Lương Tố Nga

 

 

MỘT LỚP TRƯỞNG KHÁC THƯỜNG

 

Chương 16, 17, 18

            

 


CHƯƠNG 16

 

Cô giáo Thúy tựa cửa, nh́n ra ngoài. Đó là thói quen thường ngày của cô. Mỗi lúc tới giờ ra chơi, học sinh các lớp ùa xuống con đường ṃn quanh ngôi trường làng để chơi đùa, cô giáo lại có dịp thích thú xem lũ trẻ vô tư bày tṛ chơi. Cô thích nghe tiếng trẻ con reo vui, ḥa cùng tiếng xào xạc của lá cây hoặc tiếng rít kẽo kẹt của đám tre già. Cô thích ngắm bóng dáng trẻ thơ chạy đuổi nhau, luồn lách trong những rặng cây cao râm mát. Cô thích nh́n về phía xa xa, nơi có cánh đồng xanh xanh màu lúa mạ non, gợn sóng dưới nắng ban mai. Cô càng thích hơn những cánh c̣ trắng là đà bay lượn, sà xuống trên lưng những con trâu đen đang nằm nhai cỏ bên con đê làng. . . 

Cô thích lắm thứ mộc mạc, hiền ḥa của vùng quê nghèo, nơi có ngôi trường tiêu điều và đám học tṛ thơ dại. Nơi đây cũng là chốn khởi nghiệp của cô nên cô càng thêm gắn bó. Nhưng, kể từ ngày xảy ra vụ thằng Tấn bị găy xương chân, cô giáo mất đi sự thanh thản trong giờ ra chơi. Cô vẫn đứng tựa cửa sổ lớp trông ra ngoài kia, không phải để ngắm cảnh đất trời b́nh yên mà là để cảnh giác trước những đám tụ ba, tụ bốn của học tṛ cô. 

Mặc dù cái chân của Tấn đă đươc tháo bột và trở lại b́nh thường như trước đây, nhưng cảm giác lo âu đă bén rễ trong ḷng cô tuy cô tin vào lời hứa của Tấn sẽ không bao giờ gây sự với Y B’Rơ nữa, cô cũng tin vào lời thề của Y B’Rơ sẽ không bao giờ nổi nóng với các bạn nhỏ nữa. Cô càng tin, sau biến cố buồn ḷng đó, học tṛ cô chẳng em nào nỡ gây thêm cho cô những khó khăn nào nữa. Vậy mà cô vẫn sợ. Trẻ con mà. Với độ tuổi 11, 12 là tuổi hiếu động, nghịch phá nhất, khó đưa vào nề nếp nhất. Mỗi khi thói đùa nghịch đă lên cao độ, các em không c̣n nhớ chi đến lời hứa, lời thề ǵ nữa. Cũng chẳng quan trọng điểm tốt, điểm xấu hay điểm 10, điểm 0. Ngay cả khi các em biết trước tṛ đùa có thể đưa đến hậu quả xấu, các em vẫn không thể kềm chế bản thân được.

Đang nghĩ ngợi, cô Thúy ngưng ngang, mở lớn mắt theo dơi đám thằng Tấn, thằng Khanh đang chơi tṛ ǵ đó là lạ. Chúng loay hoay đào một lỗ nhỏ trên lối đi, dùng một đoạn gỗ tṛn bằng cổ chai và dài chừng 4, 5 tấc để đo đạc, ngắm nghía một hồi trên mặt đất. Xong, chúng đặt khúc gỗ khác, cũng tṛn cỡ bằng đoạn gỗ kia nhưng chỉ dài bằng một gang tay trẻ con, nằm ngang lên chiếc lỗ đất chúng vừa đào xong. 

“ Chà ! “ Cô giáo thốt lên. Cô hiểu rồi. Bọn nhóc đang chỉ cho Y B’Rơ cách chơi đánh căng đây mà. Ngày nhỏ, cô thường thấy anh trai cô chơi tṛ này với các bạn sau sân nhà. Tṛ chơi khá nguy hiểm nên đă lỗi thời từ lâu. Không hiểu sao hôm nay bọn trẻ lại bày tṛ này ra. Thúy tính rời khung cửa, ra ngoài, ngăn tṛ chơi ấy lại nhưng khi nh́n thấy gương mặt sáng lên của Y B’Rơ, cô đă chậm lại ư định. Trông Y B’Rơ lúc ấy thật buồn cười. Em ấy ngồi một chân chống, chân chèo bên cạnh thằng Tấn, giương đôi mắt ngờ nghệch nh́n chăm chú vào đôi cánh tay của bạn đang đưa lên cao, tính biễu diễn một đường đánh ngoạn mục. Vẻ thích thú của Y B’Rơ khiến cô giáo chùng ḷng, không nỡ vội cắt đứt nguồn vui hiếm hoi của đứa học tṛ đặc biệt này. 

