đỗ tư nghĩa

 

 

t ́ m   l ạ i   n ụ   c ư ờ i

 

PHỤ LỤC

 

 

 

 

Trong phần này, chúng tôi trích & lược dịch một số đoạn trong các bài viết về trầm cảm của các chuyên gia về đề tài này. Tất cả đều được trích ra từ Sacred Sorrows, do John E. Nelson & Andrea Nelson tập hợp & biên tập.

 

                     Người dịch 

                   Đỗ Tư Nghĩa 

 

 

 

ĐÊM ĐEN CỦA LINH HỒN

     Linda Schierse Leonard

 

Trong đoạn trích sau đây, tác giả cho thấy, từ vực sâu của Tuyệt Vọng, có thể xuất hiện một sự tự do mới, một sự kết hợp với cái Thiêng Liêng – là kinh nghiệm vốn có ở  các nhà thần bí.

 

Đối với nhiều nhà thần bí, th́ Vực Thẳm¨ (the Abyss) là nơi chốn của sự chuyển hóa. Những chiều sâu của vực thẳm có thể là  “bóng tối thiêng liêng”, nơi mà thần tính (divinity) tự phát lộ chính nó. Dionysius the Areopagite § thậm chí c̣n nói đến Thượng Đế như là “ Bóng Tối Thiêng Liêng”, và xem bóng tối như là nơi cư ngụ bí mật của Thượng Đế. Theo ông, có  một “sự diễn tiến thiêng liêng”,  một cái thang hay một cái mắt xích (mà) kết nối những con người khả tử phàm tục với cái thiêng liêng. Một nhà thần bí lớn khác - St. John of the Cross - nói về “chiếc “cầu thang bí mật” (secret stair)  mà qua đó người ta leo lên, trong bóng tối, để gặp Người Yêu Dấu ¨ – con đường mà linh hồn du hành để tiến về sự kết hợp với Thượng Đế. Nhưng trước sự kết hợp xuất thần hoan lạc với Người Yêu Dấu, là Đêm Đen của Linh Hồn, cái giai đoạn cực kỳ đau đớn khi mà linh hồn cảm thấy ḿnh bị cầm tù trong Vực Thẳm.

Cái hỗn độn (chaos) của Vực Thẳm là một khía cạnh cốt tủy của quá tŕnh sáng tạo nói chung, và nó cũng là cốt tủy cho sự tăng trưởng tâm linh. Sự hỗn độn §con nghiện (the addict) trải nghiệm trong vực thẳm, th́ tương tự như sự hỗn độn được trải nghiệm bởi kẻ sáng tạo, và tương tự như Đêm Đen của Linh Hồn được trải nghiệm bởi nhà thần bí. Evelyn Underhill, trong nghiên cứu cổ điển của bà về chủ nghĩa thần bí, đă mô tả điều này như sau:

 

Về phương diện tâm lư học, th́ “Đêm Đen của Linh Hồn” có hai mặt song hành:  sự kiệt quệ của một trạng thái cũ, và sự tăng trưởng hướng về một trạng thái ư thức mới. Nó là một “ cơn đau của sự tăng trưởng” (growing pain) trong một quá tŕnh hữu cơ, mà ở  đó cái tôi (tự ngă) đạt tới Cái Tuyệt Đối. Những nhà thần bí lớn, những thiên tài sáng tạo lớn, đă biết, một cách tự phát theo bản năng, cách xoay những rối loạn tâm thần này sang một hướng khác, có lợi cho sự tăng trưởng tâm linh. Song song với những dao động tâm thần (mental), những chấn động, và những tái điều chỉnh, là những dao động tâm linh (spiritual), phát sinh do một phấn đấu đi lên của linh hồn.

Quá tŕnh tăng trưởng đ̣i hỏi một giai đoạn hỗn loạn xen vào giữa trạng thái cũ đang sụp đổ và một trạng thái mới đang được h́nh thành. Chúng ta thấy một xáo trộn như thế được biểu hiện một cách kịch tính trong tuổi thiếu niên, sự chuyển tiếp giữa tuổi ấu thơ và tuổi trưởng thành. Đối với những nhà thần bí lớn, th́ những giai đoạn (của) hỗn độn và thống khổ thường kéo dài nhiều tháng hay nhiều năm trước khi đạt tới một trạng thái tâm linh mới và cao hơn;§ thường khi, cái phương diện đen tối được trải nghiệm trước khi trạng thái mới diễn ra. Underhill, mô tả kinh nghiệm này như sau:  

 Cái tôi bị ném vào trong sự hỗn lọan. Sự bất lực, trống rỗng, cô đơn, là những h́nh dung từ mà những kẻ bị ch́m đắm trong ngọn lửa đen của sự thanh tẩy dùng để mô tả những nỗi  đau của họ.

