T Truyn Osho

 

Biên dịch : 

Đỗ Tư Nghĩa

 

 

 

PHẦN III:

 

CHƯƠNG XVIII

 

 TÂM LƯ HỌC THỨ BA:
TÂM LƯ HỌC CỦA CHƯ PHẬT


 

Tại công xă, tôi có hằng trăm “trường phái” (school) tâm liệu pháp đang làm việc, nhưng tôi đang làm việc để hủy bỏ mọi liệu pháp. Những nhà liệu pháp đang làm việc để tiêu diệt những vấn đề của bạn, và tôi đang cố tiêu diệt những liệu pháp và những nhà liệu pháp! – bởi v́ một liệu pháp chỉ có thể là một sự giảm đau (relief) tạm thời, và nhà liệu pháp chỉ giúp ích rất hời hợt.

 

Sigmund Freund đưa phân tâm học vào thế giới. Nó có gốc rễ trong việc phân tích tâm trí. Nó bị giới hạn vào tâm trí. Nó không bước ra khỏi tâm trí, không, dù chỉ một phân. Trái lại, nó càng đi sâu hơn vào trong tâm trí, vào trong những tầng bị ẩn giấu của tâm trí, vào trong vô thức, để phát hiện ra những cách thức và phương tiện để cho tâm trí của con người có thể ít ra được b́nh thường.
 

Mục tiêu của phân tâm học Freud không lớn lắm.[1]  Mục tiêu đó là giữ cho con người được b́nh thường. Nhưng chỉ b́nh thường thôi, là không đủ. Chỉ là b́nh thường thôi th́ không có ư nghĩa ǵ; nó chỉ có nghĩa là “thích nghi” được với cái lề thói b́nh thường của cuộc sống và có năng lực đương đầu với nó. Nó không cho bạn ư nghĩa, nó không cho bạn “nghĩa lư” (significance). Nó không cho bạn “thị kiến” (insight) sâu vào trong thực tại của sự vật. Nó không đưa bạn vượt lên thời gian, vượt qua cái chết. Tối đa, nó là một công cụ hữu ích cho những ai mà đă trở nên quá bất b́nh thường đến nỗi họ đă không c̣n có khả năng đương đầu với cuộc sống hằng ngày – họ không thể sống với người khác, họ không thể làm việc, họ đă trở nên vỡ vụn. Tâm liệu pháp cung cấp cho họ một “sự ở cùng nhau” (togetherness) nào đó – không phải là tính toàn vẹn (integrity), bạn nên lưu ư, nhưng chỉ là một “sự ở cùng nhau” nào đó. Nó gói họ lại thành một gói. Họ vẫn cứ bị phân mảnh; không có ǵ trở nên được kết tinh trong họ, không có linh hồn nào được sinh ra. Họ không trở nên phúc lạc, họ chỉ bớt đau khổ, bớt khốn khổ.

 

Tâm lư học giúp họ chấp nhận khổ đau. Nó giúp họ chấp nhận rằng, đây là tất cả những ǵ mà cuộc đời có thể cho bạn, cho nên đừng đ̣i hỏi nhiều hơn. Trên một phương diện, nó nguy hiểm cho sự phát triển nội tại của họ – bởi v́ sự phát triển nội tại chỉ xảy ra khi có một sự bất măn “thần thánh” (divine). Khi bạn tuyệt đối bất măn với những sự việc như chúng là, chỉ khi đó bạn mới đi t́m kiếm; chỉ lúc đó bạn mới khởi sự vươn cao hơn, chỉ khi đó bạn mới làm những nỗ lực để tự kéo ḿnh ra khỏi bùn lầy.

 

Jung đi xa hơn một chút, vào trong vô thức; ông đi vào trong vô thức tập thể. Đây là ngày càng đi sâu hơn vào trong nước bùn, và cái này sẽ không giúp ích. Assagioli đi sang cực đoan khác. Thấy được sự thất bại của phân tâm học, ông phát minh ra tâm lư học tổng hợp. Nhưng nó có gốc rễ trong cùng một ư tưởng. Thay v́ phân tích, ông nhấn mạnh sự tổng hợp.


__________________

 

 [1] Nhiều “đệ tử” của Freud đă “sửa sai” cho ông. Chẳng hạn, Erich Fromm, trong cuốn “ Beyond the Chains of Illusion” – đă ghi nhận công lao của ông và chỉ ra những hạn chế của ông.
 

 

 

 

 


 

Tâm lư học của chư phật th́ không phân tích cũng không tổng hợp; nó siêu việt, nó là sự đi vượt quá tâm trí. Nó không phải là sự làm việc bên trong tâm trí, nó là công việc đưa bạn ra bên ngoài tâm trí. Đó chính xác là nghĩa của từ tiếng Anh “ecstasy” [2] – đứng ra ngoài.
 

Khi bạn có khả năng đứng ra ngoài tâm trí bạn, khi bạn có khả năng tạo ra một khoảng cách giữa tâm trí bạn và “bản thể” (being) bạn, th́ bạn đă đi bước đầu tiên của tâm lư học chư phật. Và một phép mầu xảy ra: khi bạn đang đứng ra ngoài tâm trí, tất cả những vấn đề của tâm trí biến mất bởi v́ tâm trí chính nó biến mất; nó đánh mất sự “kiềm tỏa” (grip) của nó trên bạn.
 

Phân tâm học th́ giống như tỉa lá của cây, nhưng những lá mới sẽ mọc ra. Đó không phải là việc chặt đứt rễ. Tâm lư học tổng hợp là dán những lá rụng vào lại trong cây – dán nó lại vào cây. Cái đó cũng sẽ không cho chúng sự sống. Chúng sẽ chỉ nom có vẻ xấu xí; chúng sẽ không sống, chúng sẽ không tươi xanh, chúng sẽ không là thành phần của cây, mà chỉ được dán vào một cách nào đó.

 

Tâm lư học của chư Phật th́ chặt đứt rễ của cây, là cái tạo ra mọi loại bệnh loạn thần kinh (nerosis, psychose), tạo ra con người phân mảnh, con người robot.
 

Phân tâm học phải mất nhiều năm, và con người vẫn giữ nguyên như cũ. Nó là sự cách tân cái cấu trúc cũ, vá chỗ này chỗ kia, quét vôi cái ngôi nhà cũ. Nhưng nó vẫn là cái nhà đó, không có cái ǵ thay đổi một cách nền tảng. Nó không chuyển hoá ư thức của con người.
 

Tâm lư học chư Phật không làm cái công việc bên trong tâm trí. Nó không quan tâm chút nào đến việc phân tích và tổng hợp. Nó đơn giản giúp bạn ra khỏi tâm trí, để cho bạn có thể có một cái nh́n từ bên ngoài. Và chính cái nh́n đó là sự chuyển hoá. Cái khoảnh khắc bạn nh́n vào tâm trí bạn như là một đối tượng, bạn trở thành tách rời ra (detached) khỏi nó, bạn không c̣n bị đồng hoá với nó; một khoảng cách được tạo ra, và những cái rễ được cắt đi.
 

Những cái rễ được cắt như thế nào trong cách này? – bởi v́ chính bạn là người tiếp tục cảm nhận tâm trí. Nếu bạn bị đồng hoá, th́ bạn nuôi dưỡng tâm trí; nếu bạn không bị đồng hoá, bạn ngừng nuôi dưỡng nó. Nó tự ḿnh chết đi.
 