Lăm Thúy vén cổ tay áo xem giờ. Cô lẩm nhẩm :” Đă 9 giờ rưỡi, sao chưa nghe trống đánh vào lớp ?” Chính lúc đó một tiếng thét lanh lảnh vang lên, từ ngoài kia. Cô giáo giật nẩy người, chạy nhanh ra cửa. Cô thấy Y B’Rơ hai tay bụm kín khuôn mặt, chạy vút đi trên con đường đất hướng về phía ngọn núi xa xa.  Lập tức, cô giáo hiểu chuyện ǵ đă xảy ra, cô kêu thầm :”Lại thêm một đại họa nữa rồi !”

Đứng trước lũ trẻ con đang ngây người ra, sờ sững nh́n theo bóng Y B’Rơ, cô rối rít hỏi :

- Em nào, hả ? Em nào ? Em nào đă làm Y Bơ’Rơ bị thương ?

Thằng Lâm hoàn hồn trước tiên. Nó lắp bắp :

- Cô. . . cô ! Tṛ Tấn. . . Tấn đánh căng. . . căng trúng mắt anh Rờ. Trúng. . . trúng mạnh lắm đó cô !

Mặt cắt không c̣n giọt máu, cô giáo cũng lắp bắp :

- Làm. . . làm sao bây. . . bây giờ ?

Cô dợm chạy về hướng Y B’Rơ vừa phóng người đi, nhưng bóng anh đă khuất sau rừng cây xơ xác lá. Cô quay gương mặt xanh tái nhưng nghiêm khắc, nh́n sững vào thằng Tấn đang đứng như trời trồng trước mặt cô. Trời ơi ! Sao thằng bé này có thể tàn nhẩn đến thế này ? Tại sao nó vẫn cố t́nh làm hại Y B’Rơ ? Tại sao nó ghét bỏ em ấy sâu sắc đến vậy ?

Đột nhiên, cô giáo vung tay lên, định tán cho Tấn một bạt tai thật mạnh. Nhưng cô khựng tay lại khi bắt gặp đôi mắt kinh hoàng của thằng Tấn đang ngước lên nh́n cô. Không. Không được, cô không thể lập lại một hành động mà cô đă từng hối tiếc. Cô dùng tất cả sức lực cuả đôi tay, lay lay hai vai thằng Tấn :

- Tấn ! Tấn ! Tại sao em lại làm thế ? Y B’Rơ bị mù mắt rối, em biết không ? Phải, đánh mạnh tay như thế, cái mặt cũng nát bét nói chi đôi mắt ?! Tấn ơi, sao em ác độc thế chứ ?Tại sao ? Hả ? Hả ?

Nói đến đây cơn giận lại bốc cao. Một lần nữa, cô chỉ muốn giáng vào mặt thằng Tấn một cái tát. Cô cần làm điều ǵ đó để tỏ cho thằng bé hiểu cô giận nó biết bao nhiêu ! Cô bất măn nó biết bao nhiêu ! Nó phải biết sự bất công của nó dành cho Y B’Rơ là lớn đến chừng nào!. Em ấy là người của núi rừng. Tâm hồn trong lành như gió núi, thuần khiết như nước suối, thanh cao như mây ngàn và t́nh nghĩa th́ sâu đậm, nồng nàn như nắng ấm mùa Đông. Một con người xứng để yêu quí và tôn trọng, vậy tại sao thằng Tấn lại bạc đăi phủ phàng đến thế ?

