Đặng Tiến
CON DÊ CHÍN MÙI
Miền thôn dã quê tôi thường nghe câu hát ru em âu yếm và lạ lùng :
Ru em buồn ngủ buồn nghê Lời ru thân thuộc, ngọt ngào lẫn chút huyền bí, lảng đảng giữa những giấc trưa quạnh vắng. Ý nghĩa của nó chờn vờn trong ánh nắng, gắn bó với bóng tre, đụn rơm, đọt xoài, lá mít. Câu hát dỗ dành giấc ngủ trẻ thơ, phất phơ một ít mộng mị người lớn, là thành phần một thực thể thôn trang. Nó hồi âm cuộc sống, thực tế và tâm linh. Tách rời khỏi môi trường “một buổi trưa không biết tự thời nào“ [1] thì câu hát vô nghĩa, vô lý – trừ phi ta cố công phân tích từng hình ảnh thành biểu tượng, tách lìa ra khỏi trí tưởng đơn giản của nông thôn. Giáo sư Bửu Cầm, tại giảng đường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, năm 1962, có đưa ra giả thuyết : đây là câu hát vọng lên từ thuyền đò :
Ru con buồn ngủ buồn nghê
Lời ru chập chờn lênh đênh trên sông nước, và
ngọn gió vô tình đã thổi lệch đường viền của những âm hao, tạo ra
những con dê chín mùi. Vào giữa thế kỷ 16, trong bài Đào Nguyên Hành, Phùng Khắc Khoan (1528-1613) tục gọi Trạng Bùng đã tả cảnh nông thôn Việt Nam :
Trâu bò, gà lợn, dê ngan, Ngược lại, dê đực tượng trưng cho mãnh lực và nhu cầu tính dục. Một chàng dê có thể đơn thân độc cước phục vụ cho cả đàn dê cái mà không mấy cực nhọc. Trong các xã hội xưa, đạo đức và tôn giáo tìm cách kìm hãm bản năng tính dục, thì sinh lực của chàng dê bị bêu riếu, phê phán, bị sử dụng như một thứ « dê tế thần, dê sứ giả » (bouc émissaire, scape coat) để ổn định xã hội. Trong khi đó, thịt dê vẫn được trân trọng « rượu nồng dê béo » vì được xem như có chất bổ dương. Chê cười dê, nhưng mong khỏe như dê. Người đàn ông hiếu dục, Tây phương gọi là Satyre, Việt Nam gọi là dê, dê xồm, dê cụ, dê được dùng làm động từ « dê gái ». Trong trò chơi đánh đề, mỗi con số đề có vẽ hình một súc vật : số 35 kèm hình con dê : do đó « băm lăm » có nghĩa là hiếu sắc. Và hình tượng dê, trong nghĩa tiêu cực, chỉ áp dụng cho đàn ông. Đàn bà thì gọi là ngựa. Nghiệm cho cùng hai con vật đều bị hàm oan. Con người cũng là hàm oan của quyền lực : các đấng thần linh, mẫu hậu, đế vương thì không ai dám nói rằng dê rằng ngựa. Trong huyền thoại Hy Lạp con dê đực còn là hình tượng của thần Pan, thủy tổ của mục đồng, ngày xưa là kẻ chăn dê ; Pan sống trên non cao, thổi sáo làm bằng ống sậy để tưởng nhớ giọng nói của người yêu đã lẫn hồn vào lau lách. Dê còn làm hình tượng cho Dionyos, thần chủ của rượu nho, mặt nạ và sân khấu, do đó bi kịch, một thể loại văn học lớn lao của nhân loại, tiếng Hy Lạp là tragôidia bắt nguồn từ tragos, nghĩa là con dê đực. Vậy bi kịch là khúc dương ca, nói cho văn chương. Gọi là tiếng be he thì là vô lễ, nhưng không phải là vô lẽ.
