Tôi muốn đo thể tích của dĩ văng trong thơ Đinh Hùng. Con người có ba
dĩ văng. Dĩ văng của tôi hôm nay là thời thơ ấu; dĩ văng thơ ấu là tiền
sinh, và của tiền sinh là tiền sử. Thơ Đinh Hùng là hôn phối của một
hiện tại và ba dĩ văng.
Chúng ta sẽ không dừng lại lâu ở Độ em c̣n trèo cây khế hay ở
Khi mới lớn tuổi mười lăm mười bảy của Đinh Hùng; những bài thơ đó
đă nói lên đầy đủ vị trí của ḿnh. Chúng ta cũng chỉ cần nhắc lại dung
lượng quan trọng của nước đă phân tích ở đoạn trên cũng đủ thấy dấu vết
trong tiềm thức của thời tiền sinh, thời kỳ trứng nước của bào
thai. Tôi chỉ khai triển hư cấu thời tiền sử trong thơ Đinh Hùng, v́ cho
có một tầm quan yếu đặc biệt:
Nàng lớn lên giữa mùa xuân hoa cỏ
Nửa linh hồn u ám bóng non xanh
Ngoài thiên nhiên nở bừng thân mỹ nữ
Nàng yêu ta huyền hoặc mối kỳ t́nh…
… Chúng tôi gặp nhau trên ḍng suối ngọt
Làm đôi người cô độc thuở sơ khai
Nàng bâng khuâng đốt lửa những đêm dài
Ta từng buổi bơ vơ t́m bộ lạc
Nàng là Gái-Muôn-Đời không đổi khác
Bộ ngực tṛn nuôi cuộc sống đang xuân
Ta đến đây làm chủ hội phong trần
Lấy hoa lá kết nên t́nh Thái Cổ…
(MHC, tr. 25)
Xuân hoa cỏ. Thuở sơ khai. Gái muôn đời. T́nh Thái Cổ. Ngần ấy h́nh ảnh
gợi đủ tương quan giữa người và vũ trụ tiền sử, vũ trụ vĩnh cửu vận
động. Cuộc sống của loài người thay đổi trên một mặt đất không thay đổi.
Con người là hiện thân một phản trắc lớn lao, mỗi lúc một xa lời thề với
thiên nhiên. Đinh Hùng muốn dựng lại thiên nhiên đó, v́ nó đáp đúng với
những khát vọng của thi nhân. Thiên nhiên tiền sử là một thế giới b́nh
đẳng giữa người và ngoại vật, thời muôn chim c̣n biết nói tiếng người,
thời sông núi, cây cỏ đều là thần linh. Thời đó loài người trực tiếp với
thiên nhiên, đối thoại với tạo vật, lo cái lo của cỏ cây, vui cái vui
của mưa nắng. Thời mà Đinh Hùng gọi là Sông Núi Giao Thần loài
người chưa đối diện với thiên nhiên, c̣n chung sống với cỏ cây. Đă đành
là trong thực tế, vũ trụ vẫn ác nghiệt với người tiền sử, nhưng trong hư
cấu của Đinh Hùng, vũ trụ đă mất hết nanh vuốt, chỉ c̣n lại đôi mắt hiền
từ. T́nh người con-gái-muôn-đời chỉ là khát vọng một thế giới bất biến,
một thực tại hằng hữu, Đinh Hùng chọn Buổi Sơ Khai v́ đấy là sự chọn lựa
hợp lư nhất, đồng thời Buổi Sơ Khai chính là h́nh ảnh của thi giới Đinh
Hùng, một thế giới chưa có mâu thuẫn. Thời đó, cái tiểu ngă c̣n loăng
trong đại ngă, ư thức dị biệt chưa thành h́nh một cách đầy đủ để thành
một ư thức đối kháng:
Quên đi em hăy sống đời cây cỏ
Từng linh hồn dan díu với hương hoa
(MHC, tr. 25)
Nhưng con người nhớ dễ hơn quên. Trở về ngơ ngác:
Ta lạc hồn giữa lâu đài kỳ dị
Suốt muôn đời không hiểu dăy hành lang
Dưới hiên tây từng thế kỷ điêu tàn
Gạch ngói cũ nghe hoa thềm rụng cánh
(MHC, tr. 50)
Khi về tới thời Thái Cổ - quê hương thật sự - con người ngơ ngác bỗng
đâm hốt hoảng. Trong Mê Hồn Ca có những vần thơ quằn quại không
có trong Đường Vào T́nh Sử. Người đọc cảm tưởng Mê Hồn Ca
là một cơn mê sảng, điên loạn, kỳ thật đó chỉ là những phản ứng của con
người b́nh thường nhất lúc trở về quê hương tuyệt đối, v́ chúng ta chỉ
là:
…Một lũ người vong bản
Mất tinh thần từ những thuở xa xưa.