Thế nhưng, giai đoạn đen tối này chính xác là cái đă góp phần vào việc tái tạo của tính cách. Giai đoạn này trong Vực Thẳm là “ cái ḷ luyện” của cuộc sống tâm linh”, nó giống hệt như nỗ lực thống khổ của nhà nghệ sĩ đang ḍ dẫm trong bóng tối trước sự bùng vỡ sáng tạo. Sự đi xuống được trải nghiệm bởi nhà thần bí và nhà nghệ sĩ, th́ cũng được cảm nghiệm bởi con nghiện: sau khi đă xuống tới đáy của vực thẳm, linh hồn đối mặt với cuộc thử thách nội tại, nó quyết định chấp nhận sự bất lực của ḿnh, nhu thuận với cơn khủng hoảng của ḿnh, và tiếp tục di chuyển về phía sự hồi phục. Underhill mô tả “đêm đen” này như là cái ngưỡng cửa dẫn tới một trạng thái (tâm thức) cao hơn. Cần có ḷng dũng cảm lớn để chịu đựng và không ngă quỵ trước sự nguy hiểm và đau đớn. Cuộc du hành thần bí th́ không phải là thuần lư, cũng không đi theo một đường thẳng (linear).

Cụm từ “Đêm Đen của Linh Hồn” c̣n được dùng để chỉ cái kinh nghiệm chung của những nhà thần bí, mà ở đó, sau một giai đoạn “bừng sáng” (illumination), linh hồn đong đưa trở lại với sự trống rỗng, trở lại với sự đau đớn, sự hoang phế (desolation), trở lại với sự bất lực và bơ vơ (helplessness), chuẩn bị sẵn sàng để hiến dâng trọn vẹn cho cái Thiêng Liêng. Sau khi đă có một kinh nghiệm trực giác sâu xa (intense) về Thượng Đế trong giai đoạn bừng sáng - nghĩa là, đă có một sự “thức dậy tâm linh” -  những nhà thần bí mô tả giai đoạn này như là một thời gian trắc nghiệm (testing), khi mà linh hồn chịu thống khổ do cái cảm nhận rằng ḿnh bị Thượng Đế bỏ rơi. Đó là một thời gian của sự thiếu hụt (privation) tồi tệ hơn hỏa ngục,” theo Angela Foligno. Nhưng nó cũng là một thời gian cốt tủy mà trong đó có một sự chết đi của “cái tôi” ¨ điều kiện tiên quyết phải có cho sự sống vĩnh cửu và sự kết hợp với Đấng Thiêng Liêng.

St John of the Cross phân biệt 2 giai đoạn của Đêm  Đen. Giai đoạn thứ nhất, là Đêm của Giác Quan, trong đó những cảm xúc, trí tưởng tượng, những giác quan - cái phần hạ đẳng của linh hồn - được thanh tẩy. Giai đoạn thứ hai, là Đêm Đen của Linh Hồn (spirit),  mà đ̣i hỏi sự thanh tẩy của trí năng (intellect) và ư chí - phần thượng đẳng của linh hồn. Giai đoạn hai kéo người ta xuống con đường khổ nhục nhất : đối mặt với sự bất ḥa điệu, sự thiếu hụt (privation) và cả sự chết – mọi thứ này dọn sách miếng đất cho sự khiêm cung và sự nhu thuận với cái đang là (what is) : cái toàn bộ (the whole). Underhill mô tả nó như là “ sự hư vô hóa của linh hồn” (the naughting of the soul),  sự khiêm cung toàn triệt. 

Trong Đêm Đen, linh hồn bị làm cho rỗng không và bị làm cho khô cạn. Hệt như một người yêu trần thế sợ bị bỏ rơi và khước từ (rejection) bởi người yêu dấu, và có thể bị chế ngự bởi ghen tuông và thù hận, linh hồn, trong nỗi khát t́nh yêu mănh liệt của nó, cảm thấy bị bỏ rơi và bị làm khô cạn, như kẻ lang thang bị lạc trong một hoang mạc khô cằn.

