Hồ Đ́nh Nghiêm

 

ĐỌC HƠI-THỞ-RƯỚN, NHỚ CAO VỊ KHANH

 


         
Anh Cao Vị Khanh nhiều tuổi hơn tôi, đến cả chị tôi anh cũng học trên hai ba lớp, ở Đại học Văn khoa Sài G̣n. Anh kể một vài kỷ niệm hư hao ngày cũ phút đầu t́nh cờ chúng tôi gặp gỡ trên đất lạ như một minh chứng rằng: Quả đất này có khi rất hẹp.

Nhà anh ở ngoài lằn biên thành phố, trầm mặc. Anh chở tôi đi qua những con đường trống trải, đèn vàng ngọn tỏ ngọn lu và hun hút gió. Anh mở cửa căn nhà ấm cúng, tôi bước vào chào chị rồi ngồi xuống chung mâm bữa cơm gia đ́nh miền Nam với các cháu đă trưởng thành vây quanh. Hiếu khách và ngon miệng. Xa lạ bỗng t́nh thân.

Anh Cao Vị Khanh dáng gầy, rắn rỏi. Đôi mắt sáng, mặt luôn tươi cười, ngày cũ anh là giáo sư trung học và nghe đâu có nhiều “em” lưu lạc phương xa vẫn nhớ tới thầy, mừng vui khi bắt được tin. Điều này ngầm xác tín, ngày xưa chúng em vẫn thích cách thức thầy giảng dạy.

Có khoảng vườn nhỏ phía sau, nơi chúng tôi đứng hút thuốc và trao đổi một vài cảm nhận về sinh hoạt văn chương. Cái nh́n của anh có hơi khác lạ, ban đầu tôi hoài nghi nhưng cuối cùng th́ bị thuyết phục, dự cảm được mọi thứ rồi sẽ phôi pha bởi cách đứng chênh vênh của cái gọi là ḍng văn học hải ngoại. Dạo đó anh có viết những đoản văn, viết khá nhiều nhưng gửi nhỏ giọt ở đâu đó, tuồng chẳng hứng thú chen chân vào cơi xô bồ. Không nói ra nhưng tôi biết anh tự nhận: “ta dại ta t́m nơi vắng vẻ”.

Vắng vẻ quá khi càng ngày càng thưa lần những gặp mặt hàn huyên, hỏi thăm nhau mà chẳng ai hay người ấy ở ẩn phương nào. Ngay cả nhà thơ Hoàng Xuân Sơn (người ngắt ḍng lục bát mà Cao Vị Khanh xem là hơi thở rướn) cũng hồ nghi về tung tích người đọc thơ ḿnh quá đỗi tinh tường, sắc sảo. H́nh như đó là bài viết sau chót, thế cho món quà chia tay? Chúng tôi đón nhận trong câm tiếng, thấy buồn ḷng tiếc nuối cho cái giũ áo rời đi kia biết mấy!

“Hơi thở rướn của lục bát” là một cảm nhận, một bài viết hay. Mông lung, hư thực khó lường như bài thơ xuôi tân h́nh thức. Tôi luôn yêu người miền Nam qua câu: Nói vậy mà hổng phải v(d)ậy! Và mỗi phân đoạn trong bài viết kia có lấp ló thứ “triết lư” ấy. Nghĩa là chữ dùng của anh Cao Vị Khanh khi xác tín về từ này đă ẩn vào từ đó một sự hoài nghi. Duyên dáng ở đây mà quyến dụ ở chỗ kia. Tượng h́nh thêm chuyện nữa: Cao Vị Khanh có cặp mắt khác chúng ta, một mắt của thầy giáo mô phạm và nhăn tuyến c̣n lại là của một nhà thơ; nên chi muốn tựu thành một cái nh́n thấu suốt anh đă phải dung hoà giữa rạch ṛi lư trí với rung động cảm tính. Và hơi thở rướn của lục bát được mềm ḷng viết ra qua dạng “đồng bệnh tương lân”. Thơ của anh Hoàng Xuân Sơn có nhiều người ưu ái ngợi ca, nhưng hơi thở rướn vẫn c̣n đó là một cái ǵ thật “đă”. Đă như người xưa xem cuốn sách hay liền tự vỗ vào đùi ḿnh: Thậm sướng! Đả dấu hỏi cũng được, ví như cách không đả huyệt.

Nơi chúng tôi định cư, quen chỉ hai anh người Nam: Sè-g̣n hay B́nh Dương hay Cần Thơ hay ǵ ǵ đó là anh Vơ Kỳ Điền và anh Cao Vị Khanh. Trùng hợp là nhị vị đều xuất thân làm nghề gơ đầu trẻ. Tâm tính hiền lành, hào sảng, chẳng so đo không tính toan… những ưu điểm ấy trước sau vốn đă vang danh khắp ba miền, nói ra cũng bằng thừa. Cái đáng thưa là tại sao hai anh chừng nghe oải, hổng chịu rướn hơi thở thêm chút xíu dù trước đó đă từng gửi chút hương cho đời. Nói theo cách Mao Tôn Cương: Tiếc lắm thay! Ngôn theo cách Thánh Thán: Nghe vậy chẳng phải là chuyện buồn lắm ru!

Dưới tựa “Hơi thở rướn của lục bát” anh Cao Vị Khanh thêm hàng chữ nhỏ: Tặng bậu, mỏng dánh. Hẳn là anh có dụng ư, nhưng nó khiến tôi liên tưởng tới duyên phận không dày với văn chương. Trong trí nhớ, tôi c̣n thấy rơ căn nhà ngoại ô của anh. Chọn mua một chốn dung thân như thế, hẳn anh đă mang ư thích xa rời nhiệt náo, “mỏng dánh” những tiếng ong ve. Đă hơn mười năm, tôi không hay biết tin tức về anh nhưng tôi hy vọng anh vẫn c̣n đâu đó, trên cuộc đất thường hằng lạnh giá này. Hăy thắp một ngọn lửa, anh Cao Vị Khanh ơi! Nhiều người vẫn đợi những hơi thở rướn khác. Rướn hay sướng cũng đồng nghĩa như nhau. Thiệt đă (dậy đó bậu ơi)!



Hồ Đ́nh Nghiêm
ghi sau khi cùng anh Hoàng Xuân Sơn đưa Duyên về dưới tuyết.

 

* Hơi thở rướn của lục bát ( Cao Vị Khanh)


 

trang hồ đ́nh nghiêm

art2all.net