(MHC)
Dường như vẫn c̣n một nghi vấn trong thơ Đinh Hùng tôi chưa giải đáp cặn
kẽ. Tôi đưa ra chủ đề: thi giới Đinh Hùng không có mâu thuẫn v́ mọi hiện
tượng đều được hoà giải. Như thế v́ đâu mà có cơn hoảng hốt trong Mê
Hồn Ca ? Tôi nghĩ là cơn mê sảng trong tập thơ đầu của Đinh Hùng
chính là sự hoảng hốt của con người trong thực tại, khiến thi nhân phải
tạo một thi giới, một hư cấu khác để thay vào thực tại đầy rẫy những mâu
thuẫn. Thay v́ đi t́m cách khắc phục một thực tại chống đối, nhà thơ tạo
ra một thực tại hư ảo khác để lẩn trốn sự chống đối. Nghệ thuật nói
chung, trong đó có Thơ, là sản phẩm của sự lười biếng, xét dưới một khía
cạnh nào đó. Thực tại là một cũi sắt, và nhà thơ là con hổ nhớ cảnh sơn
lâm, giải quyết bế tắc bằng cách sống với bóng cả cây già trong tưởng
tượng. Chung quy, thi giới của Đinh Hùng là một cảnh tưởng tượng nhưng
nó đạt tới những nguyên lư cơ động thuần nhất nên tôi gọi là một hư
cấu:
Ôi kiến trúc một chiêm bao thần bí…
(MHC)
Hư cấu, giấc chiêm bao cố t́nh ấy, đoạn trên đă tŕnh bày là một không
gian trong không gian. Riêng trong Mê Hồn Ca, đó là một không
gian; trong thời gian cơn mê sảng Mê Hồn Ca là sự Hỗn Độn,
hiểu theo nghĩa Kinh Dịch, nói cụ thể hơn, là thời gian hỗn độn.
Chỉ có một cách xáo trộn trật tự của thời gian là đẩy hiện tại hoặc về
quá khứ, hoặc về tương lai. Mà tuyệt đối của quá khứ là thời Thái-cổ,
c̣n tuyệt đối của tương lai? Là cơi chết.
Trời cuối thu rồi - Em ở đâu?
Nằm trong đất lạnh chắc em sầu?
Thu ơi! đánh thức hồn ma dậy
Ta muốn vào thăm nấm mộ sâu
(MHC, tr. 37)
Thi giới Đinh Hùng kết tinh bằng Thiên Nhiên huyền bí, bằng dị thảo,
kỳ hoa, biển Giáp, non Thần, bằng xuân phương thảo cũng như xuân
tùng bách, nuôi dưỡng bằng một mạch sống mănh liệt – hay mạch sầu
bất diệt – đă nở thành những đoá hoa đẹp nhất trong lịch sử thi ca Việt
Nam. Cơi chết – Cơi Rùng Ḿnh tuyệt đối – cũng tuyệt diễm như một Bồng
Lai Mới:
Nàng nằm mộng một đêm hè dưới nguyệt
Nụ cười buồn lay động ánh trăng sao
Xa nấm mộ chúng ta cuồng dại hết
Để yêu tà về khóc dưới trăng sao
(MHC, tr. 41)
Thậm chí đến những vật vô tri nhất cũng thăng hoa thành những lâu đài
diễm ảo:
Biết chăng ai trong giấc ngủ hoang tàn
Hồn gỗ đá nặng nề vừa tỉnh giấc
(MHC, tr. 51)
Đinh Hùng đánh thức các vật vô tri, đưa chúng vào ṿng tuần hoàn bất tận
và Dựng Mê Cung để ru ngủ các vật hữu tri. Thi giới Đinh Hùng là
trạng thái nhập nhoè của vật thể và bản ngă. Giá trị của một nhà thơ là
giá trị của hư cấu do nhà thơ dựng lên từ ngôn ngữ và linh thị. Hư cấu
có thể có hay không có tương quan với thực tại. Nếu có, th́ tương quan
