ĐINH HÙNG sinh ngày 3 tháng 7 năm 1920 tại làng Trung Phụng, ngoại vi
thành Hà Nội (chánh quán làng Phượng Dực, tỉnh Hà Đông), Bắc Việt.
Thuở nhỏ, học trường Sinh Từ. Đậu tú tài khi học xong trường Bưởi, Hà
Nội.
Tham gia sinh hoạt văn nghệ từ rất sớm, từ trước 1945, nhưng chỉ chính
thức sống bằng nghề văn báo ít lâu trước khi di cư vô Nam (1952-54). Tại
Sài G̣n, ông viết truyện dài dă sử (kư Hoài Điệp, Thứ Lang), làm thơ
trào phúng (kư Thần Đăng), vẽ tranh, soạn kịch thơ và phụ trách mục thi
ca Tao Đàn trên các luồng sóng phát thanh. Năm 1962, ông được trao tặng
giải thưởng Văn chương Toàn quốc (về Thơ).
Ông từ trần ngày 24 tháng 8 năm 1967 tại Bệnh viện B́nh-dân Sài G̣n, sau
một cơn đau ung thư bao tử, để lại một vợ ba con cùng một sự nghiệp c̣n
dang dở.
Tác phẩm đă ấn hành: Mê hồn ca (thơ, Tiếng Đông phương, Hà Nội,
1954); Đường vào t́nh sử (thơ, Nam Chi Tùng thư, Sài G̣n, 1961);
Ngày đó có em (thuật kư, Giao điểm, 1967), Đốt ḷ hương cũ
(hồi kư, Lửa Thiêng, 1971) cùng vài cuốn truyện dài dă sử do Nguyễn Đ́nh
Vượng xuất bản khoảng 1959-60.
Đinh Hùng tạo được cho riêng ông một thi giới rất lạ, tựa như một con
suối chảy từ trữ t́nh đến tượng trưng sang siêu thực, mang theo ḍng
những h́nh ảnh giàu có, một ngôn ngữ cá biệt và một tâm hồn lạ lùng của
miền núi rừng hoang vu, bí ẩn, nguyên sơ…
*
Những cánh thủy tiên nở muộn sau một cơn mưa, dọc con đường quanh chưa
kịp ráo mùi cỏ dại. Tôi muốn dừng lại bên cạnh một cành hoa nhỏ - loài
hoa nở muộn lạc loài. Thơ Đinh Hùng. Từ lâu, tôi có vài ư, muốn viết về
ông; tôi từng hỏi ư đó với các anh em; gần đây anh Trần Phong Giao có
thư cho tôi bảo: Đinh Hùng bị ung thư dạ dày, chắc chết. Cậu có ư ǵ th́
nên viết ngay cho anh được đọc trước khi nhắm mắt. Tôi lần lữa măi cho
đến khi tôi bắt đầu viết th́ được tin Đinh Hùng mất. Tôi rất ân hận. Tôi
không dám nghĩ là ḿnh có lỗi với người đă khuất v́ tôi chưa được quen
biết với Đinh Hùng, và nghĩ như thế là một lối tự măn mà tôi tự xét
không xứng đáng, nhưng ít nhất tôi cũng có lỗi với các anh em, nhất là
anh Trần, người đă nhắc nhở tôi không phải một lần, mà nhiều lần.
Tôi đọc lại Mê Hồn Ca và Đường Vào T́nh Sử với rất nhiều
ân hận. Đinh Hùng là một trong vài nhà thơ lớn nhất của nền thi ca Việt
Nam hiện đại, và trước khi ĺa đời không được đọc một tác phẩm phê b́nh
nào cho đàng hoàng dành cho thơ ḿnh, cho cuộc đời ḿnh dành trọn
cho Thơ. Trong lịch sử văn học thế giới, một người viết tiểu thuyết hay
kịch, có thể tự xác định vị trí, nhưng một nhà thơ khó mà quan niệm được
chỗ đứng nếu không có môi giới của ngành lư luận văn nghệ. Cái buồn của
Đinh Hùng âu cũng là chung cho các thi sĩ Việt Nam, chỉ khác ở chỗ là
Đinh Hùng đă mất sớm.
