SUY NIỆM MỖI NGÀY

Tuyệt tác cuối đời của Lev Tolstoy

( WISE THOUGHTS FOR EVERY DAY)

Đỗ Tư Nghĩa dịch theo bản Anh ngữ của Peter Serikin

 

.

 

 

 

4. THƯỢNG ĐẾ [30]
 

          Người ta thường hay nói rằng, Thượng đế là t́nh yêu, hay, t́nh yêu là Thượng đế. Người ta cũng nói rằng, Thượng đế là trí tuệ,” [31] hoặc, rằng trí tuệ tham dự vào quyền lực của Thượng đế. Nhưng không thể nào như vậy. T́nh yêu và trí tuệ là những phẩm tính [32] của Thượng Đế mà chúng ta biết được. C̣n Thượng đế là cái ǵ, chắc chắn là chúng ta không biết.

Mọi người có thể cảm thấy (sự hiện hữu của. ĐTN) Thượng đế, nhưng không ai có thể thực sự hiểu Thượng đế [33]. Do vậy, đừng t́m cách hiểu Ngài. Thay vào đó, hăy cố cảm nhận sự hiện diện của Thượng đế bên trong bạn. Nếu bạn không thể t́m thấy Ngài ở đó, th́ bạn sẽ không bao giờ t́m thấy Ngài. [34]

Khi bạn nh́n vào bên trong chính ḿnh, bạn thấy cái được gọi là “cái tôi của riêng bạn” hay linh hồn bạn. Bạn không thể xúc chạm nó, hoặc thấy nó, hoặc hiểu nó, nhưng bạn biết rằng nó ở đó. Và cái phần này của chính bạn – cái phần mà bạn không thể hiểu – là cái được gọi là Thượng đế. Thượng đế vừa ở xung quanh ta, vừa ở bên trong ta – trong linh hồn ta.

Bạn càng hiểu rằng bạn là một với Thượng đế, th́ bạn càng hiểu rằng, bạn là một với tất cả những biểu hiện của Ngài trên trần thế.
 

 

___________

 

[30] Xin xem lại cước chú số 13, về chữ “Thượng đế.”

[31] Intellect.

[32] Qualities.

[33] Các nhà thần bí [mystics] lớn của nhân loại đều nói tương tự như Tolstoy: “Cảm nhận được sự hiện hữu của Thượng đế, nhưng không thể thực sự hiểu Ngài.” Một số triết gia, chịu ảnh hưởng của khoa học, [như Descartes], họ muốn dùng “lư trí” (reason) để “chứng minh” sự hiện hữu của Thượng đế. Nhưng, đây là một sai lầm lớn, mà I. Kant đă chỉ rơ trong cuốn “ Phê phán lư ính thực hành.” (Xem bản dịch của Bùi Văn Sơn Nam. NXB Tri Thức, 2007).

[34] Tùy theo các tôn giáo khác nhau, mà chân lư tối hậu sẽ có một tên gọi khác nhau: Thượng đế, Hữu thể tối cao, Tuyệt đối thể, Đạo, Phật tính, Chân như… . Tuy nhiên, các tôn giáo đều có một điểm chung: chân lư tối hậu ấy phải được t́m thấy ở thế giới nội tại bên trong mỗi người, chứ không phải ở bên ngoài. Đây là một điều rất quan trọng, cần đặc biệt lưu ư.

[35] Worldly manifestations.

 

 

 

 

5. SỰ HỢP NHẤT TRONG LINH HỒN
 

          Khi Socrates được hỏi, ông sinh ra ở đâu, ông trả lời : “Trên trái đất này.” Khi được hỏi, ông là công dân của thành-bang nào, ông đáp: “ Một công dân của thế giới.” [36] Chúng ta phải nhớ những lời sâu xa đó. Tất cả chúng ta đều sống trên cùng một trái đất, bên dưới quy luật của Thượng đế, và dưới quyền lực vĩ đại của Thượng đế, nó vốn ưu việt hơn quyền lực của con người.

Chúng ta biết trong tim ḿnh rằng, chúng ta nên phấn đấu cho sự hợp nhất với tất cả mọi con người. Càng trở nên hợp nhất, đời ta sẽ càng tốt hơn. Trái lại, chúng ta càng tách rời nhau, đời chúng ta sẽ càng tồi tệ hơn.