Sau đây là một câu chuyện đẹp. Tôi rất yêu nó…
 

Một hôm Đức Phật đang băng qua một khu rừng. Đó là một ngày mùa hè nóng nực, và Ngài đang cảm thấy rất khát nước. Ngài nói với Ananda, thị giả của ngài, “Ananda, con hăy quay lại phía sau. Chỉ ba hay bốn dặm, chúng ta đă băng qua một suối nước. Con hăy đi lấy một ít nước - cầm lấy b́nh bát của ta. Ta đang cảm thấy rất khát.” Ngài đă già đi.
 

Ananda quay trở lại, nhưng vào lúc ông đến ḍng suối, một vài cái xe ḅ đă băng qua nó, làm cho toàn bộ ḍng suối đục ngầu. Những cái lá chết rơi xuống ḷng suối, đă nổi lên; nước không c̣n uống được nữa – nó quá dơ bẩn. Ông trở lại, tay không, và nói, “ Thế tôn sẽ phải đợi một chút. Con sẽ đi về phía trước. Con đă nghe nói rằng, chỉ hai, ba dặm đằng trước, có một con sông lớn. Con sẽ lấy nước từ đó.”
 

Nhưng Đức Phật cương quyết. Ngài nói, “ Hăy quay trở lại và lấy nước từ ḍng suối đó.”
Ananda không thể hiểu cái sự cương quyết này, nhưng thầy đă nói vậy, th́ đệ tử phải vâng lời. Thấy sự vô lư của nó – rằng một lần nữa ông sẽ phải đi bộ ba, bốn dặm, và ông biết rằng nước đó không thể uống được – nhưng ông vẫn phải đi. Trong khi ông sắp đi, Đức Phật nói, “Và đừng trở lại nếu nước vẫn dơ. Nếu nó dơ, con chỉ đơn giản ngồi im lặng chờ trên bờ. Đừng làm ǵ cả, đừng bước vào ḍng suối. Hăy ngồi im lặng trên bờ và quan sát. Không sớm th́ muộn, nước sẽ trong trở lại. Con chỉ việc đổ nước đầy b́nh bát rồi trở về.”
 

Ananda đi đến đó. Đức Phật nói đúng: nước gần như trong, những chiếc lá đă trôi đi, bụi đă lắng xuống. Nhưng nó chưa hoàn toàn trong, cho nên ông ngồi trên bờ, chỉ quan sát ḍng suối chảy qua. Chầm chậm, chầm chậm, nó trở nên trong vắt. Rồi ông trở lại, nhảy múa. Rồi ông hiểu tại sao Đức Phật lại quá cương quyết như vậy. Có một thông điệp nào đó trong nó cho ông, và ông hiểu cái thông điệp đó. Ông trao nước cho Đức Phật, và cám ơn Đức Phật, sờ vào hai chân Ngài.
 

Đức Phật nói, “Con đang làm ǵ vậy? Ta nên cám ơn con đă mang nước về cho ta th́ đúng hơn.”
 

Ananda nói, “Bây giờ con có thể hiểu. Ban đầu, con tức giận; con không biểu lộ ra, nhưng con tức giận bởi v́ quay lại là vô lư. Nhưng bây giờ con hiểu cái thông điệp đó. Đây là cái mà con đang cần vào khoảnh khắc này. Với tâm trí con, cũng tương tự – ngồi trên bờ ḍng suối nhỏ đó, con trở nên nhận biết rằng, với tâm trí con, cũng như vậy. Nếu con nhảy vào ḍng suối, con sẽ làm cho nó dơ bẩn trở lại. Nếu con nhảy vào tâm trí, thêm nhiều tiếng ồn sẽ được tạo ra, thêm nhiều vấn đề bắt đầu nổi lên bề mặt. Ngồi trên bờ, con đă học được cái kỹ thuật đó.

“Bây giờ con cũng sẽ ngồi bên bờ của tâm trí con, quan sát nó với tất cả sự dơ bẩn của nó, những vấn đề và những chiếc lá, những vết thương cũ của ḿnh, những kỷ niệm, những dục vọng của ḿnh. Một cách vô tư (unconcerned), con sẽ ngồi trên bờ và đợi chờ cái khoảnh khắc khi mọi sự trở nên trong trẻo.” [3]
 

Và nó tự ḿnh xảy ra, bởi v́ cái khoảnh khắc bạn ngồi trên bờ của tâm trí bạn, bạn không c̣n cung cấp năng lượng cho nó. Đây là thiền định thực thụ. Thiền định là nghệ thuật của sự siêu việt.
 

Freud nói về sự phân tích (tâm lư), Assagioli nói về sự tổng hợp. Đức Phật vẫn luôn luôn nói về thiền định, về sự “nhận biết” (awareness).
 

Thiền định, sự nhận biết, sự “tỉnh giác” (watchfulness), sự chứng kiến – đó là sự độc đáo của tâm lư học thứ ba. Không cần đến nhà phân tâm học nào. Bạn có thể tự ḿnh làm nó – thực ra, bạn phải tự ḿnh làm nó. Không cần “đường lối” (guideline) nào, nó là một quá tŕnh cực kỳ đơn giản – đơn giản nếu bạn làm nó. Nếu bạn không làm nó, nó có vẻ như rất phức tạp. Ngay cả từ “thiền định” làm nhiều người khiếp sợ. Họ nghĩ nó là một cái ǵ đó rất khó khăn, gay go. Vâng, nếu bạn không làm nó, th́ nó khó khăn và gay go. Nó giống như việc bơi. Nó khó khăn nếu bạn không biết bơi. Nhưng nếu bạn biết bơi, bạn biết rằng nó là một quá tŕnh đơn giản. Không có ǵ đơn giản hơn là bơi lội. Nó chẳng phải là một nghệ thuật chút nào; nó quá tự phát (spontaneous) và tự nhiên.
 

Hăy nhận biết nhiều hơn về tâm trí bạn. Và khi nhận biết về tâm trí bạn, bạn sẽ trở nên ư thức sự kiện rằng, bạn không phải là tâm trí, và cái đó là sự khởi đầu của cuộc cách mạng. Bạn bắt đầu chảy (flow) [4] mỗi lúc một cao hơn. Bạn không c̣n bị buộc chặt vào tâm trí. Tâm trí vận hành giống như một tảng đá và kéo bạn xuống. Nó giữ bạn lại bên trong trường trọng lực. Cái khoảnh khắc bạn không c̣n bị trói buộc vào tâm trí, bạn bước vào Phật trường. Khi trọng lực mất quyền lực trên bạn, bạn bước vào Phật trường. Bước vào Phật trường có nghĩa là bước vào thế giới của “sự bay bổng” (levitation). Bạn khởi sự bay lên. Tâm trí tiếp tục kéo bạn về phía dưới.

 

Cho nên, nó không phải là vấn đề phân tích hay tổng hợp. Nó đơn thuần là vấn đề trở nên nhận biết. Đó là lư do tại sao tại phương Đông chúng ta đă không phát triển một tâm liệu pháp nào giống như tâm liệu pháp của Jung, Freud, Adler – và bây giờ trên thị trường có quá nhiều tâm liệu pháp. Chúng ta đă không phát triển một tâm liệu pháp đơn lẻ nào, bởi v́ chúng ta biết những tâm liệu pháp không thể chữa lành bệnh. Chúng có thể giúp bạn chấp nhận những vết thương của bạn, nhưng chúng không thể chữa lành. Sự hồi phục đến, khi bạn không c̣n bị ràng buộc vào tâm trí. Khi chúng ta được tách ra khỏi tâm trí, không bị đồng hoá, tuyệt đối không bị ràng buộc, khi sự trói buộc (bondage) kết thúc, th́ sự hồi phục xảy ra.
 