Chính giây phút này, hai từ Đồ Ngu mà thằng Tấn mắng cô ngày nào trỗi dậy trong trí cô. Nỗi đau đớn, nhục nhă lại trở về làm nhói tim cô. Cô hiểu rồi. Không dễ ǵ quên được một niềm đau ! Cô sợ rằng Y B’Rơ cũng chưa quên được mối hận dân tộc bị xúc phạm. Nay bị mất một con mắt, chắc em ấy không tha thứ cho Tấn nữa. Em ấy sẽ làm ǵ Tấn đây ? Và, em chạy vào núi để làm ǵ ? Hoang mang quá, cô giáo buông vai thằng Tấn, hai bàn tay cô ôm kín mặt, kêu lên nho nhỏ ;

- Trời ơi, tại sao làm cô giáo lại khổ quá vậy trời ?

Thằng Tấn nhướng đôi mắt đă lạc thần nh́n cô giáo. Hiểu cô đang nghĩ ǵ, nó khuỵu gối trước mặt cô :

- Cô ! Cô ơi ! Cô đánh em đi. Cô trừng phạt em đi. Nhưng cô tin em đi. Em không cố ư đánh mù mắt anh ấy đâu, cô ơi. . . 

Bỗng, thằng Tấn im bặt. Nó thấy khúc gỗ đánh căng đang nằm kế bên chân cô giáo. Thật nhanh, nó chộp lấy thanh gỗ, vụt lia lịa vào đỉnh đầu ḿnh, miệng hét lên :

- Này, cho mày ngu này, cho mày vụng này. . . Mày làm mù mắt anh Rờ rồi, cho mày chết luôn này. . . này. . . 

Cô giáo hoảng hồn tóm chặt tay thằng Tấn :

- Tấn ! Tấn ! Ngừng tay lại, ngừng tay lại. . . 

Thằng Tấn không nghe tiếng cô giáo kêu lên nhưng nó cũng ngừng tay. Liệng khúc gỗ ra xa, vùng khỏi tay cô giáo, nó đứng bật lên, phóng chân chạy về hướng núi Chóp Chài, miệng kêu lớn :

- Anh Bơ Rơ, anh Bơ Rơ ơi ! Về đi ! Về đi ! Em không cố ư đánh mù mắt anh đâu mà. Về đi ! Về đây đi, anh Rờ ơi. . . 

Thằng Tấn điên cuồng chạy trên con đường đất nhỏ. Chạy, chạy măi nhưng không thấy bóng Y B’Rơ đâu. Trời nắng tháng ba như đổ lửa trên chiếc đầu trần của nó, nhưng mặc, nó cứ chạy. Mệt quá, nó luỗi người đi. Ngồi phịch xuống một đám cỏ úa, giấu đôi mắt đă nổ đom đóm vào hai bàn tay gác trên đầu gối, nó thở từng hơi đứt quăng nhưng trí óc không ngừng lo sợ, hăi hùng. 

Một lúc lâu, thằng Tấn ngước nh́n về phía ngọn núi trước mặt. Mới thoạt nh́n, tưởng là gần, hóa ra núi xa thật xa. Nó chạy măi vẫn chưa tới chân núi. Nó thắc mắc, không biết Y B’Rơ ôm con mắt bị thương vào đó làm ǵ ? Anh muốn bỏ về buôn làng chăng ? Nhưng buôn anh ở hướng ngược lại đây mà. Hay anh vào đó để chết ? Người ta có câu : “ Cáo chết, quay đầu về núi “. Anh ấy từng ở chỗ núi rừng, giờ sắp chết, anh ấy tính làm như con cáo, quay về với núi rừng, có phải vậy không ?

Nhớ tới cảnh tượng chiếc căng bay vút, đánh trúng ngay mắt trái Y B’Rơ, thằng Tấn rùng ḿnh ớn xương sống. Nó gục đầu xuống gối, rên rỉ với giọng kể lể :

-Tại anh hết á. Chớ em đâu cố ư đánh vào mắt anh. Chỉ tại anh chả biết đánh căng. Anh cứ đứng thẳng đuồn đuột, giương mắt ngó đường căng đang bay tới. Đáng lẽ anh phải đứng tránh qua bên chớ. Tại anh ngu quá chớ. 

