HOÀNG THỊ BÍCH HÀ

 

 

NGƯỜI NỮ “THIỆN XẠ”

THẠO CẢ HAI TAY

Nguyễn Thu Hải

 

          Tôi biết Hoàng Thị Bích Hà, qua việc kết bạn với nickfb Bich Ha. Năm 2019, khá muộn. Như bao người khác, từ đó đến nay chúng tôi túc tắc tương tác, chưa một lần diện kiến.


Thật ấn tượng với một người phụ nữ lúc nào cũng trong trang phục áo dài thướt tha tím Huế - chả là bất kỳ thời điểm nào, tôi cũng thấy tấm ảnh chị đứng dưới tán Phượng hồng, xa xa là cầu Trường Tiền, một biểu tượng của Cố Đô. Một người phụ nữ nghiêm ngắn, khuôn trăng đầy đặn, phúc hậu, cặp mắt hiền từ, vẻ ngoài truyền thống, dễ gần.

"Dẫu thời gian phủ lên ngàn dâu bể
Có một màu măi măi vẫn không phai
Dáng trang đài pha lẫn nét liêu trai
Dịu dàng lắm vẻ đẹp màu tím Huế"...

(DỊU DÀNG MẦU TÍM HUẾ- Bích Hà)


Chị sinh ngày 19/12, nhưng không biết năm "một ngàn chín trăm bao nhiêu". Theo một nguồn tin, chị sinh năm Quư Măo, nếu đúng vậy, chị thua tôi hai giáp. Văn chương, th́ tôi kém chị cũng hai giáp!


Theo số liệu chưa đầy đủ th́ đến nay sự nghiệp văn chương của chị thật đáng nể:
- B́nh luận văn học, bút kư, tản văn, truyện ngắn: 4 tập đầy đặn.
- Thơ in riêng: 9 tập, mà tập nào cũng dầy cộp.
- In chung với 11 ấn phẩm danh tiếng.
- Hợp tác văn học với 15 trang web khác.
- Hàng ngàn bài văn, thơ đăng trên facebook.


Xuất thân là một nhà sư phạm, nên các tác phẩm của chị chuẩn mực về mọi mặt.


1. Viết văn, làm thơ là một trong những việc chị đă làm từ lâu. Đă tạo ra các tác phẩm, như thơ, truyện ngắn, bút kư, tản văn, b́nh luận văn học...


Câu chữ Việt Nam ta, được chị vận dụng sắp xếp phân bổ một cách hợp lư, luận điểm chặt chẽ, ngôn từ chuẩn chỉ, thu hút được người đọc. Sâu sắc, nhạy cảm với những câu chuyện trong cuộc sống. Có sự năng động và sáng tạo, hai yếu tố cực kỳ quan trọng để chị có được cái nh́n sâu sắc và đa chiều. Đó là những nguồn lực quư giá để tạo nên những tác phẩm văn học mà chị đă công bố trên văn đàn.


Trong sáng tác, b́nh luận là thể loại khó so với các loại h́nh khác. Bởi, b́nh luận văn học phải nh́n nhận bằng con mắt khách quan. Mất nhiều thời gian để đọc, hiểu và thẩm thấu. Khi đó mới cảm nhận, phân tích và đánh giá đúng được. Lời b́nh mới xác đáng, hợp với thông điệp của tác giả và thuyết phục được người đọc. làm cầu nối sao cho tác phẩm của người khác qua lời b́nh của ḿnh dễ dàng đến với bạn đọc hơn! Người b́nh luận văn học cũng là người đồng sáng tạo trong văn chương.


Mỗi tác phẩm văn học thường có độ dày trên dưới 200 trang tiêu chuẩn. Ngoài cảm xúc, c̣n mất rất nhiều th́ giờ, có khi hàng tuần để viết, chỉnh sửa, đọc đi đọc lại cho đến khi vừa ư... mới hoàn thành một lời b́nh.


