi hiệp định ḥa b́nh có hiệu lực, nhiều vùng thôn xóm xa xa xuất hiện nhiều lá cờ xanh đỏ sao vàng treo trên đầu ngọn tre, ở xa vẫn nh́n rơ. Da beo.
* *
…Tôi phụ trách văn nghệ và báo chí của trường. Những buổi giao lưu văn nghệ với trung đoàn 54 đóng trên đồi. Những buổi đi thăm tiền đồn giao lưu văn nghệ với lính đóng quân nơi tiền tuyến. Thầy hát, cô hát, học tṛ hát hồn nhiên vui vẻ trong những chuyến dă ngoại bất ngờ. Một buổi tối, chỉ huy trung đoàn 54 mời thầy cô và nhân viên trường lên văn pḥng ban chỉ huy đóng ở trên đồi xem phim. Ai cũng hăm hở v́ ban đêm ở lại thị trấn chẳng có ǵ giải trí . Pḥng chiếu phim đặt máy chiếu và tấm màn trắng trong pḥng hành quân dẹp gọn. Tưởng chiếu cho thầy cô giáo xem phim ǵ hay ho, mấy ông đem mấy phim dung tục ra chiếu. Hầu hết cô giáo đỏ mặt bỏ ra ngoài ngắm sao. Tôi đi theo. Đứng bên nàng trên đồi cao nh́n ra xa, dưới ánh sáng trăng mười sáu, vùng quê Đại Lộc tít tắp tầm nh́n đang yên b́nh và tĩnh lặng. Có ai ngờ, trong không gian đó ngầm chứa một hỏa diệm sơn sôi sục lửa chiến tranh. Hoạt động sôi nổi nhất trong mùa hè 1973 của nhà trường là “Tuần lễ sinh hoạt học đường” do Ty Giáo Dục Quảng Nam tổ chức ở Hội An. Trường Đại Lộc tham gia hầu hết sinh hoạt trong tuần lễ đó. Hai chương tŕnh văn nghệ, trường Đại lộc tham gia với hợp ca “ Những ḍng sông chia rẽ” của Phạm Duy, liên khúc “ Ta phải thấy mặt trời, Chính chúng ta phải nói ḥa b́nh và Cánh đồng ḥa b́nh” của Trịnh Công Sơn đều do tôi tập. Đơn ca “Thương quá Việt Nam” của Phạm Thế Mỹ do Trương thị Nữ hát đơn ca do cô Nhung tập. Một vũ điệu dân tộc do Hoàng Mai biên đạo và tập cho các em tuyển chọn từ nữ sinh đệ tam. Cùng tham gia tập cho các em có Trần Danh sau này thành nhạc sĩ nổi tiếng của Quảng Nam - Đà Nẵng, với bút danh Trần Ái Nghĩa. Những bài hát và điệu múa đều nhằm vào cùng một chủ đề là “ Quê hương và khát vọng ḥa b́nh.” Trường c̣n tham dự thi báo tường và triển lăm. Mỗi trường được phân một pḥng triển lăm ở trường Trần Quư Cáp. Quanh tường gian pḥng triển lăm treo tranh và các sản phẩm thủ công của học sinh. Giữa pḥng trưng bày các sản vật nông nghiệp địa phương Đại Lộc. Mấy quả bí to quá cỡ đặt trên quầy khiến ai vào xem cũng trầm trồ khen ngợi. Trong dịp này, trường c̣n tham gia giải bóng đá học sinh, mang về cho trường giải nh́ toàn tỉnh. Những đóng góp của trường Đại lộc vào tuần lễ sinh hoạt học đường đó để lại tiếng vang và sự ngưỡng mộ trong ḷng những người tham dự và Ty Giáo Dục Quảng Nam. Mấy cái giấy khen của Ty giáo dục gửi về trường đánh giá cao về điều đó. Nhân có đông đủ giáo sư của trường cùng về Hội An tham dự tuần lễ sinh hoạt học đường, ông Tập liên hệ bên chỉ huy của Giang Đoàn Hải Quân đóng ở Hội An xin tàu ra chơi ngoài Cù Lao Chàm hai ngày một đêm. Đứng