Thằng Tấn im bặt. Lại nữa rồi. Lại mắng người khác ngu nữa rồi. Bỏ đi một thói quen xấu thiệt là khó, nhất là trong t́nh trạng nó mất cả hồn lẫn vía như hôm nay. Thằng Tấn đứng lên, lủi thủi đi tiếp. Giữa thinh không lặng lẽ, không một bóng người, chỉ có rừng cây ŕ rào trong nắng chói chang, chẳng thèm lư gi đến thằng bé đang một ḿnh tự dày ṿ bản thân, lang thang đi t́m bạn. Thỉnh thoảng nó rướn cao cổ, gào lên :

- Anh Y B’Rơ ơi ! Anh đâu rồi ? Về đi, về đi mà. Em không cố ư đánh trúng anh đâu mà...

Giọng nó kéo dài ra, nhỏ dần xuống, nghẹn ngào. Nó liên tưởng tới đôi mắt cô giáo nh́n nó đầy oán trách. Rùng ḿnh, nó th́ thào :

- Cô ơi, cô hiểu cho em đi. Em không cố t́nh đánh anh Rờ mù mắt đâu. Em thương anh ấy lắm, cô không biết sao ? Làm sao em hại anh ấy được. Em không. . . đâu mà. . .

 

~~oo))((oo~~


CHƯƠNG 17

 

Đúng lúc đó, xa hơn một chút, Y B’Rơ đang nằm khểnh trên đám lá khô. Một mắt c̣n lành lặn ngước lên nh́n tán cây xanh ngát, đan kín làm thành chiếc lọng lớn che nắng cho anh. Mắt bên kia được anh đắp một nắm lá thuốc đă nhai kỹ, nhăo nhoẹt nước bọt. Môi anh nhếch một nụ cười. Anh nghe rất rơ lời kêu gọi của thằng Tấn. Anh không nhúc nhích, chỉ chớp chớp con mắt c̣n lại. Anh đang tự chế giễu cho cái đầu ngu ngốc của ḿnh. Tại sao lúc đó anh cứ mở to mắt ra, nh́n như thôi miên vào đường căng đang bay nhanh tới ? Và, “ Bốp “, khúc căng đánh một quả mạnh như sấm sét vào mặt. Anh đau đến lịm người. 

- Anh Rờ ơi ! Anh Rờ à. Anh đâu rồi. . . rồi. . . ồi. Về đây đi đi. . . 

Giọng thằng Tấn nghe gần hơn, rền rỉ một cách tội nghiệp và cũng rất buồn cười, y như rằng nó ngỡ Y B’Rơ đă chết nên cố gọi ba hồn bảy vía anh trở về. 

Bỗng, Y B ‘Rơ mỉm cười láu lĩnh. Đây rồi, thằng Tấn sắp đến gần, anh phải dọa cho thằng bạn nhỏ này sợ một mẻ mới được. Anh nhẹ nhàng duỗi dài hai chân ra, nhắm mắt, nằm thẳng tay xuôi theo thân h́nh, ngay đơ như khúc gỗ bự ai đó để quên trên đất núi. 

Nhác thấy bóng người trên đám lá khô, thằng Tấn phăng phăng đi tới. Nhận ra Y B’Rơ, nó nhào xuống bên, hốt hoảng :

- Trời ơi ! Y B’Rơ ! Anh làm sao thế này ?

Thân h́nh cứng đơ vẫn nằm đó, bất động. Thằng Tấn Rụt rè đụng nhẹ ngón tay vào bụng anh. Im re ! Nó lay mạnh vai anh. Vẫn im ĺm. Thằng Tấn bắt đầu hoảng loạn :

-Trời ơi ! Anh Rờ chết rồi !Chết thiệt rồi. Làm sao đây ? Làm sao đây ? Anh Rờ ơi, anh đừng chết. Đừng chết mà. Em sợ lắm. Anh mà chết, em bị ở tù cho coi... ở tù cho coi... 

Nó cuống quưt ḅ quanh chỗ Y B’Rơ nằm, hai tay đập b́nh bịch lên mặt đất như bắt buộc Y B’Rơ phải sống dậy:

- Không được chết ! Không dược chết !Tỉnh dậy đi !...

Bỗng, nó im miệng, nh́n chằm chằm vào thân h́nh run lên bần bật của Y B’Rơ. Một tràng cười khanh khách như phát ra từ toàn thể tấm thân to lớn của anh ta. Chưng hửng vài giây, hiểu ra, thằng Tấn xấu hổ v́ bị gạt một cách dễ dàng. Nó cầm tay Y B’Rơ giật mạnh. Phụng phịu, nó ứa nước mắt ra khóc. Vừa mừng, vừa ngượng, nó trách :

- Cái anh Rờ này ! Bữa nay cũng biết xạo tổ !