Giai đoạn ở trong Vực Thẳm là giai đoạn thống khổ nhất. Nhưng chính là xuyên qua mọi thứ này, mà linh hồn được tẩy rửa, và bị hủy diệt, được thanh tẩy trong lửa. 

Saint John of the Cross viết :

Linh hồn được thanh tẩy trong cái ḷ (furnace) này giống như vàng trong một cái nồi nấu kim loại (crucible) … Nỗi thống khổ quá sắc bén, đến nỗi linh hồn thấy như thể là hỏa ngục và sự trầm luân (perdition) đang mở ra.

Mục đích của mọi thứ này, là để cho linh hồn trải nghiệm sự khổ nhục, sự khiêm cung, để nó có thể được thăng hoa, phúc lạc về sau. Cái đêm đen này là sự “sự tuôn chảy” (inflowing) của Thượng Đề vào trong linh hồn, để thanh tẩy nó khỏi những dốt nát và bất toàn của nó. Tại đây, Thượng Đế, một cách bí mật, dạy dỗ linh hồn và giáo huấn nó về sự toàn hảo của t́nh yêu.

Trong Vực Thẳm của Đêm Đen, người ta bị nhấn ch́m vào trong nghịch lư (paradox.) Cái sự căng thẳng, sự thiếu hụt, những thử thách, và khổ năo, là một phần trong quá tŕnh của sự chuyển hóa khôn ḍ này. Nhưng không có sự cứu chuộc nào mà không có thập giá, những người Kytô giáo nói. Những nhà giả kim (alchemist) cũng nói, không có sự chuyển hóa nào từ ch́ sang vàng mà không phải đi qua ngọn lửa. 

Từ cuộc đi xuống vào trong Vực Thẳm, có thể xuất hiện một món quà - sự dâng hiến (surrendering) khiêm cung của T́nh Yêu.

Cuộc đi xuống vào trong vực Thẳm đạt tới đỉnh điểm trong sự xuất thần hoan lạc của sự kết hợp, đám cưới thiêng liêng, là mục đích của nhà thần bí, cái lư do tồn tại (raison d’ être) của cuộc hành tŕnh. Cuộc hôn phối thiêng liêng này cũng là món quà mà con nghiện (the addict) nhận được, nếu y thấy sự nghiện ngập của y như là cái phần đen tối trong một chuyến hành tŕnh đi từ “cái cá thể” để tiến về “cái toàn bộ.” Nếu được chấp nhận và được chuyển hóa, th́ con nghiện được thanh tẩy khỏi tội lỗi,  khỏi sự nhục nhă, thất bại, và mở vào hồng ân của sức mạnh siêu việt mà vẫn luôn có mặt ở bên trong mỗi con người.

 

                  L. S. L

          ( Trích Sacred Sorrows)

  

 

 

 

T̀M HẠNH PHÚC QUA TÍNH TOÀN VẸN 

Eric Fromm

 

Chúng ta có thể thực sự hạnh phúc mà không trước hết biết nỗi buồn? Việc ôm choàng một cách trọn vẹn những sầu khổ không tránh được của cuộc đời có thể là một liều giải độc cho trầm cảm không? Nhà triết học và nhà tâm liệu pháp E. Fromm t́m cách trả lời những câu hỏi hắc búa này trong đoạn trích dưới đây, từ cuốn sách The Sane Society của ông.

 

Hạnh phúc có nghĩa là ǵ?”  Phần lớn con người hôm nay rất có thể sẽ trả lời : hạnh phúc là có sự “vui thú” (fun), hay “có một thời gian tốt đẹp” (have a good time). Nhưng “ Sự vui thú là ǵ?”, câu trả lời cho câu hỏi này tùy thuộc vào t́nh huống kinh tế của cá thể, sự giáo dục và cấu trúc tính cách của anh ta. Tuy nhiên, những khác biệt về kinh tế th́ không quan trọng như chúng có vẻ như vậy. “ Thời gian tốt đẹp” của những giai tầng thượng lưu của xă hội là khuôn mẫu cho những giai tầng thấp hơn. Và cái “thời gian tốt đẹp” của những tầng lớp thấp hơn (của xă hội) là một sự bắt chước ngày càng tăng cái “khuôn mẫu” (model) của giai tầng thượng lưu – chỉ khác biệt về “giá thành” (cost), chứ không khác biệt về chất lượng.

