Hồ Đ́nh Nghiêm

 

DƯ DỤC VÔ NGÔN

 


          Là học tṛ lớn lên ở miền Nam, tôi nghĩ chắc các bạn biết đến đoạn văn ngắn của Thanh Tịnh: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, ḷng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường…”

Thanh Tịnh sinh năm 1911 tại xóm Gia Lạc ven sông Hương, học tiểu học ở trường Đông Ba, trung học ở trường Pellerin, Huế. 1945 chủ nhiệm tạp chí Văn Nghệ Quân Đội. 1957 tham gia thành lập Hội Nhà Văn VN. Trước khi nghỉ hưu mang quân hàm Đại tá QĐND. Mất năm 1988 tại Hà Nội nhưng mộ phần lại đặt tại núi Thiên Thai, phía tây thành phố Huế.

Sở dĩ ghi lại vắn tắt những cột mốc trong tiểu sử của Thanh Tịnh bởi tôi đồ chừng tác giả truyện ngắn “Tôi đi học” (viết năm 1941) nổi tiếng kia đă gắn bó với Huế, không ít th́ nhiều. Huế, nơi sản sinh ra những đứa con lưu lạc, từng cảm thán và từng được lắm kẻ đồng t́nh: Là nơi đi để mà nhớ chứ không phải ở để mà thương.

Chạy giặc đầu năm 1975, vô tới Sài G̣n, tưởng êm, hoá ra giọt dầu loang bắt lửa, nuốt chửng toàn bộ. Tuy chẳng bị phỏng tới lột da tôi cũng dấu che tơi tả lộn lui Huế để hoang mang ghi danh học tiếp và 1976 tôi chính thức được đối diện với Thanh Tịnh do ông Trần Hoàn, tác giả bản nhạc “Sơn nữ ca” đang giữ chức trưởng ty Thông tin tỉnh B́nh Trị Thiên dàn xếp một buổi tâm t́nh với sinh viên con em nguỵ quân nguỵ quyền ở Huế. Có lẽ v́ là nhạc sĩ nên Trần Hoàn đă chọn địa điểm là trường Quốc gia Âm nhạc làm buổi “giao lưu”, đốc thúc bọn học Mỹ thuật láng giềng xếp hàng tề chỉnh xé rào qua tham dự. Thời điểm đó nếu bạn đi xem chiếu bóng mà bỏ về nửa chừng ắt bạn sẽ đối mặt với một kết thúc không có hậu. Nhưng t́nh ngay diễn giả là Thanh Tịnh th́ nghe thế, anh em chúng tôi thực bụng cũng hồ hởi phấn khởi lắm. Trần Hoàn th́ quê quán ở Hải Lăng ngoài Quảng Trị, không kể tới; nhưng Thanh Tịnh rơ là Huế mềnh, lắng nghe xem giọng nói “chàng” đă hao ṃn phai nhạt nước sông Hương bao phân sau tháng ngày dài đầu tắt mặt tối phía bên kia vĩ tuyến 17 trời măi bàng bạc những đám mây tŕ nặng trôi trên bầu trời hẹp bất kể xuân hạ thu đông.

