ĐẠO GIẢI THOÁT
Đạo Phật thường được xem là Đạo Giải
Thoát. Chính đức Phật Thích Ca đă từng tuyên bố :
Câu trả lời thật không ǵ rơ ràng hơn qua bốn câu thi kệ sau
đây :
Đến đích không ưu phiền
Vậy chúng ta sẽ dựa trên bốn câu thi kệ trên để cùng hiểu rơ
nghĩa Giải Thoát và đồng thời, hiểu được những ǵ là ràng buộc.
Trên bước đường tu, theo kinh điển Nguyên Thủy, mà bốn câu
thi kệ trên được trích dẫn, đến đích là đă đạt được Thánh quả A La Hán. Không
c̣n chút phiền năo. Thoát luân hồi sanh tử. Đoạn tận gốc của Tham ái, chặt đứt
mọi sợi dây ràng buộc với thế gian đầy khổ đau. Nhập vào cơi Niết Bàn tịch tịnh.
Theo tư tưởng Đại Thừa hay Phật Giáo Phát Triển th́ đến đích
là thành Phật, đạt quả vị Phật, cũng có thể là dừng lại nơi quả vị Bồ Tát, không
thành Phật v́ phát Đại Nguyện trở lại thế gian để cứu độ chúng sinh. Cho dù là
quả vị nào th́ Phật, Bồ Tát hay A La Hán các Ngài đều thực sự đă dứt trừ mọi
phiền năo, đoạn tận gốc của Tham Ái, không c̣n bị ràng buộc bởi bất cứ điều ǵ,
hoàn toàn tự tại, hoàn toàn vô ngại. Các Ngài đă đạt được cái gọi là Tự Do Tuyệt
Đối. Muốn đạt được cái Tự Do Tuyệt Đối này, các Ngài đă phải dày công khổ luyện,
tu tập để giải thoát khỏi những sợi dây trói buộc ḿnh phải trôi lăn trong luân
hồi sinh tử, những sợi dây siết vào cổ của một tên nô lệ phải phục tùng chủ nhân
mà không ai khác hơn là chính cái thân xác của ḿnh, cùng với cái tâm thức của
ḿnh, với những khát khao thụ hưởng hầu như chẳng bao giờ thoả măn, hầu như bất
tận.
Sự trói buộc này do vậy mà không thể xem là chắc chắn.
Ngược lại, sự trói buộc mà chẳng từ một sợi dây nào, sự trói
buộc vô h́nh, tay chân, thân xác chẳng bị cột, bị trói vậy mà con người không
thể thong dong, không thể tự do, không thể thoải mái, dường như lúc nào cũng cảm
thấy ḷng ḿnh vướng víu, bận bịu, lo nghĩ, lo âu, băn khoăn, trăn trở, mất ăn,
mất ngủ ! Đó là do cái tâm thức đă bị trói buộc bởi cái ḷng tham thụ hưởng vật
chất, của cải, tài sản, cũng như cái khát khao được thành công, được măn nguyện,
được như ư, có sự nghiệp, có danh vọng, có tiếng tăm, có uy quyền, có chức vị,
cũng như cái khát khao được thương, được yêu nên luôn hi vọng, ngong ngóng, đợi
chờ, ra công, ra sức, phải mưu cầu, mưu đồ, t́m ṭi, tích lũy, gom góp, ǵn giữ,
tính toán, sắp đặt, lo toan, lên kế hoạch, dự định, dự án… như thế là buộc cái
thân phải chạy đông chạy tây, đôn đáo ngược xuôi, tất ba tất bật, bôn ba xứ
người, chịu cực chịu khổ, chịu tai chịu nạn, thậm chí tổn cả mạng sống.
Cho dù không nói đến ḷng tham chất ngất, vọng ngưỡng đến
những ǵ to tát, cao siêu, vĩ đại mà chỉ là những nhu cầu b́nh thường mà ai cũng
cần, ai cũng đ̣i hỏi, vậy mà cũng chẳng dễ dầu thoải mái, tâm thức lúc nào cũng
như bận rộn ngày đêm đôi khi dẫn đến cả sự quẫn trí !
Làm người th́ ai cũng cần sự ăn, sự mặc, sự ở và thuốc men để
trị bệnh, săn sóc cái thân nhưng con người không dừng lại ở mức độ biết đủ, tri
túc, mà để cho những sợi dây vô h́nh của cái ḷng muốn vừa đủ này trở thành túi
Tham không đáy chi phối và làm chủ, kéo ḿnh đi khắp nơi, khắp chốn và từ đó, có
thể tạo vô số tội nghiệp.