thay đổi tùy theo mỗi nhà thơ, người đọc phải có nhiều ch́a khoá khác
nhau nếu muốn đi vào thi giới của nhiều thi sĩ. Một người yêu thơ tầm
thường chỉ có thể yêu một thi sĩ trong đời ḿnh cũng như chỉ có thể yêu
thật sự một người đàn bà. Những người đàn bà khác chỉ là bóng dáng của
Người Đàn Bà Tuyệt Đối. Hoài Thanh và Hoài Chân không thích thơ Đinh
Hùng âu đó cũng là một vinh hạnh cho Đinh Hùng, chứ không phải là một
điều bất hạnh như nhiều người – trong đó tôi nghe anh Trần Phong Giao
nói có cả chính thi sĩ - thường tưởng. Tôi không dám nghĩ là Hoài Thanh
và Hoài Chân dốt thơ, nhưng các ông ấy có ít ch́a khoá quá - nếu không
phải chỉ có một ch́a khoá passe–partout – v́ cuốn Thi nhân Việt Nam
viết trong một giai đoạn mà ư thức thi ca của văn giới Việt Nam c̣n phôi
thai.
Chúng ta trở lại với thi giới Đinh Hùng. Kỳ ảo biết bao nhiêu.
Chiều tái tạo bâng khuâng từng ngọn cỏ
(MHC)
Trong thi giới đại đồng không có khác biệt giữa hữu thể và vô thể, tiểu
ngă và đại ngă đó, t́nh yêu mang một sắc thái đặc biệt. V́ Đinh Hùng bị
cái ám ảnh gần như mặc cảm thơ ông chỉ là loại thơ t́nh cho nên
chúng ta dành riêng một phần bài này cho chủ đề t́nh yêu.
Trong thực tại t́nh yêu dù say đắm đến đâu, cũng bị giới hạn trong mực
thước. Giới hạn cụ thể nhất là Người Yêu, hiện thể của tha nhân; người
yêu là một đối tượng cần chinh phục, thoả măn, ǵn giữ, nó đối diện với
tôi, đôi khi chống lại tôi. Và tôi chỉ có thể yêu một phần của cô ấy, có
thể chiếm đoạt một phần người của cô ấy, phần c̣n lại vẫn thuộc về cô,
thuộc về xă hội.
Người yêu là một khách thể, là một giới hạn. Ngay chủ thể cũng bị giới
hạn: trong bản thể, tôi có cái tôi của tôi và cái tôi của kẻ
khác, như xă hội, ngoại giới. Tôi không thể xử dụng toàn hữu thể để
yêu đương. Trái lại trong hư cấu do tôi dựng lên, chỉ có cái tôi của
tôi, tôi làm chủ toàn diện cái tôi, nên tôi có thể yêu đương hết ḿnh.
Chỉ trong điều kiện chủ quan đó, tôi mới có thể yêu mănh liệt, tự đồng
hoá trong t́nh yêu tàn khốc:
Một chiều nào tắt thở giữa môi hôn
(MHC)
T́nh nhân nào mà không muốn chết trên môi người yêu? Nhưng ít ai chết
như thế, trước hết v́ người ḿnh yêu chưa đáng cho ḿnh chết, sau nữa v́
những hệ lụy khác không cho ḿnh chết như vậy. Trong hư cấu, t́nh yêu
hội đủ điều kiện để biến thành khốc liệt:
Ôi cám dỗ! Cả ḿnh em băng tuyết,
Rợn xuân t́nh trên bộ ngực thanh tân
Ta gần em, mê từ ngón bàn chân,
Mắt nhắm lại để ḷng nguôi gió băo.
Khi sùng bái ta quỳ nâng nếp áo,
Nhưng cúi đầu trước vè đẹp trang nghiêm
Ta khẩn cầu từng sớm lại từng đêm,
Chưa tội lỗi đă thấy tràn hối hận.