Cái sự “vui thú” này bao gồm những ǵ? Đối với những ai có điều kiện, th́ đó là : Đi xem phim, dự tiệc tùng, dạ vũ, nghe radio hay xem truyền h́nh, lái xe đi quanh vào chủ nhật, làm t́nh, ngủ nướng vào sáng chủ nhật, và du lịch. Nếu chúng ta dùng một thuật ngữ “khả kính” hơn, thay v́ từ “vui thú” (fun) và “có một thời gian tốt đẹp”,  th́ chúng ta có thể nói rằng khái niệm hạnh phúc, ở mức tốt nhất, th́ được đồng nhất với lạc thú (pleasure). Chúng ta có thể định nghĩa cái khái niệm đó một cách tương đối chính xác, như là lạc thú của sự tiêu thụ không hạn chế (unrestricted), quyền lực tối đa, và sự lười biếng.

Từ quan điểm này, th́ hạnh phúc có thể được định nghĩa như là cái đối nghịch với nỗi buồn hay sầu khổ, và quả thật, con người trung b́nh định nghĩa hạnh phúc như là một trạng thái tâm hồn không buồn bă hay không sầu khổ. Tuy nhiên, định nghĩa này cho thấy là có một cái ǵ đó sai lầm một cách sâu xa ¨ trong khái niệm về hành phúc này. Một người mà đang sống (alive) và nhạy cảm (sensitive), th́ không thể nào không buồn và sầu khổ nhiều lần trong đời ḿnh. ª Sở dĩ như thế, không chỉ là do số lượng khổ đau không cần thiết tạo ra bởi sự bất toàn trong việc tổ chức xă hội của chúng ta, mà c̣n do bản chất của hiện hữu con người, mà khiến cho ta không thể không cảm nhận rất nhiều đau đớn và sầu khổ. Bởi v́ chúng ta là những hữu thể sống, chúng ta không thể không nhận biết về cái khoảng cách tất yếu giữa nguyện vọng của ta và cái có thể thành tựu trong cuộc đời ngắn ngủi và nhiều âu lo (troubled) của ḿnh. Bởi v́ sự chết bắt ta đối mặt với cái sự kiện không thể tránh rằng, hoặc ta sẽ chết trước những kẻ thân yêu của ta, hoặc là họ sẽ chết trước ta; bởi v́ ta thấy sự đau khổ - không thể tránh, cũng như không cần thiết và lăng phí - xung quanh ta hằng ngày, th́ làm thế nào mà ta có thể tránh khỏi cái kinh nghiệm của đau đớn và sầu khổ? Nỗ lực trốn tránh nó chỉ có thể được, nếu ta giảm bớt (reduce)  tính nhạy cảm (sensitivity), khả năng đáp ứng, và t́nh yêu, nếu ta làm rắn lại trái tim ta, thờ ơ, không c̣n cảm xúc với tha nhân, cũng như chính ḿnh.

Nếu ta muốn định nghĩa hạnh phúc bằng cái đối nghịch của nó, th́ cái đối nghịch đó là trầm cảm § (depression), chứ không phải là nỗi buồn (sadness).

 Trầm cảm là ǵ? Nó là sự bất lực, không có khả năng cảm nhận, cảm xúc; nó là cảm thức về trạng thái chết, trong khi thể xác th́ vẫn c̣n sống. Nó là sự bất lực trong việc cảm nghiệm niềm vui, cũng như nỗi buồn. Một người bị trầm cảm sẽ vô cùng nhẹ nhơm, nếu anh ta có thể cảm thấy buồn. Một trạng thái trầm cảm th́ rất khó chịu đựng, bởi v́ người ta không có khả năng cảm nhận bất cứ cái ǵ, niềm vui hay nỗi sầu. Nếu ta cố định nghĩa hạnh phúc như là sự tương phản với trầm cảm, ta đến gần định nghĩa của Spinoza về niềm vui và hạnh phúc. Spinoza  định nghĩa niềm vui và hạnh phúc như là một trạng thái của sức sống được tăng cường (intensified vitality), (nó) nỗ lực để tiến tới sự hiểu biết đồng loại của ta và làm một với họ. Hạnh phúc là kết quả của kinh nghiệm về “ cuộc sống sáng tạo” (productive living), và việc sử dụng quyền lực của t́nh yêu và lư tính vốn kết hợp ta với thế giới. Hạnh phúc nằm ở chỗ ta chạm vào cái đáy vững chắc (rock bottom) của thực tại, trong sự khám phá ra chính ḿnh và sự nhất thể của ta với kẻ khác, cũng như sự khác biệt với họ. Hạnh phúc là một trạng thái của “tính năng động nội tại” (inner activity) và kinh nghiệm về năng lượng sống ngày càng tăng vốn xuất hiện trong mối “quan hệ sáng tạo” của chúng ta với thế giới và với chính bản thân ḿnh.

