Đỗ Tư Nghĩa

 

CÁI Ổ CẮM

Ni-sư Charlotte Joko Beck

Đỗ Tư Nghĩa dịch

 


 

Vài nét về tác giả:

[ 1917- 2011]

Sinh năm 1917, tại New Jersey. Học âm nhạc tại Nhạc viện Oberlin. Tŕnh diễn và dạy piano một thời gian. Lập gia đ́nh, có 4 đứa con; ly thân, làm thư kư, rồi trợ giảng tại một phân khoa đại học.

Bắt đầu thực tập Zen vào tuổi 40. Học đạo với Thiền sư Hakuyu Taizan Maezumi tại Los Angeles, và sau đó, với Thiền sư Hakuun Yasutani.

Năm 1983, thành lập Trung tâm Zen tại San Diego.

Ni sư luôn dạy học tṛ của ḿnh nên đối mặt với những khó khăn trong đời sống thường nhật, thay v́ trốn tránh chúng. Nhiều đệ tử của Ni sư là nhà tâm lư học, nhà tâm lư trị liệu.

Tác phẩm chính: Everyday Zen [ 1989] và Nothing Special [ 1993].

Ni sư qua đời năm 2011, thọ 94 tuổi.

[ Theo từ điển Wiki pedia, bản tiếng Anh]

 

Trong cuộc sống thường nhật, tất cả chúng ta đều mang theo cái mà chúng ta có thể gọi là một cái ổ cắm tưởng tượng: một cái ổ cắm điện, nó làm ta nhảy đựng lên bất cứ khi nào ta gặp phải cái mà ta cảm thấy như là một vấn đề. Chúng ta có thể tưởng tượng nó với hằng triệu chỗ cắm, tất cả đều ở trong tầm với của chúng ta. Bất cứ khi nào ta cảm thấy bị đe dọa hoặc bị xáo trộn, ta tự “cắm phích” chính ḿnh vào trong nó và phản ứng lại với cái t́nh huống đó. Cái ổ cắm tượng trưng cho cái quyết định nền tảng của ta, về cái cách mà ta phải hành động để sinh tồn và đạt được cái mà ta muốn trong đời. Khi c̣n bé, ta khám phá ra rằng, cuộc sống không luôn luôn chiều theo ư muốn của ta. Ta không muốn ai chống đối ḿnh, ta không muốn cảm nghiệm sự khó chịu, và do vậy, ta tạo ra một phản ứng tự vệ, để ngăn chặn sự đau khổ có thể xảy ra. Cái phản ứng tự vệ đó là cái ổ cắm của ta. Ta luôn luôn “cắm phích” chính ḿnh vào nó, nhưng ta đặc biệt nhận ra nó vào những thời điểm bị stress và bị đe dọa. Ta đă làm một quyết định rằng, cuộc sống b́nh thường – cuộc sống như nó thực sự đang là – là không thể chấp nhận được. Và ta cố đối phó với những ǵ đang xảy ra.

Tất cả mọi thứ này là không thể tránh được. Đă đành, bố mẹ chúng ta không phải là những con người hay những vị Phật hoàn toàn giác ngộ, song những con người và những biến cố khác cũng góp phần vào nữa. Khi c̣n bé, ta chưa đủ chín chắn để xử lư chúng một cách khôn ngoan. Do vậy ta “cắm phích” chính ḿnh vào ổ cắm của ta và nổi điên lên, hành động một cách ngớ ngẩn, “không giống ai,” hay có thể rút lui vào vỏ ốc. Từ thời điểm đó về sau, ta không c̣n sống cho một lư tưởng đích thực, mà chỉ sống cho quyền lợi của cái ổ cắm của ḿnh. Điều ấy nghe có vẻ ngớ ngẩn; thế nhưng đó là cái mà chúng ta thường làm.