Đinh Hùng làm thơ và nổi tiếng từ thời tiền chiến; thời đó, thơ ông đă
đạt tới một vóc dáng đặc biệt, chứng tỏ khả năng sáng tạo độc đáo, dựng
được một thế giới thi ca mới mẻ, khác biệt với ḍng thơ t́nh tự lăng mạn
đă cạn nguồn. Trong những tài liệu hiếm hoi c̣n giữ được trên bước đường
lưu lạc, tôi đọc thấy “Bài ca man rợ” đang trên giai phẩm Đời Nay
năm 1943, sau này xuất bản trong Mê Hồn Ca (1954), “Liên tưởng”
đăng trong Thơ Văn Mùa Xuân của Đại La, năm 1943, măi đến 1961
mới gặp trong Đường Vào T́nh Sử - những năm hồi cư, về soạn thi
Tiểu học, tôi c̣n nhớ đă đọc thơ Đinh Hùng đăng rải rác trên các tuần
báo Hồ Gươm, Giang Sơn… xuất bản tại Hà Nội vào khoảng
52-53; tôi thuộc những câu Khi miếu đường kia phá bỏ rồi và Ôi
những người em đi viễn phương từ thời đó. Mười năm sau khi cho ra
mắt độc giả những bài thơ hay nhất của thi nghiệp, Đinh Hùng vẫn là một
hành tinh lẻ loi. Tập Mê Hồn Ca xuất bản mấy tháng trước Hiệp
định Gienève ít người đọc, ít người c̣n giữ. Sau khi di cư nhờ giữ mục
Tao Đàn, Đinh Hùng được nhiều người biết hơn, nhưng vẫn gây cảm giác như
là đi bên lề sinh hoạt văn nghệ của miền Nam.
Những bài thơ cuối cùng, Đinh Hùng vẫn c̣n giữ mực thước những tác phẩm
đầu tiên, h́nh thức thơ cũ. Bạn đọc trẻ cho là xưa quá; người đọc đứng
tuổi cho rằng không truyền cảm bằng thơ Xuân Diệu, Huy Cận. Sự thật
không đúng như vậy; so với các nhà thơ tiền chiến, nghệ thuật cấu tứ và
tạo h́nh của Đinh Hùng vượt rất xa, đă dựng được một thế giới thi ca
thuần nhất, song song với thực tế trong khi những Xuân Diệu, Huy Cận chỉ
mới tô điểm thực tế bằng văn vần. So với các nhà thơ tự do c̣n đang ḍ
dẫm, thơ Đinh Hùng là một hư cấu đă trưởng thành, một năng lực sáng tạo
đă vượt khỏi thực tại. Tôi e rằng một số đông người yêu và không yêu thơ
Đinh Hùng, cũng đều v́ những ngộ nhận. Hai mươi năm sau khi đăng thơ
trên báo của nhóm Tự Lực, Đinh Hùng kư tên trên tạp chí Sáng Tạo:
một chi tiết này cũng đủ gợi giá trị hằng cửu của thơ Đinh Hùng, giá trị
mà chúng ta sẽ t́m hiểu.
Muốn đi vào thi giới của Mê Hồn ca và Đường Vào T́nh Sử,
trước hết, phải tách rời nó ra khỏi thực tại. Tách rời hẳn ra. V́ thi
giới đó, không phải là một phản ánh thơ mộng của thực tại như ta lầm
tưởng. Thi giới đó là một hư cấu, hoàn toàn độc lập với thực tại, nếu có
tương quan th́ tương quan đó chỉ là tác giả và người đọc, những nhân sự
khởi đi từ trần lụy để t́m đến một vũ trụ khác.
