Hồ Đ́nh Nghiêm
BÙN KHÔ TRÊN MẶT
ĐÁ
Khi nghe tới bút hiệu Trần
Vàng Sao, thú thật là tôi không mấy cảm t́nh. Nhưng khi tôi đọc, theo
cảm nhận, nhà thơ măi bị đồng chí nghi kỵ, luôn hứng chịu sự trù dập, đă
viết nên nhiều bài thơ hay. Do tài năng, ông tạo ra những h́nh ảnh,
những màu sắc, những nhịp điệu; gầy dựng được thứ khí hậu bao bọc lấy
một vùng trời riêng. Ẩm thấp, sương khói, váng vất chút thơ mộng đặc thù
của vùng đất sinh ra ông: Huế.
Giả dụ:
…
đôi khi chợt nhớ một tiếng cười lạ
một câu ca dao buồn có hoa bưởi hoa ngâu
một vết bùn khô trên mặt đá
không có ai chia tay
cũng nhớ một tiếng c̣i tàu
…
con sông nằm dài nhớ những chặng rừng đi qua
nỗi mệt mỏi rưng rưng từng con nước
chim đậu trên cành chim không hót
khoảng trống mùa thu ngủ trên cỏ may
…
Đây chỉ là trích đoạn trong bài thơ dài “Bài thơ của một người yêu
nước ḿnh” được Trần Vàng Sao sáng tác vào tháng 12 năm 1967. Tôi
đọc, chẳng rơ bạn có mang cảm nhận hệt như tôi? Rằng tác giả một mực
thong dong khi thuật chuyện, chữ dùng dung dị, mộc mạc chỉ nhằm đắp bồi
toàn cả ảnh h́nh, liên kết lại và nó dội được vào ḷng tôi một rung
động, một hấp lực khó cưỡng.
Ở bài khác của cùng tác giả, tôi chuộng hai câu này:
Bây giờ tôi đủ tuổi tôi
Nam mô di Phật một đời như không.
Chữ “như không” ẩn tàng chút triết thuyết của nhà Phật. Và như không
cũng nhằm nói rơ, ngộ ra sự thua thiệt, cái trắng tay, cầm bằng như
không! Phải đủ tuổi, phải rơi tới một hạn kỳ vô thường nào đó mới đủ lực
để ta thán về sự hoài công của kiếp dă tràng. Nhẹ nhàng chẳng kư gửi
chút hằn học trong tâm sự. Đă Nam mô di Phật th́ buộc phải t́m cách
buông thả, chớ sân si. Nhưng với 14 chữ cô đọng của lục bát ấy lại dấy
lên, trao gửi một nặng ḷng. Tôi thích nó, giản dị v́ Trần Vàng Sao nọ
đối nghịch, chẳng giống với một Trần Vàng Sao càng về già càng phẫn hận,
xui khiến phải làm thơ “Chửi”, chửi không khoan nhượng, chửi rốt
ráo, chửi “tới bến”. Để thích hợp với tính cách hàm hồ hàm chứa mồm năm
miệng mười, khi chửi ông sử dụng toàn thứ ngôn ngữ dung tục, phổ thông,
bụi bặm đời thường. Khi sự tức giận đến cùng đường, e lời thơ mất hết vẻ
thanh thoát. Hiểu ở mặt khác, “như không” dễ xúi người ta phải chịu ch́m
sâu, đắm thân giữa ngập ngụa bụi trần. Thứ mà nhà thơ muốn vùng vẫy
thoát ra khỏi trong khi ôm đầu dụng chữ, rất cực ḷng t́m về chốn thơ
mộng, dẫu phù du.
Cùng thế hệ với Trần Vàng Sao, lớn lên chung một thổ ngơi nhưng khác
giới tuyến, bên này sông một ông sĩ quan “ngụy” mang bút hiệu Mường Mán
(có dạo bị mang ngoại hiệu Thất T́nh Đại Hiệp) cũng người Huế-hiền-lành
chăm viết văn làm thơ khiến mấy o học tṛ trường Nguyễn Du, Nữ Thành
Nội, Đồng Khánh măi say mê đọc thầm:
tháng chạp về rồi bé biết không
guốc mới ai khua ngơ nội thành
để cho rêu cũ- vàng son cũ
thức dậy buồn lên đỉnh phố xanh.
Tấm bé tôi ở Huế, lớn lên nhà tôi ở trong thành nội và hai câu cuối kia
khiến bây chừ tôi cảm ra cái xuất thần đang xúi tôi khờ dại một nỗi nhớ
ngấc ngư. Bé mang guốc mới bước chân sáo làm vang vọng âm ba giữa thành
quách cổ xưa. Tiếng động ấy lư ra phải vui tai, Mường Mán khéo léo khi
dùng chữ buồn. Buồn với sự hoang phế của bao triều đại ch́m trong bể
dâu. Buồn đến độ rong rêu phải thức dậy, làm sáng chữ xanh đầy tính sáng
tạo. Tựu thành một bài thơ để khi đọc khiến nao ḷng hẵng chẳng bao giờ
là điều dễ?
