Hồ Đ́nh Nghiêm
Tản mạn CƠI MIỀN CHỊU CHƠI (Yêu cầu cô bán cho tôi, một bó rau muống chịu chơi quê nhà- BG)
Biết ḿnh thích thơ Bùi Giáng, họa sĩ Đinh Cường từ Virginia gửi tặng cuốn “Đười Ươi Chân Kinh” do nhà xuất bản Nhă Nam mới phát hành trong nước. Sách đến vào ngày Montréal đổ tuyết đột ngột, tuyết lạ thường chẳng lạnh một mảy may. “Hờn phố thị để lạc hồn cơi lạ, sầu phố xanh từ bữa nọ em đi, tuyết trời Tây có nguôi lăng những ǵ”. Tuyết rơi đầy và ḿnh có nguôi lăng điều ǵ không? Bao giờ nhận được sách cũng thoáng cảm động, ḿnh h́nh dung lộ tŕnh anh đi tới bưu điện nhỏ, sau khi lội bộ ra quán Starbucks bằng lối ṃn âm u cây lá của vùng Burke tĩnh lặng, xa khuất hồi c̣i tàu cất mệt tiếng âm u. Cám ơn nhà họa sĩ trầm lặng, ḿnh vẫn thích danh xưng “Thích Từ Từ” ai đó đùa cợt gọi. Một thứ Vui Chân Kinh? Bùi Giáng, với ḿnh, danh từ riêng ấy như con đường rộng từng mở ngơ cho vô vàn những bàn chân ngang qua. Là bóng lá (hoa cồn) che im trên đầu kẻ lữ thứ. Con đường khai mở giữa cơi miền phiêu hốt và khi dẫm bước ta phải bàng hoàng nỗi buồn vui trước nhiều chướng ngại. Hoa thơm cỏ lạ hoặc gai nhọn cào xước kia vẫn thường hằng tên gọi riêng tây: B́nh nguyên đ́u hiu, mép rià lưu tồn, vén xiêm cố quận, phố thị song trùng, cảo thơm mơ ṃng, ngẫu nhĩ phiêu bồng, chiêm bao tuyệt trù, thập thành rất mực, ngàn thu hỗn mang, đoạn trường rớt hột… V́ thế, trước sau, lạm bàn về thơ ông là điều chẳng dễ. Một cánh cửa khép hờ và ḿnh nghĩ đó là khung cửa hẹp. Ḿnh chưa thấy ai xô nổi cánh cửa ấy dạt rộng thêm ra. Ánh sáng từ khe cửa kia đă làm đôi kẻ hoa cả mắt, để cũng lắm người v́ vậy vô h́nh trung, trong thơ họ tiêm nhiễm ít nhiều thứ khí hậu cầu chứng cơi miền riêng ông. Xa nhau chừng đó cũng vừa, gió trần gian lạnh có chừa ai đâu. Chỉ một, không hai. Đông phương bất bại hay Độc cô cầu bại th́ cũng rứa cả. Kể từ khởi sự mọc răng, đến bây giờ vẫn thường hằng chiêm bao. Ḿnh vẫn nghĩ ông luôn chọn phiá cô đơn. Lẻ bóng trên đường bởi dường như cái sự hiểu vẫn chưa hiện h́nh, do vậy ông chẳng rao giảng điều ǵ sất, lời thơ ấy gần là một độc thoại. Hoặc thứ tâm sự chưa bao giờ ḿnh nghe ra điều xót ḷng. Ông vui với thảy những chuyện buồn đau, trái khuấy. Ông than thở và khiến người nghe phải bật cười. Ḿnh nói, viết về Bùi Giáng không hề là điều giản đơn do lẽ ấy. Hồn nhiên? Hăy mang tôi tới giậu rào, cho tôi ngó vịt th́ thào với chim. Ưa bỡn cợt? Suốt đời phải thức suốt đêm, suốt ngày ngủ nướng mới nên con người. Chẳng xem điều ǵ là quan trọng giữa cuộc đời? Mai sau c̣n lại tư ǵ, ấy là khu vực nhu ḿ của em. Ưa nói tới những chuyện nó vốn đă là như thế, tự nhiên như nhiên: Thưa Em nước uống bây giờ, là trong thiên hạ có từ trăm năm. Thích định nghĩa: Môi là môi của môi hôn, mà không hôn để cho ṃn mỏi môi. Hay nhắc tới những người nữ, gần là một ám ảnh dục vọng: Em đi bên ấy chân tṛn khép, hai ống mơ hồ mỏi một hang. Xem động vật châu chấu chuồn chuồn gấu beo gà vịt chim nai thảy đều thân thích? Nai nh́n nhắm mắt u minh, này trăng cổ độ xô ḿnh lang thang… Từ đây đổi vịt thay gà, chán chường đến thế là ta ngậm lời. Và cây lá: Ghé thăm cây cối phen này, nhớ phen nọ đă từng phai nhạt lần. Và ẩm thực: Sáng nay bao tử mơ ṃng, cà phê bên nọ cháo ḷng bên kia. Ḿnh chẳng dám thưa thốt nhiều lời, bởi ḿnh nhát gan, không thể Em về có hỏi răng ri rứa, nhắm mắt đưa chân có bận liều. Sẵn có sách trong tay, dưới đèn ḿnh lật giở và chép ghi ra đây đôi ba bài thơ của Bùi Giáng mà ḿnh nghĩ có bài bạn vẫn chưa đọc thấy, để lần nữa ghi nhận lối đùa cợt thật tài hoa của thi sĩ. Ḿnh xin cám ơn các anh chị trong ban biên tập, cũng như nhà xuất bản Nhă Nam đă cất công truy tầm, tom góp thơ và phát hành cuốn “tinh tuyển” cần thiết này. Ḿnh chẳng có dụng tâm, nhặt ghi sau đây đôi ba thể loại, đường ngang nét dọc mong vẽ ra chút đỉnh một chân dung, một Hoàng Tử bé có tên (lớn) Bùi Giáng đă hồn về Chín Suối.