Một khi cái ổ cắm được thiết lập, th́ bất cứ khi nào một cái ǵ đó xảy đến với ta – thậm chí nếu một ai đó nh́n ta một cách hơi cáu kỉnh – ta bèn tự “cắm phích” vào cái ổ cắm đó. Cái ổ cắm mà ta đă dựng lên, có thể có vô số lỗ cắm, và suốt ngày ta có thể cắm phích vào nó một ngàn lần. Hệ quả là, ta có một nhăn quan rất kỳ lạ về đời ḿnh. Chẳng hạn, giả thử rằng, Gloria đă nói một cái ǵ đó rất cộc cằn, thô lỗ với tôi. Sự thực chỉ đơn giản là : cô ấy đă nói một cái ǵ đó. Cô ấy và tôi có thể có một vấn đề nho nhỏ cần thảo luận, nhưng cái sự thật của vấn đề là, cô ấy chỉ đơn giản đă nói một cái ǵ đó. Tuy vậy, ngay lập tức, tôi cảm thấy bị phân cách khỏi Gloria. Với riêng tôi, cô ấy đă làm một cái ǵ đó sai trái. “Hăy nh́n cái mà cô ấy đă làm!Thật là một cô nàng hết sức khó chịu.” Bây giờ, tôi có thành kiến không tốt với Gloria. Tuy vậy, sự thực là, cái vấn đề của tôi không phải do Gloria gây ra; cô ấy không có dính dáng ǵ tới nó cả. Mặc dù, đúng là cô ấy đă nói một cái ǵ đó, nhưng sự xáo trộn của tôi không phát xuất từ cô ấy, mà từ việc tôi đă cắm phích vào cái ổ cắm của ḿnh. Tôi cảm nghiệm cái ổ cắm của tôi như là một loại căng thẳng – điều này thật khó chịu – và tôi không muốn dính dáng ǵ tới một cảm xúc như vậy, bởi thế, tôi khai chiến với Gloria. Nhưng chính cái ổ cắm của tôi, là cái đang gây ra cho tôi cái sự phiền năo đó.

Nếu đó là một “sự cố” nhỏ bé, th́ trong một thời gian tương đối ngắn, tôi quên nó đi và cắm một cái ǵ khác vào ổ cắm. Tuy nhiên, nếu cái “sự cố“ đó quan trọng, th́ có thể, tôi sẽ có hành động quyết liệt. Tôi nhớ một người bạn của gia đ́nh tôi trong thời kỳ Đại Khủng Hoảng (1), anh ấy bị sa thải khỏi cái công việc mà anh đă làm suốt 40 năm. Anh chạy băng lên mái nhà và nhảy xuống, tự vẫn. Anh không hiểu đời ḿnh. Một cái ǵ đó đă xảy ra, đúng vậy, nhưng nó không xứng đáng để phải quyên sinh. Tuy vậy, anh đă cắm phích vào trong cái ổ cắm của ḿnh, và nỗi đau khổ của anh quá mănh liệt, đến mức anh không thể chịu đựng được nữa.

Bất cứ khi nào một cái ǵ đó quan trọng xảy ra trong đời ta, ta bị một cú sốc mạnh từ cái ổ cắm của ḿnh. Ta không biết phải làm ǵ với cú sốc đó. Mặc dù cú sốc phát xuất từ bên trong ta, ta cho rằng nó phát xuất từ bên ngoài, “ở đằng kia.” Một ai đó hoặc một cái ǵ đó đă xử tệ với ta; ta là nạn nhân. Trong trường hợp với Gloria, th́ tôi cảm thấy rơ ràng là: vấn đề phát xuất từ Gloria. “C̣n ai vào đó nữa? Hôm nay không có ai khác đă lăng nhục tôi. Chắc chắn chính là cô ấy!” Trong khi phản ứng lại, tôi bắt đầu mưu tính: “ Bằng cách nào tôi có thể trả đũa cô ấy? Có lẽ, tôi sẽ không bao giờ nói chuyện với cô ấy nữa. Nếu cô ấy c̣n hành động như vậy, tôi không muốn cô ấy là bạn của tôi. Tôi đă chịu quá đủ sự rắc rối rồi. Tôi không cần đến Gloria nữa.” Thực ra, cái nguồn gốc thực sự của cơn phiền năo của tôi, th́ không phải là Gloria. Cô ấy đă làm một cái ǵ đó mà tôi không thích, nhưng cái hành vi của cô th́ không phải là nguồn gốc gây ra nỗi đau của tôi. Chính cái ổ cắm tưởng tượng của tôi, nó mới thực là cái nguồn gốc. Trong thiền tọa, chúng ta dần dần trở nên có ư thức hơn về cơ thể ḿnh và chúng ta phát hiện ra rằng, nó vốn co rút trong mọi lúc. Thường khi, cái sự co rút này rất vi tế, nhỏ nhiệm, nên người khác không thấy được. Khi ta trở nên thực sự bị xáo trộn, sự co rút gia tăng. Một số người bị co rút quá mạnh, đến nỗi nó trở nên rơ ràng và người khác thấy được. Nó tùy thuộc vào cái lịch sử đặc thù của từng cá nhân. Ngay cả khi một người đă có một cuộc sống tương đối hạnh phúc và dễ dàng, th́ những co rút vẫn có mặt ở đó một cách thường trực, như là một căng thẳng ngoại biên.