Từ Tham mà có thể không từ chối những phương tiện bất chính,
thủ đoạn, vô đạo đức, vô luân lư, vô liêm sỉ, vô lương tâm. Cũng có thể đưa đến
những hành động ác như giết người, hại người đủ cách, đủ kiểu, để đoạt của, đoạt
chức vị hay cũng có thể là đoạt…người t́nh, người yêu. Ḷng Tham và Ái dục đẩy
con người vào tù tội, địa ngục, chịu quả báo nặng nề.
Xin nhắc lại, gọi là Tham khi ḷng muốn vượt lên nhu cầu cần
thiết. Các giác quan đem lại khoái lạc nhưng không đuổi theo, nuôi dưỡng, làm
tăng trưởng nỗi khát khao thụ hưởng khoái lạc đó th́ không có Tham. Khi khởi lên
sự đeo đuổi lúc đó mới có Tham. Thí dụ, ăn uống th́ cần hợp vệ sinh và bổ dưỡng
để nuôi thân, không cần phải cầu kỳ nem công chả phượng, khi bắt đầu thích ăn
thật ngon, từ chối những ǵ không hợp khẩu vị, t́m kiếm món lạ, món hiếm, thượng
hạng, hảo hạng mới chịu th́ lúc đó có Tham và bị khoái lạc của lưỡi, của vị, của
cái ăn ràng buộc. Cũng từ nơi miệng, cửa Khẩu, mà có được lời nói, và khi lời
nói không c̣n là phương tiện để diễn đạt ư tưởng, để hỗ trợ cho cái thấy, cái
nghe, cái biết mà thích thú trong lời nói chỉ trích, phê b́nh, soi mói, đâm thọc,
nói để lừa dối, chia rẽ, gây oán thù, không c̣n là lời ḥa ái, Ái ngữ, th́ lúc
đó đă có sự ràng buộc nơi cửa miệng, nơi lời nói. Khi không c̣n xem áo quần chỉ
để che thân, mà chỉ muốn mặc thật đẹp, hàng thật tốt, hàng thượng hạng, hàng
hiệu đắt tiền, là lúc đó có Tham và có sự ràng buộc đến từ nơi thân, liên quan
đến sự mặc, cũng thế, khi không c̣n thấy nhà cửa, chỗ ở chỉ là một phương tiện
để che nắng trú mưa, mà chỉ mơ tưởng nhà lầu sang trọng, tiện nghi phức tạp, tối
tân th́ lúc đó đă có Tham và có sự ràng buộc đến từ nơi thân, liên quan đến sự
ở. Khi tai không c̣n là một phương tiện để nghe, để hiểu, hỗ trợ cho cái thấy,
cái biết mà chỉ muốn nghe những âm thanh thật hay, êm ái diệu vợi như ca, nhạc,
lăng phí thời giờ quí báu để t́m ṭi, chế tạo các nhạc cụ, khí cụ hay máy móc
phát những âm thanh kích thích và đem khoái lạc cho nhĩ căn th́ lúc đó có Tham
và có sự ràng buộc đến từ âm thanh. Khi mắt không chỉ là một giác quan giúp cho
nhận ra mọi sự, mọi việc, thấy được không gian và vị trí của ḿnh, của chung
quanh mà chạy theo những h́nh ảnh tuyệt đẹp, tướng mạo xinh xắn, oai nghi hay tư
thái lịch lăm, cho dù là giai nhân, mỹ nữ, mỹ nam hay chỉ là đồ vật, động vật,
thiên nhiên, hoa đồng cỏ nội, núi rừng hùng vĩ, con mắt luôn thích thú được ngắm,
được nh́n, được thấy chỉ v́ có khoái lạc trong cái nh́n, cái thấy th́ lúc đó có
Tham và có sự ràng buộc đến từ sắc tướng, h́nh tướng. Lúc mũi không chỉ cần
thiết để thở và duy tŕ sự sống mà đắm vào khoái lạc từ các mùi hương, t́m cách
chế biến, sáng tạo đủ loại hương thơm để che dấu cái mùi hôi thối, sinh « ghiền
» và mê mẫn với hương thơm, có thể nhịn ăn, tiết kiệm để mua sắm nước hoa, dầu
thơm đắt tiền, phải có nó để xức lên ḿnh mẩy mới bằng ḷng th́ lúc đó đă có
Tham và có sự ràng buộc đến từ mùi hương. Khi khoái lạc của dục t́nh làm đắm
đuối, phải thỏa măn cho được bằng mọi cách, mọi phương tiện, có thể là bất chính,
tà dâm, cưỡng bách, hăm hiếp hoặc thèm muốn chồng, vợ của người th́ lúc đó có
Tham và có ràng buộc đến từ nơi da thịt, thân xác và sự xúc chạm.