Bài 1. Tóc Bạc Thưa Rằng Một bữa trăng sao Xuống rừng rú dại Một bữa trời trăng Buồn không thể nói
Cầm gương lên hỏi Tóc bạc thưa rằng Trời đất cách ngăn Đừng mê con gái
Bực quá liền quăng Tấm gương xuống đất Vẫn nghe măi rằng - Đó là sự thật.
Bài 2. Ở Trong Rừng Đây là Ở Trong Rừng Chẳng có con ma nào ngó thấy đâu Xin Hoàng Hậu Hăy cởi áo quần ra tắm khe nước Có con ma nào đâu mà sợ Sao Hoàng Hậu thẹn đỏ mặt? Có tôi? Nhưng tôi đâu phải là con ma.
Bài 3. Ông Trời Chịu Thua Bây giờ tôi rất có quyền Hỏi ông trời: chớ thuyền quyên là ǵ? Mà nhân gian nhớ li b́ Từ thiên thu tới tám kỳ càn khôn Trời rằng: ngươi rất có quyền Hỏi như rứa đó… nhưng… Nhưng sao? Nhưng ta không đủ thẩm quyền đáp đâu.
Bài 4. Có Lẽ Người nằm ngủ thấy ǵ Thấy rất nhiều nắng lạ Những chùm bông rất xanh Có lẽ bông là lá
Người nằm ngủ thấy ǵ Chắng thấy ǵ hết cả Ngài thử nằm ngủ đi Đừng hỏi ǵ hết cả.
Bài 5. Tái Tặng Tử Thần Tử Thần ạ quả nhiên tao chẳng muốn Chết làm ǵ cho lạnh cóng tấm thân Nhưng nếu mày cứ liên miên gơ cửa Đ̣i hội đàm một trận thiết như thân Th́ tao cũng thử một phen hội diện Với mày xem chút ít một thành phần Và chút nhiều dù rất mực phân vân Mày mấy tuổi Tử Thần ôi thế hử Tao trung niên mày chẳng nể nang ǵ Làm thi sĩ suốt b́nh sinh xuôi ngược Gieo lộn vần sầu năo thật lâm ly Tử thần ạ! Tao không bằng ḷng thế Bài thơ c̣n dang dở một hoạt sinh Một biển dâu cũng dơ dáng dại h́nh (Tử Thần ạ! Tao không bằng ḷng thế).
Bài 6. Kỷ Niệm Chín Suối Mùa hè tương đối chịu được Ba mùa kia Nhất là mùa Đông Lạnh lẽo quá mức chịu đựng Không c̣n đâu sức lực làm thơ Nhà xuất bản đóng cửa Im ỉm suốt bốn mùa Ôi Chín Suối!
Bài 7. Trời Mưa Trên Đầu Trời mưa lộp độp trên đầu Th́ xin Thượng Đế chia sầu với tôi Thuở c̣n trẻ dại rong chơi Th́ sung sướng với mưa rơi trên đầu
Bây giờ cái sướng đi đâu Cái ǵ ở lại ra màu dở dang Chiêm bao rớt hột hàng hàng Từ xiêm trắng xuống hỗn mang trên đầu.
Bài 8. Huế Làm Thơ Tôi vào Sài G̣n lúc đầu Thật là bỡ ngỡ mối sầu thừa thiên Rồi sau đó thật tuy nhiên Quen vui với chị thuộc phiền với em Bây giờ tôi nhớ thừa thiên Nhớ thôi chút ít chứ phiền th́ không Mỗi mùa xuân lá trổ bông Quên tờ cung chúc cũng không hề ǵ (Chiến tranh nghĩ cũng li kỳ Những thằng thi sĩ c̣n kỳ li hơn).