Sự siêu việt là liệu pháp thực thụ, và nó không chỉ là tâm liệu pháp. Nó không phải chỉ là một hiện tượng bị giới hạn vào tâm lư học của bạn, nó c̣n hơn thế rất nhiều. Nó là tâm linh. Nó chữa lành bạn ngay trong bản thể của bạn. Tâm trí chỉ là cái chu vi của bạn, không phải là trung tâm của bạn.

__________________

 

[2] Ecstasy :  cơn xuất thần. .

[3] Thiền sư Nhất Hạnh, trong cuốn “Trái Tim Mặt Trời” cũng nói rất hay về điều này.
[4] Flow: chảy. Ư nói sự vận hành tự do, không c̣n bị ràng buộc.

 

 

 

 

 



 

Có hai kiểu phương pháp để tăng trưởng (tâm linh). Bạn có thể theo đuổi sự phát triển tâm linh của bạn một ḿnh, hay bạn có thể làm việc thông qua một nhóm, thông qua một trường phái (school). Cả hai kiểu đă từng luôn tồn tại ở phương Đông. Những phương pháp Sufi là theo nhóm. Tại Ấn độ cũng vậy, “phương pháp nhóm” đă tồn tại, nhưng chúng không bao giờ quá thịnh hành như trong phái Sufi.
 

Nhưng phương Tây hoàn toàn được định hướng theo phương pháp nhóm. Chưa bao giờ trước đây, đă có nhiều phương pháp nhóm như vậy, và có quá nhiều người đang làm việc thông qua chúng, như đang tồn tại ở phương Tây hiện nay. Do vậy, trên một phương diện, chúng ta có thể nói rằng, phương Đông đă nhấn mạnh những nỗ lực cá nhân và lưu lại với chúng, và phương Tây đă di chuyển nhiều hơn về phía phương pháp nhóm. Tại sao như vậy, và đâu là sự khác biệt? Và tại sao có sự khác biệt này?
 

Những phương pháp nhóm chỉ có thể tồn tại nếu cái ego (tự ngă) của bạn đă đến một điểm nơi mà việc mang giữ nó là một gánh nặng. Khi cái ego đă trở nên quá nặng nề đến nỗi ở một ḿnh th́ đau đớn, rồi th́ những phương pháp nhóm trở nên có ư nghĩa – bởi v́ trong một nhóm, bạn có thể giải tan cái ego của bạn.
 

Nếu cái ego chưa được tiến hoá nhiều lắm, th́ những phương pháp cá nhân có thể giúp bạn. Bạn có thể lên núi, bạn có thể sống cô lập, hay thậm chí sống trong một ashram với một đạo sư, bạn cũng có thể làm việc một ḿnh: bạn thực hành thiền định của bạn, những người khác thực hành thiền định của họ. Bạn không bao giờ làm việc cùng với người khác.
 

Tại Ấn độ, những người Hindu giáo không bao giờ cầu nguyện trong nhóm. Chỉ với Hồi giáo, sự cầu nguyện trong nhóm mới đi vào Ấn độ. Những người Hồi giáo cầu nguyện trong nhóm. Những người Hindu giáo luôn cầu nguyện một ḿnh; cho dù họ đi tới đền thờ, họ thường đi một ḿnh. Đó là một quan hệ một - một – bạn và Thượng đế của bạn.
 

Điều này là có thể được nếu cái ego chưa được trợ giúp để phát triển tới một điểm nơi mà nó đă trở thành một gánh nặng. Tại Ấn độ, nó chưa bao giờ được trợ giúp để phát triển – ngay từ đầu, chúng ta đă chống lại cái ego. Do vậy, bạn có đôi chút phát triển cái ego, nhưng cái ego vẫn c̣n mờ nhạt; bạn vẫn cứ khiêm cung (humble), bạn không thực sự là một egoist (kẻ vị kỷ). Nó không phải là một đỉnh cao (peak) trong bạn, nó là mặt đất bằng. Bạn là egoist, bởi v́ mọi người phải là thế, nhưng không tuyệt đối egoist. Bạn luôn nghĩ rằng, nó là sai trái, và bạn tiếp tục tự kéo ḿnh xuống. Trong những t́nh huống nhất định, bạn có thể bị khiêu khích, và cái ego của bạn nhô lên thành một chóp đỉnh – nhưng b́nh thường nó không phải là một cái chóp đỉnh, nó là mặt đất bằng.
 

Tại Ấn độ, cái ego th́ giống y như sự giận dữ – nếu ai đó chọc tức bạn, bạn trở nên giận dữ; nếu không ai chọc tức bạn, bạn không giận dữ. Tại phương Tây, cái ego đă trở thành một vật cố hữu (fixture). Nó không giống như sự giận dữ, bây giờ nó giống như hơi thở. Không cần phải khơi dậy nó – nó ở sẵn đó, nó là một hiện tượng thường trực.
 

Bởi v́ cái ego này, nhóm trở nên một điều hữu ích. Trong nhóm, làm việc với một nhóm, ḥa ḿnh với nhóm, bạn có thể dễ dàng đặt cái ego của bạn sang một bên. Đó là lư do tại sao không chỉ trong lănh vực tâm linh, mà cả trong chính trị, một ít hiện tượng chỉ có thể tồn tại ở phương Tây: chủ nghĩa Phát xít có thể tồn tại, chẳng hạn, có thể trở nên khả dĩ tại Đức, là nước egoist nhất ở phương Tây. Không có ǵ có thể so sánh được với cái ego Đức quốc, bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Đó là lư do tại sao, Hitler có thể trở nên khả dĩ; bởi v́ mọi người đều quá egoist, mọi người đều có nhu cầu ḥa nhập.
 

Những cuộc mít-tinh lớn (rallies) của Đức Quốc xă, hằng triệu người đi diễu hành – bạn có thể đánh mất chính ḿnh, chính bạn không cần phải ở đó. Bạn trở thành cuộc diễu hành, ban nhạc tấu lên, âm nhạc, tiếng động, “Hitler thôi miên”, một nhân vật có sức hút mạnh mẽ (charismatic) … Mọi người đang nh́n Hitler, toàn bộ khối người (the mass) xung quanh bạn như một đại dương, bạn trở nên chỉ là một con sóng. Bạn cảm thấy dễ chịu, bạn cảm thấy tươi mát, bạn cảm thấy trẻ trung, bạn cảm thấy hạnh phúc. Bạn quên đi nỗi khổ sở, nỗi thống khổ, nỗi cô đơn của bạn, sự vong thân của bạn. Bạn không cô độc. Một khối người lớn như thế đang ở với bạn, và bạn ở với nó. Những nỗi lo lắng cá nhân, riêng tư của bạn rơi rụng. Bỗng nhiên, có một khỏang hở (opening) – bạn cảm thấy nhẹ nhàng, như thể là bạn đang bay.
 