trên boong tàu, lần đầu trong đời chúng tôi thấy những đàn cá chuồn từ dưới làn nước biển xanh vọt lên không trung rồi vỗ cánh sành sạch bay xa hàng chục mét trước khi đáp xuống nước. Sau phần lửa trại và ăn tối, thầy cô giáo tùy nghi bất kể nam nữ, nằm thành một dăy dài trên băi cát ven biển. Tôi nằm bên nàng nghe sóng biển vỗ bờ xào xạc, nh́n khung trời đầy sao, tôi chỉ cho nàng xem cḥm sao hiệp sĩ, hướng nam bắc theo chiều cái kiếm ở thắt lưng; sao Ngưu Lang, Chức nữ và câu chuyện dân gian v́ sao tháng bảy mưa Ngâu, con quạ nào cũng bị trọc đầu! Bên nàng tôi cảm nhận sự b́nh yên quư giá và ḷng lâng lâng một cảm xúc diệu vợi. Ghé tai nàng tôi nói nhỏ : “ Đêm tân hôn của hai đứa ḿnh, sao khách khứa vào ngủ trong pḥng tân hôn đông quá, không làm ăn chi được.” Nàng hứ lên một tiếng: “ Anh chỉ ưa nói bậy, mang tiếng chết!” ….Chúng tôi đèo nhau ra khu vực vắng vẻ trên bờ sông. Đi dọc con đường nhỏ ven sông nh́n qua vùng Cẩm Nam bên kia sông phong cảnh hữu t́nh. Chúng tôi khóa xe bên bờ sông, gọi một chiếc ghe do một thiếu phụ lớn tuổi cầm lái đang chèo thong thả trên sông. Ngang một băi cát cù lao giữa sông, tôi bảo thiếu phụ chèo ghe cho chúng tôi xuống băi chơi một lát, bà đi đâu đó rồi chút nữa trở lại đón chúng tôi.
Cầm tay nhau dung dăng trên băi cát một chốc, chúng
tôi cùng ngồi xuống đám cỏ. Nhặt một cành cây khô tôi viết tên hai đứa
lên nền cát trắng mịn rồi đưa cành cây cho nàng. Nàng biết ư, vẽ h́nh
trái tim bao quanh. Ngước nh́n lên, mắt nàng long lanh: “Có được măi như
thế này không anh?” * *
Cuối niên học đó tôi đổi về dạy ở Huế. Đường sá cách
trở. Tôi không có dịp nào trở lại Đà nẵng. Một lá thư duy nhất nàng gửi
cho tôi ghi vỏn vẹn mấy chữ to chiếm hết trang giấy học tṛ “ Đành ḷng
quên Đà Nẵng sao anh?”. Một ḍng ngắn ngủi nhưng chứa bao ân t́nh, một
câu hỏi tôi không thể trả lời dứt khoát, một lời trách nhẹ nhàng mà đau
như muối xát tâm can của tôi. Tôi nhủ thầm như tạ lỗi với nàng: “ Anh
không bao giờ quên em nhưng anh có nỗi khổ tâm riêng không thể nào nói
với em nên ḿnh không đến với nhau được.” Khi mới gặp nhau nàng từng nói:
“Mấy ông người Huế vô đây xạo ghê lắm. Tin chi nỗi”. Ôi! Tôi đành mang
tiếng là gă đàn ông bạc t́nh. * * Cho tới khi gia đ́nh tôi chạy loạn theo ḍng người từ Huế đổ vào Đà Nẵng, tôi mới gặp lại nàng trong khoảnh khắc trọng đại của lịch sử sang trang. Tâm trạng mọi người đang hoang mang, lo lắng v́ việc thay ngôi đổi chủ. …Ba giờ chiều ngày 29-3-1975, bộ đội giải phóng đă chiếm được Đà Nẵng, thành phố lớn thứ hai ở miền Nam. Từ các ngả Phước Tường, đường Thanh Khê, Lư Thái Tổ... bộ đội giải phóng tiến vào thành phố. Đoàn xe cắm cờ cách mạng chạy qua cầu Trịnh Minh Thế bắc qua sông Hàn phải dừng lại nhiều lần v́ hàng ngàn người dày đặc vây