Hai chủ đề chính trong thơ Đinh Hùng là thiên nhiên và t́nh yêu, cần đặt
lại trong một thế giới hư ảo. Cần nhớ Đinh Hùng – cũng như bất cứ một
thi sĩ lớn nào – sáng tạo thế giới chứ không tái tạo. Dĩ nhiên là phải
sáng tạo từ những vật liệu sẵn có - những yếu tố của thực tại, ở đây vật
liệu chỉ thuần là ngôn ngữ. Những từ ngữ cũ kiến trúc một thế giới mới,
tôi gọi Đinh Hùng là thi sĩ với tất cả ư nghĩa của danh từ.
Đặc tính của thế giới Đinh Hùng là một thành tố đều, được hoà giải; khí
hậu t́nh tự giải toả những mâu thuẫn biện chứng, không c̣n sự khác biệt
giữa người-nh́n-vũ-trụ và vũ-trụ-được-nh́n, giữa tâm giới và ngoại giới,
giữa bản ngă và vô ngă, giữa thực thể và vô thể, giữa tôi và tha nhân,
giữa t́nh yêu và t́nh nhân; trong thế giới đó, tôi là rừng núi, rừng núi
là t́nh yêu, t́nh yêu là Em, Em là mùa Thu, mùa Thu là cơn mưa, cơn mưa
là một ḍng chữ, ḍng chữ là tôi. Chữ tôi đă bao hàm cái không phải tôi,
nhưng chủ thể không mâu thuẫn với khách thể v́ tất cả chưa đạt tới những
h́nh thể đủ cứng rắn để va chạm. Trong hư cấu của Đinh Hùng, sự vật là
những nhu h́nh tương giao với nhau, thu hút vào nhau trong từ trường
ngôn ngữ. Một hư cấu nằm ngoài vận chuyển biện chứng.
Chúng ta có thể chọn bất cứ đoạn thơ nào của Đinh Hùng cũng nhận diện
được thi giới đó. Ví dụ những câu thơ đầu của Đường Vào T́nh Sử
Trên đường ta đi.
Những đoá hoa nở mặt trời xích đạo
Những làn hương mang giông tố b́nh sa
Những sắc cầu vồng nghiêng cánh chim sa
Và dĩ văng ngủ trong hồ cẩm thạch
Của đôi mắt sáng màu trăng mặc khách
Thời gian qua trên một nét mi dài
Núi mùa thu buồn gợn sóng hai vai
Ḍng sông lạ trôi sâu vào tâm sự.
Mặt trời nở trong một đoá hoa, giông tố nép ḿnh theo một làn hương nhẹ,
vũ trụ đổi toạ độ, chuyển ḿnh theo một thái dương hệ mới, theo đó, mọi
sự vật luân hoán thành một trật tự mới, trở thành b́nh đẳng và hỗ tương
liên hệ. Trong thực tại, giữa mặt trời và hoa chỉ có tương quan một
chiều, mặt trời di chuyển trên thế chủ động, hoa nở trên một vùng thuộc
địa, trong hư cấu của thơ Đinh Hùng, tương quan chạy hai chiều, b́nh
đẳng và thân ái. Hoa nở theo mặt trời; nhưng đồng thời tạo ư nghĩa cho
mặt trời; không có khoa, không có sinh vật, th́ mặt trời chỉ là một thực
thể vô nghĩa, v́ không có tương quan; từ đó, ta hiểu mặt trời đă tái
sinh trong một đoá hoa.
Thời gian cẩm thạch ngủ trong đôi mắt sau hành tŕnh qua một nét
mi: dĩ văng không phải là thời gian đă mất, mà thời gian chiếm được,
thời gian tư-hữu-hoá. Đinh Hùng hoà giải được phút đă qua và phút sắp
đến, ở một đoạn sau, chúng cũng như đă phối ngẫu cái tôi với ngoại cảnh,
với sông núi mùa thu, tâm giới với ḍng sông lạ.