Đó là nói sự ràng buộc đến từ năm giác quan, sắc, thanh,
hương, vị xúc. Nếu chịu khó quan sát thật kỹ, chúng ta sẽ thấy năm giác quan này
liên hệ thật chặt chẽ với nhau. Chỉ cần một giác quan được khoái lạc th́ tất cả
các giác quan khác cũng khoái lạc theo. Khá vi tế, khó nhận ra nhưng cũng có thể
nhận ra được. Khi tai quá say mê thưởng thức một bản nhạc hay, t́nh tứ, diệu vợi
hoặc mắt chiêm ngưỡng một bức tranh đẹp, có h́nh ảnh quyến rũ hay đọc một đoạn
văn tả cảnh hấp dẫn cũng khơi dậy ḷng khát khao t́nh dục nơi thân. Khi ăn một
món ngon, chúng ta muốn món ăn đó phải được tŕnh bày đẹp mắt, hấp dẫn và tỏa
mùi hương nồng nàn, thơm tho nếu không th́ món ăn đó không thể hoàn toàn ngon
được.
Con người c̣n ham hưởng thụ khoái lạc nơi tinh thần, nơi trí
óc, sự suy nghĩ, tư duy, sự học hỏi, trau dồi kiến thức, sự hiểu biết, kéo theo
sự thích thú được ca tụng, khen ngợi, tâng bốc, chạm đến danh dự, danh tiếng, sự
nhận ra giá trị của ḿnh và sự chấp nhận của người khác. Đây cũng là những sợi
dây vô h́nh trói buộc con người vào những ǵ được gọi là Pháp, đối tượng của
giác quan thứ sáu là Thức.
Khoái lạc nơi tinh thần c̣n là niềm vui sướng, hạnh phúc v́
được yêu, được thương, được kính, được nể, được che chở, được bảo vệ, được chăm
sóc, được lo lắng, được quan tâm, được phục vụ, được thăm hỏi, được nhắc nhở,
không bị bỏ quên, không bị lờ đi, không bị d́m đi…
Lại cũng là những sợi dây vô h́nh ràng buộc con người v́ khi
thiếu những điều đó, được thương, đưọc kính, được nể…th́ con người rất đau khổ
và bi quan, chán đời. Sự ràng buộc này được xem là thuộc loại t́nh cảm, thuộc về
Ái. ( Mời đọc Ái. LKTH
)
Tất cả những mối dây ràng buộc nơi thân hay nơi tâm đều có
thể gây sân hận, phẫn nộ, oán thù, trách móc một khi không thỏa măn được ḷng
khát khao, như mong muốn, như kỳ vọng, như đợi chờ. Đó chính là Tham đă kéo theo
Sân và Si.
Để chăn gối nằm im chỗ cũ
Cảm giác, cảm xúc hay cảm thọ chính là là những sợi dây vô
h́nh trói buộc con người vậy.
Chúng ta đă nhận ra sợi dây ràng buộc do mang cái thân hữu
sanh hữu tử này. Cái tấm thân cấu tạo từ Ngũ Uẩn hay Ngũ Ấm, năm thứ ngăn che,
làm chướng ngại mà con người lại không nhận thấy, chỉ thấy phần khoái lạc do nó
đem lại. Năm thứ cấu tạo thành con người (Sắc, thọ, tưởng, hành, thức) cũng như
sáu Trần, đối tượng của các giác quan (Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) đức
Phật thấy nó là Khổ, là Ách, là Nạn nhưng phàm phu chúng ta th́ thấy ngược lại,
cho là sướng, là vui, là đẹp, là hay, là thú vị, thích thú nuôi dưỡng, nuông
chiều nó. Con người như một con thú bị mắc bẫy đó thôi !
Cái thân Ngũ uẩn này bị ràng buộc bởi những nhu cầu vật chất
cần được thỏa măn. Chắc chắn là có những nhu cầu thiết yếu để duy tŕ mạng sống
nhưng v́ con người đă vượt giới hạn của sự cần và đủ, từ đó nảy sinh vô lượng
phiền toái, phiền năo và tội nghiệp.