Mọi người đều có 2 ông chủ : thể xáclinh hồn.[37] Khi thể xác nắm quyền cai trị, th́ người ta đấu đá và thù địch với kẻ khác. Ngược lại, người ta càng phát triển trong sự “hiểu biết về tâm linh,” [38] th́ cái sức mạnh bên trong của họ càng thuyên chuyển tới linh hồn – cái linh hồn vốn t́m kiếm sự hợp nhất với linh hồn của những người khác.

 

____________

 

[36] Socrates có một tầm nh́n thật bao la ! Về sau, những triết gia Khắc kỷ (Stoicist) cũng chịu ảnh hưởng Socrates về nhiều điểm – kể cả việc tự xem ḿnh là “công dân của thế giới.”

[37] Xin nhắc lại, Tolstoy luôn xem linh hồn là “ông chủ đích thực” – và thể xác, chỉ là “công cụ” mà linh hồn tạm nương vào đó để thực hiện những sứ mệnh mà Thượng đế đă giao phó. Nếu để cho thể xác trở thành “ông chủ,” th́ đó chỉ là việc “tiếm ngôi” !

[38] Spiritual understanding.

 

 

6. T̀NH YÊU ĐẠI ĐỒNG



          Mọi người đều yêu cái bản ngă của riêng ḿnh [39], và việc này tuyệt đối không có ǵ sai trái [40]. Tuy nhiên, nếu chỉ yêu thân xác ḿnh, th́ sẽ mang sự khổ đến cho kẻ khác.

Bạn trở thành cái mà bạn yêu. Nếu bạn yêu những sự thể trần thế, bạn sẽ trở thành “thế tục.” Nếu bạn yêu Thượng đế, th́ bạn sẽ trở nên thành phần của Thượng đế.

T́nh yêu mà có một nguyên nhân, mà có một lư do, th́ không phải là t́nh yêu thuần khiết. Chỉ có t́nh yêu không có giới hạn [41] – t́nh yêu vô điều kiện [42] – mới là vĩnh cửu. Nó không biến đi, mà liên tục tăng trưởng với thời gian.

Không thể có đức hạnh hay sự tốt lành nào mà không có t́nh yêu. [43]

 

________

 

[39] Bản tiếng Anh: “ Every person loves his or her own self, and there is absolutely nothing wrong with this.” Câu này có thể gây hiểu lầm. Ư của Tolstoy, là phải ưu tiên “linh hồn” ḿnh hơn thể xác. Nhưng chắc chắn, nếu bản ngă của ta đầy dục vọng, th́ sẽ rất sai trái, nếu ta yêu nó!

[40] Đạo Phật phân biệt “bản ngă” với “chân ngă.” Chân ngă th́ siêu việt cả “tốt” lẫn “xấu”; c̣n bản ngă, th́ dù “tốt” đến đâu chăng nữa, cũng chỉ “tốt” một cách tương đối.

[41] Limit.

[42] Vô điều kiện: không cần có một điều kiện nào cả. “T́nh yêu vô điều kiện” – theo thiển ư – chỉ có được ở những bậc thánh. Hầu hết mọi con người trên thế gian đều yêu một cách “có điều kiện.” Chẳng hạn, một chàng trai, thường yêu một cô gái v́ một ánh mắt, một làn môi, một nụ cười, một mái tóc… Có nghĩa là, đều có một “lư do” – đều có hai chữ : “ Bởi v́…” Nhưng, nếu t́nh yêu được dựng xây trên một “điều kiện,” th́ khi điều kiện ấy mất đi, t́nh yêu đó cũng… chết ! Điều ấy nói lên sự mong manh, phù du của những t́nh yêu trên trần thế.

[43] Trong cuốn sách này, Tolstoy luôn nhấn mạnh đến “t́nh yêu.” Tuy nhiên, ta cần nhớ, đây là thứ “t́nh yêu” rất bao la, chứ không phải thứ “t́nh yêu mong manh tựa khói” – như ta thường hiểu.

 

trang đỗ tư nghĩa

chân trần

art2all.net