Trong tín ngưỡng dân gian, con dê có mặt trong
bảng tử vi phương Đông lẫn phương Tây. Trong lịch Trung Quốc, dê
tượng trưng cho năm Mùi ; trong lịch phương Tây, Dê tên là Ngư Dương
sừng dê đuôi cá : capricorne là một trong 12 chòm sao trên hoàng đạo,
ứng vào ngày đông chí ở Bắc bán Cầu : ngày bắt đầu dài. Trong niềm
tin dân gian, đây là điềm lành. Đây là một câu hát trong bộ truyện Đông Chu Liệt Quốc. Bá Lý Hề là nho sĩ nghèo, bốn mươi tuổi phải bỏ nhà ra đi tìm công danh, có lúc phải ăn mày, cuối cùng đi giữ trâu và chăn ngựa cho vua Sở. Tần Mục Công biết tài, muốn rước về, nhưng sợ vua Sở phỗng tay trên, chỉ chuộc bằng năm bộ da dê. Bá Lý Hề về Tần, làm tể tướng, tuổi đã bảy mươi. Người vợ già lưu lạc và nghèo khó, tìm đến xin làm gia nhân, rồi thừa dịp hát bài hát nói trên, kể lại chuyện tiễn chồng ba mươi năm trước và Bá Lý Hề nghe lời hát đã nhận ra người vợ tao khang. Câu chuyện lý thú và cảm động, và chứng tỏ là trước công nguyên, việc nuôi dê đã phổ biến, da dê đã là hàng hóa thông dụng. Dĩ nhiên Đông Chu Liệt Quốc là tiểu thuyết viết sau này, nhưng cũng dựa vào tư liệu lịch sử. Cùng thời chiến quốc (453-221 trước công nguyên) sách Trang Tử đã có kể chuyện người bán thịt dê nước Sở, có công phò vua, nhưng từ chối công khanh. Sách Liệt Tử, cùng thời, kể chuyện một con dê mất, nhiều người đi tìm, nhưng không kiếm ra vì đường đời lắm ngã rẽ. Trong điển cố phổ biến, có chuyện vua Tấn Vũ Đế đi xe dê vào hậu cung và các cung nữ rắc lá dâu trộn muối để cho dê dừng lại. Nên Nguyễn gia Thiều (1741-1791) trong Cung Oán Ngâm Khúc đã có câu :
Phải duyên hương lửa cùng nhau và nhiều lần dùng chữ hán dương xa. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) không cần dùng đến điển cổ ngoại nhập, mà chỉ xử dụng thành ngữ treo đầu dê bán thịt chó :
Lận thế treo dê mang bán chó (Lận nghĩa là lừa dối, trong từ gian lận, biển lận) câu thơ đồng thời chứng tỏ thành ngữ nói trên phải có từ lâu, và con dê là món hàng phổ cập.
Tuy nhiên trong dân gian, nổi tiếng nhất là
chuyện Tô Vũ chăn dê. Thời Hán Vũ Đế (141-87), Tô Vũ đi sứ Hung Nô,
bị vua Thuyền Vu bắt giữ, đày lên miền Bắc Hải chăn dê, hẹn khi dê
đực đẻ con mới được phóng thích, và loan tin Tô Vũ đã chết. Mười
chín năm sau, Hồ Hán giảng hòa, sứ nhà Hán bịa đặt chuyện vua Hán
nhận được thư Tô Vũ buộc vào chân nhạn, Thuyền Vu hoảng sợ mới trả
Tô Vũ. Trong cõi lưu đày, Tô Vũ đã kết bạn với một con vượn cái.
Chuyện Tô Vũ, với nội dung cảm động và nhiều tình tiết éo le đã là
một đề tài nghệ thuật, cho nhiều tranh tượng, và điệu hát dân gian.
