SUY NIỆM MỖI NGÀY

Tuyệt tác cuối đời của Lev Tolstoy

( WISE THOUGHTS FOR EVERY DAY)

Đỗ Tư Nghĩa dịch theo bản Anh ngữ của Peter Serikin

 

.

 

 

49. LAO ĐỘNG & NHÀN RỖI
 

* Không có ǵ ngăn trở cuộc đời của con người nhiều hơn là việc buộc người khác làm như ta muốn, bằng cách dùng bạo lực [160]. Một ngày sẽ đến, khi mà người ta sẽ hiểu rằng, có một quy luật chung, không phải quy luật của bạo động, mà là của t́nh yêu đại đồng, trong quan hệ với nhau.

                                                                                    Félicité Robert de Lamenais.

Những kẻ cắp sống bằng việc ăn cắp. Bạn không thể tin rằng, họ là những người tử tế cho đến khi họ ngừng hành vi xấu đó; và việc cầu nguyện và những hiến tế sẽ không khiến cho họ trở nên tốt. Điều này cũng đúng cho những người giàu và những kẻ lười biếng. Nếu họ không làm việc, mà dựa vào lao động của người khác, th́ họ cũng không thể trở nên tốt, bất luận họ cầu nguyện hay hiến tế nhiều thế nào đi nữa.

Những ai khuyến khích sự phân công lao động, họ giành lấy công việc dễ dàng nhất cho chính ḿnh. Tuy nhiên, thật kỳ lạ, rằng công việc quản lư của họ trở nên gian nan, trong khi công việc tay chân mà họ trốn tránh, lại trở thành công việc thú vị nhất.

* Những món quà lớn nhất có thể bị hủy diệt bởi sự nhàn rỗi.

                                                                                 MICHEL DE MONTAIGNE.
___________

[160] Ở đây, Tolstoy chỉ trích dẫn từ một nhà tư tưởng khác. Nhưng chính Tolstoy cũng rất chú trọng việc giáo dục bằng t́nh yêu thương, và tránh việc áp đặt, bạo động.

 

 

 

50. CHÂN LƯ         


          Đời chúng ta trở nên xấu, thậm chí xấu hơn, cuộc sống của những kẻ ngoại đạo [161], bởi v́ chúng ta chấp nhận chân lư hư dối thay v́ chân lư đích thực.

Ngay khi người ta đă quyết định rằng, họ có thể tạo ra một tổ chức gọi là một giáo hội, và trong khi làm như vậy, thoát khỏi tội lỗi, th́ một nhóm người khác xuất hiện, và cũng nói hệt như vậy. Ngay khi hai nhóm này khởi sự cáo buộc lẫn nhau về tội nói dối, th́ rất có thể cả hai đều sai.

Bất cứ sự nô lệ nào cũng dễ chịu đựng hơn là sự nô lệ đặt nền trên tôn giáo dối trá [162]. Một người, khi đă là tên nô lệ cho một tông phái [163] hay giáo hội nào đó, th́ ở dưới sự kiểm soát hoàn toàn của những vị đạo sư của y.

Thời đại chúng ta là thời đại của sự phê phán thực hành [164], mà trong đó, mọi sự có thể được xem xét và đánh giá với óc phê phán. [165]

* Hai nhóm cố trốn tránh sự phê phán. Những cơ sở tôn giáo, nấp dưới cái cớ là thánh thiện, và những kẻ làm luật [166], nấp dưới cái cớ của quyền lực và sự vĩ đại của họ.

                                                                                          IMMANUEL KANT.
 

____________

[161] Phải rất trung thực, th́ mới có thể nhận ra và nói lên những điều như thế này. Cũng cần lưu ư, Tolstoy được giáo dục theo tín ngưỡng Kytô giáo Chính Thống. Do vậy, có lẽ chữ “những kẻ ngoại đạo” ở đây chỉ tín đồ của những tôn giáo khác, ngoài Kytô giáo.