Làm “nguỵ” th́ số phận bắt phải đi “cải tạo”. Xong h́nh phạt khổ sai th́
ông cựu quan hai phó mặc đời cuốn trôi phiêu dạt tận phương Nam. Hoàn
cảnh “lạ nước lạ cái” đă vẽ ra được một tấc ḷng. Bài thơ “Chăn vịt
phương Nam” của Mường Mán làm vào năm 1979 phải là một bài hay nằm trong
tất cả những bài bày nên cảnh đổi đời, của vô vàn các thi nhân khác, khổ
hạnh sống ở miền Nam sinh ra nhiều tài danh.
Chăn Vịt Phương Nam
Tôi người trai sông Hương
Lưu lạc về sông Hậu
Như chim mỏi cánh đậu
Trên vồng đất quê em.
Cḥi tôi che hướng đông
Che giùm tôi ngọn gió
Em đùa: anh chiếc lá
Bị băo giạt về Nam
Tôi đùa: thời buổi khó
Đi đâu để trốn buồn?
Thôi đành đi chăn vịt!
Em bảo: thế mà hơn.
Vịt tôi chăn trăm con
Ngày lùa đi trăm ngả
Bạn tôi, trăm linh hồn
Theo tôi, qua thời khó.
Thương ḿnh em cô đơn
Ngày đưa vơng ru con
Mong chồng nơi biên giới
Mà chiến chịnh tưởng lụi
Ai ngờ vẫn c̣n dài!
Em buồn sợi tóc mai
Dài bằng cơn nắng sớm
Em buồn: cây nhang ngún
Cháy khuya sầu mênh mang.
Mỗi ngày tôi lùa vịt
Qua cánh đồng thênh thang
Buồn tôi khua gậy múa
Hát cùng bèo trôi sông
Ngóng giùm em phương đó
Coi chồng về hay không?
Mường Mán
Rất tới. Hay ghê nơi. Tôi chỉ biết nói vậy! Tôi vốn dốt việc thưởng thơ,
tân h́nh thức hậu hiện đại (có chữ này mới khiếp: Đương đại) với bao ma
trận của từng chữ chen cài biết gồng ḿnh tạo dáng ngắt ḍng siêu thực
chẳng rơ có đi vào ḷng người đọc? Có “nghe tiếng sóng ở trong ḷng”?
Tôi yêu thích sự giản dị, một vẻ đẹp thuần khiết chẳng nương nhờ phụ
kiện bồi đắp nguỵ trang. Em tính đi thẩm mỹ viện? Ai can du. Kệ đi mà.
Em là gái trời bắt xấu, nhưng anh đây, trời bắt bấu lấy em. Cho dù em
thích ăn nem, anh xin hộ tống kiêng khem chả bày.
Chánh quán Huế đẻ ra lắm thi nhơn. Lưu lạc xa hơn cả phương Nam, ngoài
này cũng biết cơ man nào tên tuổi mà nhớ ra, mà “kiểm kê tài sản” đủ đầy
dung mạo quư vị. Sơ khởi, tôi nhớ nhà văn nhà thơ Trần Hoài Thư (sĩ quan
thám báo sau khi ngă ngựa từng có khi đi bán cà rem cây ở Cần Thơ), nhà
thơ Đức Phổ cựu sĩ quan Hải quân, nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp cũng từng đi
“học tập”, nhà thơ Hoàng Xuân Sơn, nhà thơ Nguyễn Đức Bạt Ngàn, nhà thơ
mai danh nhà thơ ẩn tích nhà thơ ngao ngán nhân t́nh thế thái… làm sao
kể xiết. Trước sau th́ họ đă vang danh, thơ họ làm ra vô t́nh đă thu
phục, nắm tay một số người thưởng ngoạn đi theo, sẵn ḷng trao ṿng
nguyệt quế cho thi nhân… Huế.
Đừng la tôi có tính cục bộ. Mắng tôi chả biết ǵ là tới lănh vực ca th́
tôi an tâm hơn. Tôi không thích b́nh thơ, tôi chỉ đưa ra cảm nhận riêng,
có vậy thôi. Nhưng, ngẫm lại mà xem, khi đón nhận một bài thơ hay, ai
hơi đâu để tâm: Ủa, anh người ǵ mà làm thơ đọc lên nghe quá đă! Dạ, tui
người Việt. Vậy th́ hồi trước anh ở đâu? Dạ, tui ở trong nhà.
…
“anh rót cho khéo nhé
kẻo lại nhầm nhà tôi
nhà tôi ở cuối thôn đồi
có giàn thiên lí, có người tôi thương”.
Bạn c̣n nhớ thơ của ai không? Nếu bạn quên tên tác giả th́ có nên bợn
ḷng:
Thơ ấy rơ không hay? Hay th́ đă khắc ghi. Ui, bá nhân bá bao tử vậy!
Xin thưa đấy là đoạn cuối trong bài thơ “Nhà tôi” nổi tiếng của
Yên Thao sáng tác vào năm 1949, khi theo một đơn vị pháo binh chuẩn bị
đánh quân Pháp đóng đồn bên kia sông. “Làng tôi đấy, sạm đen màu tiết
đọng. Tre, cau buồn tóc rũ ướt mưa sương. Màu trăng vôi lồm lộp mấy
khung tường, nếp đ́nh xưa người hỡi đau ǵ không…”
Hồ Đ́nh Nghiêm
trang hồ đ́nh
nghiêm
art2all.net
|