Biển bắc xuân chầy dê chẳng nghén Phải chăng đây là lần đầu, con dê, và tên dê, xuất hiện trong văn học quốc âm, nếu quả thật là thơ Hồng Đức. Vì bài này lại thấy trong truyện nôm Tô Công phụng sứ, khuyết danh, gồm có 24 bài đường luật, tương truyền có từ thời Mạc, thế kỷ 16, nhân chuyện Lê quang Bí đi sứ Trung Quốc, bị nhà Minh giữ lại 18 năm ở Nam Ninh, giống Tô Vũ ; truyện có những câu hay :
Hơi dê hãy ngấu manh tơi lá Ý nhắc hoàn cảnh người chăn dê sống chung với dê, quần áo đượm mùi dê, lông tóc trắng màu lông nhạn nơi Bắc Hải. Trong Hồng Đức Quốc Âm thi tập, còn có hình ảnh con dê độc lập, đi thẳng từ thiên nhiên vào thi ca, mà không qua điển cố văn học, trong bài Tương Phùng :
Ong già buông nọc châm hoa rữa Nếu quả thực là tác phẩm Lê Thánh Tông, hay một người nào khác trong nhóm Tao Đàn, thì câu thơ Việt Nam, từ thế kỷ 15 đã sắc cạnh, súc tích và hiện đại. Nó sẽ tái sinh trong hai câu cuối một bài thơ được gán cho Hồ xuân Hương, đầu thế kỷ 19, Mắng học trò dốt :
Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ
Hai câu trước chỉ được phần đanh đá. Hai câu sau
giàu hình tượng sắc sảo, nhưng không do Hồ xuân Hương sáng tạo ; bà
có công điều chỉnh một số chữ nôm tinh vi và tinh quái. Đặc biệt câu
cuối hàm súc, đa hiệu. Tách rời khỏi văn cảnh và câu chuyện mắng mỏ
người khác, dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa có thể mang ý nghĩa
khác, đa mang chút âm hao u hoài, xa vắng. Truyện Nôm Lục Súc Tranh Công của ta cũng dựa theo sử sách Tàu, chứ thật ra việc nuôi dê không mấy phổ biến. Trong truyện ngụ ngôn nói trên ra đời tại Huế, vào thời nhà Nguyễn, con dê chỉ được sử dụng trong việc tế lễ :
Dê vốn thật thuộc loài tế lễ Nhưng lịch sử, tình cờ, đã tạo hai hình ảnh dê thật đẹp trong thơ Bùi Giáng và Lê Đạt. Cuộc kháng chiến chống Pháp đã đưa Bùi Giáng đi “chăn dê một đoạn đời 15 năm ở núi đồi Nam Ngãi Bình Phú“, như ông kể lại trong bài thơ Nỗi lòng Tô Vũ (Mưa Nguồn – 1962). Một bài thơ hay, thi vị và đằm thắm. Đàn dê trong thơ Bùi Giáng tự do nhảy múa, tha hồ be he, bé hé, bế hế, bê hê, tung tăng những bộ lông rực rỡ, trong chiếc vòng nhiều màu sắc do nhà thơ thoăn thoắt bện :
Này em Đen chiếc vòng vàng tươi lắm Và nhà thơ bỏ công ghi chú : Dê Hoa Cà có sắc lông lổ đổ tía hồng xem như hoa cà vậy. Đẹp vô cùng. Nhất là buổi chiều, sắc lông óng ả dưới nắng vàng – xa xa hình bóng dê rực rỡ bổi bật trên sườn núi xanh lơ. Dê Hoa Cà còn gọi là Dê Sao, vì lông lổ đổ sáng như sao... ... Cái lần đầu, thuở 20 tuổi trao cái vòng ngọc cho vị hôn thê mà không cảm động bằng lần đeo vòng cho dê vậy (tr.151).