 

E. F

 

 

 

 

MỘT CUỘC ĐI XUỐNG TỪ NHỮNG ĐỈNH CAO

Roberto Assagioli, M.D.

 

Trong đoạn trích ngắn sau đây, tác giả cho thấy, trầm cảm có thể xảy ra, khi sự “ thăng hoa” (exaltedness), vốn  đi kèm với  sự “tỉnh dậy tâm linh”  (spiritual awakening) - đột ngột ngừng lại.

 

Nét đặc trưng của sự “ thức dậy nội tại” hài ḥa, là một cảm thức về niềm vui và sự bừng sáng tâm thức (mental), mang theo với nó một tuệ giác (insight) về ư nghĩa mục đích của cuộc đời; nó xua tan nhiều nghi ngờ, cung ứng những giải pháp cho nhiều vấn đề, và mang lại một cảm thức về sự an ninh. Đồng thời, xuất hiện một nhận thức – mỗi lúc một lớn thêm - rằng sự sống là một; và có một sự tuôn trào của t́nh yêu, chảy qua cá thể tỉnh thức, vươn tới đồng loại ḿnh và toàn bộ những hữu thể khác. Cái nhân cách trước kia, với những góc cạnh và những nét khó ưa, có vẻ như đă lùi vào hậu trường. Thay vào đó, một cá thể đáng yêu và đầy t́nh yêu đang mỉm cười với chúng ta và toàn thế giới - sốt sắng muốn chiều ḷng, phục vụ kẻ khác, và chia sẻ những của cải tâm linh vừa mới đạt được – một sự giàu có quá sung măn, quá tràn đầy, và có vẻ như quá sức dung chứa của y. ¨

Một trạng thái “thăng hoa” như thế kéo dài trong nhiều giai đoạn khác nhau, nhưng nó tất yếu phải ngừng lại. Cái tôi cá thể chỉ tạm thời được chế ngự bởi sức mạnh thiêng liêng, nhưng nó không  được chuyển hóa măi măi. Cái đợt ánh sáng và t́nh yêu (trong cơn bừng sáng) cũng có chung tiết nhịp như tất cả mọi thứ khác trong vũ trụ. Sau một thời gian, như cơn lụt, nó giảm bớt, ngừng lại, và  sau cùng, sẽ rút xuống.

Một cách tất yếu, điều này là một kinh nghiệm rất đau đớn, và trong vài trường hợp, có thể tạo ra những phản ứng mạnh mẽ, đưa tới những rắc rối nghiêm trọng. Cái “tôi cá nhân” lại thức dậy và tự khẳng định chính nó với một sức mạnh mới mẻ. Tất cả những tảng đá và rác rưởi, mà đă bị phủ lấp và che giấu vào lúc thủy triều lên cao, lại hiện lên. Đương sự tự phán xét ḿnh một cách nghiêm khắc hơn, bởi v́ ư thức đạo đức của y bây giờ đă trở nên được tinh lọc (refined) ¨ và yêu sách nhiều hơn, và nỗi khát khao về sự hoàn hảo trong y đă trở nên mănh liệt hơn.  Y tự kềt án nhân cách của chính ḿnh với một sự kịch liệt mới. Y có thể mang giữ cái niềm tin sai lầm, rằng y đă đă rơi xuống thấp hơn trước kia. 