Nhưng nếu chúng ta « ngược đăi » cái thân xác, không chăm sóc
nó đúng mức, hoặc ép ḿnh, khổ hạnh th́ cũng không đúng. Đức Phật dạy đó là con
đường cực đoan, nên tránh. Chính đức Phật, sau sáu năm khổ hạnh, đă thọ nhận bát
sữa của nàng Sujata để thân thể khoẻ mạnh trở lại, nhờ đó tiếp tục tu tập mới có
kết quả, đưa đến Giác Ngộ.
Những ràng buộc vừa vật chất vừa tinh thần th́ quả là khó gỡ.
V́ căn bản đă có sự ngộ nhận nơi việc mưu cầu hạnh phúc, con người nghĩ rằng
tiền của, tài sản, tiện nghi vật chất hay danh vọng, thành công ở đời đem lại
hạnh phúc nên dốc hết tâm tư vào chuyện mưu sinh, t́m kiếm, đeo đuổi theo để
cung phụng tối đa cho đời sống của chính ḿnh, của vợ con, chồng con, hay quyến
thuộc, gần, xa…nhưng rốt cuộc không thể có hạnh phúc trọn vẹn, chỉ là một thứ
hạnh phúc nhất thời, tạm bợ, mong manh, dễ mất, dễ vỡ, dễ vuột ra khỏi tầm tay.
V́ sao ? V́ hạnh phúc thực sự phải đến từ bên trong, nơi Tâm, nơi phần tinh thần
mới thật là bền lâu và chân thật. (Mời đọc
Hạnh Phúc và Đau Khổ. LKTH )
Tâm c̣n bị đắm say
Cho dù quyến luyến người hay súc vật, chung qui rồi cũng phải
đi đến sự chia ĺa.
Và thực tế lắm khi phũ phàng :
Một khi tử thần đến
Đạo Phật thường bị phê b́nh là bi quan, yếm thế. Song đúng
hơn, nên nghĩ rằng đạo Phật vô cùng thực tế ! Phàm phu chúng ta phải đủ can đảm
để nh́n nhận sự thật của thân phận con người, của trần gian này là Khổ nhưng
không quên bên cạnh đó có con đường Diệt Khổ mà đức Phật đă chỉ ra, đó là niềm
lạc quan vô cùng lớn lao, không thể xem thường hay quên lăng và không nhắc tới.
Và đây chính là mục đích của đạo Phật :
Giác khổ, diệt trừ khổ
Trên chúng ta đă nói đến sự ràng buộc, những sợi dây vô h́nh
trói chặt con người trong đời sống, vật chất có, tinh thần có. Tất cả đều được
tóm lại trong một chữ KHỔ. Là chân lư thứ nhất mà đức Phật Thích Ca đă truyền
dạy sau khi giác ngộ.
Giác khổ, tức là đă thấy, đă nhận ra, đă biết thế nào là khổ.
Chính cái thân ngũ uẩn với những ràng buộc chung quanh nó gây khổ. Và con đường
diệt khổ đích thực là trút bỏ mọi gánh nặng của sự ràng buộc đó, không phải là
tự tử, giết đi, vứt bỏ cái thân này mà cởi trói để được thong dong tự tại nơi
Tâm, chính là giải thoát. Điểm này cần chú ư, giải thoát không chỉ là cắt đứt
các mối duyên nợ, duyên t́nh gây khổ năo mà chính cái Tâm phải đạt được sự tự
tại, thanh thản, an lạc. Người xuất gia là người hướng đến con đường giải thoát
đó, khởi đầu bằng sự thoát ly ra khỏi những ràng buộc của ái t́nh, của người
thân. « Đoạn ái, từ thân » là cần thiết nhưng chính yếu là sự thoát ly nơi tâm,
không c̣n tham đắm, nhiễm trước hay chấp trước mới thực sự đạt giải thoát.
