Phạm Ngọc Lân

 

Xin nhấn vào tựa đề để tải nhạc về:

 

Cái áo the thâm tàng

 

Nhạc và lời Đan Trường ( 1919 - 2011)
Phạm Ngọc Lân đàn và hát 2015

 

 
Đan Trường tên thật là Ngô Đức Vân Quỳnh sinh năm 1919 tại Bắc Giang, cha ông là một thầy đồ nổi tiếng, đồng thời cũng là thầy lang bốc thuốc. Đan Trường có năng khiếu đàn hát từ sớm, từ thiếu thời đă tham gia vào dàn nhạc bát âm của làng ông.

Năm 16 tuổi ông xuống học tại Hải Pḥng, trường Bonnal (nay là trường Ngô Quyền, cũng là trường học của các nghệ sĩ nổi tiếng như Văn Cao, Thế Lữ).

Năm 1939, khi thế chiến thứ hai bùng nổ, ông qua Pháp theo chương tŕnh M.O.I. = main d’oeuvre indigène = lao công thuộc địa, để làm « lính thợ » (tiếng Pháp là O.N.S. = Ouvriers non spécialisés = thợ không chuyên môn) trong một nhà máy chế tạo thuốc súng. Tại đây, ông đảm trách vai tṛ thông ngôn. Khi quân đội Đức tấn công, Pháp thua trận, đơn vị của Đan Trường bị bắt làm tù binh. Ông vượt ngục và tham gia kháng chiến chống quân Đức chiếm đóng nước Pháp.


Sau chiến tranh, Đan Trường học một lớp về phát thanh và làm việc cho đài phát thanh Pháp, rồi sau đó là đài truyền h́nh. Ông về hưu năm 1982 và sống tại vùng Bretagne nước Pháp. Ông mất tại đây năm 2011, thọ 92 tuổi.

Đan Trường nổi tiếng với ca khúc Trách Người Đi viết bên Pháp năm 1943, gửi về Hà Nội và trở thành một bản nhạc tiền chiến rất nổi tiếng. Bài hát nói lên tâm sự của người yêu khi ông lên đường sang Pháp mà không hẹn ngày trở về.

Bài Chiếc Áo The Thâm Tàng là một ca khúc nổi tiếng khác của ông, loại trào phúng, viết đầu thập niên 50 bên Pháp, gửi về Việt Nam được ca sĩ Vũ Huyến và nhiều ca sĩ khác hát trên đài phát thanh, rất được thính giả ưa thích. Nên chú ư là ông dùng chữ “Tàng” ngay trong tựa đề của bài hát, không phải “Tàn”. Nhà xuất bản Tinh Hoa ở Huế in năm 1952 ghi là “Tàn”, nhưng một năm sau in lại và sửa là “Tàng”. Từ điển của Viện Ngôn ngữ học 2003 định nghĩa “Tàng” là “quá cũ, trông không ra ǵ, v́ dùng đă lâu ngày.” Đây là một từ dùng hồi xưa ngoài Bắc, bây giờ ít dùng.

Đan Trường mượn ư câu ca dao :
Cha đời cái áo rách này
Mất chúng mất bạn v́ mày áo ơi

làm chủ đề cho bài hát để nói lên thế thái nhân t́nh trọng giàu khinh nghèo, nhưng ông lại thêm hai câu
May mà áo rách tả tơi
Chớ không dễ đă thảnh thơi được nào
nói lên tính phóng túng của người nghệ sĩ.

 

Nguồn h́nh : amnhacmiennam.blogspot.com

 

Cái Áo The Thâm Tàng
 

Cha đời cái áo rách này
Mất chúng mất bạn v́ mày áo ơi (Ca dao Việt Nam)

 

May mà áo rách tả tơi
Chớ không dễ đă thảnh thơi được nào? (Đan Trường đáp lại)


Cái áo the thâm từ ngày tàng
Chú bác anh em quen trong làng
Đều làm ngơ, ngó ḿnh qua

Cái áo the thâm từ ngày tàng
Có sức thiêng vui cho họ hàng
Lờ ḿnh đi, thân-thích ly

Hôm nay không ma nào
Rước tớ đi chơi
Nghe trong đôi câu chào
Thiếu tiếng ông tôi

1.
Hồi xưa áo the thâm c̣n lành
Dân làng quen đều ham đón ḿnh
Người thân thích đâu ra nhiều thế
Không đấu đong anh em bà con! Cái áo ơi !

2.
Hồi xưa áo the thâm c̣n cừ
Lo phiền luôn v́ đâu cũng mời
T́m phương tránh nhưng không đường thoát
Không phút giây yên thân trời ơi!

Cái áo the thâm từ ngày tàng
Chú bác anh em quen trong làng
Đều làm ngơ, ngó ḿnh qua

Cái áo the thâm từ ngày tàng
Có sức thiêng vui cho họ hàng
Lờ ḿnh đi, thân-thích ly
Ôi thú ghê !

Yên thân thăm nương đồi
Bước thấp bước cao
Lưu-linh tu dăm mồi
Chuếnh-choáng không sao

Cái áo the thâm từ ngày tàng
Thú thú ghê anh em họ hàng
Để ḿnh yên, thú thần tiên
Vào rừng sâu, hát vài câu
Cầm b́nh tu, tù b́nh câm
Sày ǵ cân, cần ǵ say

Sày ǵ cân, cần ǵ say…

 

 

trang phạm ngọc lân

nhạc

art2all.net