Ḿnh nhớ trong bài “Một vài kỷ niệm với Bùi Giáng”, Mai Thảo viết: “…Nhiều người cho rằng Bùi Giáng điên. Tôi chỉ muốn nghĩ thầm cho tôi là nếu có thêm được ít người điên như Bùi Giáng, thơ ca ta văn học ta c̣n được lạ lùng được kỳ ảo biết bao nhiêu. Mất Bùi Giáng, thơ ta lại trở về với cái hữu hạn đời đời của thơ”. Cuốn sách “Bùi Giáng Đười Ươi Chân Kinh” dày 530 trang, tập hợp gồm Thơ, đoản văn và tiểu luận, ảnh và thủ bút. Lại có trích hai hồi bản dịch “Kim Kiếm Điêu Linh” nguyên tác của Ngọa Long Sinh. Ngần ấy tạm xem như đủ đầy cho những ai muốn vọng tưởng chân đi xiêu lạc của nhà thơ, người mà ḿnh đă chẳng thành tựu một ao ước được gặp gỡ. Ông sinh năm 1926. 1933 bắt đầu đi học a, b, c. 1939 ra Huế học. 1940 về Quảng Nam chăn ḅ. 1949 nhập ngũ làm lính công binh. Giải ngũ sau hai năm. 1952 vào Sài G̣n. 1965 nhà cháy mất trụi bản thảo…(tiểu sử tự thuật gửi ở chùa Pháp Văn Gia Định Sài G̣n ngày 10-11-1993). Bước qua phần Đoản văn và tiểu luận, như cách bói Kiều, ḿnh nhắm mắt hú họa giở nhằm trang có in bài “Đốn Tre”:
“Khó nhất là đốn tre, khó nh́ là ve gái”. Người thường dân thường khuyên bảo dạy dỗ con cái như thế. Thấy thằng con sỗ sàng ve gái, họ không trực tiếp ngầy ngà. Họ không nói: “Ve gái khó lắm lắm. Con phải chậm răi từ từ…” Họ nói quanh: “Khó nhất là đốn tre khó nh́ là ve gái”. Lời nói ấy về sau sẽ khiến đứa con suy nghĩ. Nó tự nhủ: Bố bảo khó nhất đốn tre? Nhưng mỗi ngày ta có thể đốn được năm mươi gốc tre một cách dễ dàng. Khó nh́ là ve gái? Sao suốt mấy tuần lễ nay ta ve con Mận mà nó vẫn dửng dưng chưa có bề nào ngă ngũ? Từ đó cái câu “khó nhất đốn tre, khó nh́ ve gái” đă giúp đứa con thể hội chân lư ngược lại. Ấy là: khó nhất ve gái, khó nh́ đốn tre. Đi vào cơi tư tưởng, chúng ta phải luôn luôn lưu ư tới cái lối ăn nói nghịch lư của người tư tưởng. Họ nói một đường để ta suy ra một ngả. “Ngựa trắng không phải là ngựa”. Đó là lời Công Tôn Long. Ông này là nhà tư tưởng Trung Hoa bị đam ngộ nhiều nhất”.
Lại nhảy sang trang khác: “Mẫu Thân Hà Thanh” - Hỡi mẫu thân Hà Thanh, mẫu thân tên thật là ǵ? - Tên thật của tao là Lục Hà. - Hỡi mẫu thân Lục Hà! Lúc mẫu thân đẻ con ra đời, mẫu thân cảm thấy thế nào? - Tao cảm thấy rất đau ḷng. - Tại sao đau ḷng? - Vừa mới sinh mày ra đời, mày đă già nua đến thế, làm sao tao c̣n có thể ẵm mày vào ḷng cho mày bú, hử con!”
Và bài “Khổng Tử Bảo Rằng” Phàm bọn nào làm thơ quá hay. bọn đó không thể nào sống tới tuổi trung niên. Nếu có một thằng trung niên thi sĩ nào thật sự thiên tài, th́ ấy có lẽ rằng nó là ma chăng? Là quỷ chăng? Là chèng đét toi đâm chăng? Ta muốn chẳng nói. Dư dục vô ngôn. Nhưng nhà ngươi đă hỏi, th́ lẽ nào ta giả điếc giả câm?
Ông đă cà rỡn trong bài “Giọng Quảng Nôm nói ngọng: Bùi deng Doáng” Doáng booao diêu tuổi Doáng gịa Điêng booao diêu tuổi gọi ḷa điêng non Người c̣n th́ của hăy c̣n C̣n thèng Bùi Doáng hăy c̣on cái điêng.
Ông đă không c̣n nhưng người c̣n th́ vẫn c̣n măi nhắc đến tên ông, đến những câu thơ “vui buồn huê dạng chẳng có bút mực nào tả đủ”. Đă bảo không bút mực nào tả xiết th́ hà cớ ǵ măi ṿng vo? Chẳng cho lần khân th́ sau rốt thưa thốt hơi cuối. Ấy là mượn đỡ bài “Viết Thư” để cửa đóng then cài vậy: “Viết thư cho em Viết rằng mỗi tháng Có một đêm rằm Mỗi năm có bốn mùa Và có nhiều chuyện Ly kỳ trên mặt đất”.
Hồ Đ́nh Nghiêm
|