Trần Ngọc Bảo

 

 


 

 

Lời nói đầu

Từ Điển Phương Ngữ Huế phần trích ra và có bổ sung của cuốn Từ Điển Ngôn Ngữ, Văn Hóa, Du Lịch Huế Xưa xuất bản năm 2005. Lần xuất bản trước tác giả dùng chữ Ngôn Ngữ, nhưng nay thay bằng Phương Ngữ để nêu rơ hơn tính chất địa phương của các từ ngữ. Thứ nữa, trong lần xuất bản trước, do nhận thấy rằng một số các từ ngữ ấy đă không c̣n được sử dụng một cách rộng răi nên tác giả dung chữ Huế Xưa. Tuy nhiên, nhiều độc giả góp ư rằng di sản ngôn ngữ này vẫn c̣n tồn tại bàng bạc trong đời sống của người Huế hiện nay cho nên đề nghị gác lại chữ Xưa. Dù c̣n hay mất, các di sản cũng cần được bảo tồn bằng cách này hay cách khác để thế hệ đi sau hiểu được thế hệ đi trước, để người Huế hiểu chính nền văn hóa của ḿnh cũng như tính cách rất riêng của con người xứ Huế thuở xưa nhằm phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp trong chính ḿnh - đó là mục đích của cuốn từ điển này.

Về mặt ngôn ngữ tác giả xin phép được xác định địa bàn của phương ngữ Huế là toàn bộ tỉnh Thừa Thiên-Huế. Phương ngữ ấy thường được gọi là tiếng Huế v́  từ lâu (có lẽ từ thế kỷ 16) chữ Huế  chỉ cho cả vùng đất Thuận Hóa. Những người trong tỉnh Thừa Thiên-Huế cho dù sinh ra trong thành nội hay ở vùng biển Thuận An, ở huyện Hương Trà hay huyện Phú Vang – nhất là khi đi xa - đều nói rằng quê ḿnh là ở Huế và tiếng ḿnh đang nói là tiếng Huế. Trên thực tế ngày nay phương ngữ Huế được sử dụng ở các miền quê nhiều hơn là trong thành phố v́ ở thành phố do có sự giao lưu mạnh mẽ với người dân từ nhiều tỉnh, thành phố khác, người ta có xu hướng sử dụng tiếng nói toàn dân nhiều hơn. Nhưng nếu phương ngữ hoàn toàn bị lăng quên th́ sẽ có sự gián đoạn với  nguồn mạch văn hóa, với thế hệ cha ông v́ thực ra tiếng  Huế hiện nay (và tiếng nói ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng B́nh, Quảng Trị) c̣n lưu giữ rất nhiều từ vựng và yếu tố ngữ âm của tiếng Việt cổ có từ cách đây hơn 2000 năm. Do đó sưu tập lại từ ngữ địa phương cũng góp phần xây cầu nối giữa các thế hệ, làm sáng tỏ một phần lịch sữ ngôn ngữ tiếng Việt và cả lịch sử dân tộc Việt.

     Về lịch sử th́ phương ngữ Thừa Thiên-Huế phát triển từ tiếng nói của những người ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh di cư vào đất Thuận Hóa để tiếp nhận miền đất mà vua Chiêm Thành là Chế Mân dâng vua nhà Trần làm sính lễ để cưới Công Chúa Huyền Trân năm 1306. Đến vùng đất mới những lưu dân ngoài vốn từ có sẵn phải sáng tạo thêm từ ngữ mới, đồng thời tiếp thu một số ảnh hưởng từ các dân tộc đă sinh sống ở đây từ trước như người Chàm, và các dân tộc thiểu số khác. Ngoài ra do hoàn cảnh lịch sử bị chia cắt trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh (khoảng 200 năm), và chia cắt hai miền Nam Bắc từ 1954 đến 1975 phương ngữ Huế có khác nhiều so với phương ngữ của vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh.

Về cách phát âm th́ tiếng Huế khác với tiếng nói của vùng Quảng Trị trở ra các tỉnh phía Bắc chủ yếu ở phụ âm cuối [n] và [ng] cũng như phụ âm cuối [c] và [t] – người Huế phát âm chữ bànbàng như nhau, chữ bắc bắt không khác nhau. Những người ở  Bắc Bộ cho đến Quảng Trị phân biệt rất rơ những cặp phụ âm này. Dĩ nhiên cũng c̣n những biến âm từ những âm trong ngôn ngữ toàn dân rất đặc trưng của tiếng Huế và sẽ được nêu cụ thể trong các mục từ. Tuy giọng nói có khác nhau giữa vùng Thừa Thiên với Quảng Trị hay với Quảng Nam nhưng từ vựng th́ giữa các vùng này giống nhau khá nhiều do sự giao lưu giữa những vùng địa lư gần gũi.