Hitler đă trở nên thành công không phải bởi v́ ông ta đă có một triết lư có ư nghĩa cho lắm – triết lư của ông ta là vớ vẩn; nó trẻ con, chưa chín. Không phải bởi v́ ông ta đă có thể thuyết phục nhân dân Đức rằng ông ta đúng – đó không phải là điểm then chốt. Thật rất khó mà thuyết phục nhân dân Đức, một trong những điều khó khăn nhất,[5] bởi v́ họ là những nhà logic học. Họ có logic trong tâm trí họ, hợp lư tính trên mọi phương diện. Thật khó mà thuyết phục họ, và việc bị Hitler thuyết phục có lẽ là bất khả. Không, ông không bao giờ cố thuyết phục họ. Ông tạo ra một hiện tượng nhóm có tính thôi miên. Và chính cái đó đă thuyết phục họ.

 

Vấn đề không phải là Hitler đă nói cái ǵ; vấn đề là, họ đang cảm thấy ǵ khi họ đang ở trong nhóm, trong “đám đông quần chúng” (the mass). Đó là một kinh nghiệm quá thoải mái – như trút gánh nặng – đến nỗi đi theo người đàn ông này thật là “đáng đồng tiền bát gạo.” Bất luận ông ta đang nói ǵ – đúng hay sai, logic hay phi logic, ngốc nghếch – việc đi theo ông ta gây cảm giác thoải mái. Họ quá mệt mỏi với chính ḿnh, họ muốn được thẩm thấu vào đám đông quần chúng. Đó là lư do tại sao chủ nghĩa Phát xít, Quốc xă, và mọi kiểu điên tập thể trở thành khả dĩ tại phương Tây.
 

Tại phương Đông, chỉ có Nhật bản có thể làm theo, bởi v́ Nhật bản là “cái tương ứng” (counterpart) của Đức quốc tại phương Đông. Nhật bản là đất nước “Tây phương” nhất tại phương Đông. Hiện tượng tương tự tồn tại ở đó, cho nên Nhật bản có thể trở thành một đồng minh với sự điên rồ kiểu Hitler.
 


______________________

 

[5] Đây thực là một bài học lịch sử cay đắng! Thế mới biết, người trí thức có thể rất mạnh mẽ, hào khí, nhưng họ cũng rất dễ bị … lừa bịp! Cũng có khi, họ c̣n trở thành khiếp nhược nữa! Ai cũng biết, nước Đức là nơi đă sản sinh ra những “đầu óc tầm cỡ” – chẳng hạn như Kant, Hegel, Karl Marx, Freud … Thế mà, họ chịu để cho Hitler “xỏ mũi” lôi đi! Than ôi!

 

 

 

 

 



 

Cái tương tự đang xảy ra trong những lănh vực khác nữa – trong tôn giáo, trong tâm lư học. Thiền theo nhóm đang xảy ra, và chỉ thiền nhóm mới là cái sẽ xảy ra trong một giai đoạn dài sắp đến. Khi một trăm người ở cùng nhau – bạn sẽ ngạc nhiên, nhất là những ai không biết tâm trí phương Tây sẽ ngạc nhiên – chỉ đơn giản nắm tay, một trăm người đang ngồi, chỉ đơn giản nắm tay, xúc chạm nhau, và họ cảm thấy phấn chấn (elated).

 

Không có người Ấn độ nào sẽ cảm thấy phấn chấn. Anh ta sẽ nói, “Thật vớ vẩn! Chỉ đơn giản nắm tay nhau - với 100 người ngồi thành một ṿng tṛn - làm thế nào nó tạo ra sự phấn chấn được? Làm thế nào bạn trở nên xuất thần được? Tối đa, bạn chỉ có thể cảm nhận mồ hôi tay của người khác.”
 

Nhưng tại phương Tây, một trăm người nắm tay nhau th́ rất phấn chấn, xuất thần. Tại sao? Bởi v́ ngay cả việc nắm tay cũng đă trở thành bất khả do cái ego. Ngay cả vợ chồng cũng không ở cùng nhau (together). Cái đại gia đ́nh là một hiện tượng nhóm, nó đă biến đi. Xă hội đă biến mất. Tại phương Tây hiện nay, không có xă hội tồn tại một cách thực sự. Bạn di chuyển một cách cô độc.
 

Tại Mỹ – tôi đang đọc những số liệu thống kê – cứ 3 năm mọi người di chuyển tới một thị trấn (town) khác. Bây giờ, một người trong một làng ở Ấn độ vẫn ở đó – không chỉ anh ta, mà cả gia đ́nh anh ta đă lưu lại đó hằng trăm năm. Anh ta cắm rễ sâu trong mảnh đất ấy. Anh ta có quan hệ với mọi người, anh ta biết mọi người, mọi người biết anh ta. Anh ta không phải là một kẻ xa lạ, anh ta không cô độc. Anh ta sống như là thành phần của ngôi làng, anh ta luôn luôn sống như vậy. Anh ta sinh ra ở đó, anh ta sẽ chết ở đó.
 

Tại Mỹ, trung b́nh cứ mỗi 3 năm, người ta di chuyển. Đây là nền văn minh du mục nhất mà đă từng hiện hữu, những vagabond – không nhà cửa, không gia đ́nh, không thành phố, không làng mạc, không quê hương - thực sự là như vậyï. Trong 3 năm, làm thế nào bạn có thế cắm rễ được? Bất cứ nơi nào bạn đi, bạn là một kẻ xa lạ. Đám đông ở xung quanh bạn, nhưng bạn không có quan hệ với nó. Khi người ta “vô quan hệ” (unrelated) , toàn bộ gánh nặng đổ xuống mỗi cá nhân.
 

Ngồi trong một nhóm, trong một “nhóm đối mặt” (encounter group) hay trong một “nhóm tăng trưởng” (growth group), chạm vào cơ thể người khác, bạn trở thành một phần của cọng đồng. Chạm tay nhau và nắm tay nhau, chỉ đơn giản nằm gần nhau, hay nằm lên nhau thành một “đống” (pile), bạn cảm thấy “tính nhất thể” (oneness) – một sự phấn chấn (có tính) tôn giáo xảy ra! Một trăm người nhảy múa, chạm vào nhau, di chuyển xung quanh nhau, trở thành một. Họ ḥa tan, cái ego được giải tan trong vài khoảnh khắc. Cái “sự ḥa nhập” (merger) đó trở thành một điều giống như sự cầu nguyện.
 

Những nhà chính trị có thể dùng nó cho những mục đích có tính hủy diệt. Tâm linh có thể dùng nó một cách rất sáng tạo – nó có thể trở thành thiền định.
 

Tại phưuơng Đông, người ta ở trong cọng đồng quá nhiều. Do vậy, bất cứ khi nào họ muốn ở trong một không gian tâm linh, th́ họ muốn đi tới Hy Mă Lạp Sơn. Xă hội th́ quá tràn ngập, quá sức chịu đựng ở xung quanh. Họ không chán ngấy chính ḿnh, họ chán ngấy xă hội! Đây là sự khác biệt.
 

Tại phương Tây, bạn chán ngấy chính ḿnh, và muốn một cầu nối nào đó, làm thế nào để giao tiếp với xă hội, với người khác; làm thế nào để di chuyển tới người khác, để cho bạn có thể quên đi chính ḿnh.

 

Tại phương Đông, người ta chán ngấy xă hội. Họ đă sống với nó quá lâu, và xă hội th́ quá tràn ngập, đến nỗi họ không cảm thấy chút tự do nào. Do vậy, bất cứ khi nào ai đó muốn tự do, muốn im lặng, th́ anh ta chạy tới Hy Mă Lạp Sơn.
 

