Đỗ Thu Hồng

 

 

NGƯỜI ĐÀN ÔNG KHÔNG VÍ

 

 

 

 

Đă gần bốn mươi tuổi, tôi vẫn c̣n độc thân. Hai mươi năm trước, ở tuổi đôi mươi, trẻ trung và tươi tắn, tôi cứ cắm cúi học hành, chẳng màng đến chuyện yêu đương. Bởi vậy đám bạn của tôi cứ gọi tôi là “ con mọt sách” và không bao giờ muốn rủ rê tôi đi chơi. Đến khi tốt nghiệp Y khoa, với tấm bằng bác sĩ trong tay, tôi lại nhiệt t́nh làm việc đến nỗi không c̣n thời gian đi chơi để t́m bạn trai. Cứ thế mà ngày tháng trôi qua nhanh như chớp. Đến lúc chợt nhận ra ḿnh đă ngấp nghé tuổi bốn mươi, tôi mới giật ḿnh. Nhiều lúc tôi cũng cảm thấy bơ vơ khi nh́n xung quanh bạn bè tôi đều lập gia đ́nh êm ấm, chồng con đề huề… “ Không biết người đàn ông nào đă tử tế cho Đức Chúa Trời lấy xương sườn của anh ta để làm phép biến ra ḿnh vậy nhỉ ? Anh ấy là ai trên trái đất này mà sao măi bốn mươi năm rồi , ḿnh vẫn chưa có cơ hội t́m được?”

Cho đến một ngày tôi t́nh cờ gặp anh. Khi đó tôi thích thú với cái tên có vẻ nghèo khổ mà tôi đặt cho anh ta, “người đàn ông không ví”.
 

Hôm đó trên chiếc xe bus buổi sáng chen chúc người, tôi không t́m được chỗ ngồi. Anh đă lịch sự nhường chỗ cho tôi. Tôi có thói quen đi xe bus, dù đôi lúc trên xe chật chội, nhưng cái khó chịu nầy cũng không bằng cảnh chen lấn ngoài đường, trên chiếc xe gắn máy dưới cái nóng của những ngày chuyển mùa, hay trong cái lạnh của những khi mưa băo, rồi bị ngộp trong không khí bụi bặm, ồn ào. Đáng lư ra sau khi cám ơn anh ấy, tôi sẽ không để ư đến anh ta v́ dáng vẻ buồn bă, chán đời của anh. Đă vậy anh ấy ăn mặc cũng b́nh thường nếu không nói là luộm thuộm, chân đi đôi dép bằng nhựa đă cũ. Dáng dấp bề ngoài hơi quê quê, không hợp mode đó khiến tôi chẳng thèm để ư đến anh dù là anh ấy rất lịch sự nơi công cộng. Cho đến lúc cô thu tiền vé đến bán vé, tôi buộc ḷng phải quan sát anh ta, bởi v́ anh quá lôi thôi. Anh móc trong túi quần của ḿnh một nùi giấy tờ lẫn lộn với vài tờ giấy bạc lẻ. Trả tiền xe xong, anh lúng túng làm rơi văi những tờ giấy nhàu nát đó xuống sàn xe. Tôi ngứa mắt v́ thấy người đàn ông nầy cẩu thả, không ngăn nắp. Tôi nghĩ, nếu anh ấy là ứng viên xin việc và tôi là người tuyển dụng,v́ kiểu cách bê bối kia, tôi sẽ cho anh ta rớt từ ṿng giữ xe, theo cách nói chế nhạo của mấy đứa cháu của tôi ở nhà. Tuy nghĩ vậy, nhưng tôi cũng thấy tội nghiệp anh ta, nên cúi xuống lượm giúp anh ấy những thứ đang nằm thảm thương dưới sàn.

- Cám ơn cô, tôi làm phiền cô v́ tôi lôi thôi quá!

- Không có ǵ, nhưng nếu anh có...