Bị trói buộc nhân gian
Sự giải thoát không chỉ nơi cái thân người ở cơi trần gian
này mà c̣n là sự giải thoát luôn cả thiên giới. V́ theo đức Phật dạy th́ dù có
được phước đức để sanh lên cơi Trời, vẫn c̣n nằm trong ṿng luân hồi, chưa thực
sự giải thoát. Phàm phu chúng ta không chứng được Lậu Tận Trí nên không biết ǵ
ngoài đời sống trên quả đất này, nhưng đức Phật đă giác ngộ và đạt được cái thấy
biết vượt ngoài thế gian, phàm trần, ngài chỉ dạy cho chúng ta biết có 3 cơi,
Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới và con người trôi lăn trong luân hồi, chịu
sinh tử, tử sinh liên tục, liên miên từ đời này sang đời khác, loanh quanh trong
ba cơi, sáu loài, không thể nào chấm dứt nếu không nhận ra thực chất của cuộc
sống ḿnh đang sống, t́m về nguyên nhân phát sinh cuộc sống đó để dứt khoát t́m
đến con đường giải thoát th́ con người sẽ măi măi trầm luân, không có chỗ dừng,
chỗ tận.
Giải thoát thực sự phải có trí tuệ, là sự nhận biết, thấy
biết chân chính, tức là có Chánh Kiến về Khổ, về Vô Ngă, về Vô thường, về tánh
Không của vạn vật, vạn pháp mà không c̣n khởi chấp trước nơi Danh và Sắc, không
chấp trước vào các Pháp, không chấp trước vào Ngă, vào cái Tôi thường hằng, bất
biến, độc lập mà chung qui cũng từ cái Tôi này, phát khởi Ái dục, tham dục và
gây vô số tội nghiệp. Không vướng vào một chữ CHẤP nào cả th́ mới thực sự giải
thoát. Đó gọi là trí Bát Nhă.
Không bờ này bờ kia
Nói bờ này bờ kia là có sự phân biệt, đối đăi, là có chấp
trước, c̣n bị trói buộc, chưa giải thoát.
Nơi bản Bát Nhă Tâm Kinh, chúng ta đọc được đoạn sau đây «
Chư Phật ba đời nương trí tuệ Bát Nhă Ba La Mật Đa đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam
Bồ Đề » có nghĩa là các ngài nhờ nương vào cái trí không chấp trước, không dính
mắc vào một phạm trù, khái niệm, lối suy tư nhị nguyên nào nữa cả mà đạt được
Tánh Giác chân thật, thanh tịnh của Niết Bàn và của chư Phật. Đây mới chính là
sự Giải thoát rốt ráo.
Và trong Kinh Kim Cang, chúng ta lại đọc thấy lời dạy :
Ưng vô sở trụ
Khi không c̣n dính mắc vào cái tâm chấp trước th́ mọi ràng
buộc cũng tự nó tháo gỡ.
Các lậu hoặc dứt sạch (11)
Có lẽ chuyện ăn uống được bàn ở đây là bốn thứ thức ăn nuôi
dưỡng thân và tâm con người mà đức Phật đă dạy nơi bài kinh “ Bốn loại thức ăn”
chứ không hạn hẹp nơi sự ăn uống thô thiển của Đoàn thực. ( Mời đọc
Ái. LKTH )
Giải thoát chính là đạt tự do tuyệt đối, sự tự do này đạt
được nơi Tâm, từ Tâm, do Tâm. Cho dù Tâm vẫn c̣n nương nhờ cái thân xác vật chất
làm phương tiện để từ đó tiến đến giải thoát nhưng Tâm không có giới hạn, bao la
như hư không và có khả năng tuyệt vời, không thể nào nghĩ bàn, không thể nào
diễn đạt bằng lời lẽ, ngôn từ, cũng chẳng thể nào thấy bằng mắt hay nghe bằng
tai. Cũng chẳng thể dùng tay mà chỉ, trỏ thẳng vào Tâm, vào Chân Tâm, không phải
Vọng Tâm, cái tâm phân biệt, bỉ thử, gây phiền năo và tham sân si, mà là “ Bản
Lai Diện Mục”(13) như dấu chân chim bay trong hư không thật khó t́m, không thấy
ǵ nhưng không phải là không có ǵ. Giải thoát là vỗ cánh bay như chim vào hư
không. Không mà có. Có mà không. Sắc tức thị Không. Không tức thị sắc vậy. (14)
Nhận ra tánh Không của vạn pháp nhưng không chấp Đoạn diệt.
Thấy các sắc tướng, h́nh tướng đều do duyên sinh, có đó diệt đó nên không vọng
chấp, giữ được tâm ư thanh tịnh chính là giải thoát.
Con người muốn giải thoát th́ phải mượn cái thân xác này nên
phải trân quí nó nhưng cần phải tu luyện cả Thân cả Tâm để được nhẹ nhàng, cởi
bỏ mọi buộc ràng mới có thể như chim tung cánh lên bầu trời bao la của Pháp Giới
được. (15)
|