Tại phương Tây, bạn chạy tới xă hội; tại phương Đông, người ta chạy khỏi xă hội. Đó là lư do tại sao những phương pháp cá nhân đă tồn tại ở phương Đông; những phương pháp nhóm tồn tại ở phương Tây.
 

Tôi đang làm cái ǵ? Phương pháp của tôi là một tổng hợp.[6] Trong những bước đầu tiên của Thiền năng động, bạn là một phần của nhóm; trong phần cuối cùng, nhóm biến đi, bạn cô độc một ḿnh. Tôi đang làm việc này v́ một lư do đặc thù, bởi v́ bây giờ ranh giới giữa phương Đông và phương Tây đă trở nên không c̣n rạch ṛi nữa. Phương Đông đang quay sang phương Tây; phương Tây đang quay sang phương Đông. Chẳng bao lâu, sẽ không có Tây và Đông – chỉ c̣n một thế giới.
 

Sự phân chia địa lư này đă tồn tại quá lâu; nó không c̣n có thể tồn tại nữa. Kỹ thuật đă giải tan nó, nó đă biến đi, nhưng bởi do thói quen trong tâm trí, nó cứ vẫn tiếp tục. Nó tiếp tục chỉ như một hiện tượng tâm trí (mental), nó thực sự không tồn tại nữa. Chẳng bao lâu, sẽ không có Đông, không có Tây – chỉ là một thế giới. Nó đă có mặt ở đó. Những ai có con mắt tinh tường, họ có thể thấy nó đă ở đó.

 

Một sự tổng hợp sẽ được cần đến – cả phương pháp nhóm và (phương pháp) cá nhân. Bạn làm việc trong một nhóm vào lúc ban đầu; cuối cùng, bạn trở nên hoàn toàn chính bạn. Khởi đi từ xă hội, và đạt tới chính bạn. Đừng chạy trốn khỏi cọng đồng – hăy sống trong thế gian nhưng đừng thuộc về nó. Hăy quan hệ, nhưng hăy cô độc một ḿnh. Hăy yêu và hăy thiền định; thiền định và yêu – nhưng đừng lựa chọn. T́nh yêu cọng với thiền định là “phương pháp” (approach) của tôi.


~~000~~



__________________________

 

[6] Đây là chỗ mà Osho rất khác với Krishnamurti, và những nhà đạo sư khác. Sự phân biệt của ông giữa truyền thống tâm lư của phương Đông và phương Tây rất đáng lưu ư. Osho muốn “tổng hợp” cả 2 truyền thống này, đó là một hoài băo vô cùng lớn!

 

 

 

 

 


 

Những phương pháp thiền định cổ xưa, tất cả đều được phát triển tại phương Đông. Chúng không bao giờ tính đến con người phương Tây; người phương Tây bị loại trừ. Tôi đang tạo ra những kỹ thuật mà không chỉ dành cho người phương Đông, mà là cho mọi người – Đông hay Tây. Có một khác biệt giữa truyền thống phương Đông và truyền thống phương Tây – và chính truyền thống là cái tạo ra tâm trí. Chẳng hạn, tâm trí phương Đông th́ rất kiên nhẫn – trong hằng ngàn năm, người phương Đông được dạy phải giữ kiên nhẫn, dù bất cứ cái ǵ xảy ra. Cùng những kỹ thuật không thể được áp dụng cho cả hai.
 

Tâm trí phương Đông đă được điều kiện hoá để giữ một quân b́nh nào đó trong thành công hay thất bại, trong cảnh giàu hay nghèo, bệnh tật hay khỏe mạnh, trong đời sống hay cái chết. Tâm trí phương Tây không có khái niệm nào về cái quân b́nh đó; nó trở nên quá bị xáo động. Với thành công nó trở nên bị xáo động; nó bắt đầu cảm thấy ḿnh ở chóp đỉnh của thế giới, bắt đầu cảm thấy một mặc cảm tự tôn. Trong thất bại, nó đi sang một thái cực khác; nó rơi xuống địa ngục thứ bảy. Nó khốn khổ, trong nỗi thống khổ sâu xa, và nó cảm thấy một mặc cảm tự ty to lớn. Nó bị xé rách ra hai mảnh.
 

Và cuộc sống bao gồm cả hai. Có những khoảnh khắc đẹp đẽ, và có những khoảnh khắc xấu xí. Có những khoảnh khắc khi mà bạn ở trong t́nh yêu, có những khoảnh khắc bạn giận dữ, thù hận. Tâm trí phương Tây đơn giản đi với t́nh huống. Nó luôn ở trong sự xáo động. Tâm trí phương Đông đă học tập … nó là một sự điều kiện hoá, nó không phải là một cuộc cách mạng, nó chỉ là một sự rèn luyện, một kỷ luật, nó là một sự tu tập. Bên dưới nó th́ giống nhau, nhưng sự điều kiện hoá sâu dày làm cho nó giữ được một sự quân b́nh nhất định.
 

Tâm trí phương Đông th́ rất chậm bởi v́ không cần ǵ phải vội vă; cuộc sống đi theo con đường của riêng nó và mọi sự được qui định bởi định mệnh, cho nên cái mà bạn có được, th́ bạn không có được bởi tốc độ của bạn, sự vội vàng của bạn. Cái mà bạn có được, bạn có được là bởi v́ nó đă được tiền định. Do vậy, không có vấn đề phải vội vàng. Bất cứ khi nào một cái ǵ đó sắp xảy ra, th́ nó sắp xảy ra – không sớm một giây, không muộn một giây.
 

Điều này đă tạo ra một ḍng chảy rất chậm tại phương Đông. Như thể là ḍng sông không đang trôi; nó quá chậm, đến nỗi bạn không thể phát hiện ra cái ḍng chảy. Vả lại, sự điều kiện hoá của phương Đông là, bạn đă sống hằng triệu kiếp sống, và có hằng triệu kiếp sống đằng trước mặt để sống, cho nên cái khoảng thời gian sống (life span) không chỉ là 70 năm; cái khoảng thời gian sống th́ rất bao la và dài vô tận. Không có ǵ phải vội vă; c̣n quá nhiều thời gian: Tại sao bạn lại phải vội vàng chứ? Nếu nó không xảy ra trong kiếp sống này, th́ nó có thể xảy ra trong một kiếp nào đó.
 

Tâm trí phương Tây th́ rất vội vă, nhanh, bởi v́ sự điều kiện hoá chỉ dành cho một kiếp sống – 70 năm – và quá nhiều thứ để làm. 1/3 cuộc đời của bạn đi vào trong giấc ngủ, 1/3 cuộc đời bạn đi vào trong việc học hành, rèn luyện – c̣n lại cái ǵ?
 

Nhiều thời gian đổ vào việc kiếm sống. Nếu bạn đếm mọi thứ, bạn sẽ ngạc nhiên: trong 70 năm, bạn không thể thậm chí có được 7 năm c̣n lại để làm một cái ǵ đó mà bạn muốn. Một cách tự nhiên, có sự vội vàng, một sự lao vụt điên cuồng (mad rush), quá điên cuồng đến mức người ta quên là ḿnh đang đi đâu. Tất cả những ǵ mà bạn nhớ, là bạn có đi nhanh hay không. Phương tiện trở thành cứu cánh.
 