Thi giới Đinh Hùng là một thế giới mở. Mở để đón sự vật, trong khi chính
sự vật cũng mở ḷng đợi nhau. Không gian không có giới hạn, ḍng sông
không bờ, cánh hoa không viền, con đường không lề, căn nhà không vách.
Làm sao tạo được một thế giới không cửa, một khi chữ “cửa” đă là một
ngăn đón? Đinh Hùng đă bôi xoá ư niệm ngăn đón trong chữ “cửa”, bằng
cách tạo những cánh cửa hư ảo:
Em đến từ trong giấc hỗn mang…
Lời ca không mở cửa thiên đàng
(ĐVTS)
Em đi rồi then khoá cả chiêm bao
Gầy vóc mộng gói tṛn manh áo nhớ
(ĐVTS)
Then không thể khoá được chiêm bao, lời ca không thể mở cửa được, nếu,
nếu đó là then, là khoá, là cửa thật. Vậy th́ cửa phải là cửa không
thật. Ngược lại, nếu chiêm bao có cửa thật, th́ mọi cái cửa thật đều trở
thành hư ảo, tức là mất hẳn tác dụng ngăn đón. Thế giới Đinh Hùng để ngỏ
là v́ vậy. Không gian là một lời mời, con người là tiếng gọi; giữa cảnh
và người là sự đón đưa vĩnh viễn. Không một cánh cửa nào ngăn được tôi
v́:
Hồn tôi bay theo khói kinh thành
Mộng ngoài sơn hải làm mây trắng
(ĐVTS)
Tôi là mây, là khói, là mộng, tôi vào không gian, tôi trở thành
không gian, tôi đầy không gian, tôi là không gian: không
c̣n lằn mức giữa chủ thể và khách thể. Thi giới Đinh Hùng đầy sương đầy
khói [1] . Khói là trạng thái
đặc đang biến thành hơi, sương là hơi đang đọng thành nước: những thành
tố đang biến trạng. Sự vật trong thi giới Đinh Hùng không có cạnh, không
có góc, nên không va chạm; không có mâu thuẫn giữa các yếu tố, v́ đây
chỉ mới là những khiếm thể (moinsétre) đang vươn tới hữu thể (étre) hoặc
vô thể (non-étre). Thi giới Đinh Hùng là miền giao thoa giữa người và
vật, giữa vật và cảnh, một niềm giao động thường xuyên, giữa giờ phút:
Những đám tinh vân sắp sửa chia ly.
(ĐVTS)
tức là giờ phút Thái cực không c̣n là Lư nữa, nhưng chưa rơ thành Lưỡng
nghi, giờ phút Âm, Dương mới sắp sửa thành h́nh trong giai đoạn khiếm
thể. Chúng ta nghe những xao xuyến rộn ràng
Hôm nay có phải là thu?
Mây năm xưa đă phiêu du trở về.
Cảm v́ em bước chân đi,
Nước nghiêng mặt ngọc lưu ly phớt buồn.
Ai về xa măi cô thôn
Một ḿnh trông khói hoàng hôn nhớ nhà?
Ngày em mới bước chân ra.
Tuy rằng cách mặt ḷng ta chưa sầu.
Nắng trôi vàng chảy về đâu…
(MHC và ĐVTS)
Thế giới Đinh Hùng nghe như lúc nào cũng xôn xao; thiên nhiên đợi đổi
mùa, t́nh yêu đến giờ gặp gỡ hay lúc chia phôi, nắng chiều đợi tàn phai,
tiếng dương cầm hắt hiu lời vĩnh biệt, hoặc vàng thu sắp sửa
làm thương nhớ, Gió mùa thu sớm bao dư vị, Soi màu
trăng cũ lẫn vào đêm.