Ta có thể làm ǵ với sự co rút này? Cái đầu tiên, là nhận biết rằng nó hiện hữu. Việc này thường khi phải mất một số năm thiền tọa. Trong những năm đầu tiên của thiền tọa, thường khi ta phải xử lư những ư tưởng thô thiển, mà ta bịa đặt ra từ những rắc rối tưởng tượng của ḿnh với vũ trụ. Những ư tưởng này khuất lấp cái sự co rút nằm bên dưới. Ta phải xử lư chúng, và ổn định đời ta xuống một điểm, nơi mà những phản ứng cảm xúc của ta không c̣n quá la lối om ṣm. Khi đời ta trở nên phần nào ổn định và b́nh thường, ta trở nên có ư thức về cái co rút ngoại biên nằm bên dưới, là cái hằng có mặt trong mọi lúc. Rồi th́, ta có thể trở nên nhận biết rơ ràng hơn về sự co rút, khi ta cảm thấy có một cái ǵ đó bất ổn.

Thiền tập không nhắm đến những biến cố đang diễn ra của đời ta. Thiền tập nhắm đến cái ổ cắm. Cái ổ cắm sẽ ghi nhận những biến cố đang đi qua này. Tùy thuộc vào những biến cố và cái cách mà cái ổ cắm của ta ghi nhận chúng, ta gọi những phản ứng của ta là sự xáo trộn, giận dữ, hay đè nén. Nguyên nhân của sự phiền năo không phải là những biến cố, mà là cái ổ cắm của ta. Thí dụ, nếu một cặp vợ chồng đang căi nhau, th́ họ nghĩ rằng họ đang căi nhau; thế nhưng, thực ra không phải họ căi nhau, mà đó chỉ là cuộc căi vă giữa cái hai cái ổ cắm của họ. Một cuộc căi vă xảy ra khi mỗi người cắm phích vào trong cái ổ cắm của riêng ḿnh khi phản ứng với người kia. Do vậy, khi ta cố dàn xếp một cuộc căi vă bằng cách đối trị với người bạn đời của ḿnh, ta không đi tới đâu cả; người bạn đời của ta không phải là nguồn gốc của vấn đề.

Một điều khác thêm vào sự hỗn loạn của ta, đó là : ta ưa thích cái ổ cắm của ḿnh. Nó cho ta cái vẻ quan trọng. Khi tôi không hiểu cái ổ cắm của ḿnh, rồi th́ tôi có thể căi cọ với Gloria, trả đũa Gloria, để cho cô ấy biết lễ độ. Khi tôi làm cái này, tôi duy tŕ cái ổ cắm của ḿnh, cái mà tôi xem như là vũ khí tự vệ của tôi, chống lại thế gian. Tôi đă trông cậy vào nó từ khi c̣n rất bé, và tôi không muốn từ bỏ nó. Nếu tôi đánh rơi cái ổ cắm của ḿnh, tôi sẽ phải đối mặt với nỗi kinh hăi; thay vào đó, tôi thích đấu đá với Gloria hơn. Đó là cái mà thiền tập là: đối mặt với nỗi kinh hăi và là sự căng thẳng – ngoại biên hay trung tâm – trong trong cơ thể. Nhưng chúng ta không muốn làm việc này. Ta muốn xử lư những vấn đề của ta thông qua cái ổ cắm của ḿnh.