Một cách tương tự, trong những chiều hướng khác nhau … tâm trí phương Đông đă tự phát triển (cultivate) ḿnh một cách khác biệt với tâm trí phương Tây. 112 phương pháp thiền định đó – được phát triển tại phương Đông – chưa bao giờ tính đến con người phương Tây; chúng không được triển khai cho con người phương Tây. Thuở đó, “con người phương Tây” chưa xuất hiện (available). Cái thời mà Vigyan Bhairva Tantra được viết ra – trong đó 112 kỹ thuật đó đă đi tới chỗ hoàn thiện – là gần 5 ngàn năm trước chúng ta.
 

Vào thời đó, không có con người phương Tây, xă hội phương Tây, văn hoá phương Tây. Phương Tây vẫn c̣n man dă (barbarous), bán khai, không xứng đáng được tính đến. Phương Đông là toàn bộ thế giới, ở đỉnh cao của sự phát triển của nó, sự giàu có của nó, văn minh của nó.


 

 

 


 

Những phương pháp thiền của tôi đă được phát triển từ một tất yếu tuyệt đối. Tôi muốn sự phân biệt giữa Tây và Đông được giải tan.
 

Sau Viogyan Bhairva Tantra của Shiva, trong 5 ngàn năm này, không ai đă phát triển một phương pháp nào. Tôi vẫn hằng quan sát những khác biệt giữa Đông và Tây: cùng một phương pháp không thể được áp dụng tức th́ cho cả hai. Trước hết, tâm trí phương Đông và tâm trí phương Tây phải được đưa tới cùng một trạng thái. Những kỹ thuật Thiền Động này, Thiền Kundalini, và những loại khác, tất cả đều có tính thanh tẩy; cơ sở của nó là sự thanh tẩy.
 

Bạn phải ném ra ngoài tất cả cái phế tạp mà đang đầy ắp tâm trí bạn. Trừ khi bạn trút bỏ chúng, bạn không thể ngồi im lặng. Nó y như thể bạn bảo một đứa trẻ ngồi im lặng trong một góc pḥng. Thật khó khăn, nó quá đầy năng lượng. Bạn đang đè nén một cái núi lửa! Cách tốt nhất, là trước hết bảo nó, “Hăy ra ngoài, chạy xung quanh nhà mười ṿng.; rồi hăy trở lại ngồi xuống trong góc.”
 

Rồi th́ việc đó là khả dĩ, bạn đă làm cho việc đó thành khả dĩ. Bây giờ chính nó muốn ngồi xuống, thư giăn. Nó mệt, nó kiệt sức; bây giờ, ngồi ở đó, nó không đang đè nén năng lượng của ḿnh, nó đă giải tỏa năng lượng của ḿnh bằng cách chạy quanh nhà mười ṿng. Bây giờ nó dễ chịu hơn.
 

Những phương pháp thanh tẩy chỉ đơn giản là ném đi tất cả sự mất kiên nhẫn của bạn, sự vội vă của bạn, sư vụt chạc, những ức chế của bạn.
 

Phải nhớ thêm một yếu tố nữa, rằng những cái này là tuyệt đối cần thiết cho con người phương Tây trước khi anh ta có thể làm một cái ǵ đó như vipassana – chỉ đơn giản ngồi im không làm ǵ cả và “để cỏ tự mọc.” Nhưng bạn phải ngồi im lặng, không làm ǵ cả – đó là điều kiện cơ bản cho cỏ tự mọc. Nếu bạn không thể ngồi im lặng, không làm ǵ cả, bạn sẽ “quấy rầy” cỏ.
 

Tôi vẫn luôn yêu những khu vườn, và bất cứ nơi nào tôi sống, tôi đều tạo ra những khu vườn, những bồn cỏ đẹp. Tôi thường nói chuyện với hội chúng đang ngồi trên bồn cỏ của tôi, và tôi trở nên nhận biết rằng tất cả họ đều đang nhổ cỏ … chỉ là biểu hiện của năng lượng cuồng nhiệt (hectic). Tôi đă phải bảo họ, “ Nếu bạn cứ tiếp tục làm như vậy, th́ bạn sẽ phải ngồi trong pḥng. Tôi không thể cho phép bạn hủy hoại bồn cỏ của tôi.”
 

Họ thường tự ngăn ḿnh lại trong một lát, và khi họ bắt đầu lắng nghe tôi, hai bàn tay họ lại bắt đầu bứt cỏ, một cách vô thức. Do vậy, ngồi im lặng không làm ǵ cả th́ không phải thực sự chỉ ngồi im lặng và không làm ǵ cả. Đó là đang ban cho cỏ một ân huệ lớn! Trừ khi bạn không đang làm ǵ cả, th́ cỏ không thể mọc; bạn sẽ ngăn chận nó, bạn sẽ nhổ nó lên, bạn sẽ quấy rầy nó.
 

Do vậy, những phương pháp này là tuyệt đối cần thiết cho tâm trí phương Tây. Nhưng một yếu tố mới cũng bước vào: nó cũng đă trở thành cần thiết cho tâm trí phương Đông nữa. Cái (loại) tâm trí - mà dành cho nó Shiva đă viết 112 phương pháp thiền đó - đă không c̣n tồn tại, thậm chí tại phương Đông bây giờ. Ảnh hưởng của phương Tây đă hết sức to lớn. Những sự thể đă thay đổi. Trong thời của Shiva, không có nền văn minh phương Tây. Phương Đông đang ở đỉnh điểm vinh quang; nó được gọi là “ con chim vàng.” Nó đă có mọi xa hoa và tiện nghi: Nó thực sự giàu có (affluent).
 

Bây giờ t́nh huống đă bị đảo ngược. Phương Đông đă bị nô lệ trong 2000 năm, bị khai thác bởi hầu hết mọi người (everyone) trên thế giới, bị xâm lăng bởi một tá nước, bị cướp bóc, tước đoạt (looted) một cách liên tục, bị hăm hiếp, bị đốt phá. Bây giờ nó là một kẻ ăn xin.
 

Và 300 năm dưới ách thống trị của người Anh tại Ấn độ đă hủy diệt hệ thống giáo dục của riêng Ấn độ – một nền giáo dục hoàn toàn khác biệt. Họ cưỡng bách tâm trí phương Đông bị giáo dục theo những tiêu chuẩn phương Tây. Họ đă hầu như biến cái intelligentsia (tầng lớp trí thức) phương Đông thành một intelligentsia hạng hai của phương Tây. Họ đă truyền cho phương Đông căn bệnh của họ: chạy quá tốc độ, sự vội vă, sự mất kiên nhẫn, sự lo âu liên tục.
 

Nếu bạn thấy những ngôi đền của Khajuraho hay những ngôi đền của Konarak, bạn có thể thấy phương Đông trong những màu sắc thực thụ của nó.
 

Ngay tại Khajraho, có 100 ngôi đền; chỉ c̣n sống sót 30; 70 ngôi đền kia đă bị người Hồi giáo phá hủy. Hằng ngàn ngôi đền vô cùng đẹp và những công tŕnh điêu khắc hùng vĩ đă bị hủy diệt bởi người Hồi giáo. Và cũng là ngẫu nhiên, mà 30 ngôi đền này c̣n sống sót - bởi v́ chúng nằm trong một khu rừng. Có lẽ những kẻ xâm lược đă quên về chúng.
 

