đan thanh

 

PHẬN NGHÈO

 

Gánh nghèo mà đổ lên non
Cong lưng mà chạy, nghèo c̣n chạy theo

(Ca dao)
 

          Người dân quê tôi ai cũng sợ chết đàng chết sá, nghĩa là không được chết trong nhà của ḿnh, chính sự kiêng kị đó đă kéo theo bao nhiêu phiền lụy. Người chết th́ không biết thế nào, chứ người thân c̣n lại th́ khổ sầu buồn tủi, bất an, vừa thương cho người chết vừa lo cho nhà ḿnh vô phước. Do vậy khi người thân liệu bề không sống được th́ bằng mọi giá phải đưa về nhà dù phải chịu tốn kém dù phải đi vay mượn…Mà theo tập quán ở quê, người chết đường không được làm đám tang trong nhà v́ thế ngoài nỗi đau mất người thân, tang gia c̣n có thêm nỗi đau “chết đường’’.

Cái làng Vũ Đại của ông Nam Cao ngày xưa không biết có bao nhiêu người nghèo và người cận nghèo theo cái “chuẩn” của năm 2012 này. Tôi không hiểu cái “chuẩn” đó ra sao nhưng cái nghèo th́ tôi biết. Đúng là “nghèo tanh nghèo hôi, nghèo lồi mắt cá, nghèo ră xương hông”… mà có phải họ lười nhác ǵ đâu, họ làm cật lực nhưng vẫn nghèo.

Bác Hưng ở quê tôi là một người nghèo như thế. Chỉ có Đạt được đi học, c̣n Thành ,Thảo, Hiền v́ cả ngàn lư do nào đó đă phải bỏ học. Oái oăm cho cách đặt tên của nhà ấy : đă Hưng đă Thành lại c̣n Đạt…

Bác Thuần, mẹ anh Đạt, không biết v́ bệnh ǵ mà lúc nào cũng xanh lướt, vàng ủng…Sau khi sanh bé Hiền th́ bác quỵ hẳn, không c̣n làm đồng được nữa. Nếu ai có hỏi bác bị bệnh ǵ th́ bác cũng chịu v́ bác có đi khám đâu mà gọi được tên cái bệnh của ḿnh. Họ vất vả cả đời mà vẫn không ngoi lên được, bởi nhà ấy ăn trước trả sau…Nợ không biết từ hồi nào mà trả hoài không hết. Mà đâu phải chỉ có bác Hưng , cả cái xóm ở triền sông này nhà nào cũng nghèo tơi.

Có năm tưởng kiếm được miếng ăn v́ cánh đồng làng xanh tốt, lúa ngậm đ̣ng mẩy hạt, th́ đùng một cái : lũ về. Lũ về sớm cuốn trôi tất cả những ǵ có trong nhà và phủ một phủ một lớp đất đá lên cánh đồng làng, mới hôm nào xanh tốt, th́ nay đỏ lựng một màu, không thấy đâu là bờ là thữa.

*

Khi Đạt về đến nơi th́ nhà anh ngả rạp về một phía. Ba và anh Thành đang tháo phên, dựng cột, mẹ đang lúi húi ở góc sân bới đất moi lên mấy cái chén, cái soong bị vùi bên dưới. Anh muốn nói với mẹ một câu mà không mở miệng được.  Một nỗi đắng cay, chua xót trĩu nặng trong ḷng. Giữa cảnh hoang tàn đổ nát ấy, họ không nói được với nhau một lời dù họ có biết bao nhiêu điều muốn nói cùng nhau.

Ở thành phố, Đạt vừa học, vừa làm thuê, cũng kiếm được cái ăn, nhưng không giúp được ǵ cho mẹ. Cả nhà dồn sức cho anh đi học, chỉ c̣n nửa năm thôi là anh sẽ ra trường. Đạt ấp ủ bao nhiêu mơ ước. Nếu có đồng lương kha khá anh sẽ lo cho Thảo, Hiền đi học. Anh chợt nhớ một câu thơ của Giang Nam :

Ôi ước mơ tầm thường đơn giản nhất
Sao ngày xưa cũng khó quá, em ơi…

Ngày xưa th́ đă đành, nhưng c̣n ngày nay sao cũng khó quá thế không biết…

Hôm ấy cả nhà ăn cơm lúc chạng vạng trên một tấm phên rách. Ôi bữa cơm của gia đ́nh nghèo. Đạt cố nuốt nước mắt vào trong. Đêm xuống , cả gia đ́nh ngủ trên mấy tấm ván ẩm ướt kê ghép lại trong cái lạnh thấu xương.