Nhiều lúc, phản ứng trở nên mănh liệt tới mức khiến cho đương sự thậm chí phủ nhận cái giá trị và thực tại của kinh nghiệm mới đây của y. Nỗi ngờ vực và sự chỉ trích đi vào tâm trí y, thôi thúc y hăy xem toàn bộ sự việc như là một ảo tưởng (illusion), một sự tưởng tượng (fantasy), hay một sự say sưa có tính cảm xúc. Y trở nên cay đắng và mỉa mai, chế giễu chính ḿnh và những người khác, và thậm chí quay lưng lại với những lư tưởng (cao cả) và những khát vọng cao cả của ḿnh. Tuy thế, mặc dù y cố gắng thế nào đi nữa, y không thể trở lại trạng thái cũ; y đă thấy cái linh ảnh (vision), và vẻ đẹp và sức lôi cuốn của nó vẫn c̣n lại với y, mặc dù y nỗ lực đè nén (suppress) nó. Y không thể chấp nhận cuộc sống thường nhật như trước đây, hay, thỏa măn với nó. Một “ nỗi nhớ nhà thiêng liêng” (divine homesickness) ¨ ám ảnh y và không để lại cho y chút b́nh an nào. Đôi khi cái phản ứng cho thấy một khía cạnh bệnh lư và tạo ra một trạng thái trầm cảm và thậm chí, tuyệt vọng, với những thôi thúc muốn tự vẫn. Trạng thái này gần giống như trầm cảm loạn thần kinh (psychotic depression), hay “chứng u sầu” (melancholia), mà nét đặc trưng của nó là một cảm thức sắc bén về sự vô giá trị của bản thân, một sự tự hạ thấp ḿnh, tự kết tội có hệ thống; linh hồn có ấn tượng rằng nó đang đi qua hỏa ngục, và cái ấn tượng đó có thể trở thành quá sống động, đến mức nó tạo ra cái ảo tưởng rằng đương sự đă bị số mệnh đày đọa (damned) không thể cứu văn được. 

Nhưng trong trường hợp của những ai mà đă có một sự “thức tỉnh nội tại” hay một mức độ của thức tỉnh tâm linh, th́ những rắc rối không nên được xem như chỉ là một t́nh trạng bệnh lư; chúng có những nguyên nhân đặc thù tâm lư học; một trong những nguyên nhân này đă được chỉ ra bởi Plato và Saint John of the Cross, với cùng một phép loại suy (analogy) tương tự.

Plato, trong cái ngụ ngôn (allegory) của tác phẩm Republic của ông, so sánh những người chưa “chứng ngộ” như những tù nhân trong một cái hang động tối. Ông viết:

  Ban đầu, khi bất cứ ai trong số họ được giải phóng và bị buộc phải đột nhiên đứng lên và quay cổ ra đằng sau và đi về phía ánh sáng, th́ y sẽ cảm nhận những đau đớn mănh liệt; cái làn ánh sáng chói chang sẽ khiến cho y khổ sở, và y sẽ không thể thấy những thực tại, mà cái bóng § của chúng y đă thấy trong trạng thái (vô minh) trước đây của ḿnh.

St. John of the Cross dùng những từ rất tương tự khi nói về t́nh trạng gọi là “đêm đen của linh hồn”:

Cái tự ngă bị ch́m trong bóng tối, bởi v́ nó bị làm mù đi bởi một làn ánh sáng lớn hơn là nó có thể chịu đựng. Ánh sáng càng chói lọi, th́ nó càng làm mù đôi mắt của con ó, và những tia sáng mặt trời càng mạnh, th́ nó càng làm mù thị quan, tước mất của nó khả năng nh́n thấy… Y hệt như đôi mắt chịu đau đớn khi làn ánh sáng chói lọi đánh xuống chúng, th́ linh hồn, do sự dơ bẩn của nó, cảm thấy đau khổ cùng cực khi Ánh Sáng Thiêng Liêng thực sự chiếu sáng trên nó. Và khi những tia của làn ánh sáng Thanh Khiết này chiếu lên linh hồn để trục xuất những cái dơ bẩn, th́ linh hồn cảm nhận rằng nó quá bất tịnh, quá khốn khổ đến nỗi sự thể có vẻ như Thượng Đế đă chống lại nó và nó chống lại Thượng Đế”  

Trước khi đi xa hơn, cũng cần vạch ra rằng, những cơn khủng hoảng - ít toàn diện và mănh liệt hơn,  nhưng trên nhiều phương diện cũng tương tự như những cuộc khủng hoảng xảy ra trước và sau “sự tỉnh dậy” – thường diễn ra ở những cá nhân sáng tạo, mà 2 loại chính trong số đó, là những nhà nghệ sĩ và những nhà khoa học.