Cách đây nhiều năm, tôi làm việc cho một công ty lớn. Tôi là phụ tá cho ông sếp, tại một pḥng thí nghiệm nghiên cứu khoa học. Tôi được dành cho một chỗ đậu xe gần kề lối vào của cái lab. Đó là một chỗ đậu xe khá tốt; khi trời mưa, tôi có thể nhảy từ xe hơi của tôi vào ṭa nhà mà không bị ướt mấy. Tuy vậy, một vấn đề phát sinh xung quanh cái chỗ đậu xe của tôi, bởi v́ cái cửa lớn th́ cũng dẫn trực tiếp tới văn pḥng của vị phó chủ tịch. Do vậy, cô thư kư của vị phó chủ tịch cho rằng, tôi đă có cái chỗ đậu xe tốt nhất. Cô ta làm rùm beng lên, và những “giác thư” (memos) bắt đầu bay. Cô ta gởi những giác thư tới pḥng nhân viên, tới ông sếp của tôi, tới sếp của cô ta, và tới một vài nơi khác. Cô ta tức giận, bởi v́ trên giấy tờ th́ cô ta ở cấp cao hơn tôi, thế mà tôi lại có cái chỗ đậu xe tốt nhất. Tôi đă nghĩ thầm: “Cô ta đang cố giành giật cái chỗ đậu xe của ḿnh. Từ trước tới nay, ḿnh vẫn luôn có cái chỗ đậu xe đó. Về mặt pháp lư, nó là của ḿnh.” Ông sếp của tôi, vị trưởng pḥng thí nghiệm khoa học, đứng về phía tôi và bắt đầu chống lại ông phó chủ tịch. Những “cái tôi” của họ trở nên bị dính líu. Ai quan trọng hơn? Không có một câu trả lời minh bạch. Do vậy, bây giờ, thay v́ chỉ có hai chúng tôi căi vă nhau, mà hai ông sếp của chúng tôi cũng đang đấu đá nhau nữa. Hằng đêm, khi tôi đưa xe ra khỏi cái chỗ đậu xe của ḿnh, tôi biết rằng tôi đúng!

Cuộc chiến diễn ra hàng tháng. Những cái “giác thư” lắng dịu xuống, rồi th́ bất cứ khi nào cô thư kư thấy tôi – chúng lại bắt đầu bay. Sau cùng, một đêm tại giao lộ, khi đang ngồi trong xe của ḿnh đợi đèn xanh, tôi nhận biết: “Tôi không kết hôn với cái chỗ đậu xe đó. Nếu cô ta muốn, hăy nhường lại cho cô ta.” Do vậy, ngày sau đó, tôi gởi đi cái giác thư của tôi. Với sự cho phép của pḥng tổ chức nhân viên, tôi nhường cho cô ta cái chỗ đậu xe của ḿnh. Ông sếp của tôi rất tức giận với tôi. Tuy vậy, nó không phải là một vấn đề lớn, nên ông ta cũng dần quên đi. Một tuần sau đó, cô thư kư gọi điện cho tôi và mời tôi đến dùng bữa trưa. Chúng tôi không bao giờ trở thành bạn thân, nhưng chúng tôi đă có một mối quan hệ thân thiện.

Cái vấn đề thực, không phải là giữa cô thư kư đó với tôi. Cái chỗ đậu xe chỉ là một biểu tượng cho những loại tranh giành khác. Tôi không muốn hàm ư rằng, người ta luôn nên từ bỏ cái chỗ đậu xe của ḿnh. Tuy vậy, trong trường hợp này, th́ đó chỉ là “chuyện nhỏ”: có lẽ tôi đă phải đi bộ khoảng 40 - 50 feet thay v́ 7 feet. Một hay hai lần trong một mùa đông, tôi bị ướt nhiều hơn một chút. Thế nhưng, cho đến khi cuộc xích mích được dàn xếp, nó khiến cho nhiều người bận rộn trong nhiều tháng.

Những vấn đề của chúng ta th́ không bao giờ là với những người khác, mà với cái ổ cắm của chính ḿnh. Nếu tôi có một cái ổ cắm với nhiều lỗ cắm chỉ đợi cắm phích vào, th́ hầu như bất cứ cái ǵ cũng có thể trở thành vấn đề.

Chúng ta thích cái ổ cắm của ḿnh; không có nó, chúng ta sẽ cảm thấy kinh hăi, như chúng ta đă cảm thấy khi chúng ta c̣n bé.