quanh. Tôi đến nhà nàng trong buổi chiều dầu sôi lửa bỏng đó. Nhà nàng ở trong khu gia binh. Mọi người đang tất bật dọn đồ đạc ra khỏi nhà, thuê xe chở về nơi ở mới. Ôm cái quạt máy trên tay, nàng nhờ tôi chở về đường Ông Ích Khiêm. Nhà nàng thuê ở tạm nằm trong một con hẻm nhỏ. Tôi cẩn thận ghi địa ch́ của nàng vào sổ tay và ghi nhớ con hẻm. …Năm 1976, tôi nhận được thiệp hồng của Hồng và Triết, hai người bạn cùng dạy ở trường Đại Lộc. Luôn tiện vào Đà Nẵng theo học mấy ngày chương tŕnh cập nhật sách giáo khoa, tôi tham dự lễ cưới. Gặp tôi nàng vui vẻ hồn nhiên như thuở trước. Tôi đạp xe chở nàng lên nhà Triết. Tiệc cưới tổ chức tại nhà đơn giản mà ấm cúng. Những người bạn xưa thân thiết nay gặp lại chuyện tṛ rôm rả, vui vẻ và thân t́nh vô cùng. Chở nàng về nhà, thấy giờ đă muộn, tôi bịn rịn từ giă nàng. Nàng cầm ngón tay trỏ của tôi vuốt nhẹ lên ngón tay đeo nhẫn của nàng. Một chiếc nhẫn. Tôi hiểu ư. Nàng đă đính hôn.
…Năm 1984, trên chuyến tàu lửa Sài g̣n- Huế tồi tàn,
tôi t́nh cờ gặp lại gia đ́nh Hoàng Mai. Cả gia đ́nh theo bác trai vào
Sài g̣n, chỉ có Mai theo chồng ở lại Đà nẵng. Toa tàu tối om soi nhờ nhờ
bằng hai bóng đèn vàng hiu hắt. Vậy mà Lan, em gái của Mai vẫn nhận ra
tôi. Hỏi thăm nhau một hồi với bác trai, Lan kéo tôi riêng ra hỏi nhỏ: “
Anh có nhắn chi với chị Mai hay không?” Tôi đáp: “ Cho anh gửi lời thăm
chị Mai. Em nhắn với chị Mai là anh c̣n ghét chị Mai nhiều, nhiều lắm.
Ghét hoài.”
* * Năm 2000, ông Phan Thế Tập, trước đây là hiệu trưởng trường Đại Lộc mời vợ chồng tôi dự đám cưới con gái út tại nhà hàng New World, Sài G̣n. Một không gian tiệc cưới cực kỳ sang trọng. Ngoài những lễ tiết tân hôn và ban nhạc nhẹ chơi những bản nhạc tiết tấu nhẹ nhàng, hai gia đ́nh c̣n mời khách lên góp vui trong tiệc cưới. Ông Tập giới thiệu tôi với những lời lẽ đầy cảm kích của người “tha phương ngộ cố tri”. Tôi cũng nễ t́nh lên hát tặng cô dâu chú rể bài hát “ Ngậm ngùi” của Phạm Duy, phổ thơ Huy Cận nhưng tôi đặt tựa mới cho phù hợp không gian đám cưới với nhan đề là “ Anh hầu quạt đây”. Một người thanh niên trắng trẻo, cao ráo, đẹp trai đến bên chào tôi lễ phép : “Xin lỗi, bác là bác Đoàn, người Huế, trước đây dạy Đại Lộc?” “Vâng, có ǵ không cháu?” “ Bác hát hay quá! Con ngưỡng mộ bác nên xin bác cho con chụp chung một bức ảnh kỷ niệm.” Tôi không biết anh ta nghe đâu và tôi có tiếng tăm ǵ hay ho mà lại nói là ngưỡng mộ! Anh ta đến mời hai vợ chồng ông Tập và vợ chồng con gái ông Tập đến cùng chụp tấm ảnh chung. “ Bác cho con xin địa chỉ nhà để con gửi h́nh tặng bác”. Ông Tập giới thiệu: “Cháu Tâm đây, bạn con gái tui, cùng học trường Phan Chu Trinh, Đà Nẵng. Cháu ở Mỹ về, luôn dịp tui mời cháu dự tiệc cưới con tui.”
Tôi ghi vội địa chỉ của ḿnh trên tờ giấy thực đơn xé
ra.