Anh Thành nhất quyết vào Nam, may ra c̣n có cơ hội kiếm sống, biết ba mẹ đau ḷng, nhưng Thành cũng đă suy nghĩ rất lâu trước khi đưa ra quyết định ấy. Cả xóm này, nhà nào cũng có con vào Nam ra Bắc kiếm ăn. Họ không có học, không có chuyên môn và thiếu hiểu biết. Có người kiếm sống được, tự nuôi thân nhưng cũng không ít người trở về, không những trắng tay mà c̣n thêm một thứ bệnh ǵ đó cộng với ḷng căm hận mà không biết họ hận ai…

Ngoài trời mờ mờ sương đục, cái lạnh vào tận xương tủy. Đạt không ngủ được, mấy tháng gần đây, sức khỏe của Đạt sa sút hẳn, thỉnh thoảng lại thấy nhói đau trong đầu, nhưng rồi cũng qua, anh cố gắng đi làm và ra sức học hành, c̣n mấy tháng nữa là xong, mà anh học cho cả nhà chứ có phải học cho riêng ḿnh đâu.

Đạt nh́n ra phía bến sông, trời tối nhưng anh vẫn thấy ḍng sông thao thiết chảy, thấy cây lộc vừng với dáng cô liêu trên bến đ̣, mùa xuân nó buông từng chuỗi hoa hồng tươi hân hoan trong gió. Hoa rụng xuống kết thành bè tươi thắm trên mặt nước. Bến sông, hàng cây đă gắn bó với anh từ thời thơ ấu. Những chiều đông se lạnh, tiếng chuông chùa ngân dài trên mặt sông, mấy con chim chào mào, chiền chiện hót ríu ran làm cho ḍng nước có lúc hơi khựng lại như bồi hồi luyến tiếc rồi xao xuyến trôi đi mang theo vệt nắng vàng của buổi chiều muộn.

Đạt cảm nhận mùi khói cay cay, nồng nồng, anh rón rén đến ngồi bên bếp lửa. Ḷng anh đau nhói khi nh́n mẹ, mẹ anh chưa tới năm mươi mà già đến vậy, bà chủ nhà trọ đă quá năm mươi, mà lúc nào cũng quần jeans, áo pull, trông rất trẻ, lớn tuổi hơn mẹ nhưng Đạt gọi là chị. Nếu gặp mẹ chắc bà chủ sẽ gọi bằng bác và xưng con…Mẹ ơi, mẹ. Đạt gọi mẹ không thành tiếng.

Phía bên kia sông, mảnh trăng lưỡi liềm xanh úa, lạnh lẽo, thui thủi giữa chân trời màu xám. Có tiếng gà nhà ai gáy te te, tiếng gáy yếu ớt buồn tênh trong cái lạnh của những ngày sau lũ. Về phía cây lộc vừng, ánh sáng le lói của ngày mới hắt lên một màu hồng nhợt nhạt.

- Con đi nghe mẹ, con đi sớm để đón anh bạn xóm chợ, xin đi nhờ một quăng.

Mẹ ngước lên nh́n Đạt rồi lặng lẽ gật đầu. Quê Đạt chỉ cách trường khoảng sáu, bảy chục cây số, cứ 30 phút lại có một chuyến xe buưt. Đạt nhớ nhà, nhưng mấy tháng mới về một lần. Ngày nghỉ của mọi người lại là ngày anh làm việc cật lực.

*

- Anh Đạt !

Đang cắm cúi bước, Đạt dừng lại:

- Mơ hả em , đi đâu mà sớm thế?

Đạt cũng chỉ hỏi thế thôi, rồi cả hai cùng đi về phía quốc lộ. Cánh đồng sáng nay không có lấy một mầm xanh, mà cũng không có cây nào đứng thẳng. Cô láng giềng cùng anh chơi trên băi cỏ, cùng anh uống chung một nguồn nước, cùng anh thở chung bầu không khí bàng bạc ánh trăng…nay đă thành thiếu nữ và cái vẻ dịu dàng đằm thắm ấy đă gơ nhịp không nguôi trong trái tim Đạt. Đạt chưa nói ǵ với Mơ, Mơ cũng chưa hẹn ḥ ǵ với Đạt nhưng giữa họ có một mối giao cảm vừa mảnh liệt lại vừa dịu dàng ấm áp.

- Sắp đến quốc lộ rồi, anh đi, khỏe mạnh nhé.

Nói xong Mơ đưa cho Đạt một cái túi nylon rồi quay lại phía đồng làng. Cô đi như chạy “ gặp nhau lần nào cũng vội, dù đă đi qua năm tháng đợi chờ”. Người đi, người về đều mang nặng một nỗi buồn, họ nghèo quá, rồi sẽ ra sao …

Hơn 8 giờ, Đạt đến nhà trọ, mở túi nylon: cơm nén chặt trong cái mo cau, một ít thịt gà kho mặn, một ít tiền quấn chặt trong sợi dây thun. Đạt để mặc cho nước mắt chảy ràn rụa trên má khi nhớ đến những bữa cơm độn khoai sắn ở nhà Mơ, nhà ḿnh.

Đi học lại hơn một tháng, một hôm, Đạt thấy đầu đau buốt và ngất ngay tại lớp, đưa vào bệnh viện th́ cả người tím tái, hơi thở đứt quăng. Nhận được hung tin, ông Hưng vội lên thành phố với số tiền bán mấy tấm tôn, mà nhà ông được hổ trợ sau lũ.