Cái điểm then chốt của thiền tập, là trở nên thân thiện với cái ổ cắm đó. Ta sẽ không loại trừ tất cả mọi thứ đó ngay lập tức; ta quá ưa thích chúng để mà làm cái đó. Nhưng khi mà tâm thực sự tĩnh lặng và trở nên ít quan tâm hơn đến việc đấu tranh với thế gian, khi mà ta từ bỏ cái vị trí của ta trong cái chiến trường vô lối nào đó, khi ta không cần phải làm mọi thứ đấu đá đó bởi v́ ta thấy rơ thực chất của nó, rồi th́ cái khả năng ngồi – chỉ đơn giản ngồi – của ta gia tăng. Ở điểm đó, ta bắt đầu cảm nhận đâu là cái vấn đề thực: cái sự “sáng chế” cũ rích được làm bằng phiền năo – sự phiền năo của một đứa trẻ con, cho rằng, đời không phải là cái mà ta muốn nó là. Cái phiền năo đó th́ được chất thành lớp bởi sân hận, sợ hăi, và những cảm xúc tương tự khác. Không có lối thoát nào ra khỏi cái t́nh huống tiến thoái lưỡng nan đó, trừ cái việc đi trở lại con đường mà ta đă đến và chỉ việc trải nghiệm những cảm xúc này. Tuy vậy, ta không thích làm việc này; đó là cái làm cho thiền tập trở thành khó khăn.

Khi ta trở lại với cơ thể, không phải là ta khám phá ra cái tấn tuồng lớn nào đó đang diễn ra bên trong ḿnh. Đối với đa số chúng ta, trong phần lớn thời gian, th́ sự co rút thường nằm ở ngoại biên, quá xa, đến nỗi ta hầu như không thể nói là nó có mặt ở đó. Thế nhưng, nó thực sự có mặt ở đó. Khi ta chỉ đơn giản ngồi và duy tŕ t́nh trạng gần gũi hơn với sự co rút này, ta học cách an trú trong nó, với những khoảng thời gian ngày càng dài hơn; 5 giây, 10 giây, và về sau, 30 phút hay lâu hơn thế. Bởi v́ cái ổ cắm là cái do chúng ta sáng chế ra, và không có thực tại nền tảng nào cả, nó bắt đầu giải tan chỗ này một chút, chỗ kia một chút. Sau sesshin (2) một thời gian, chúng ta có thể thấy nó đă biến mất. Rồi th́ nó có thể trở lại. Nếu ta hiểu việc thiền tập của ḿnh, th́ qua nhiều năm thiền tọa, cái ổ cắm trở nên mỏng hơn và bớt thống trị hơn. Những kẽ hở (cách điện) thoáng chốc trong nó có thể xảy ra. Trong tự thân chúng, những kẽ hở đó th́ không quan trọng, bởi v́ cái ổ cắm thường vận hành trở lại ngay tức khắc, sau khi ta có một gặp gỡ khó chịu khác với một ai đó. Tôi không đặc biệt ưa thích cái việc tạo ra những kẽ hở trong cái ổ cắm; cái công việc thực thụ phải làm, là từ từ giải tan nó một cách hoàn toàn. Chúng ta biết rằng, cái ổ cắm th́ đang vận hành khi ta bị đảo lộn bởi một ai đó hoặc một cái ǵ đó. Quả thật, chắc chắn là, chúng ta có những vấn đề ở ngoại giới cần phải giải quyết, một vài trong số chúng là rất khó khăn. Song những vấn đề như thế, không phải là cái làm đảo lộn chúng ta. Cái làm đảo lộn chúng ta, là việc tự cắm phích vào trong cái ổ cắm của ḿnh. Khi cái đó xảy ra, không có sự thanh thản, không có b́nh an. Loại thiền tập này – làm việc trực tiếp với cái ổ cắm, cái sự co rút bên dưới nó – có thể là khó hơn là thiền tập với công án. Với Thiền công án, người ta luôn luôn có một động cơ thúc đẩy hoặc phần thưởng nhỏ bé, để vượt qua cái công án kế tiếp. Không có ǵ sai trái với công án, và đôi khi tôi làm việc trên những công án với các học tṛ của tôi. Dù vậy, cái phương pháp này th́ không cơ bản cho bằng cái ổ cắm, là cái có mặt trong mỗi chúng ta. Chúng ta có ư thức về nó không? Ta có biết thiền tập có ư nghĩa ǵ không? Ta xem trọng những khó khăn của ta với kẻ khác và với cuộc sống tới mức nào? Khi ta tự cắm phích vào cái ổ cắm ấy, cuộc sống trở nên quá đỗi vô vọng. Tất cả chúng ta đều “tự cắm phích” với những mức độ khác nhau, kể cả chính tôi. Qua năm tháng, tôi đă trở nên có khả năng hơn, để nhận ra khi nào tôi cắm phích. Tôi không c̣n bỏ sót nhiều nữa. Chúng ta có thể bắt quả tang ḿnh cắm phích, bằng cách quan sát cái cách mà chúng ta nói với chính ḿnh và những người khác: “Có một cái ǵ đó không ổn với anh ta. Đó là lỗi của anh ta. Anh ta nên khác đi.” “ Tôi nên tốt hơn.” “Cuộc sống cứ măi bất công với tôi.” “Tôi thực sự vô vọng.”