[162] Chữ “tôn giáo” thường có nội hàm không rơ ràng. Nó có thể dùng để chỉ

          a/ Phần giáo lư nguyên thủy

          b/ Phần giáo hội [có tổ chức, đẳng trật].

Đa phần những sai lầm đều nằm ở giáo hội. Và lịch sử cho thấy, các giáo hội thường làm “méo mó” các giáo lư nguyên thủy của các vị giáo chủ của chúng. Do vậy, muốn nắm bắt được “tinh hoa” của các tôn giáo, ta không nên nh́n vào các giáo hội, mà phải t́m về cái nguồn suối nguyên thủy, tinh tuyền của chúng. Và, một điều rất đáng buồn, là các giáo hội thường đi ngược lại những lời dạy cao cả của các vị giáo chủ của chúng.

[163] Sect.

[164] Practical criticism.

[165] Chúng ta biết, I. Kant (1724 – 1804) đă xuất bản 3 cuốn “phê phán” – đó là : “Phê phán Lư Tính Thuần Túy,” “ Phê Phán Lư Tính Thực Hành,” và “ Phê Phán về sự Phán Đoán.” Cả 3 cuốn này đều đă có bản dịch tiếng Việt và cước chú rất công phu của Bùi Văn Sơn Nam. Tolstoy sinh năm 1828, sau khi Kant đă mất 24 năm.

[166] Như vậy, hẳn các giáo hội thời đó, cũng khó ḷng chấp nhận Kant !
 

 

 

51. KHOA HỌC SAI LẦM

 

          Loài cú có thể nh́n thấy trong bóng tối, nhưng trở nên mù ḷa trong ánh sáng. Đối với nhiều học giả, th́ cũng đúng y như vậy. Họ biết nhiều kiến thức lặt vặt [167], “từ chương,” nhưng không biết, hay không muốn biết cái khoa học quan trọng nhất, cần thiết cho cuộc sống – ta nên sống như thế nào trên thế gian này. [168]

Có những quan điểm sai lầm về mọi thứ, th́ cũng có những khoa học sai lầm. Một số ư kiến được xem là chân lư duy nhất, không phải bởi v́ chúng đáp ứng những nhu cầu của con người, mà bởi v́ những học giả xem nó là cần thiết. Do vậy, khoa học trở thành sai lầm. Điều này thường xuyên xảy ra trong thế giới chúng ta.

Khả năng của tâm trí để hấp thu kiến thức, khả năng đó không phải là vô giới hạn. Do vậy, bạn không nên tin rằng, càng biết nhiều hơn, th́ càng tốt hơn. Kiến thức về nhiều điều không quan trọng, là một trở ngại cho sự hiểu biết chân thực. [169]
 

_________________

[167] Trifles.

[168] Khi nh́n kỹ lại ḿnh, chúng ta sẽ thấy: đôi khi ḿnh đang sống trong cơn “mộng du” : chúng ta đang sống, v́ chúng ta phải sống – và, hầu như ít ai chịu khó ngồi lại và tự hỏi: “ Ḿnh nên sống như thế nào?” Với sự phổ biến của Internet, con người hiện nay “ biết” rất nhiều cái, nhưng không ít trong số đó chỉ là… rác rưởi!

[169] Hiện nay dường như chúng ta “biết” quá nhiều điều không mấy quan thiết tới đời ḿnh. Nếu không khéo, chúng ta có thể bị “đè chết” bởi cái gánh nặng kiến thức của bản thân. Cái “nan giải” nằm ở chỗ: nếu ta thiếu kiến thức, ta có nguy cơ trở thành kẻ ngu dốt. Nhưng, nếu ta có quá nhiều kiến thức, th́ ta có nguy cơ bị “chết ch́m” giữa cái biển kiến thức của chính ḿnh. Thêm nữa, giữa một mớ “tạp pí lù” của kiến thức, vàng thau lẫn lộn, thật khó để nhận ra đâu là chân lư, và đâu là sự lừa dối !

 

 

trang đỗ tư nghĩa

chân trần

art2all.net