Nhưng ảnh hưởng của người Anh trên tâm trí Ấn độ th́ quá lớn, đến nỗi ngay cả một người như Mahatma Gandhi cũng muốn 30 ngôi đền này được phủ bùn, để không ai có thể thấy chúng. Hăy đơn giản nghĩ về những người đă tạo ra 100 ngôi đền … mỗi ngôi đền phải mất hằng thế kỷ để xây nên. Chúng nó quá tinh tế (delicate) trong cấu trúc, quá cân xứng và quá đẹp, đến nỗi trên trái đất không có ǵ sánh được với chúng.
 

Và bạn có thể tưởng tượng rằng, những ngôi đền không tồn tại một ḿnh; nếu có 100 ngôi đền, hẳn phải có một thành phố hằng ngàn người; nếu không, th́ 100 ngôi đền là vô nghĩa. Những người đó ở đâu? Cùng với những ngôi đền, những người đó đă bị tàn sát.
 

Và tôi đan cử những ngôi đền đó, như là một thí dụ, là bởi v́ điêu khắc của chúng có vẻ như là khiêu dâm đối với tâm trí phương Tây; đối với Mahatma Gandhi, nó cũng nom có vẻ khiêu dâm.
 

Ấn độ mắc nợ Rabindranath Tagore quá nhiều. Ông là người đă ngăn cản Mahatma Gandhi và những chính trị gia khác, họ muốn “che đậy” (cover) những ngôi đền, sẵn sàng che giấu chúng khỏi đôi mắt mọi người. Rabindranath Tagore nói, “ Đây là điều tuyệt đối ngu xuẩn. Chúng nó không khiêu dâm, chúng hoàn toàn đẹp.”
 

Đây là một ranh giới rất tinh tế giữa sự khiêu dâm và cái đẹp.[7] Một người phụ nữ trần truồng th́ không nhất thiết là khiêu dâm; một người đàn ông trần truồng th́ không nhất thiết là khiêu dâm. Một người đàn ông đẹp, một người đàn bà đẹp, trần truồng, có thể là những thí dụ của cái đẹp, của sức khỏe, của sự cân đối. Họ là những sản phẩm vinh quang nhất của thiên nhiên. Nếu một con nai có thể trần truồng và đẹp – và không ai nghĩ rằng con nai khiêu dâm - vậy th́, tại sao một người đàn ông hay phụ nữ trần truồng lại không được xem là đẹp như vậy?

 

Có những quư bà ở thời đại Victoria tại Anh quốc, họ phủ chân ghế bằng vải, bởi v́ những cái chân không nên để trần – những cái chân ghế! Nhưng bởi v́ chúng được gọi là “cẳng chân” (leg), người ta nghĩ rằng, sẽ là thiếu văn minh, thiếu văn hoá, nếu chúng được để trần. Trong thời Victoria, có một phong trào: ai dẫn chó đi dạo, phải che nó bằng vải. Chúng không nên ở truồng … như thể là sự trần truồng tự nó là khiêu dâm. Chính cái tâm trí của họ mới là dâm ô.
 

Tôi đă đến Khajuraho hằng trăm lần, và tôi chưa hề thấy một bức điêu khắc nào là có tính khiêu dâm cả. Một bức tranh khỏa thân hay một bức tượng khỏa thân trở thành sự khiêu dâm, nếu nó khêu gợi dục t́nh. Đó là tiêu chí duy nhất: nếu nó gợi dục, nếu nó là một “khêu gợi” (incentive) cho bản năng t́nh dục của bạn. Nhưng đó không phải là trường hợp với Khajruraho. Thực ra, những ngôi đền này được xây nên cho mục đích hoàn toàn ngược lại.
 

Chúng được tạo ra để thiền định (meditate) trên người đàn ông và đàn bà đang làm t́nh.[8] Và những ḥn đá đă sống dậy. Những người đă tạo ra chúng hẳn đă là những nghệ sĩ vĩ đại nhất mà thế giới đă từng biết. Chúng được tạo ra để thiền định, chúng là những đối tượng cho thiền định.
 

Nó là một ngôi đền, và những thiền giả đang ngồi ṿng quanh chỉ nh́n vào những bức điêu khắc, và quan sát bên trong chính ḿnh, xem có một ham muốn dục t́nh nào khởi lên hay không - nó là một tiêu chí: khi họ thấy không có ham muốn t́nh dục nào khởi lên, nó là một “chứng nhận” (certificate) cho phép họ bước vào ngôi đền. Tất cả những bức điêu khắc này đều ở ngoài ngôi đền, trên những bức tường bên ngoài; bên trong không có bức tượng khỏa thân nào.

 

Nhưng cái này là cần thiết cho người ta thiền định, và rồi họ thấy rơ rằng ḿnh không có ham muốn dục t́nh nào; ngược lại, những bức tượng đó khiến cho ham muốn dục t́nh của họ rút lui (subside). Rồi họ được phép bước vào trong đền thờ; nếu không, họ không nên bước vào ngôi đền. Cái đó sẽ là một sự phạm thánh – có một ham muốn dục t́nh bên trong và bước vào ngôi đền. Nó sẽ làm cho ngôi đền dơ bẩn – bạn sẽ đang sỉ nhục ngôi đền.
 

Những người đă tạo ra những ngôi đền này, cũng đă tạo ra một nền văn học to lớn nữa. Từ khởi thủy, phương Đông thường không bao giờ đè nén t́nh dục. Trước Đức Phật và Mahavira, phương Đông không bao giờ đè nén t́nh dục. Chính là với Đức Phật và Mahavira, mà lần đầu tiên sự độc thân trở nên tâm linh. Ngược lại, trước Đức Phật và Mahavira, tất cả những “nhà tiên tri” (seer) của Upanishad, của Vệ đà, đều là những người kết hôn; họ không độc thân, họ có con cái.
 

Và họ không phải là những người từ bỏ thế gian; tất cả họ đều đă có những thứ xa hoa và tất cả mọi tiện nghi thoải mái. Họ đă sống trong rừng, nhưng họ có mọi thứ, được cúng dường bởi những học tṛ của họ, những vị vua, những người thân yêu của họ. Và những cái ashram của họ, những trường học của họ, những academy (học viện) của họ trong rừng đều rất tiện nghi.
 

Với Đức Phật và Mahavira, phương Đông bắt đầu một truyền thống độc thân bệnh hoạn, [9] sự đè nén bệnh hoạn. Và khi Kytô giáo đến Ấn độ, có một xu hướng đè nén rất mạnh mẽ. 300 năm của Kytô giáo này đă làm cho tâm trí phương Đông hầu như bị đè nén như tâm trí phương Tây. Do vậy, bây giờ những phương pháp của tôi có thể áp dụng cho cả hai. Tôi gọi chúng là những phương pháp “sơ khởi.” Chúng phải hủy diệt mọi thứ mà có thể ngăn cản, không cho bạn đi vào một thiền định im lặng. Một khi Thiền Động hay Thiền Kundalini thành công, bạn được sạch sẽ. Bạn đă xóa bỏ sự đè nén. Bạn đă xóa bỏ sự vụt chạc, sự vội vă, sự thiếu kiên nhẫn. Bây giờ bạn có thể bước vào ngôi đền.