Khi chúng ta cho những câu nói này chạy xuyên qua tâm ḿnh, mà không nghi vấn chúng, rồi th́ chúng ta đang tạo ra một cuộc chiến giả tạo và chúng ta chấm dứt tại cái nơi mà bất cứ cuộc chiến giả tạo nào đều dẫn tới: không nơi nào cả, hoặc rơi vào trong nhiều rối rắm hơn. Chúng ta phải tạo ra cuộc chiến đấu thực thụ: lưu lại với cái mà chúng ta không muốn đối mặt. Thiền tập đ̣i hỏi ḷng dũng cảm. Ḷng dũng cảm được xây đắp với Thiền tập, nhưng không có cái ǵ có thể xác lập một cách nhanh chóng, dễ dàng. Ngay cả sau nhiều thiền tọa, khi chúng ta trở nên giận dữ, chúng ta có một cái xung lực muốn tấn công kẻ khác. Ta t́m những cách để trừng phạt kẻ khác về những cái mà họ đă làm. Cái hoạt động như vậy không phải là hiện nghiệm (3) nỗi sân hận của ta, mà trốn tránh nó qua cái tấn tuồng mà ta dựng lên.

Nhiều trường phái tâm trị liệu khuyến khích thân chủ ḿnh nên biểu lộ sự thù nghịch ra ngoài. Tuy vậy, khi ta biểu lộ sự thù nghịch của ḿnh, th́ sự chú ư của ta lại đi ra bên ngoài, về phía một người hay một vật khác, và không tập trung vào cái vấn đề thực. Việc biểu lộ những cảm xúc của ḿnh là điều tự nhiên, và chính nó th́ không phải là một điều kinh khủng. Nhưng mà nó thường hay tạo ra những vấn đề cho chúng ta. Khi chúng ta thực sự hiện nghiệm, th́ nỗi giận dữ trở nên rất lặng lẽ. Nó chỉ là việc có mặt với sự co rút nền tảng mà tôi đă gọi là cái ổ cắm. Khi chúng ta thực sự lưu lại với nỗi giận dữ, rồi th́ những ư tưởng cá nhân và qui-ngă tách rời ra và chúng ta được bỏ lại với năng lượng thuần túy, là cái mà có thể được sử dụng một cách nhân từ. (4)

Đó là toàn bộ câu chuyện về Thiền tập. Một người mà có thể làm cái này với sự nhất quán, là một người mà chúng ta có thể gọi là “giác ngộ.” Tuy nhiên, có một kinh nghiệm thoáng chốc về t́nh trạng không có cái ổ cắm, th́ không phải là giác ngộ đích thực. Người giác ngộ đích thực là một người có thể chuyển hóa cái năng lượng đó gần như vào mọi lúc. Nói như vậy không có nghĩa là cái năng lượng (tiêu cực) đó không c̣n khởi lên nữa; vấn đề là, chúng ta làm ǵ với nó? Nếu xe một ai đó bất cẩn va mạnh vào hông xe của chúng ta, hẳn chúng ta sẽ không chỉ đơn giản mỉm cười dịu dàng. Chúng ta sẽ có một phản ứng: “Mẹ kiếp!” Nhưng rồi cái ǵ sẽ xảy ra? Chúng ta lưu lại bao lâu với cái phản ứng đó? Đa số chúng ta kéo dài cái phản ứng và làm nó rộng thêm ra. Một thí dụ, là cái xu hướng ưa kiện cáo. Tôi không đang nói rằng, không bao giờ nên kiện cáo; có lẽ, đôi khi nó là cần thiết để giàn xếp một vấn đề. Nhưng nhiều vụ kiện th́ nhắm vào một cái ǵ đó khác và có tính phản tác dụng. Nếu tôi biểu lộ nỗi giận dữ của tôi đối với Gloria, th́ Gloria, bằng cách nào đó, sẽ trả đũa lại tôi. T́nh bạn của tôi với Gloria có thể chấm dứt. Khi yếu tố cá nhân – cái cách tôi cảm nhận về cô ấy – được loại bỏ đi, khi đó chỉ c̣n lại năng lượng mà thôi. Khi chúng ta ngồi một cách trung thực với cái năng lượng này, th́ mặc dù ban đầu nó gây đau đớn, nó sẽ biến thành một nơi chốn b́nh an to lớn. Một câu từ một bài thánh ca của Bach trở về với tôi: “Trong ṿng tay Người, con an nghỉ.” Cái đó có nghĩa là an trú nơi cái con người thực sự của ḿnh. “Những ai mà sẽ quấy nhiễu tôi, không thể t́m thấy tôi ở đây.” Tại sao họ không thể t́m thấy tôi ở đây? Bởi v́ không có ai ở nhà. Không có ai ở đây. Khi tôi là năng lượng thuần túy, tôi không c̣n là tôi. Tôi măi măi là một sự vận hành. Chúng ta tọa thiền, là để đạt tới sự chuyển hóa đó. Nó th́ không dễ dàng. Và nó không xảy ra sau một đêm. Nhưng nếu chúng ta ngồi tốt, qua thời gian, chúng ta trở nên ngày càng ít bị dính kẹt trong sự bất ḥa liên cá nhân, làm hại chính ḿnh và kẻ khác. Thiền tọa đốt cháy cái yếu tố qui-ngă và để chúng ta lại với cái năng lượng của cảm xúc ḿnh, là cái năng lượng không có tính chất hủy hoại.