Chẳng hạn cuốn "Hồi kư Thường dân" dày 200 trang, qua nhiều giai đoạn lịch sử của đất nước, có cả thời kỳ chị chưa sinh ra, hoặc không sống trong môi trường ấy, mà lời b́nh cứ như chị đă từng trải qua. Tôi chỉ xin trích một phần trong bài b́nh cuốn "Hồi kư Thường dân", để thấy sự công phu của chị:


"Tập hồi kư Thường Dân rất hấp dẫn và thú vị, lôi cuốn người đọc từ trang đầu khiến cho người đọc không thể rời mắt cho đến trang cuối cùng. Trước hết hồi kư của ông là những trang viết ghi lại ḍng thời gian của cuộc đời ḿnh một cách chân thực bằng ngôn ngữ b́nh dị, trong sáng và dễ hiểu. Mỗi con người, mỗi cuộc đời đều có giá trị riêng cho dù là danh nhân, chính khách, nhà văn hóa hay dân thường thông qua cuộc đời riêng, người đọc có thể biết thêm những dự kiện lịch sử, ư nghĩa của cuộc sống, tuy không phải là nhà văn hóa hay nhân vật lịch sử nhưng có bóng dáng của một giai đoạn lịch sử t́nh cờ đi qua đời ông. Mà nhân vật chính trong tập hồi hồi kư đă chứng kiến, đă trải nghiệm…Ở đó t́nh đời, t́nh người và những kinh nghiệm sống đúc rút từ cuộc đời bằng bút pháp hiện thực, tác giả đă đóng góp một góc nh́n riêng. Theo tôi như là pho tư liệu đầy tính văn học và có cả kiến thức văn hóa, lịch sử và địa lư…rất bổ ích. Bạn đọc hăy khám phá, biết đâu lại có thể đem đến cho ḿnh những điều thú vị. Thông qua hồi kư của ông có bóng dáng một giai đoạn lịch sử khi mà ḿnh chưa có mặt trên đời hoặc chưa có dịp trải nghiệm.


Trước hết nói về chất văn học trong tác phẩm này. Chúng ta hăy cùng đọc bắt đầu từ lời ngơ, ông viết:


“Từ thường dân đến vĩ nhân, mỗi người có một ḍng đời riêng. Đó là những năm tháng thăng trầm. Vĩ nhân được nhiều người biết đến, được ngợi ca trở nên nổi tiếng như ḍng sông reo sôi ồn ă. Thường dân ít ai biết đến, nên yên ả lặng thầm như ḍng suối nhỏ chốn rừng xa”


Cách nhập đề giới thiệu, dùng từ ngữ thích hợp, gợi cảm, h́nh ảnh, so sánh ví von…để diển đạt một cách rất biểu cảm.


Ông cha ta từng nói: “Quan nhất thời, dân vạn đại” Ai làm quan rồi có khi lại chẳng làm dân. Vĩ nhân có đóng góp của vĩ nhân, thường dân có ích cho cuộc đời bằng những đóng góp của thường dân, đôi khi tưởng như không tên nhưng nếu không có thường dân không làm nên lịch sử. Chúng ta học được những ǵ ở vĩ nhân, chúng ta cũng sẽ học được nhiều điều ở thường dân? Cuộc đời một thường dân cả “đời chẳng biết ghét ai” đến với thế giới này như thế nào? Chúng ta hăy lần lượt đi vào ḍng thời gian của tác giả Nguyễn Thu Hải.


Ông sinh năm 1939 tại Bắc Ninh. Khi viết tập hồi kư ông đă bước sang tuổi 80. Đi gần trọn một đời với biết bao thăng trầm dâu bể. Bằng ngôn ngữ giản dị, tŕnh bày khúc chiết, mạch lạc ông đă ngược miền kư ức ghi lại ḍng thời gian của đời ḿnh bằng một tác phẩm văn học đó là Thường Dân Hồi Kư.


Từ tuổi ấu thơ, giai đoạn học hành, trưởng thành, công tác, thành công, thất bại, các mối quan hệ xă hội, quê hương, gia đ́nh người thân ban bè….tŕnh bày có hệ thống với phong cách kể chuyện chân thành, lôi cuốn bằng ngôn ngữ giàu h́nh ảnh, ấn tượng và có giá trị biểu đạt cao.


Quê hương ông hiện ra trong trang viết với những đoạn văn đẹp, nổi bật một vùng quê đầy tự hào với những phong tục, lễ hội và đặc điểm của con người nơi đây:


“Bắc Ninh h́nh thành lâu đời gắn liền với nền văn minh sông Hồng,…có các lễ hội lớn như hội chùa Dâu, hội Lim, hội đền bà chúa Kho…con người Bắc Ninh có truyền thống văn hóa lâu đời, cần cù sáng tạo với những bàn tay khéo léo mang đậm nét dân gian của vùng trăm...