Chợt nhớ ra, nó nh́n lom lom vào bên mắt rịt lá thuốc của Y B’Rơ, lo lắng hỏi :

- Con mắt của anh có bị sao không ?

Ngay lập tức, Y B’Rơ đưa bàn tay bụm kín con mắt bị thương, lên giọng rền rĩ, vẻ đau đớn lắm :

- Ôi ! Ôi! Con mắt nó đau quá. Ôi ! Ôi ! Con mắt nó ḷi tṛng rồi. Tôi phải lấy con mắt ra cất đi để rịt thuốc vào chỗ đau. 

Nói xong, anh tḥ bàn tay kia vào túi quần cố kéo ra một vật. Nắm chặt bàn tay, anh đưa cho thằng Tấn :

- Nè, con mắt bị thương của tôi nè. Thấy ghê chưa ?

Thằng Tấn xanh mặt, nhảy dựng lên, bước lùi mấy bước. Trước mặt nó, Y B’Rơ mở bàn tay ra. Một con mắt xanh lè, tṛn trịa, sáng bóng đang chễm chệ nằm giữa ḷng bàn tay. Y B’Rơ bật ra cười khùng khục. 

Nghi ngờ, thằng Tấn nh́n kỹ bàn tay Y B’Rơ. Nó hoàn hồn. Trời ! Chỉ là viên bi xanh mà nó đă cho Y B’Rơ hôm nọ. Thêm một lần nữa, Thằng Tấn mắc cỡ, trách móc :

- Anh Bờ Rờ này ! Bữa nay ghê nha. Học cái tṛ láu cá đó của ai vậy ? Làm em sợ thấy mồ !

Tiếng lao xao của bầy trẻ con từ xa vọng lại. Thằng Khanh, thằng Lâm, thằng Lú, thằng Xú và thằng Tuấn xuất hiện. Chúng ùa cả lại, hỏi han tíu tít. Y B’Rơ không đùa nữa, từ tốn nói :

- Tôi không sao cả. May mắn, chiếc căng đánh trúng vào xương lông mày. Chỗ này nè. Tét nguyên một chỗ thịt, ghê lắm, máu chảy nhiều nhiều. 

Anh cố mở hai mắt to, trong trẻo nh́n các bạn để minh chứng cho sự b́nh an vô sự của ḿnh. Tấn thắc mắc :

- Thế sao anh lại phải bỏ chạy vào núi như bị ma đuổi ? Sao không vào văn pḥng hiệu trưởng lấy thuốc đỏ bôi lên vết thương ?

- Tôi không tin vào những thứ thuốc đó đâu. Ở nhà, tôi có thứ thuốc lá cầm máu rất nhanh nhưng hết mất rồi. Những lúc vào núi chơi, tôi có thấy thứ lá thuốc đó mọc nhiều lắm, nên khi bị thương, tôi liền chạy nhanh vào đây ngay. Y B’Rơ đưa tay sờ lên chỗ đắp thuốc :

- Này, mấy tṛ xem đây. Lá thuốc này rất tốt. Đắp lên vết thương, chỉ ít giây sau, máu ngưng chảy. Chỗ da bị tét cũng khép miệng ngay. 

Đến lúc này, thằng Lâm mới lên tiếng thúc giục :

- Anh không việc ǵ th́ về trường ngay thôi. Cô giáo sợ anh bị mù mắt. Cô lo quá trời lo, giục tụi em đi t́m anh về đó. 

Y B’Rơ toét miệng cười hề hề. Anh đứng dạng chân, cung hai cánh tay lên, tỏ ư mời các bạn nhỏ bám vào. Hiểu tṛ chơi Y B’Rơ định bày ra, thằng Lâm nhảy phóc một cái, chộp vào tay phải. Thằng Tuấn, bé hạt tiêu, đeo dính vào tay kia của anh. Y B ‘Rơ cười khành khạch vẻ khoái chí, khệnh khạng cùng các bạn trở về trường. Một bầy trẻ con chạy lúp xúp theo sau anh làm thành một đám rước nhỏ, reo ḥ inh ỏi. 