Những sesshin, việc thiền tọa đều đặn, và Thiền tập suốt đời, là những cách tốt nhất để mang lại sự chuyển hóa này. Từng chút một, có một sự dịch chuyển trong năng lượng của ta, và cái ổ cắm của ta dần dần bị đốt cháy. Khi cái sự bận tâm qui-ngă của ta ră dần đi, ta không thể đi trở lại con đường mà ta đă đi qua. Một sự chuyển hóa đă diễn ra.

“Trong ṿng tay Người, con an nghỉ.” Có b́nh an thực sự khi chúng ta an trú bên trong cái co rút nền tảng đó, chỉ hiện nghiệm cơ thể như nó đang là. Như Hubert Benoit nói trong cuốn sách tuyệt vời của ông, The Supreme Doctrine: “ Khi tôi ở trong nỗi tuyệt vọng đích thực, ít ra hăy để tôi an nghỉ trên cái đi-văng buốt giá (icy couch) đó.” Nếu tôi thực sự an nghỉ trên nó, cơ thể tôi tuân phục nó, và không có sự phân ly nào cả. Tại điểm đó, một cái ǵ đó dịch chuyển. Bây giờ tôi cảm thấy thế nào về Gloria? Ồ, chúng tôi đă có một bất ḥa nho nhỏ, bởi vậy hôm nay chúng tôi sẽ có một cuộc đi dạo thú vị với nhau và chuyện tṛ về nó. Không có vấn đề nào cả.
 

Ni sư C.J.B

[ Trích dịch từ Nothing Special. NXB Harper, San Francisco, 1993].

_________

(1)  The Great Depression (1929-1939) : Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn tại phương Tây: vô số doanh nghiệp bị phá sản, hằng triệu người bị thất nghiệp. Nó bắt đầu tại Mỹ, rồi nhanh chóng lan ra toàn thế giới. (ND).

 (2) Sesshin: Khóa tu nhập thất để tọa thiền, thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày, dành cho những thiền sinh tại gia, thường được tổ chức tại một Thiền viện [ ND].

 (3) To experience: Trải qua, trải nghiệm. Trong ngữ cảnh này, tôi mượn chữ “ hiện nghiệm” của Phạm Công Thiện [trong bản dịch Tự do đầu tiên và cuối cùng, nguyên tác tiếng Anh của Krishnamurti]. PCT phân biệt “ hiện nghiệm” và “ kinh nghiệm” : “hiện nghiệm” là một trải nghiệm trực tiếp, không có sự can thiệp của ư thức, không có “ cái tôi”; “kinh nghiệm” th́ ngược lại [ ND].

 (4) Bạn đọc có thể tham khảo thêm tác phẩm Giận, của Thiền sư Nhất Hạnh.     [ ND].
 

chân trần

 

art2all.net