Em đài các, ḷng cũng thoa son phấn,
Hai bàn chân kiêu ngạo dẫm lên thơ
Ôi vô lương! trong một phút không ngờ,
Ta muốn trở nên người vô đạo
(MHC, tr. 30)
Một mối t́nh thật chỉ có thể thực hiện bằng cái tôi không thật, hướng về
một người đàn bà không thật trong một thế giới không thật; tôi không thể
quan niệm được một người đàn bà lư tưởng mà vẫn c̣n những nhu cầu bẩn
thỉu như đại tiện, tiểu tiện hay kinh nguyệt; nếu ở một chân trời nào đó
có một người vừa đẹp vừa thông minh – hai đức tính ít khi đi đôi – th́
người đó cũng không cho tôi cơ hội si mê đến đắm đuối. Có thể trong một
lứa tuổi nào đó, tôi có lần si mê điên dại, nhưng chính là lúc tôi
choàng quanh người đàn bà một làn sương ảo mộng.
Chỉ trong thế giới mộng tưởng mới có những mối t́nh ác liệt. Nếu ngoài
đời thỉnh thoảng có những mối t́nh ác liệt, th́ chỉ v́ tôi phản chiếu
đến người yêu thật h́nh ảnh người yêu tôi mơ tưởng, phản chiếu vào thực
tại thế giới tôi ước muốn. V́ thế giới Đinh Hùng thuần túy là cơi mộng,
nên t́nh yêu đă đạt tới cường độ mănh liệt chưa từng thấy ở một thi sĩ
nào khác, và tạo nên những câu thơ t́nh đắm đuối nhất, tha thiết nhất:
Em đến hôm nào như hoa bay,
T́nh không độc được mà đắng cay
Mùa thu tàn nhẫn từ đôi mắt
Mùi hương sát nhân từ ngón tay
Em đến hôm nào như mây bay
Gió mưa triền miên ch́m nét mày
Đường vào ḷng nhau toàn sạn đạo
Bước chân tha hương từ dấu dày
…Thương nhau gói trọn hồn trong áo
Mất nhau từ trong tà lụa bay…
(ĐVTS)
Thơ đẹp v́ t́nh không thật. T́nh không thật nên thơ t́nh của Đinh Hùng
chỉ dành cho người đọc ở ngoài ṿng t́nh yêu. C̣n tuổi trẻ bồng bột yêu
đương thật sự, sẽ t́m đọc những tác giả đại khái như Nhất Tuấn, Lệ
Khánh, v. v… Nói là trong Đinh Hùng t́nh không thật, e chưa đúng; phải
nói là t́nh thật trong một thế giới không thật. Ngày xưa Xuân Diệu, Huy
Cận, Nguyễn Bính… vẽ mộng để tô điểm thực tại, làm cho thực tại thơ mộng
hơn; trái lại Đinh Hùng vẽ sự thật lên mộng, để mộng có vẻ gần thực tại
hơn. Cho nên thơ Đinh Hùng có những đề tài như Bao giờ em lấy chồng,
Gặp nhau lần cuối, Tự t́nh dưới hoa…, để thực-tại-hoá phần nào hư
cấu mộng tưởng.
Nổi tiếng về thơ t́nh tại Việt nam có lẽ không ai hơn Xuân Diệu, nhờ
những câu hết sức lẩn thẩn kiểu Yêu là chết… Làm sao cắt nghĩa…
Thơ đă là Mộng, nghĩa là Đẹp; t́nh yêu trong thơ Đinh Hùng là mơ trong
một giấc mơ, thơ Đinh Hùng chính là thứ bướm hai lần mộng, cho
nên xa cách với người đọc hơn là thơ Xuân Diệu.
T́nh yêu hư ảo, vậy người ra sao? Đó là một thứ Nhan Sắc không có Chân
Dung, Đinh Hùng có khi gọi bằng những tên mơ hồ như Huyền Diệu, Nữ Chúa
Sầu… có khi gọi là Diệu Thư, Diệu Hương, Tần Hương, tức là những danh từ
đang bốc thành hơi, tan thành khói. Người t́nh đó, tôi cho chỉ là vóc
dáng của vô thể.