Sau khi cấp cứu, Đạt tỉnh lại, hé mắt nh́n h́nh ảnh ba nḥe sau màn nước mắt. Ông Hưng cố ḱm lại, nhưng nước mắt vẫn tuôn thành ḍng trên khuôn mặt hốc hác nhăn nheo. Chưa liên lạc được với Thành v́ Thành chưa gửi thư về. Bà Thuần vay mượn khắp nơi, thấy t́nh cảnh của bà ai cũng thương, nhưng họ cũng nghèo..

Ông Hưng và Đạt sống nhờ vào những bữa cơm từ thiện. Tiền vay mượn không đủ thuốc thang cho Đạt . Cả nhà hoang mang lo sợ, may mà có Mơ, lui tới an ủi, chăm sóc. Mơ lên Thành phố thăm Đạt với số tiền dành dụm sau mấy năm làm osin, ở lại mấy hôm cho ông Hưng về quê gieo sạ cho kịp mùa. Mơ gượng cười lúc Đạt tỉnh và khóc lặng khi Đạt mê man. Họ cầm tay nhau, hai bàn tay ấy đă nói hết những ǵ cần nói với nhau.

Ông Hưng nhận tiền từ Mơ mà ruột gan đau buốt, không nói được một lời cảm ơn, mà ơn này trả sao cho hết. Số tiền quá lớn đối với ông và Mơ nhưng chẳng thấm vào đâu so với viện phí.

*

- Về quê thôi, ba ơi, bệnh của con…

- Con đừng nghĩ bậy, cứ yên tâm điều trị

Đạt cầm cự hơn một tuần th́ hôn mê sâu. Bác sĩ gọi ông Hưng lại và buồn buồn bảo ông :

-Không c̣n cách nào nữa bác ạ, chỉ nay mai thôi là em Đạt…

Ông ngồi lặng trên ghế, thoạt trông như một người chết.

- Bác liên hệ với pḥng hành chính, thuê xe đưa Đạt về nhà để Đạt gặp mẹ, gặp em lần cuối.

Ông biết điều đó c̣n rơ hơn bác sĩ. Mẹ và em Đạt muốn lên thăm, nhưng chưa có tiền nên c̣n nấn ná, ḷng họ quặn đau. Ba mẹ con cứ ôm nhau mà khóc, họ c̣n phải cố gắng làm lụng để có chút tiền lo cho Đạt…Cái bệnh này, theo lời bác sĩ th́ cả triệu người mới có một, mà sao một người ấy lại là thằng Đạt của ông. Trời ơi là trời..

Không c̣n một xu dính túi, đầu ông Hưng mụ đi, c̣n ḷng ông th́ tan nát, ông thẩn thờ đi như mê về phía pḥng của Đạt. Ở dăy ghế bên kia, ông nghe nhiều người bàn tán, h́nh như có ai đó vừa qua đời.

- Tiền đâu mà thuê xe đưa ba về con ơi!

- Bác mất rồi hả cô ?

- Mất lúc 2 giờ sáng cháu ạ.

- Cô đừng lo, người chết được xe bệnh viện đưa về nhà mà không tốn tiền cô ạ.

- Thật thế hả cháu ?

- Đúng vậy cô ạ

Người đàn bà và cậu con trai vụt đứng dậy, đi như chạy về phía nhà Vĩnh biệt.

Ḷng ông Hưng như chợt sáng ra một điều ǵ đó. Ông vào pḥng, ngồi xuống và nắm chặt bàn tay Đạt:

- Con ơi, ba xin lỗi con, ngàn lần xin con đừng giận ba, ngàn lần xin lỗi cả nhà. Con ơi, Đạt ơi, ba …đợi.

Ông Hưng thấy bàn tay Đạt khẽ động đậy, hay Đạt đă hiểu những suy nghĩ của người cha nghèo khổ mà chấp nhận chết đường. Người ta đợi đoàn tụ, hạnh phúc, c̣n ông đợi…

Ông thấy nhói trong ngực, nhiều lần phải há miệng ra để thở.

Đau ḷng và xót xa quá con ơi, Đạt ơi, hăy tha lỗi cho ba. Càng nghĩ ông càng tê tái trong ḷng, ông không dám ngước nh́n ai. Suốt mấy ngày qua ông chẳng ăn uống ǵ, tay ông run run cầm tay Đạt.

Sau khi trao đổi với ông Hưng, bác sĩ điều trị thấy ông nấn ná măi nên cứ hỏi dồn, ông lặng im mà khóc. Thật lạ, sao không chịu đưa con về cho gia đ́nh gặp mặt lần cuối… Bỗng bác sĩ chợt nhớ đến quy định chung của bệnh viện, ḷng ông cũng nhói đau:

- Xe bệnh viện chỉ miễn phí khi đưa xác bệnh nhân về nhà…
 

Đan Thanh

 

 

 

 


art2all.net