Sau này lớn lên trong bước đường xuôi ngược, do điều chuyển công tác, những nơi ông có dịp đặt chân tới đều để lại dấu ấn trong cuốn hồi kư này với t́nh người, t́nh đất cũng như những đặc điểm về địa h́nh, khí hậu, cảnh vật, sản vật nơi đó. Có thể gọi ít nhiều là dư địa chí, kiến thức về địa lư để có thể tham khảo để bổ sung vào cẩm nang du lịch cho chúng ta.


Tác giả ra đời trong giai đoạn đất nước cực kỳ khó khăn. Tuổi thơ ông gắn liền với bên ngoại và lớn lên chủ yếu nhờ vào sự nuôi dưỡng của mẹ và bà ngoại, do hoàn cảnh gia đ́nh riêng không mấy thuận lợi: nghèo đói, vất vả, suưt chết…là những ǵ ông đă trải qua trong tuổi ấu thơ của ḿnh. Ông thiệt tḥi không được sự chăm sóc dạy dỗ của cha nhưng ông may mắn có bà ngoại và mẹ là những người phụ nữ đảm đang, tảo tần, chịu thương chịu khó chăm lo gia đ́nh. Tuổi thơ của ông đă đi qua cơn đói 45, tận mắt chứng kiến sự kiện lịch sử Ất Dậu, hơn 2 triệu người chết, tận mắt chứng kiến xác người chết đói la liệt bên vệ đường. Trong hồi kư chúng ta thấy được trang sử buồn đă vô t́nh đi vào kư ức của ông:


“Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ tác động mạnh mẽ sâu sắc đến nề kinh tế… ,sự kiện nổi bật nhất trong giai đoạn này là nạn đói năm Ất Dậu 1944-1945, các cường quốc đang chiếm đóng Việt Nam như Pháp, Nhật Bản v́ mục địch phục vụ chiến tranh đă lạm dụng khai thác quá mức vào nền nông nghiệp vốn đă lạc hậu đói kém…Đầu năm 1947, Pháp chiếm đóng lại Bắc Ninh”.


"Một sự kiện lịch sử khác vô cùng chấn động vào nỗi oan khuất của người dân:“ Cuối năm 1953-1954, bắt đầu cải cách ruộng đất…các “ ông đội” về làng nằm trong các nhà bần cố nông gọi là “khổ chủ”, đội là người có quyền sinh sát, họ tổ chứ gợi nghèo, hỏi khổ, tổ chức những đêm cho người nghèo tố khổ. Họp thiếu nhi, chị phụ trách đội xúi ông tố khổ, đấu tố 2 bác của ḿnh. Họ hứa sẽ chia của cải ruộng đất. Đội cải cách dự kiến đưa gia đ́nh bác vào diện địa chủ cho đủ chỉ tiêu. Ông đă nhận ra phi lư, ông không nghe lời nên bị khai trừ ra khỏi Đội thiếu niên. Ông tuổi nhỏ mà đă biết phân biệt đúng sai, không như những người khác thời bấy giờ nghe xúi dại, bị ép đứng lên tố cha mẹ ḿnh thật vô nhân tính, ấu trĩ. Đây là điều thế hệ sau như chúng tôi nể phục ông. Ông là cậu bé thông minh, học giỏi. Năm 1957, mới kết thúc lớp 7 đă giải được toán lớp 8, được tạp chí “Toán tuổi trẻ” của Bộ GD đăng những cách giả toán hay.


Lớn lên, ông chọn ngành kiến trúc xây dựng. Suốt 3 năm học đươc học bổng toàn phần. Trong giai đoạn học hành bên cạnh cái may cũng có cái rủi. Qua đây chúng ta thấy được những tư tưởng ấu trĩ, qui chụp thật nực cười. Khi ông làm bài kiểm tra Điểm thường đạt 4 điểm trên thang điểm 5 vậy mà có lần làm bài chính trị dài 4 trang viết tốt mà chỉ cho điểm 2/5 v́ lư do v́ hôm trước viết thư về người chị bán hàng ngoài thị xă, chúc chị “nhân bản vạn lợi “ mà anh lớp trưởng đọc lén ngoài b́ thư. Thời này quan niệm lạc hậu là xem người buôn bán là lừa lọc, là một dạng bóc lột. Chứ không phải quan niệm “phi thương bất phú” như bao đời nay"...