______________________________

 

[7] Thật khó phân định ranh giới giữa 2 “phạm trù” này. Nếu c̣n bị lẫn lộn giữa hai cái này, là chỉ v́ ta chưa đủ “tŕnh độ” mà thôi. Tagore là một nhà thơ, nên dĩ nhiên ông “tinh tế” hơn Gandhi, một nhà “chính trị” !

 

[8] Đây cũng là một “phát hiện” khá bất ngờ đối với tôi. Như vậy, phương Đông “thâm trầm” quá – nên người ta dễ hiểu lầm nó. Chưa kể, phương Đông thích “ăn nói” theo kiểu bóng gió “mờ mịt” chứ không “rơ ràng” , khúc chiết như phương Tây.

 

 [9] Đây là một “phát hiện” rất đáng lưu ư. Từ tiền đề này, có thể đi tới những kết luận bất ngờ! Dĩ nhiên, đây cũng là một đề tài cần được thảo luận nghiêm túc.

 

 

 

 

 

 


 

Chính v́ lư do này mà tôi nói về sự chấp nhận sex, bởi v́ không chấp nhận sex, bạn không thể diệt trừ được sự ức chế. Và tôi muốn bạn hoàn toàn sạch sẽ, tự nhiên. Tôi muốn bạn ở trong một trạng thái mà ở đó 112 phương pháp đó có thể áp dụng cho bạn.
 

Đây là lư do tại sao tôi đă chế tác ra những phương pháp này – đây là những phương pháp thuần túy có tính thanh tẩy.
 

Tôi cũng đă bổ sung thêm những tâm liệu pháp phương Tây, bởi v́ tâm trí phương Tây, và dưới ảnh hưởng của nó, tâm trí phương Đông, cả hai đều đă trở nên bệnh hoạn. Ngày nay, t́m thấy một tâm trí lành mạnh là một hiện tượng hiếm hoi. Mọi người đang cảm thấy một loại nôn mửa nào đó, một loại nôn mửa tinh thần (mental), một sự trống rỗng nào đó, nó giống như một vết thương làm đau nhức. Mọi người đang tự biến đời ḿnh biến thành một ác mộng. Mọi người đang lo lắng, quá sợ hăi cái chết; không chỉ sợ cái chết, mà c̣n sợ sự sống.
 

Người ta đang sống một cách nửa vời, người ta đang sống một cách nhợt nhạt: không nồng nàn như Zorba người Hy Lạp, không với hương vị mạnh khỏe mà với một tâm trí bệnh hoạn. Người ta phải sống, cho nên họ đang sống. Người ta phải yêu, cho nên họ đang yêu. Người ta phải làm cái này, phải giống cái này, cho nên họ đang rập khuôn theo; nếu không, không có động lực (incentive) nào đến từ bản thể của riêng họ.
 

Họ không đang trào dâng với năng lượng. Họ không đánh liều bất cứ cái ǵ để sống một cách toàn bộ. Họ không mạo hiểm – và không mạo hiểm, người ta không khỏe mạnh. Sự mạo hiểm là một tiêu chí, sự thăm ḍ (inquiry) vào trong cái không biết, là tiêu chí. Người ta không trẻ trung, từ tuổi thơ, họ đă trở nên già cỗi. Tuổi trẻ không bao giờ xảy ra.
 

Những tâm liệu pháp phương Tây không thể giúp bạn tăng trưởng về tâm linh, nhưng chúng có thể chuẩn bị mảnh đất. Chúng không thể gieo những hạt giống hoa, nhưng chúng có thể chuẩn bị đất – và đây là một sự cần thiết. Đây là một lư do tại sao tôi bổ sung thêm những tâm liệu pháp.
 

Cũng có một lư do khác: Tôi muốn một sự gặp gỡ của Đông và Tây.
 

Phương Đông đă phát triển những phương pháp thiền; phương Tây chưa triển khai những phương pháp thiền, phương Tây đă triển khai những tâm liệu pháp. Nếu chúng ta muốn tâm trí phương Tây quan tâm đến những phương pháp thiền định, nếu bạn muốn tâm trí phương Đông đến gần hơn với tâm trí phương Tây, phải có cái ǵ đó để cho và nhận. Nó không nên chỉ có tính phương Đông – một cái ǵ đó từ sự tiến hoá của phương Tây nên được bổ sung. Và tôi thấy những liệu pháp đó là vô cùng hữu ích. Chúng không thể đi xa, nhưng với chặng đường mà chúng đă đi, chúug là tốt. Nơi mà chúùng ngừng lại, thiền định có thể đảm trách.
 

Nhưng trong cuộc gặp gỡ đó, trong cái hợp nhất đó, tâm trí phương Tây nên cảm thấy một cái ǵ đó từ sự phát triển của riêng nó đă được đưa vào; cái hợp nhất đó không nên một chiều. Và những tâm liệu pháp phương Tây rất có ư nghĩa; chúng không thể tác hại, chúng chỉ có thể giúp ích mà thôi.
 

Và tôi đă dùng chúng với thành công cực lớn. Chúng đă giúp người ta thanh tẩy “bản thể” (being) của họ, chuẩn bị họ sẵn sàng bước vào đền thờ của thiền định. Nỗ lực của tôi là giải tan sự chia cách giữa phương Đông và phương Tây. Trái đất nên là một, không chỉ về mặt chính trị mà c̣n về mặt tâm linh nữa.
 

Và một số người nghĩ rằng đây là một cách “tẩy năo” khéo léo. Thật ra, không chỉ có vậy: nó là việc thanh tẩy tâm trí, không phải là tẩy năo. Tẩy năo th́ rất hời hợt. Bộ năo là cái cơ chế mà tâm trí sử dụng. Bạn có thể tẩy bộ năo một cách rất dễ dàng – bất cứ bộ máy nào cũng đều có thể được thanh tẩy và bôi trơn. Nhưng nếu cái tâm trí đằng sau bộ năo bị ô nhiễm, dơ bẩn, th́ chẳng bao lâu bộ năo sẽ đầy những thứ xấu xa.
 

Và tôi không thấy có ǵ sai trái trong nó – việc rửa ráy luôn luôn tốt. Tôi tin vào việc tẩy khô. Tôi không dùng những phương pháp tẩy cổ lỗ.
 

Vâng, người ta sẽ cảm thấy bị lừa gạt, rằng tâm trí họ đă bị lấy đi (taken away), và đó là cái quư giá duy nhất mà họ có. Nhưng điều này chỉ xảy ra vào lúc ban đầu. Một khi tâm trí đă được lấy đi, người ta sẽ ngạc nhiên rằng, đằng sau tâm trí là kho báu thực thụ của họ. Và tâm trí chỉ là một tấm gương soi, nó đang phản chiếu cái kho báu, nhưng trong bản thân nó không có kho báu nào. Kho báu ở đằng sau tâm trí – đó là bản thể của bạn.
 

Nhưng một tấm gương soi có thể lừa dối bạn. Nó có thể cho bạn ư tưởng rằng cái được phản ánh trong nó là một thực tại. Do vậy, khi tâm trí được lấy đi – và đó chính là cái mà thiền định là – th́ nó là một trạng thái “vô-trí” (no-mind). Nó đang lấy đi tâm trí và cho bạn một cơ hội để thấy, không phải cái phản ảnh (reflection) của cái kho báu của bản thể bạn, mà là chính cái kho báu đó.
 

 

 

~~000~~


 

 

 

trang đỗ tư nghĩa

chân trần

art2all.net