V́ là một thế giới mở, nên cũng đồng thời là một thế giới đầy. Đầy
sương, đầy khói, và đầy:
Nụ cười phiêu lăng giữa không gian
Người đọc có cảm giác là một không gian hạnh phúc:
… Nụ cười Em giữ thiên thu lại…
hoặc:
…Nụ cười Em gửi gió thu bay…
Hạnh phúc v́ tràn đầy tâm giới; trong thơ Đinh Hùng nội giới và ngoại
giới là một, nên vũ trụ cũng đầy t́nh cảm và nhan sắc:
Mảng nhớ thương Em rừng đă vàng
Dáng chiều giục giă cửa đài trang
Cảm thương nhan sắc mờ thu thuỷ
Phơ phất trùng dương khói ải quan.
Im lặng, thời gian… cũng đầy, nghĩa là vươn tới một sự trọn vẹn. Dung
tích của im lặng là một dung tích chất chứa, trong khi thời gian là một
sự tích lũy t́nh cảm. Cho nên không khí trong thơ Đinh Hùng thân mật từ
đầu ngọn cỏ, từ phiến đá t́nh si, từ v́ sao cũ, đoá hoa
xưa. Nhưng đặc điểm lớn nhất của vũ trụ đầy là một vũ trụ thường
ch́m trong mưa, hay bóng tối. Hai nhà thơ Việt nam thường đưa mưa vào
tác phẩm là Huy Cận và Đinh Hùng. Ở Huy Cận cơn mưa choàng lên thế giới
một tấm màn sầu mộng, tạo cho nhà thơ cảm giác b́nh an và êm dịu, mưa
cướp mất không gian của Huy Cận. Đêm mưa làm nhớ không gian.
Nhưng sự mất mát êm ả, v́ chỉ khi mất không gian mới biết là có không
gian, cũng như bao nhiêu ư thức sở hữu chỉ nảy sinh như những vật sở hữu
đă bị thất lạc. Ở Đinh Hùng, cơn mưa cũng êm ả, nhưng êm ả một cách
khác. Trên tôi đă nói thế giới Đinh Hùng không phân biệt hữu thể và vô
thể. Mưa chính là một khiếm thể môi giới: mưa lấp đầy khoảng trống của
không gian, khoảng trống vốn là h́nh ảnh của vô thể; mưa lấp đầy vô thể
bằng một hữu thể bằng một hữu thể nhu nhuyễn, một hữu thể có thể vượt
qua được, mưa ngập không gian nhưng không phải v́ thế mà không gian bế
tắc. Mưa tạo chiều dày cho vũ trụ, mưa làm môi giới cho ba chiều của vũ
trụ, con người sống giữa chiều dày đó mà không bị mặt phẳng nào ngăn
cản, mưa là một thể tích không có diện tích. Mưa làm cho vũ trụ mềm lại,
nhưng cũng làm cho tôi mềm lại nữa. Mưa bọc cái nh́n của tôi bằng tấm
màn lụa, nhăn tuyến tôi bị ṃn đi, không c̣n đâm thủng không gian để
chinh phục; phản tuyến tôi không c̣n gây hấn, nhưng cũng không khuất
phục như khuất phục trước những mặt phẳng khi trời nắng: tôi vẫn nh́n
qua màn mưa, màn mưa xoá nhoà các góc cạnh, cái nh́n len lỏi giữa những
sợi tơ đan ẩm đục, đi tới, đi tới măi, nhưng đi tới một cách nhu hoà,
chậm chạp. Mưa hoà giải thị dục của tôi với kháng lực của ngoại cảnh.
Mưa làm tan ră các mâu thuẫn giữa bản ngă và vô ngă. Mưa lấp khoảng
trống đồng thời cũng lấp khoảng cách. Mưa là môi giới giữa tôi và chân
trời, giữa ư niệm và đối tượng của ư niệm. Mưa giăng từ tôi đến chân
trời tôi mơ ước, bản ngă tôi loăng trong khoảng ẩm đục giữa tôi và chân
trời mơ ước đó, t́nh yêu tôi thấm vào không gian đi tới người tôi yêu.