(Trích THƯỜNG DÂN HỒI KƯ - MỘT CUỐN PHIM QUAY CHẬM NGƯỢC MIỀN KƯ ỨC.)


Chắc chắn rằng, ngoài tài năng thiên bẩm, sự tích lũy vốn sống và cặp mắt tinh đời, chị c̣n là một người viết TÂM HUYẾT và ĐAM MÊ với văn chương. Có vậy, mới cảm nhận hết cả quá tŕnh hơn Tám mươi năm hành tŕnh trong cuốn hồi kư, để viết đúng và hay đến vậy.


2. Thơ chị là những tác phẩm phản ánh cuộc sống với những cảm xúc chất chứa, cô đọng, những tâm trạng dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ, ngôn ngữ hàm xúc, giàu h́nh ảnh, thành thạo niêm luật nên tạo ra những bài thơ hài ḥa nhịp, điệu, vần. Thơ của chị là sự thổ lộ t́nh cảm đằm thắm. Tính trữ t́nh da diết của ḷng người. Là sự biểu lộ t́nh cảm mănh liệt. Sự rung động từ sâu thẳm trong thế giới nội tâm của chính ḿnh. Nhiều khi chị là một diễn viên đóng thế "viết hộ" một ai đó.


Có một số người "viết thơ", không phải làm thơ, nên thơ của họ chỉ như những câu vè, chắp nối, có vẻ vần, nhưng nội dung th́ vô nghĩa, vô t́nh.


Chị là một "nhà thơ không thẻ" nhưng đích thực một nhà thơ. Nửa gia tài văn chương của chị là hằng ngàn bài thơ hay, mà độc giả đă thưởng thức mấy thập niên qua.


Chị khẳng định "Thơ là tiếng ḷng! Người làm thơ cũng là người nghệ sĩ, đôi khi hóa thân vào nhân vật để nói thay tiếng ḷng của họ. V́ vậy khi viết lên cảm xúc của chính ḿnh khi lại nói giùm cho người khác. Nên đọc thơ chỉ cảm vẻ đẹp của bài thơ trên câu chữ không cần thắc mắc bài thơ đó tác giả viết cho ai, nỗi niềm trong thơ có phải tác giả không? Với tôi là hoàn toàn không cần thiết!"


Là một người viết văn, làm thơ đều xuất sắc, chị xứng đáng với danh hiệu: người nữ “thiện xạ” thạo cả hai tay.


Viết về sự nghiệp văn chương của Hoàng Thị Bích Hà th́ khó có thể chuyển tải được đầy đủ. Bài viết này chỉ là một góc nh́n hẹp của một người hạn chế về khả năng thẩm thấu văn chương.


Chắc chắn đă và sẽ có nhiều người viết về chị đầy đủ hơn, hay hơn. Tôi xin phép dừng lại tại đây.


Trước khi kết thúc, mời Quư vị thưởng thức bài thơ "Tạm biệt Huế" của chị qua giọng ngâm của nghệ sỹ Hoàng Mạnh Hùng:

TẠM BIỆT HUẾ!
Thơ Hoàng Thị Bích Hà

Em cũng giă từ xứ Huế nghe anh!
Người ta không về, Huế mô c̣n ư nghĩa
Bước đơn côi trên nẻo về phố nhỏ
Bâng khuâng buồn man mác nhớ người xưa

Anh nhớ không khi trời đổ cơn mưa
Em cũng chỉ thấy từng hạt buồn rơi vỡ
Trời hửng nắng cũng hanh vàng như mọi bữa
Mà không vừa cho nỗi nhớ đem hong

Thôi từ này em cũng chẳng trông mong
Một người đi miệt mài và xa ngái
Trả lại anh Trường Tiền sáu vài cong duyên dáng
Cả những con đường ngày tháng đă từng qua

Em một ḿnh gánh hết những phôi pha
Và cơi nhớ để rời xa xứ Huế
Em không thể một ḿnh ôm dĩ văng
Ngày mỗi ngày kỷ niệm đến vây quanh

Trách ai chừ? Trách con tạo đành hanh
Xui gặp gỡ song hành rồi ly biệt
Yêu tha thiết cũng đành về đôi ngả
Thương t́nh ḿnh như chiếc lá thu phai!


Sài G̣n, ngày 25/6/2022
Hoàng Thị Bích Hà


 

 

art2all. net