Ba người trong nhóm du khảo đang mỗi người đi một hướng để xem các mộ bia th́ nghe tiếng gọi của một ông già hỏi ai đó liền quay lại chỗ có biển báo di tích. Hà Thúc Phú trả lời đang thăm mộ thân nhân ở đây. Ông già hỏi tiếp mấy câu và yên tâm khi thấy khách viếng là những người "đường hoàng". Ông già tự giới thiệu là người coi sóc nghĩa trang ở đây - chỉ là tự nguyện chứ không phải người của bảo tàng nhà nước. "Nguyên ông thân sinh của tôi", ông già nói , "là người đánh xe cho cụ Phan." "Tôi ở đây để tiếp tục làm việc nghĩa, thay cho ba tôi." Anh Dũng Silk hỏi về tấm bia có chữ Hán. Ông già cho biết đây là bia ghi qui ước nghĩa trang do cụ Phan soạn ra. Ông lược dịch và sau đó mời vào nhà để t́m văn bản đă được in ra.
 

Ông Lê Văn Thế đang lục t́m bản qui ước nghĩa trang


Ông già tự giới thiệu tên là Lê Văn Thế, giáo viên tiểu học đă về hưu. Trong khi ông Thế đang t́m kiếm th́ anh Phú chợt thấy một chiếc mũ cối, loại mà thanh niên đầu thế kỷ 20 thường đội. Anh với tay lấy và đội thử.


Anh Phú trông rất "savant" với mũ cối và cặp kính trắng, giống nhân vật "Tuấn, chàng trai nước Việt" của nhà văn Nguyễn Vỹ.

Hai người kia th́ chăm chú nh́n các bức chân dung trên tường. Ông Thế cho biết đấy là những chân dung do ông tự vẽ.



Chân dung cụ Phan do ông Thế vẽ

 


Mô h́nh đầu tượng cụ Phan do ông Thế tự làm, có lẽ qua tham khảo bức tượng của Lê Thành Nhơn

 


Bức chân dung Kỳ Ngoại Hầu Phu Nhân

 



 

Chân dung hai người thân thuộc với cụ Phan. Bà Trần Hoành là người giúp việc, chuyên đưa đ̣ cho ông già Bến Ngự đi chơi trên sông. C̣n nhớ trong tạp chí Phổ Thông trước đây Nguyễn Vỹ có kể chuyện gặp cụ Phan trên một con đ̣ lênh đênh trên sông Hương. Các nhà yêu nước khác vẫn hẹn cụ lên đ̣ nói chuyện, tránh mấy ông mật vụ nghe lén.

Ngoài ra c̣n chân dung của một số người khác nữa. Thấy ông Thế loay hoay khá lâu mà chưa t́m ra anh Bảo nói thôi th́ để khi khác quay lại thăm và sẽ nhận văn bản đó v́ nhóm c̣n đi thăm lăng Thái Phiên-Trần Cao Vân. Ba người cám ơn chủ nhà và cáo từ.

Nhóm du khảo chỉ nghe nói mộ hai nhà cách mạng nằm ở khoảng giữa chùa Từ Hiếu và Châu Lâm nhưng không biết chính xác. Anh Bảo điện thoại cho o Hạnh, khóa 3, nguyên giáo viên trường Trần Cao Vân, th́ o cho biết là cứ đi từ cổng chùa Từ Hiếu sang chùa Châu Lâm th́ sẽ thấy một lăng mộ "to lắm". Giáo viên và học sinh trường trung học cơ sở Trần Cao Vân trên đường Lê Huân trong thành nội có "tục lệ" hằng năm đều đến thăm và làm lễ tưởng niệm tại lăng mộ này .

Con đường hẽm nhỏ sang chùa Châu Lâm có rất nhiều mộ và "lăng to" cũng không thiếu. Trần Ngọc Bảo đi từ lăng mộ này đến lăng mộ khác và đọc kỹ các bia mộ nhưng chưa t́m ra th́ thấy một em học sinh, tuổi độ 14, 15 bèn hỏi. May mắn là em này tỏ ra rất thành thạo lối đi và c̣n "thuyết minh" là một bà bán bún lén lấy đầu hai người bị chém đem chôn, sau đó cải táng đến đây. Anh Dũng đề nghị cháu dẫn mấy chú đi. 