Tôi nói chưa dứt câu th́ bỗng phát hiện đồ đạc trong giỏ của ḿnh cũng rơi xuống đất. Tôi giật ḿnh nh́n lại cái giỏ hàng hiệu của tôi bị rách toạc một đường v́ bị dao rọc. Một chút định thần, tôi hốt hoảng tri hô lên. Tôi chỉ kịp thấy anh ấy di chuyển nhanh đến một người đàn ông đứng gần cửa đang chuẩn bị nhảy xuống trốn khi đến trạm. Anh ấy đă nhanh chóng chặn được tên móc túi. Vậy là cả ba người chúng tôi đều xuống bến để vào công an làm biên bản sự việc. Một lần nữa ở trụ sở công an, tôi thấy khó chịu khi chứng kiến anh lôi từ trong túi áo ra một xấp giấy tờ lộn xộn, trong đó có giấy chứng minh nhân dân của ḿnh. Tôi trố mắt nh́n anh bỏ trở vào túi áo của ḿnh mớ giấy tờ bề bộn ấy. Như hiểu được suy nghĩ của tôi, anh ấy cười giả lả :

- Cô thấy chưa, không có ví cũng có cái lợi là không bị móc bóp, không bị rọc túi!

Tôi bực ḿnh v́ cái giỏ đắt tiền bị rách nát, c̣n phải lôi thôi ở công an và sợ trễ giờ làm việc ... vậy mà c̣n nghe anh ấy nói kiểu châm biếm.Tôi xụ mặt không trả lời anh ấy. Biết ḿnh lỡ lời, anh ấy xin lỗi tôi:

- Xin lỗi cô, tôi không cố ư làm cô giận…

Tôi cũng cảm thấy ḿnh vô lư khi tỏ ra khó chịu với người đă giúp ḿnh lấy lại cái bóp tiền với nhiều giấy tờ quan trọng.Tôi đổi nét mặt dễ coi hơn.

- Anh nói cũng phải, tôi đâu có giận anh, tôi cám ơn anh mới đúng.

Nhưng trong bụng tôi lại nghĩ:

- “ Nhưng có.... cái ví cũng tốt hơn, « người đàn ông không ví » à!”..

Trong lúc làm việc với tư cách nhân chứng, mấy người công an cũng tủm tỉm cười khi anh ta lôi ra từ túi quần nhàu nát một lô lốc giấy tờ, nào là sổ khám bệnh, giấy căn cước, vài toa thuốc ..nhàu nhĩ.. Lại c̣n cả bao thuốc lá lép kẹp và cái hộp quẹt ga cũ mèm.. Trời đất.. sao lại có người đàn ông luộm thuộm như vậy, tôi không nhịn được, bật lên cười thành tiếng…

Rồi chúng tôi cũng rời trụ sở công an. Anh ấy hỏi:

- Cô đi về đâu? Cô cần tôi theo…bảo vệ cô không?

- Tôi đi về bệnh viện Chợ Rẫy, tôi làm việc ở đó.

- Thật trùng hợp, tôi cũng đến đó khám bệnh.
 

Mối dây dưa giữa tôi và “người đàn ông không ví” đến đây chưa hết khi tôi biết anh ấy là bệnh nhân của tôi. Lần tái khám nầy, kết quả không khả quan, anh ấy phải nằm viện vài ngày để điều trị. Bởi vậy tôi mới biết nhiều hơn về anh và thân thiện với anh hơn. Tôi c̣n ngạc nhiên v́ không hiểu sao ḿnh lại chạnh ḷng khi thấy anh ấy một ḿnh lủi thủi, không người chăm sóc. Tôi ân cần hỏi anh:

- Hôm nay anh ăn món ǵ, ăn có ngon miệng không?

- Anh uống thuốc chưa?

- Hôm nay em gái anh có nấu món ǵ ngon cho anh không ?

Mỗi lần hỏi thăm như vậy, tôi thấy anh có vẻ vui và xúc động. Ánh mắt của anh nh́n tôi đă nói lên điều đó. Không hiểu sao tôi bỗng nhiên thấy bồi hồi và ấm áp.
 

Ngày anh xuất viện, tôi vừa mừng cho anh ấy b́nh phục, lại vừa buồn v́ nghĩ không c̣n có dịp thấy anh mỗi ngày nữa. Lúc trao toa thuốc cho anh, tôi nói:

- Chúc anh sớm hồi phục sức khoẻ. Anh nhớ bồi dưỡng nhiều nhé, anh c̣n ốm lắm đó!