Thằng Tấn đi sau cùng, mặt nó tươi hơn hớn. Chưa bao giờ nó thấy cuộc đời đẹp như thế. Y B’Rơ không việc ǵ, có nghĩa nó không có tội. Nó không c̣n phải ân hận v́ đă lỡ tay gây thương tích cho Y B’Rơ. Vết thương ít lâu sẽ lành. Rồi đây cô giáo hiểu ra : Nó không hề cố ư làm hại Y B’Rơ. Làm sao nó làm hại Y B’Rơ kia chớ, mỗi khi nó rất thương anh ấy ?

Phải, mấy ai biết được nó rất thương anh Rờ. Thương như thương người anh ruột thịt kể từ khi Y B’Rơ đặt những ngón tay dịu dàng, êm ái vuốt ve lên đùi chân bị găy của nó. Ngón tay anh chạy đến đâu, thằng Tấn cảm nhận vết găy của chân nó liền lặn ngay tới đó. Chính ông bác sĩ chữa xương ở bịnh viện thành phố cũng phải ngạc nhiên, thán phục kia mà ! Hôm ấy, Ông hỏi :

- Trước khi đến đây, ai đă nẹp xương cho cháu ?

- Dạ, Anh Y B’Rơ ạ. 

- Ông ấy là người Thượng phải không ? Ờ, người miền núi có những thứ thuốc làm bằng cây rừng chữa bịnh rất thần diệu. Khoa học cũng chưa lư giải được. 

- Nhưng, thưa bác sĩ, đừng gọi Y B’Rơ bằng ông ạ. Anh ấy là học tṛ, bạn cùng lớp của con đó. 

- Ủa ? Nó là đứa con nít à ? Sao lại giỏi chữa bịnh quá vậy ?

Thằng Tấn bậm môi lại không dám cười và cũng không biết trả lời sao. 

Nhưng hôm nay, nó muốn cười một tràng dài thật sảng khoái v́ trong ḷng nó có một niềm vui lớn. Nó đă xác nhận được một điều : Y B’Rơ đúng là một đứa con nít, như ông bác sĩ khoa xương đă tưởng lầm. Chẳng phải thế sao ? Đến bây giờ Y B’Rơ đă hấp thụ được những tṛ đùa trẻ thơ vô tư mà cũng rất tinh nghịch, đúng với cỡ tuổi 11, 12 như tụi nó vậy. 

Thằng Tấn huưt gió một khúc nhạc vui, rảo chân thật nhanh để bắt kịp đám rước ồn ào phía trước.
 

~~oo))((oo~~


CHƯƠNG 18

 

Thằng Khanh cầm tờ giấy bài làm lên, đọc đi, đọc lại đề Tập làm văn :” Em hăy kể lại một kỷ niệm của lớp mà em cho là vui nhất “. Đề bài thật dễ. Nó đă sắp sẵn trong đầu cái kỷ niệm vui nhất đó rồi. Một kỷ niệm có thật chứ không phải bịa đặt ra để có ư tứ mà làm bài. Nhưng, nó cứ loay hoay măi, không biết phải mở bài như thế nào, không biết làm sao để viết ra. Tại nó dốt Văn đă đành, nhưng điều khó viết chính là kỷ niệm vui nhất đă trở thành buồn nhất. Kẻ đă cùng chung với nó kỷ niệm vui nhất ấy đă bỏ đi xa mất rồi. 

Thằng Khanh đưa mắt qua chỗ Y B ‘Rơ trước đây vẫn ngồi bên cạnh. Buồn rầu, nó nuối tiếc những ngày vui, thật vui ấy đă không c̣n nữa. 

 

Nó nhớ, câu chuyện của ngày hôm ấy. Sau khi Y B’Rơ bị chiếc căng đánh trúng mặt, chỉ bị thương phía trên chân mày, chẳng có ǵ đáng ngại. Tuy thế cô giáo cấm không cho chơi tṛ đánh căng nữa. Dù cô không cấm, sau tai nạn đó, chẳng đứa nào trong trường dám rớ tới chiếc căng. 

Một hôm, trong giờ sinh hoạt lớp, cô giáo nói với cả lớp :

- Để ăn mừng em Y B’Rơ tai qua nạn khỏi, cô sẽ tổ chức cho các em chơi một tṛ chơi lớn. 