Khoảng cách mâu thuẫn giữa chủ thể và khách thể, mưa lấp đầy khoảng cách
đó: tôi nói thi giới Đinh Hùng không phân biệt chủ thể và khách thể là
như thế:
Dĩ văng dầm mưa lén bước về
Áo trùng, mây tỏ, mặt sầu che
Run tay ấp nửa bàn chân lạnh
Thương những con đường mưa cuốn đi
Lác đác trong mê rụng tiếng đàn
Hồn ai khóc rợn bốn giây oan
Gót chân thuở ấy vào mưa gió
C̣n thoảng hơi sương đậu cánh màn
Đường Vào T́nh Sử nhoè nhoẹt mưa bay. Thơ Đinh Hùng là một tâm
sự vào mưa gió. Hiện tượng mưa cấu tạo chung quanh những h́nh ảnh
liên hệ như bóng tối, lửa, ánh đèn… đều là những hư cấu cần phải được
phân tích cặn kẽ; khuôn khổ một bài tiểu luận chỉ cho phép tôi dừng lại
ở hiện tượng chính.
Tôi chỉ cần nói thêm sơ lược về thành tố nước trong thơ Đinh
Hùng. Bạn đọc chắc đă từng để ư đến rất nhiều suối, sông, hồ, ao,
và biển trong thơ Đinh Hùng. Thơ Đinh Hùng rất ướt át. Dường như
hầu hết những câu thơ hay đều có nước hoặc có h́nh ảnh liên quan đến
nước, một cách trực tiếp hay gián tiếp; tôi trích hai đoạn thơ câu nào
cũng có h́nh ảnh trực tiếp của nước:
Giấc mộng đêm nào cũng gió mưa
Gối chăn như hải đảo vô bờ
Sóng dâng bốn vách sầu nghiêng bóng
Thoáng ngọn đèn trôi ánh mắt xưa
(ĐVTS)
Mộng ơi! thuyền có trao đầu sóng
Xin nở tươi màu hoa đại dương
Biển biếc, củ lao dài ánh mắt
Ngàn khơi xa bóng nguyệt hoang đường
(ĐVTS)
Nước có đặc tính hoà giải: nước là hiện tượng liên tục, tiệm tiến của vũ
trụ; nước là Nguyên thuỷ mà cũng là mạch sống, nước tạo sinh vật và nuôi
sinh vật, nước là sự hiện diện của vũ trụ trong thời gian. Nước là chiều
sâu mà cũng là chiều rộng của vũ trụ, đồng thời cũng là của thời gian.
Nước mời mọc, làm giảm trọng lực của tôi, tạo cho tôi các cảm giác tiếp
xúc với ngoại giới. Trong nước, tôi cảm giác tôi gắn liền với vũ trụ,
tôi thân mật với vũ trụ. Nước dày, nhưng không đặc, tôi có thể xuyên
qua; nước nhu nhuyễn, nhưng không thể mờ như hơi, tôi có thể sờ. Nước
nuôi tôi bằng những giấc mơ. Nước liên tục, nhưng vẫn có thể cắt xén.
Mọi vật thể đều có sở-hữu-chủ, chỉ có nước là của tôi, đồng thời cũng là
của mọi người.
Suối là nguồn sống, Sông là cuộc sống trong thời gian. C̣n
hồ ao?
Tôi lây chung buồn của hồ ao…
(ĐVTS)
Hồ ao là sự sống lắng đọng ngoài thời gian có cái tôi trong thời gian,
bơ vơ như ḍng sông, bâng khuâng khua lái:
Ḍng sông bơ vơ t́m dĩ văng
Thuyền trôi bâng khuâng về tương lai
(ĐVTS)
Có cái tôi ngoài thời gian, b́nh an, tĩnh mịch, như cảnh Tây Hồ:
Sen bạch, sen hồng của chúng ta
Mà bông chưa nở, cánh chưa già
Trong vùng gió đợi, hương chờ ấy
Ḷng tưởng cùng ai đă dạo qua
(ĐVTS)
C̣n biển, trùng dương, đại dương? Gió từ sông lại mưa từ biển?