Nói đến đây, bỗng nhiên tôi nghĩ đến 24 cái xương sườn của anh ấy và tự hỏi có khi nào ḿnh là một trong 24 chiếc xương sườn kia! Rồi tôi lại cười thầm v́ sự liên tưởng ngộ nghĩnh này.

- Tôi cám ơn cô... bác sĩ đă tận t́nh điều trị cho tôi. Tôi sẽ nghe theo lời căn dặn của cô.

- Anh nhớ đến ngày quay lại tái khám nhé!

Vậy là từ lúc đó, tôi không c̣n thấy anh ấy mỗi ngày. Nh́n giường bệnh nơi mà anh đă từng nằm, tôi bỗng thấy nhớ anh, nhớ nụ cười hạnh phúc, ánh mắt rạng rỡ của anh khi nh́n tôi. Tôi bâng quơ tự nhủ rồi cười thầm một ḿnh:

- “ Có lẽ nào ḿnh được tạo ra từ chiếc xương sườn của anh ta ?”
 

******
 

Thật hiếm khi tôi có thời gian rảnh rỗi để dạo phố. Chiều hôm đó tôi một ḿnh lang thang trên mấy con đường ở quanh khu chợ Sài G̣n và bước vào nhà sách, định t́m sách tự học tiếng Anh. Có lẽ tôi và anh ấy có duyên với nhau, nên chúng tôi đă gặp lại khi cùng chúi đầu vào mấy cuốn sách . Tôi nghe tiếng anh ấy mừng rỡ:

- Chào cô, bác sĩ!

Tôi ngẩng đầu, thấy « người đàn ông không ví » đang tươi cười nh́n tôi, người mà ban đầu tôi không để ư, giờ đây tôi lại vui mừng khôn tả khi gặp lại anh ta. Anh mời tôi ăn kem ở quán nước gần đó. Khi trả tiền kem cho hai người, anh ấy cũng móc túi ra mớ giấy tờ lộn xộn. Tôi cười nói với anh:

- Ăn kem xong, anh đi theo tôi... tôi muốn tặng anh một món quà để cám ơn anh đă giúp tôi lấy lại cái bóp tiền.

Anh ấy cười ngoan ngoăn cùng tôi vào cửa hàng bán ví da. Tôi đâu biết rằng, anh ấy ranh mănh nghĩ thầm trong bụng:

- "Anh nhận món quà của em, nhưng anh sẽ càng thích hơn khi trong ví có h́nh của em, em yêu à!"

C̣n anh ấy cũng đâu có ngờ rằng, trong cái đầu nghịch ngợm của tôi lại loé lên một suy nghĩ:

- " Giá mà có h́nh tôi trong ví của anh!"

Vậy đó, t́nh yêu của chúng tôi đă bắt đầu từ những bất ngờ. Sự bất ngờ trong t́nh yêu là những gặp gỡ lạ lùng, kỳ diệu được Thượng đế an bài mà chúng tôi không cần t́m kiếm. Và t́nh yêu của chúng tôi thăng hoa từ những suy nghĩ trùng hợp, sở thích tương đồng, tính cách hài hoà. Hai tâm hồn đồng điệu của chúng tôi quấn quưt bên nhau với niềm vui thật viên măn.

Đến khi đếm mấy cọng xương sườn của anh, tôi nghĩ  "người đàn ông không ví" đă lấy xương sườn của ḿnh để tạo ra tôi. Và lúc nầy tôi mới biết lư do tại sao anh ấy không xài ví. Tôi xúc động đến nghẹn ngào khi biết “người đàn ông không ví” đă từng có ví. Lúc đó trong ví của anh là bức ảnh kỷ niệm của người mẹ hiền đă qua đời. V́ quá nhớ thương mẹ nên mỗi lần mở ví ra là anh không kềm được nước mắt. Anh đă cất cẩn thận cái ví ấy và không dùng nó nữa.

Nhưng từ khi yêu tôi, anh ấy đă nâng niu cái ví mà tôi đă tặng anh v́ bây giờ trong ví của anh là bức ảnh của tôi như là h́nh ảnh yêu thương thay cho người mẹ hiền đă quá cố.

 

Vichy, 2019

Đỗ Thu Hồng

 

art2all.net