Cuốn từ điển này cố gắng ghi nhận các ảnh hưởng do sự giao lưu với các vùng phương ngữ xa nhau như phương ngữ Bắc Bộ và phương ngữ Nam Bộ. Do đó khi có từ nào giống với phương ngữ Bắc Bộ th́ ghi là (+B) và từ nào giống với phương ngữ Nam Bộ th́ ghi là (+N). Trong phần giải thích tác giả dùng từ và ngữ toàn dân, nhưng cũng cung cấp từ ngữ tương đương thuộc  phương ngữ Bắc và ghi là (B), hay thuộc phương ngữ Nam và ghi là (N) như là một cách đối chiếu giữa các vùng phương ngữ để giúp cho các nhà ngôn ngữ học có thêm dữ liệu về quá tŕnh phát triển tiếng Việt. Tác giả cũng phát hiện ra rằng người Huế và người miền Nam cùng chia sẻ với nhau một số lượng từ và ngữ rất lớn mà ngay cả một số tác giả làm từ điển phương ngữ của từng miền đôi khi cứ tưởng là tài sản riêng của địa phương ḿnh.

Ở mỗi mục từ ngoài phần giải nghĩa và thí dụ c̣n có thông tin về ngữ âm, ngữ pháp và cách sử dụng. Nếu một từ nào đó là biến thể ngữ âm của một từ khác thông dụng hơn th́ có ghi chú là biến âm. Mỗi từ đều được ghi chú từ lọai, có thể có từ nguyên, vị trí của từ  đó trong một câu, nghĩa bóng hoặc hàm ư về ngữ nghĩa. Nếu từ ấy là tiếng lóng hoặc thuật ngữ của một chuyên ngành như kiến trúc, mỹ thuật, hoặc dùng trong cung đ́nh th́ đều ghi chú trong dấu ngoặc đơn. Các thổ ngữ, là từ lưu hành trong một địa phương hẹp th́ ghi rơ tên vùng thổ ngữ ấy. Một số từ chỉ động và thực vật nếu có sự khác biệt giữa các phương ngữ sẽ có tên khoa học. Đối với các từ chỉ công cụ lao động th́ h́nh vẽ được dùng để minh họa.

Cuốn từ điển này cũng dành cho những người gốc Huế lớn tuổi v́ nó nhắc lại cho họ những ngày xưa êm đềm, đưa họ về với những khúc đồng dao, các tṛ chơi thời thơ ấu, các bài ḥ đối đáp, mái nh́, mái đẩy của tuổi thanh niên, các thú đổ bác như bài tới, bài cḥi, đổ xăm hường ngày tết. Rất nhiều thí dụ là những điệu ḥ, những câu ca dao, tục ngữ giúp độc giả biết được các tâm sự cũng như nếp tư duy của người xưa. Nhưng dĩ nhiên nó cũng dành cho thế hệ trẻ v́ có lẽ họ cần một cuốn sách tham khảo để hiểu cho hết những  bài hát, câu ḥ và cả những lời nói hằng ngày của ông cha.

Những từ về quan chế chỉ nhắc đến những từ có liên quan đến triều Nguyễn và giúp hiểu một số phưong diện nào đó của văn hóa Huế. Những từ trong một lĩnh vực chuyên ngành nào đó như âm nhạc, mỹ thuật, v.v. chỉ ở trong phạm vi kiến thức phổ thông.

Ngôn ngữ hay văn hóa Huế là những khái niệm có nội hàm rất rộng mà mỗi người sống trong nền văn hóa ấy chỉ tiếp nhận một phần, và phần ư thức hay hiểu rơ về nền văn hóa ấy lại càng ít hơn. Do đó dù có t́m ṭi, khảo cứu công phu bao nhiêu đi nữa vẫn có thiếu sót. Tác giả rất mong các nhà nghiên cứu, các thân hữu và người đồng hương xứ Huế thông cảm và góp ư để công tŕnh này tiếp tục được hoàn thiện.