Ngẩng đầu lên nhìn anh mờ mắt lệ
Vòng em xong, vòng anh dành riêng chiếc
Nhìn anh đây các em Vàng Đen Trắng
Và giờ đây một lời thề đã thốt Về vẻ đẹp của một loài súc vật, và tình người với nó, tưởng trong văn học không mấy khi có những trang đằm thắm và tráng lệ như trong thơ Bùi Giáng. Mươi năm trước, Bùi Giáng đã tự nguyện đi chăn bò, chăn dê trên rừng núi Trung Trung Bộ. Mươi năm sau, nhà thơ Lê Đạt bị khổ sai làm một việc tương tợ, trong chương trình lao động cải tạo sau vụ án Nhân văn Giai Phẩm, tại vùng đồi núi Chí Linh, Bắc Bộ, từ tháng 8-1958 đến tháng 2-1959. Phải chăng trong thời kỳ này ông đã sáng tác, hay thai nghén bài Ông cụ chăn Dê trong tập thơ Bóng Chữ (1994) mở đầu bằng chân trời mông lung :
Ông cụ mịt mù dê phía núi Thơ Lê Đạt tân kỳ, đôi khi cầu kỳ, nhưng có nhiều đoạn trong sáng :
Đàn dê bỏm bẻm trăng Bỏm bẻm trăng là một hình ảnh sáng tạo độc đáo, vừa cụ thể vừa thơ mộng, gợi hình : một khuôn mặt già hom hem, nhá bánh tráng nướng, đối lập với đám dê lũn cũn – mà Hồ xuân Hương gọi là “dê cỏn“ - chân tân tất trắng. Từ ngữ “tân tất“ mới mẻ, táo bạo, sang trọng. Có lúc Lê Đạt đồng hóa đàn dê với sao trời, hay “Bóng Chữ“ lay động trên trang giấy
Đếm đi đếm lại Cũng như trong thơ Bùi Giáng, không mấy khi trong ngôn ngữ, bình thường hay văn học, con dê được trọng vọng như vậy. Và đây là niềm tin cuộc sống, ở vũ trụ và con người, qua tiếng be he đón xuân :
Rừng động xanh Phải đặt bài thơ vào những năm 1958-1959 gian lao của tác giả, đồng cảnh với nhiều bạn văn bạn thơ đồng hội đồng thuyền khác, mới thấy được sức sống mãnh liệt của con người qua văn học và biết trân trọng tiếng nói của văn học.
Từ con dê non ngây thơ khao khát tự do, chết vì
tự do, trong truyện ngắn của Alphonse Daudet, đến hình ảnh con dê
chon von trên đỉnh núi, tận cùng của dấu thỏ đường dê, chim kêu
vượn hú tứ bề núi non, trong truyện Lục vân Tiên, chúng ta tìm
thấy một hình ảnh dê hiền lành, kham khổ, nạn nhân của phong tục, lễ
nghi và bia miệng. Thành ngữ và thành kiến « dê băm lăm » có lẽ chỉ xuất hiện trong dân gian về sau, do ảnh hưởng phương Tây. Trong văn chương truyền khẩu hay văn bản xưa chúng ta không gặp những câu xúc phạm đến dê. Ngược lại những thành ngữ như « treo đầu dê bán thịt chó », hay « kêu như dê tế đền » tạo hình ảnh đáng thương một con vật hiền lành, vô tội, oan khuất, bị lợi dụng hay hy sinh -- và từ thuở Hồng Bàng hồng hoang thời nảo thời nao. Ngược lại, ngày nay chúng ta đang có những bài thơ hiện đại xuất sắc, khôi phục danh tiết cho con dê, mà chúng ta nhớ lại nhân ngày Tết Ất Mùi.
Đồng thời, lần theo « đường dê » - mà
Nguyễn Trãi trong thơ Nôm ngày xưa có lần gọi là « dương trường
đường hiểm khúc co que » - chúng ta ghi dấu vài bước chân trong
quá trình Thơ Quốc Âm từ buổi sơ nguyên, đến những bài thơ Việt Nam
hiện đại nhất. --------- [1] Thơ Huy Cận
|