V́ trên khuôn mặt của Nàng, nhà thơ chỉ gặp những nét của nội tâm: tóc,
mắt, nụ cười. Đó là nhân diện hay tâm trạng?
Mắt em ngây ngất khói hoàng hôn
Mái tóc c̣n vương một chút hồn…
Và là tâm trạng của ai? của Nàng hay của thi nhân? Ở đây, tôi trở lại
với chủ đề đă đưa ra: trong thi giới Đinh Hùng không có dị biệt giữa nội
tâm và ngoại giới, giữa bản ngă và tha nhân. Bóng dáng con người – đây
là người t́nh - mờ nhạt, nhoà lẫn vào nhau, tan biến vào không gian.
T́nh yêu là vẻ đẹp của không gian, là lời quyến rũ của cuộc sống. T́nh
yêu lấp bằng cả thời gian, phối ngẫu nguyên thủy và cực chung trong một
ánh trăng:
Em tự ngàn xưa chuyển bước về
Thuyền trên sóng mắt dẫn trăng đi
Những ḍng chữ lạ buồn không nói
Nét lửa bay dài giấc ngủ mê.
Em đến mong manh vóc ngọc ch́m
Tàn canh hồn nhập bóng trăng im
Ta van từng đoá sao thùy lệ
Nghe ư thơ sầu vút cánh chim
(ĐVTS)
Em là ánh trăng, là tiếng dương cầm, là cơn mưa, là một làn hương quư,
là ly rượu Trường Sinh: em là ngũ quan của tôi, em là
tôi-trong-không-gian mà cũng là không-gian-trong-tôi. Tôi yêu em như tôi
yêu tôi và tôi yêu cuộc đời. Em đến như mây em vào cùng gió, cùng
mưa. Tôi nh́n quanh. Không c̣n phân biệt đâu là Em và đâu không phải
là Em:
Thu về em đă gặp thu chưa
Giải nước trường giang lạnh mấy bờ
Thoảng bóng hoa buồn in lối cũ
Dặm đường mơ tưởng bước em xưa
(ĐVTS)
Vũ trụ trong những câu thơ có nhiều trùng âm (diphtongues) như uơ,
oa, uô, ưa, cơ hồ mềm nhũn lại, các đường thẳng, các góc cạnh bị uốn
cong, vật giới dịu dàng và tha thướt, không c̣n là những thực thể tự tại
(être-en soi) mà thành thực thể bằng tơ (être-en soie); trong Pháp, chữ
e câm ở đây thật kỳ diệu, hoàn toàn thừa thăi vô ích, v́ câm (e
muet) nhưng biến đổi cả bản chất của vật thể.
Em gặp mùa thu hay chính em là mùa thu? Thu là người hay là cảnh? Trong
câu đầu, chữ thu sau không viết hoa, là mùa thu; c̣n chữ thu đầu? Khó
phân biệt quá. Thu về em đă gặp thu chưa? Tôi có thể nói. Em
về thu đă gặp em chưa? được không? Và nói Dặm đường mơ tưởng bước
thu xưa được không?
Chúng ta đi tới vấn đề cuối cùng là ngữ pháp trong thơ Đinh Hùng. Chúng
ta đă thấy có thể hoán chuyển chữ trong một câu, câu thơ chẳng những vẫn
có nghĩa, mà nghĩa ấy lại không xa nguyên ư bao nhiêu. Là v́ từng câu
thơ, từng bài thơ, cũng như toàn thi phẩm không có một cơ cấu cứng rắn;
trong một bài, tôi có thể lấy đoạn đầu bỏ xuống dưới hay xen vào giữa,
bài thơ vẫn thế; hoặc lấy một đoạn trong bài này đem sang bài khác cũng
không sao. Bạn đọc ṭ ṃ, thử chọn mười bài thất ngôn trong Đường Vào
T́nh Sử, mỗi bài lấy ra một đoạn, sắp chung lại, sẽ có một bài thất
ngôn mười đoạn… vẫn hay. Dĩ nhiên là điều này không đáng khen cũng không
đáng chê, không hay không dở, nhưng có đặc điểm là phản ảnh trung thực
hư cấu tôi đề cập ở đoạn trên. Chỉ có một thi phẩm vô cấu (non –
structurée) mới phản ảnh được một thế giới vô cơ (inorganique), một thế
giới không dị biệt, không mâu thuẫn, trong đó các hữu thể đă được huyền
đồng để hoà giải với vô thể.