Những nhà nghệ sĩ thường hay than phiền về những giai đoạn “ “khô cằn” (aridity), và “phẫn chí”, sự thiếu khả năng làm việc. Vào những thời điểm đó, họ cảm thấy bị trầm cảm và bồn chồn, và có thể bị tác động bởi nhiều triệu chứng tâm lư học. Rất có thể họ  làm những nỗ lực vô ích để chạy trốn hay tránh né cái t́nh trạng đau đớn, bằng những phương tiện như rượu hay ma túy. Nhưng khi họ đă chạm tới vực sâu của sự ngă ḷng (despondency) hay tuyệt vọng, th́ có thể xuất hiện một đợt cảm hứng đột xuất, khởi động một giai đoạn hoạt động sáng tạo mănh liệt, được làm mới lại.

Thường khi, tác phẩm nghệ thuật hiện ra như là một sản phẩm hầu như được hoàn tất và trau chuốt mà không có sự nhận biết hữu thức, ở một tầng vô thức nào đó hay vùng vô thức nào đó của bản thể nội tại của nhà nghệ sĩ. Như Murray đă phát biểu trong tiểu luận xuất sắc của ông, Những Thăng Trầm của Tính Sáng Tạo, nói về những đ̣i hỏi của sự sáng tạo:  

“ Phải có đủ sự ‘thảm thấu’ (permeability -  flexibility) giữa những ranh giới, những ranh giới giữa những phạm trù cũng như những ranh giới giữa những lănh vực quan tâm khác nhau và – quan trọng nhất đối với những loại sáng tạo nào đó – đủ sự ‘thẩm thấu’ giữa những quá tŕnh ư thức và vô thức… Quá nhiều sự thẩm thấu, là sự sự điên lọan (insanity),  quá ít, là lư tính quá công thức.”   

Việc chữa trị đúng đắn đối với loại khủng hoảng này nằm ở chỗ truyền đạt tới chủ thể (đương sự) một sự hiểu biết về cái bản chất thực của nó và (trong việc) giải thích cái phương cách hữu hiệu duy nhất để vượt qua nó. Phải làm rơ cho y thấy rằng, cái trạng thái “thăng hoa” mà y đă trải nghiệm, th́  do chính bản chất của nó, không thể kéo dài măi măi, và rằng, nỗi đau đớn là điều không thể tránh khỏi. Như thể là y đă làm một làm một chuyến bay siêu tuyệt lên đỉnh núi rực nắng, đạt tới cái vinh quang (glory) và nh́n thấy vẻ đẹp của cái toàn cảnh (panorama) trải ra phía dưới, nhưng đă bị mang, một cách miễn cưỡng,  trở lại cái điểm xuất phát – và, với sự tiếc nuối, y nhận ra rằng, cái lối đi hiểm trở dẫn đến những chiều cao, nó phải được leo lên từng bước một. Sự nhận thức rằng sự đi xuống hay sự “rơi” này là một diễn biến tự nhiên – một nhận thức như thế sẽ mang lại sự nhẹ nhơm về mặt cảm xúc và trí năng, và động viên đương sự đảm trách cái nhiệm vụ gian nan mà y phải đối mặt trên con đường đến sự Tự Thực Hiện (self – realisation).

 

R. A.

 

 

 

 

NHẬN DIỆN TRẦM CẢM

John E. Nelson, M.D.

 

Sau đây là một số triệu chứng thường gặp nhất của trầm cảm: 

1. Tâm trạng “xuống tinh thần” dai dẳng:

     Thường kéo dài ít nhất 2 tuần.

2. Năng lượng thấp:

    Uể oải , không không muốn làm việc ǵ cả.

3. Mất sự thích thú trong những hoạt động quen thường:

    Chán những sở thích thường có.

4. Khó tập trung suy nghĩ và đặt mục tiêu.

5. Suy nghĩ chậm và nói chậm.

    ( Chú ư: những người bị trầm-hưng cảm th́ lại nói liến thoắng).  

6. Mất ngủ.

7. Bất lực trong việc cảm nghiệm lạc thú hay niềm vui.

    Bị tê liệt về cảm xúc.