* * Gần hai tháng sau, nhân viên bưu điện chuyển đến tận nhà thư bảo đảm từ Houston, Texas ở Mỹ gửi về. Người gửi là Mai Tâm. Mấy tấm ảnh chụp trong lễ cưới con gái anh Tập gửi kèm theo một lá thư và một tờ giấy xếp h́nh như cánh thiệp đă ngă màu vàng ố thời gian. Nét chữ quen, tờ giấy cũng quen. Tôi sững sờ nh́n h́nh trang trí hoa mai và bài thơ “Vị t́nh lai khứ nhất chi mai”. Là Nàng.
Anh Đoàn, Nh́n anh chỉ già đi một chút nhưng không khác mấy với “thuở ấy chúng ḿnh”. Qua Mỹ lâu rồi, hôm nay thấy h́nh anh, em bồi hồi xúc động vô cùng. Bao kỷ niệm quư giá ”một thời để yêu” trở về. Những thước phim đứt quăng nay kết lại thành một chuỗi ân t́nh không dứt. Anh nh́n kỹ cháu Tâm xem thử có ǵ lạ? Nhớ bài không tên số hai anh hay hát cùng em không? Đời một người con gái ước mơ đă nhiều, trời cho không được mấy, đến khi lấy chồng chỉ c̣n mối t́nh mang theo.
Bên dưới những ḍng viết ngắn ngủi gợi nhớ ấy ghi mấy chữ đều viết hoa nắn nót như thói quen của nàng: ”Người Dưng Khác Họ”. Ngắm kỹ các h́nh chụp trong đám cưới con anh Tập, tôi nhận ra một điều kỳ lạ. Hai khuôn mặt có nét giống nhau thật. Hèn ǵ trong thư nàng hỏi tôi, có lẽ nàng nhận ra điều ấy. Thuở ban đầu lưu luyến ấy, tôi hay hát đùa “Người dưng khác họ, chẳng nọ th́ kia”. Chưa từng có chuyện nọ chuyện kia ǵ giữa hai đứa ! Cũng không có chuyện “ngày nào ân cần trao thân” như lời hát trong bài không tên số hai của Vũ Thành An. Ḷng tôi chùng xuống. T́nh nàng sâu đậm đến thế ư? Tôi ngậm ngùi nhớ “ người dưng khác họ” trong lần gặp gỡ đầu tiên khi nàng tới trường nhận nhiệm sở và những kư ức rời rạc nhưng kỹ niệm sắc nét trong quăng thời gian hai đứa yêu nhau. Tôi mơ hồ thấy tôi …đang ch́m dần trong câu ca dao Trung bộ: Con chim tra trả, ai vay mà trả, Bụi rau sưng, ai vả mà sưng ? Đây người dưng, đó cũng người dưng, Mà sao trong dạ rưng rưng nhớ hoài ? Hai tay nâng vạt áo dài,
Chặm lên con mắt, chặm hoài không khô.. Lê Duy Đoàn, Sài G̣n, 10/10/2013
1. Bài viết này dành tưởng nhớ thầy Ngô Huỳnh và thầy Nguyễn Cương đă đi xa. Cũng dành tặng những người bạn cùng dạy ở trường Trung Học Đại Lộc thời kỳ đó mà tôi c̣n nhớ tên: Phan Thế Tập, Vĩnh Trung, Hồ Văn Thanh, Nguyễn Cao Triết, Trần Đ́nh Luyến, Nguyễn Cương, Bùi Văn Phát, Ngô Huỳnh, Lê Đức Thọ, Nguyễn Hữu Tuân, Phan Mười, Lưu Văn Tứ, Lê Ngọc Chiếu, Lê Công Mười, Nguyễn Hữu Dũng, Vơ Hoàng, Huỳnh Hoa, Phan Thế Hưởng, anh Kiệt, anh Tân, anh Phát. Các cô: Bùi Thị Nhung, Nguyễn Thị Bạch Vân, Đặng Thị Xuân Ḥe, Văn Thị Tuyết, Trần Thị Bích Hương, Trần Thị Châu, Mai Thị Kim Chung, Lưu Thị Hữu Hạnh, Hồ Thị Ngọc Mai, Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Thị Lan, cô Liên, cô Nghiêm, cô Khuê, cô Hồng. …để nhớ lại không gian trường lớp đầy kỹ niệm.
|