Biển là sự hoá thân của sông, lời hẹn tuyệt đối, sự hoà giải vĩnh viễn
của vật thể; nhà thơ chứng kiến điểm trở về giữa ṿng luân hồi trường
cửu. C̣n Ḷng nhớ sông hồ gửi đại dương? Đại dương là Nước vô
danh, sự sống vô kỷ, vô thuỷ, vô chung, nơi vong thân của những ṿng
cuồng lưu lảo đảo. Và Phơ phất trùng dương khỏi ải quan: trùng
dương là khởi điểm của vô hạn, giờ bắt đầu của chân trời, đặc điểm của
trùng dương là một chân trời tôi có thể tiếp xúc được, tôi có thể với
tới, tôi có thể cư ngụ. Tóm tắt th́ biển, đại dương, trùng dương đều là
một hợp đề của vũ trụ, một trạng thái đón đợi để ôm ấp, để chuyển hoá.
Biển là sự hoà đồng trong thế giới Đinh Hùng, thế giới không có mâu
thuẫn như tôi đă nói. Nhân phân biệt các danh từ đồng nghĩa với biển,
tôi thấy cần lưu ư độc giả ở những danh từ đồng nghĩa nhưng có tác dụng
khác nhau thường gặp trong thơ ông, như những chữ suối và
nguồn, sông và trường giang, giăng, và
nguyệt.
Nước, trạng thái trung gian, c̣n là một yếu tố môi giới giữa người và
cảnh, giữa các vật thể với nhau. Tác giả dùng rất nhiều h́nh ảnh như
cỏ, rong rêu… và những trạng thái như trôi, nổi,
ch́m, ướt, thấm, dần,… những ư niệm cần khai
triển rộng răi. Tôi chỉ gợi ư môi giới của nước trong ḷng vũ trụ:
Ôi nắng cũ nhạt mùi hương dă thảo
Lạnh mùi rêu tảng đá nhớ chân đi
(ĐVTS, tr. 62)
Rêu là nước của đá, làm môi giới với bàn chân; nước là t́nh của vật thể
vô tri, nhưng cũng là t́nh của vật thể hữu tri; nói một cách phàm tục
hơn cho dễ hiểu th́ cực điểm của nhiệt lượng t́nh yêu giữa người đàn ông
và đàn bà là một chất nước.
Nước là Nguồn Sống, là Nghĩa Mẹ. Cho nên không riêng ǵ trong thơ Đinh
Hùng, mà trong các thi phẩm bất cứ nước nào, nước vẫn chiếm một diện
tích quan trọng, v́ thi sĩ là kẻ đi t́m nguồn. Đường Vào T́nh Sử
là đường về tiền sử.
xem tiếp
Thi giới Đinh Hùng (tt)
[1]Tôi được biết Đinh Hùng nghiện nha phiến, nên thơ ông
chắc cũng bị ảnh hưởng, qua những h́nh ảnh như: khói, ngọn đèn, pḥng
nhỏ, gối chăn, thường gặp trong thơ. Lưu ư đến khía cạnh này, tôi t́m
đọc những nhà thơ đồng thời như C. Baudelaire, Th. Gautier, H. Michaux,
J. Cocteau, A. Huxley cũng gặp lại cùng một lối tạo h́nh. Tôi từng có ư
định khai thác đề tài theo đường hướng này, nhưng thấy vô ích. Nha phiến
quan trọng đối với Đinh Hùng nhưng thơ ông quan trọng đối với độc giả.
Phê b́nh nghệ thuật, tôi chỉ t́m hiểu tác phẩm; c̣n việc t́m hiểu tác
giả thực hiện tác phẩm ra sao, là việc làm của người viết văn học sử.