Chờ cho tiếng lào rào bàn tán đầy vẻ ngạc nhiên và vui mừng của lũ trẻ lắng xuống, cô nói tiếp :

- Cô biết các em rất thích chơi tṛ chơi nhưng không biết cách tổ chức nên không ra  tṛ trống ǵ. Lẽ ra cô phải hướng dẫn cách chơi cho các em. Nhưng chúng ta không có th́ giờ. Với lại cô ở quá xa trường, mỗi bận đi về tổn hao của cô nhiều sức khỏe và thời gian. Đến lớp, cô chỉ cố hết sức hoàn tất bài học của các em trong một buổi sáng. Hết giờ, cô vội vội vàng vàng ra về cho kịp chuyến xe, thành ra... 

Cô mỉm cười vẻ hối lỗi, lướt ánh mắt khắp lượt các khuôn mặt đang đau đáu nh́n vào cô :

- Bây giờ cô hỏi đây này. Các em có khi nào chơi tṛ cắm trại chưa ?

Cả lớp nhao nhao :

- Thưa cô, chưa !

- Thưa cô, chưa ạ. 

Có nhiều đứa hỏi rất ngố :

- Cấm trại là tṛ ǵ vậy cô ?

- Chơi cắm trại là chơi sao hả cô ?

- Cắm trại có nuôi heo, nuôi ḅ ǵ không cô ?

- Cắm trại có giống như cắm hoi trồng sắn không hả cô ?. . . 

Cô giáo chớp chớp mắt, cảm động. Học tṛ của cô thật tội nghiệp, chẳng hề biết “Cắm trại “ là tṛ ǵ. Cô phải quyết định tổ chức ngay một buổi cắm trại, may ra các em có được một ngày vui trọn vẹn. Cô đằng hắng, nói lớn :

- Các em ! Cô quyết định Chủ nhật này chúng ta có một ngày cắm trại. Vui chơi từ sáng đến chiều luôn. 

Cả lớp làm ồn lên. Thích quá nên quên giữ ư tứ, các em nói lung tung :

- Đúng đó cô ! Đúng đó cô !

- Vui chơi nguyên ngày luôn đi cô. 

- Chơi ở trường hay ở nhà cô, hả cô ?

- Chơi nguyên ngày th́ bữa trưa nhịn đói hả cô ?

- ... 

Cô giáo đưa tay ngăn những lời nói lộn xộn. Thằng Tấn đứng lên, thưa :

- Thưa cô. Cắm trại là tṛ chơi như thế nào, chúng em chưa được biết. Xin cô giải thích. . . 

- Như thế này, các em ạ. . . 

Cô vừa giảng giải cách cắm trại vừa phác họa lên bảng cho học tṛ hiểu tường tận tṛ chơi. Sau cùng, cô chia nhiệm vụ cho mỗi đội, mỗi em cần phải chuẩn bị những ǵ, mang xách những ǵ. Bỗng tiếng thằng Tuấn cất lên đột ngột :

- Thưa cô. Em không chơi cắm trại đâu cô. 

Cô giáo mở to mắt :

- Sao vậy em ? Chơi trại vui lắm mà. Em không thích à ?

Giọng thằng Tuấn ỉu x́u :

- Thưa cô. Em thích lắm nhưng em phải giữ em bé Út suốt ngày Chủ nhật, làm sao đi trại được cô ?

Đang say sưa vẽ vời trong trí một ngày vui đùa thỏa thích, những ǵ thằng Tuấn nói khiến cả lớp chửng ngay lại, trở về với thực tại đáng buồn. Chúng đồng thanh nói ào ào :

- Đúng đó cô. Đúng đó cô. Em không đi chơi trong ngày Chủ nhật được đâu cô. Em phải chăn trâu nè cô. 

- Em cũng vậy nè cô. Em phải phụ cha em làm cỏ lúa, cô ơi. 

- Con heo nái nhà em sắp đẻ. Em phải ở nhà canh đẻ nè cô. 

- ...

Một bàn tay lẻ loi đưa lên từ cuối lớp, tỏ ư xin được nói. Cô giáo suưt bật cười v́ tính kỷ luật quá nghiêm túc của Y B’Rơ. Cô kịp bắt lấy cơ hội này để nhắc nhở học tṛ, đừng v́ một lúc phấn khích quá độ trong thói quen ưa a dua, nói hùa theo nhau mà quên đi nề nếp của lớp. Cô làm mặt nghiêm :

- Nhiều em cùng nói một lượt, cô chẳng nghe được ǵ. Cô chỉ nghe được với bàn tay của em Y B’Rơ mà thôi. 