Dễ hơn là đi đường Lê Ngô Cát, đến 2 cột trụ đầu một con hẽm đề chùa Châu Lâm bên tay phải (c̣n cách cổng chùa Từ Hiếu khoảng 100m) , th́ rẽ vào và lần lượt đi ngang qua cổng chùa Châu Lâm, chùa Thọ Đức, chùa Thiên Hỷ. Đến cuối đường rẽ trái sẽ gặp một ngă ba nhỏ. Đi theo nhánh bên trái một đoạn 20m, xuống một con dốc dài khoảng 30 m nữa, nh́n bên tay trái con đường, cách đó 15m, sẽ thấy một kiến trúc h́nh trụ cao như trong ảnh dưới đây.

 


Lăng mộ chung của Thái Phiên và Trần Cao Vân

 

Bia mộ hai nhà yêu nước

 


Bia thứ hai ghi công bà Trương Thị Dương, người bí mật đem hài cốt liệt sĩ về đây.
 

Thái Phiên quê ở làng Nghi An, xă Ḥa Phát, huyện Ḥa Vang, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẳng). Thời trẻ ông đi tu tại chùa Cổ Lâm, huyện Đại Lộc, nhưng sau đó ra đời, rồi vào B́nh Định làm nghề dạy học. Năm 1904 ông tham gia phong trào Đông Du. Năm 1913 ông là một trong những nhà lănh đạo Việt Nam Quang Phục Hội tại Nam Trung Kỳ. Ông cùng với Trần Cao Vân t́m cách gặp vua Duy Tân và tổ chức một cuộc khởi nghĩa chống Pháp.

Trần Cao Vân quê ở làng Tư Phú, xă Đa Ḥa, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thời trẻ ông tham gia Nghĩa Hội Quảng Nam, nhưng hội đoàn này cũng bị nhà cầm quyền đánh phá tan ră. Ông lánh vào chùa Cổ Lâm (1887), sau đó vào B́nh Định (1892), và rồi tham gia cuộc khởi nghĩa của Vơ Trứ tại Phú Yên.  Ông bị bắt giam 11 tháng. Khi được thả ông trở lại B́nh Định (1900). Ông đi dạy học và nghiên cứu kinh Dịch nhưng bị bắt v́ tội "xúi dục dân làm loạn", và "phổ biến yêu thơ, yêu ngôn". Ông bị bỏ tù 3 năm. Năm 1908 ông tham gia phong trào kháng thuế, lại bị đày ra Côn đảo đến năm 1914 mới được phóng thích. Năm 1915 ông gia nhập Việt Nam Quang Phục Hội, rồi cùng với Thái Phiên mưu đồ khởi nghĩa. Kế hoạch bị lộ. Ông và Thái Phiên cùng với  Nguyễn Quang Siêu, Tôn Thất Đề, hai người hộ vệ của vua Duy Tân, bị Pháp bị hành h́nh tại Cống Chém, An Ḥa năm 1916. Vua Duy Tân th́ bị đày ra đảo Reunion ở châu Phi.

Năm 1925, bà Trương Thị Dương, cũng là một người trong Việt Nam Quang Phục Hội, bí mật đào hài cốt hai ông đem chôn ở một nơi ở xă Thủy Xuân. 11 ngày sau nghe nói bị lộ, bà lại thừa lúc ban đêm đến đào lên và cải táng ở vị trí hiện nay.

 


Hai nhà du khảo Lê Văn Dũng và Hà Thúc Phú ở lăng hai nhà cách mạng

 


Phó nḥm Trần Ngọc Bảo
 

Nhóm du khảo hẹn nhau tiếp tục cuộc hành tŕnh thăm di tích các danh nhân vào một ngày đẹp trời khác.

 

 

Chân Trần

art2all.net