SUY NIỆM MỖI NGÀY

Tuyệt tác cuối đời của Lev Tolstoy

( WISE THOUGHTS FOR EVERY DAY)

Đỗ Tư Nghĩa dịch theo bản Anh ngữ của Peter Serikin

 

.

 

 

7. L̉NG KIÊU MẠN
 

          Người ta có khuynh hướng kiêu hănh về những cái mà lẽ ra họ nên xấu hổ về chúng – chẳng hạn như sự giàu có [44] hay quyền lực của họ trên kẻ khác. [45]

 

Một người có thể tin rằng, y tốt hơn một ai khác chỉ khi nào cái tính cách [46] của kẻ khác không thực sự được biết đến.

Khi bạn thực hiện những hành vi tốt lành, thường khó mà nói chắc chắn, liệu bạn làm chúng cho linh hồn, cho Thượng đế, cho một người khác, hay là chỉ để thỏa măn ḷng kiêu mạn của riêng bạn [47]. Tuy nhiên, thật dễ để xác định điều ấy, nếu bạn tự hỏi, liệu bạn có làm những cái này, nếu không ai hay biết về chúng? [48] Khi bạn thực hiện những hành vi tốt lành một cách ẩn danh, th́ bạn làm như thế v́ linh hồn bạn và v́ Thượng đế.

Khi người ta ca ngợi bạn về hành động của bạn, điều ấy là tốt thôi, không sao cả. Nhưng, sẽ là sai trái, nếu bạn hành động chỉ để được người khác ca ngợi. [49]

___________

 

[44] Wealth

[45] Khi đọc tập sách này, chắc hẳn nhiều người sẽ thấy rất… khó chịu! Bởi v́, Tolstoy thường nói “ngược lại” với những quan niệm thông thường. Tuy nhiên, nếu nh́n kỹ vào lịch sử, ta sẽ nhận thấy, từ thuở xa xưa, nhiều bậc hiền nhân đă phát biểu những điều tương tự như Tolstoy. Xin đơn cử một vài vị: Chúa Jesus, Phật Thích Ca, Epictetus … Nhưng chúng ta sẽ bớt khó chịu, khi hiểu rằng, các vị ấy có một tiêu chuẩn đạo đức cao hơn tiêu chuẩn đạo đức của lũ phàm nhân chúng ta.

[46] Character.

[47] Đây là điều rất tinh tế: Khi đánh giá một hành vi đạo đức, các nhà đạo đức học thường đánh giá trên 2 mặt:
a/ H́nh vi đó có tốt cho người khác không?
b/ Chủ thể của hành vi đó có động cơ tốt hay không?

Chẳng hạn, việc từ thiện, giúp người nghèo là tốt; nhưng, nếu làm việc thiện với động cơ nào khác ngoài ḷng từ bi, bác ái – thí dụ, để được khen ngợi, hay có ư đồ nào đó – th́ hành vi ấy cần được xem xét lại.

[48] Đây là một “trắc nghiệm” rất tốt. Chúng ta không nên “vơ đũa cả nắm,” nhưng cũng phải thừa nhận rằng – bên cạnh một số người làm việc từ thiện v́ họ thực sự có tâm từ bi, muốn chia sẻ nổi đau khổ của đồng loại, họ là những vị “ Bồ Tát hóa thân” – c̣n có một số người khác, họ làm điều tốt, chỉ v́ một mục đích trần tục nào đó.

 [49] Tolstoy gợi cho ta một câu hỏi: “Phải đánh giá thế nào về một hành vi thường được gọi là tốt (như việc từ thiện), nhưng được làm với mục đích, động cơ xấu? Xin gửi câu hỏi đó đến bạn đọc, để chúng ta cùng suy nghĩ.
 

 

 

8. TỰ PHỤ & DANH VỌNG
 

 

Bạn không thể được tất cả mọi người yêu mến và ca ngợi [50]. Thật vậy, nếu bạn hành động như một người tốt, th́ những người xấu sẽ trách mắng bạn. Nếu bạn hành động như một người xấu, th́ những người tốt sẽ phản đối những hành vi xấu của bạn. Giải pháp tốt nhất, là hăy sống tử tế và nhân ái trong khi phớt lờ những dư luận của người khác.

Chỉ có những ai mà đă phó thác linh hồn họ cho tiền tài và danh vọng, th́ mới quan tâm đến dư luận của người khác. [51]

Hăy nuôi dưỡng linh hồn bạn – chứ không phải cái danh vọng và tiếng tăm của bạn.

Nếu một người thoát khỏi tính khoe khoang tự phụ, th́ người ấy dễ phụng sự Thượng đế hơn.

Kẻ nào sống một cuộc đời chân chính, trung thực, th́ không cần lời khen hay danh vọng. [52]

 

____________

 

[50] Sống trên đời, thật khó! Làm điều tốt, th́ bị kẻ xấu ghét; làm điều xấu, th́ bị người tốt chê cười. Chúng ta thử nhớ lại những hiền nhân như chúa Jesus, Phật Thích Ca, Socrates, Khổng Tử … Nhưng chúng ta biết, chúa Jesus và Socrates đều bị án tử h́nh. Phật Thích Ca bị phe “ngoại đạo” nói xấu; c̣n Khổng Tử, th́ bôn tẩu suốt đời hành đạo, mà chẳng mấy ai tin dùng !

[51] Có lẽ, không hẳn là như vậy. Nhưng, nh́n chung, câu nói này cũng có nhiều phần đúng.

 [52] Đúng. Nhưng công bằng mà nói, th́ danh vọng và lời khen, trong tự thân chúng, không có ǵ xấu. Chúng chỉ trở nên xấu khi người ta hành động chỉ v́ muốn có những cái đó. Bởi v́, họ có thể dùng mọi phương tiện để đạt tới chúng – kể cả những phương tiện xấu.
 

 

 

9. THAM LAM & CỦA CẢI



Người nào sống giữa những kẻ túng thiếu, mà lại giàu có, và kiêu hănh về sự giàu có đó, th́ người ấy sống một cuộc đời thiếu vắng chân lư.

Những người trải qua trọn đời ḿnh trong việc thủ đắc của cải, sẽ không bao giờ thỏa măn. Càng trở nên giàu có, họ càng ham muốn nhiều hơn, và cứ thế, không có kết thúc.

Bạn phải nhớ rằng, đời là một bài học. Bài học này là : làm thế nào để nuôi dưỡng linh hồn bạn; và những ai, mà, thay v́ nuôi dưỡng linh hồn ḿnh, lại dâng hiến đời ḿnh cho việc thủ đắc của cải – họ đều nhầm lẫn. [53]

Thật hiển nhiên là, những người giàu xem sự giàu có của họ như là một công trạng, và đánh giá cao chính ḿnh về điều đó. Người nghèo cũng nể trọng người giàu, chỉ v́ họ giàu. Tại sao như vậy? Bởi v́, cả người nghèo lẫn người giàu đều tin rằng, của cải là cái xứng đáng phấn đấu để thủ đắc.

 

________

 

 [53] H́nh như đa phần nhân loại hiện nay vẫn tiếp tục làm những cái mà Tolstoy gọi là “nhầm lẫn” ?

 

 

 

trang đỗ tư nghĩa

chân trần

art2all.net