Nghe câu nói là lạ của cô, cả lớp cùng quay lui nh́n Y B’Rơ. Chúng hiểu ư cô, rúc rích một hồi rồi cũng nhất loạt đưa tay lên. Mủm mỉm cười, cô hất mặt về phía Y B’Rơ :

- Sao ? Y B’Rơ có ư kiến ǵ ?

Với giọng ồ ề khó nghe, Y B’Rơ nghiêm trang nói :

- Thưa cô. Em không thể đi chơi trại nguyên ngày được đâu ạ. 

- V́ sao ?

- Cha em ở nhà một ḿnh không ai cho cái ăn, cho cái uống, cho đi vệ sinh. 

- À, vậy hả ? Cô sẽ có cách. 

Cô giáo cúi mặt nh́n chăm chăm lên tập sách trên bàn, đăm chiêu nghĩ ngợi. Vài giây sau, cô ngước gương mặt tươi tỉnh lên :

- Các em à ! Như thế này, chúng ta sẽ đóng trại tại vườn sau gần nhà Y B’Rơ. Cô thấy ở đó có một khoảng đất trống khá rộng. Y B’Rơ Có thể vừa chơi trại vừa thỉnh thoảng chạy về nhà chăm sóc ông bác sĩ...

- Thưa cô. C̣n chúng em th́ sao cô ?

- Khoan. Từ từ cô tính được cả. Trưa nay, cô không về thành phố. Cô tính sẽ đi đến từng nhà các em, xin tía má các em thu xếp việc nhà, cho các em đi chơi trọn một ngày. Nhất định cô sẽ. . . 

Cô giáo nói chưa dứt câu, bọn trẻ khoái chí đứng cả dậy, reo lên và nhảy tưng tưng tại chỗ :

- Hoan hô cô ! Hoan hô cô !

Có tiếng thằng Tuấn hét to nhất :

- Cô giáo hết sẩy ! Hết sẩy luôn!

Cả lớp cười ồ. Cô giáo Thúy cũng bật cười. Vui thật là vui ! Chợt, cô hỏi :

- Vậy chứ, trưa nay ai cho cô ăn vào cái bụng, uống vào cái bụng đây ?

Nghe cô nói vui, bầy con trai được dịp nhanh nhẩu dành nhau :

- Em cô ! Em cô !. . . 

Thế là, sáng ngày hôm sau, chủ nhật. 

Chưa tới 7 giờ. Tất cả học tṛ lớp Năm 4, không bỏ sót đứa con trai nào, lếch thếch mang soong nồi, vải bạt, cọc dài, cọc ngắn, thức ăn. . . đến ngay vườn rau của Y B’Rơ, đứng vây quanh cô giáo, chờ phân công. 

Thằng Khanh nhớ rất rơ. Mé trưa hôm đó, khi 3 chiếc lều được dựng lên, mọi việc đă xong xuôi, lũ con trai mê mải xăm soi, trang hoàng lều trại với đủ thứ cây cỏ, cờ quạt trông thật ngộ nghĩnh. Bỗng, một hồi c̣i ré lên, bọn trẻ ngơ ngác không biết việc ǵ xảy ra. Mấy giây sau, chúng sực nhớ lời cô dặn “: Một hồi c̣i kéo dài có nghĩa là có lệnh tập họp”. Bỏ mặt lều trại với đủ thứ hoa lá vương văi dưới đất, chúng ù té chạy về chỗ cô giáo. 

Chưa kịp lên tiếng tuyên bố buổi lễ trại bắt đầu, ngay lúc đó, cô giáo đăm đăm nh́n về cuối con đường ṃn, nơi ấy có 3 người đàn ông lạ mặt đang xăm xăm đi tới. Cô giáo hơi tái mặt khi những kẻ đó tới gần với vẻ mặt gườm gườm, ra dáng những vị chức sắc của làng xă. Người đàn ông lớn tuổi hơn hết lên tiếng, cố làm ra giọng trịnh trọng :

-Thế nào ? Mấy người đang làm cái tṛ ǵ đây mà tụ tập đông đảo vậy hả ?

 


Trang trước                                                                   Trang sau

 

 

art2all. net