đan thanh

 

CHIỀU NGHIÊNG TRÊN THÁNH ĐỊA MỸ SƠN

 

 

            Nắng đă dịu và chiều nghiêng nghiêng trên những hàng cây bên kia dăy núi. Đường liên xă nối quốc lộ 1A với Mỹ Sơn lặng yên dưới bóng cây xanh mát. Những cây sao, cây kiền kiền từ trên núi cao về ngụ cư, đă bén rễ vào môi sinh mới, khoẻ mạnh ân cần che rợp khoảng đường gần 20km xa xa. Lúc qua Duy Phú, phượng rực đỏ ven đường. Những chùm hoa hồ hởi khoe mùa hè tươi rói trên cánh mỏng thanh xuân. Mùa này những cây bông giấy cũng nở bừng như thách thức cái nắng miền trung chói chang rực lửa. Hoa nở hết ḿnh như chỉ được nở một lần trong đời rực đỏ cả một quăng đường dài, gợi nhớ một thời ấu thơ áo trắng sân trường.


Cách Đà Nẵng khoảng 70km về phía tây nam, những ngọn tháp cổ kính của thánh địa Mỹ Sơn quây quần sum họp trong thung lũng xanh tươi, mượt mà hoa lá cỏ cây. Con đường đất đỏ thầm lặng chậm răi nhàn nhă đưa du khách vào sâu trong khu thánh địa. Một cây cầu với biểu tượng Linga, vượt lên giữa nắng chiều, nối thế giới tất bật bên ngoài với sự trầm lặng yên ả của Mỹ Sơn. Mấy nhịp phù đồ đưa chúng ta về với một dân tộc mất quê hương theo quy luật nghiệt ngă của lịch sử, tuy vô t́nh nhưng khốc liệt.

 
Đây là nơi thờ phượng tế lễ và chôn cất những vị vua, hoàng hậu, hoàng tộc của triều đại Chămpa xa xưa, được xây dựng từ thế IV mịt mù sương khói. Mỹ Sơn là trung tâm c̣n sót lại của nền văn minh châu Á cuối thế kỉ thứ III.

 
Có 70 ngọn tháp lớn nhỏ được xây dựng, với lối kiến trúc chịu ảnh hưởng sâu nặng của Ấn Độ. Trong những tháp chính vua Bhadravarman thờ Linga và Shiva, mà việc tế lễ diễn ra vô cùng trang nghiêm thành kính. H́nh như có tiếng sên, tiếng phách mơ hồ vọng lại giữa lời than oán của một dân tộc đă tàn lụi trong nắng quái chiều hôm.


Một thuở nào xa ngoảnh lại thẩn thờ, khi mà quá khứ huy hoàng của vương quốc Chămpa đă ch́m vào phai nhạt lăng quên.


Đầu thế kỷ thứ VIl vua Sambhuvaman đă tôn tạo và xây dựng nhiều tháp mới, những ngọn tháp h́nh chóp với hoa văn, phù điêu tinh tế mà măi cho đến nay vẫn c̣n là một bí ẩn đối với sự hiểu biết của những người đương đại. Từng viên gạch mộc mạc, từng sự gắn kết thần bí của tầng tầng lớp lớp tường rêu vẫn là câu hỏi chưa có lời đáp, và có lẽ không bao giờ có lời đáp cho những công tŕnh ḱ bí được xây dựng như có sự trợ giúp của thần linh.

 
Vương quốc Chămpa làn lụi và ch́m sâu trong sự lăng quên.

 
Nhiều thế kỉ đă nhọc nhằn trôi qua, trôi qua. . . măi đến năm 1885, khu di tích này mới được phát hiện, và đến năm 1898, các nhà nghiên cứu Louis Firot, Launet deLajonquere và Henri Parnentier mới nghiên cứu sâu về nền văn hoá Chămpa qua di tích Mỹ Sơn trơ gan cùng tuế nguyệt. Không ngạo nghễ, không thách thức nhưng những ngọn tháp kia đă kiên quyết mạnh mẽ đối đầu không khoan nhượng với thời gian để giữ lại một thời oanh liệt dù đă xa, rất xa...


Những ǵ c̣n lại chính là khí phách tinh anh của người xưa. Có thể họ đă thanh thản phiêu du nơi thế giới mới, cũng có thể mang nặng hờn căm u uất quẩn quanh trong đền xưa tháp cũ, câm nín đau buồn với dâu bể đổi thay.

 
Tháp xưa muôn đời vẫn là nơi trú ngụ b́nh yên nhất cho những linh hồn oan khổ bấy lâu. Dẫu giải thích thế nào th́ người Việt vẫn nợ dân tộc Chămpa, món nợ không thể gọi tên nhưng không bao giờ trả được.



đanthanh

 

 


art2all. net