Chẳng những thi phẩm Đinh Hùng không có khớp xương, mà ngay ngôn ngữ ông
dùng cũng là một hủy thể. Theo văn phạm âu tây, ngày nay ta phân biệt
các danh từ, động từ, v. v… mà ngày xưa các cụ tóm lược thành ba loại:
thực từ, bán thực từ và hư từ. Danh từ là một chất rắn, chiếm một thể
tích nhất định trong câu nói, chỉ định những vật thể rơ rệt trong không
gian; mỗi danh từ đều có những vách tường, những biên giới để xác định,
tĩnh từ, động từ trái lại không có kích thước, mà chỉ co giăn theo những
ư niệm mà chúng phụ thuộc, đó là những bán thực từ. Đinh Hùng ảo hoá
ngôn ngữ - một trong những cách ảo hoá thực tại nói ở đoạn trên - bằng
cách biến thực từ thành bán thực từ, biến chất đặc của danh từ thành
chất lỏng của động từ hay chất hơi của tĩnh từ. Một ví dụ danh từ biến
thành tĩnh từ:
Giữa đêm ḷng bỗng hoang vu
Gối chăn nghe cũng t́nh cờ quan san
Bước thu chừng sớm ĺa ngàn
Nhớ dây nguyệt lạnh cung đàn thương hoa
Em về tóc rũ mưa sa
Năm canh chuốt ngón tỳ bà khói hương
(ĐVTS, tr. 24)
Cách xử dụng liên tự, giới tự của Đinh Hùng cũng có nhiều điểm cần được
khai triển. Nhiều động từ dùng bất ngờ:
Hoa quay đầu, cánh bướm cũng vu quy
Cả một mùa thu đă quá giang.
Cần được tổng hợp và phân tích. Nhưng tôi ngờ rằng một cuộc mạn đàm quá
dài, không dám lạm dụng sự kiên nhẫn của độc giả và độ lượng của anh
Trần.
Vả lại tôi cũng đă tŕnh bày khá đầy đủ những ư chính muốn nói: thi giới
Đinh Hùng là một hư cấu biệt lập sáng tạo bằng ngôn ngữ chuyển động bằng
nhiệt lượng linh thị của nhà thơ. Thế giới đó huyền giải - hiểu theo
nghĩa của Trang Tử - tất cả dị biệt và mâu thuẫn thường có thực tại,
giữa hữu thể và vô thể, giữa tiểu ngă và vô ngă; thế giới đó có những
đặc tính là một vũ trụ mở và đầy, mở để đón tôi, đầy để tôi tiếp xúc;
thành tố đặc trưng là mưa, một khiếm thể môi giới giữa tôi và không
gian, giữa không gian và chân trời; theo mưa là nước, nước của sông biển
hay hồ ao, là môi giới của thời gian. Trong thế giới thân mật v́ lỏng
lẻo đó, t́nh yêu đạt tới cường độ mănh liệt nhất, v́ không có mâu thuẫn,
không có ngăn trở; người yêu không phải là một khách thể chủ động, mà
chỉ là một chủ thể phân tán trong không gian. Muốn dựng nên không gian
đó, Đinh Hùng đă xử dụng một phương pháp tạo h́nh tu từ độc đáo. Yêu thơ
Đinh Hùng là:
Thương Nước vô danh, người mộng ảo
Một câu trong Mê Hồn Ca tóm tắt đầy đủ những đặc tính trong thi
giới Đinh Hùng, những đặc tính tôi đă lược tŕnh một cách dài ḍng, đôi
khi tối tăm, luộm thuộm.
Kích thước một nhà thơ là kích thước thi giới do người ấy sáng tạo. Hư
ảo, kỳ diệu, diễm tuyệt thi giới Đinh Hùng vĩ đại.
Biết đâu bên kia cuộc sống, giờ này nhà thơ đă chẳng đạt tới thi giới
đó?
Berne, Trọng thu năm Mùi
(17-8-67)
Đặng Tiến