8. Mất sự thèm ăn và hứng thú về t́nh dục.

9. Khuynh hướng dễ bị tổn thương trước những điều vụn vặt.

10. Tự ghê tởm chính ḿnh.

11. Cảm thức tội lỗi về những cái không đâu.

12. Sự rút lui (không muốn giao tiếp).

13. Sự “cô lập tâm linh” :

      Thấy ḿnh cắt đứt với thế giới bên ngoài, và cả với chính ḿnh.

14. Bực bội, bồn chồn, bất an.

15. Bất lực trong việc hoạch định cho tương lai:

      Không thể làm một quyết định nào cả.

16. Muốn sử dụng ma túy, chất gây say.

17. Phần nào bóp méo thực tại:

      Mọi thực tại đều bị “tô màu.”

18. Có những thôi thúc muốn tự vẫn.

 

J. E. N

 

 

 

 

Tác giả:

 

Philip Martin

Tu tập Phật giáo trong hơn 30 năm. Vận dụng thực tập Zen vào việc chữa các bệnh tâm thần. Sống tại Minneapolis, Minnesota.

Cuốn The Zen Path through Depression của ông rất bổ ích cho những ai quan tâm đên cuộc sông nội tâm.

 

Người dịch:

 

Đỗ Tư Nghĩa

Sinh năm 1947, Quảng Trị. Tốt nghiệp Triết học, Đại học Văn khoa Huế. Hiện sống tại Dalat. 

Địa chỉ liên hệ

         1.  thythudl@gmail.com

         2.  thythu12@gmail.com     

 

____________________________

        

 


¨ The Abyss: Vực Thẳm. Phạm Công Thiện dịch là “Hố Thẳm.” (ND).

§ Dionysius the Areopagite: Nhà thần bí sống vào khoảng năm 500 sau công nguyên. (ND).

¨ The Beloved: tức là Thượng Đế (ND).

§ Bạn đọc lưu ư: có một số điểm tương đồng giữa một con nghiện, một kẻ sáng tạo và một nhà thần bí. (ND).

§ Đây là giai đoạn rất đau đớn. Xem Krishnamurti, Người Nhập Cuộc. Mộc Nhiên, NXB Thanh Niên. (ND).

¨ “ Chết để được phục sinh” – là một khái niệm phổ biến của hầu hết các tôn giáo lớn. Đây là “cái chết” của tự ngă nhỏ bé, để “phục sinh” trong một trạng thái tâm thức cao hơn. (ND).

¨ Sai lầm ở chỗ nào? H́nh như trong thời buổi hiện nay, không ít người mắc phải sai lầm này? (ND).

ª Nếu tác giả nói đúng, th́ – trừ những bậc chứng ngộ - có 2 loại người không bao giờ biết buồn khổ:  những người vô cảm những người đă … chết rồi! (ND)

§ Đây là một nhận xét rất tinh tế! (ND).

¨ Xem đoạn mở đầu của  Zarathustra Đă Nói Như Thế.  F. Nietzsche. Bản dịch Trần Xuân Kiêm. NXB Văn Học tái bản. 1999. (ND)

¨ Ư thức đạo đức (lương tâm) có thể ví như một chiếc áo. Nếu một chiếc áo đă quá bẩn, th́ dù nó có bẩn thêm, cũng khó thấy sự khác biệt. Nhưng với một chiếc áo trắng tinh, th́ một hạt bụi nhỏ cũng sẽ hiện ra rơ ràng. (ND).

¨ “ Nỗi nhớ nhà thiêng liêng” này, phải chăng là nỗi nhớ về một “Vườn Địa Đàng” mà con người đă đánh mất, khi  “bị lưu đày” xuống cơi người? (ND).

§ Theo Plato,  th́ cái thế giới mà ta đang sống chỉ là “cái bóng”  của một “thực tại” ở trong một thế giới khác, cao hơn – đó là “thế giới của Ư Niệm”. Plato gợi ta nhớ đến khái niệm Maya  (huyễn cảnh) trong Hindu giáo và Phật giáo. Ông cũng khiến ta liên tưởng đến “ cơi trần” và “vương quốc của Thượng Đế” trong Kytô giáo. (ND).

 

 

trở về mục lục:

t́m lại nụ cười

 

 

trang đỗ tư nghĩa

chân trần

art2all.net