Trân trọng,

Trần Ngọc Bảo

 

 

Hướng dẫn sử dụng

 

1. Các mục từ được tŕnh bày theo thứ tự chữ cái A, Ă, Â, B, C, D , Đ, E, Ê, G, H, I, K, L M , N, O, Ô, Ơ, P, Q, R , T, U, Ư, V, X, và Y. Về dấu giọng th́ trước hết là từ không dấu, tiếp đến là dấu huyền, sắc, hỏi, ngă, nặng.

 

2. Mỗi mục từ ngôn ngữ có bốn thành phần chính: mục từ (được in đậm); đối chiếu với phương ngữ Bắc và Nam (nếu từ ấy cũng có trong phương ngữ Bắc th́ ghi là +B, nếu từ ấy có một từ tương đương trong phương ngữ Bắc th́ ghi là B, tương tự, ghi là +N nếu từ ấy cũng có trong phương ngữ Nam hoặc ghi là N những từ tương đương trong phương ngữ Nam); từ lọai (viết tắt và in nghiêng); định nghĩa hoặc giải thích (in đứng); các thí dụ (in nghiêng) (nếu thí dụ là ca dao, tục ngữ, câu ḥ th́ có ghi rơ trong dấu ngoặc đơn).

bể (+N) đgt vỡ (B).

Con mèo nhảy bể nồi rang,

Con chó chạy lại chó mang lấy đ̣n. (ca dao)

 

3. Ng̣ai ra mỗi mục từ c̣n có các thành phần phụ như lĩnh vực sử dụng từ (động vật, thực vật, âm nhạc, mỹ thuật, nghề đúc đồng, v.v. ghi trong ngoặc đơn), ngữ âm (nếu từ ấy là biến thể ngữ âm của một từ khác thông dụng hơn th́ ghi là biến âm trong ngoặc đơn rồi đến từ thông dụng ấy); cú pháp (chua thêm vị trí của từ là ở đầu câu hay cuối câu trong ngoặc đơn); thổ ngữ (nếu từ chỉ được vùng trong một vùng hẹp th́ ghi rơ tên của vùng ấy). Các thí dụ được in nghiêng và có thể có lời giải thêm về thí dụ ấy được in đứng.

a rứa pht (dùng ở cuối câu) lắm; ghê. Ba ơi, mạ đi chợ mua nhiều kẹo cau a rứa!

đào dt (thv) quả roi; quả gioi (B); trái mận (N)

đưới gt (biến âm) dưới. Tui ở đưới quê mới lên côi ni mấy bựa: Tôi ở dưới quê mới lên trên này mấy bữa

âm iu tt (vùng An Truyền) âm u. Tời bữa ni âm iu e độn ha nê: Trời bữa nay âm u e rằng biển động.

 

4. Nếu từ có nhiều nghĩa th́ các nghĩa được đánh dấu bằng số 1., 2. Nhưng nếu từ chuyển lọai, nghĩa là có khi nó là danh từ nhưng trường hợp khác nó là động từ th́ xuống ḍng và ghi từ lọai cùng các thành phần thông thường của mục từ.

bo đgt 1. (biến âm) vo (gạo). Bo gạo nấu cơm cho rồi con, trưa rồi đó. 2. gội (đầu). Tao đi bo cái trốt cái đă, ngứa quá rồi. 3. xắn. Chỗ ni nước su, bo quần lên mà lội.

bọp đgt bóp. Lựa hàng th́ rờ là được rồi; đừng có bọp, hư của tui hết.

         dt (động vật) một lọai ṣ rất to, màu trắng, đường kính 8-10 cm.

 

5. Khi từ giống nghĩa với từ đă nêu th́ ghi là Nh và tiếp đó là từ đồng nghĩa. Khi một từ có liên quan có liên quan đến một từ khác th́ ghi là X có nghĩa là xem thêm mục từ được ghi tiếp đó.

bổ cái thịch Nh bổ cái ọach

cống sinh dt một trong ba loại học sinh của trường Quốc Tử Giám. Những người này đă đỗ cử nhân ở kỳ thi hương ở địa phương, nay vào học để chuẩn bị thi hội ở kinh đô. X ấm sinh, tôn sinh, Quốc Tử Giám

 

6. Các từ viết tắt

B      Bắc Bộ                         Nh    như       

dt      danh từ                        pht    phụ từ

đgt    động từ                        đt      đại từ

đv     động vật                      tht     thán từ

lt       liên từ                          thv    thực vật        

tt       tính từ                         trgt    trạng từ

N      Nam Bộ                       trt    trợ từ

ng     ngữ                               X      xem thêm

 

 

TRỞ VỀ MỤC LỤC

                                             

 

 

 

art2all.net