Có những khuôn mặt nổi tiếng trong giới văn nghệ sĩ mà khi lỡ mang cảm t́nh với họ, bạn chớ nên gặp mặt. H́nh bóng tốt đẹp nằm trong tâm tưởng bạn chóng sụp đổ ở phút “vô duyên đối diện bất tương phùng”. Trước mặt tôi là một ông Thanh Tịnh dáng dấp thường thường bậc trung, hơi đen đúa hơi cốt cách nông dân, hơi ngần ngại… thứ tác phong chẳng phải người ở phía thắng cuộc. Kể chuyện nhạt nhẽo, ấp a ấp úng. Ông luôn ngó trước trông sau và chừng như sự thành thật của phút tâm t́nh đă không cách ǵ thể hiện được. Thanh Tịnh áo rộng thênh bỏ ngoài quần dài ngang mắt cá, mang dép B́nh Trị Thiên và như tất cả các cán bộ khác, ngôn ngữ của họ đều khoác một thứ “đồng phục” y trang nhau. Cuối bài nói chuyện về “đời sống văn hoá cao ở ngoài ta” là phần hội thảo, giải đáp thắc mắc. Tôi đă rất muốn dong tay: Thưa bác, rứa th́ ngoài nớ trong giờ dạy văn họ có mang một đoạn trong bài “Tôi đi học” ra giảng cho học tṛ như ở miền Nam không? Lại muốn thực ḷng ngợi ca đó là một áng văn đẹp khó mờ phai trong ḷng mấy em học tṛ măi hồn nhiên chẳng biết chuyện đấu tranh giai cấp với xung phong diệt thù. Nghĩ bụng là thế nhưng cứ ngồi im re đầu óc tŕ nặng chứa lắm mây vân cẩu. Chuyện không có ǵ để ầm ĩ. Phật nói mọi khổ đau đều do miệng lưỡi phát sinh ra. Tôi cúi đầu, xin chay tịnh vá mồm để tránh phong ba.

Kể lại chuyện xưa chẳng mang hậu ư ǵ, ngoài gợi nhớ đoản văn kia dễ làm đầu cầu cho một h́nh ảnh thấy sang bắt quàng làm họ: Hằng năm cứ vào tháng Tư, đầu mùa xuân mà lá ngoài đường rụng nhiều và ḷng tôi lại nhức nhối những kỷ niệm hoang mang của đứa phải bỏ trốn quê hương. Huế là nơi đi để nhớ mà ở th́ chẳng rơ có êm không… Tháng Tư, ôm đồm mà nói vậy chứ thực chất một đứa xứ Huế bị “lá rụng” từ hồi tháng Ba lận. Đám mây bàng bạc cứ dồn cục trên đầu đến cả tháng trời mới chịu tan đàn sẩy nghé bao phù vân. Ngày tựu trường mẹ nắm lấy tay tôi dắt đi học, h́nh ảnh an lành đó biết t́m đâu thấy khi cả mẹ lẫn con đă bỏ của chạy lấy người, hoang mang nh́n mưa-rơi-trên-mầu-cờ-đỏ.

Trước 75, trong 12 ống của hộp màu nước, dành cho chủ đề của từng bài vẽ dường như chúng tôi biết cách dung hoà chúng. Nhưng khi “quê hương thống nhất”, màu đỏ trở thành khan hiếm do bởi chúng phục vụ cho tất cả mọi đề tài, đặc biệt là tranh cổ động. Đỏ: màu phát quang rất mạnh, đứng xa cũng thấy. Quan trọng hơn, đỏ là màu cách mạng, màu chiến thắng, đạp đổ các thứ. Hoạ sĩ Cuba, hoạ sĩ Bắc Hàn, hoạ sĩ Trung Quốc và hoạ sĩ đàn em Việt Nam thảy đều mê mệt màu đỏ. Hỏi một ông đang ngồi ngáp vặt: Sao không chịu lao động? Mặt nhăn nhó khổ sở: Chẳng có màu đỏ, lấy ǵ vẽ?

Hằng năm cứ vào tháng Tư, lá ngoài đường rụng nhiều và ḷng tôi lại hoang mang thắt ruột khi nhớ về những tháng ngày chịu sống ngộp thở trong sắc màu đỏ. Để mong nguôi ngoai ít nhiều, có đứa “nhân thân xấu” đă kể chuyện tiếu lâm: Một ông Tây ba-lô băng qua đường khi đèn xanh vừa bật sáng. Hậu quả dính thương tật tới 75%. Bác sĩ ở bệnh viện giải thích: Khổ quá, bác đến từ hành tinh nào thế? Đèn xanh tại sao không chịu đứng lại đợi đèn đỏ? Màu đỏ là màu chiến thắng, nhắc bác hăy xông pha tiến lên bất chấp nguy nan, nhớ? Tây ba-lô hoá ra cũng chán thằng lạc hậu, nhỉ! May mà chưa bị gọi là thái tử, nôm na: chết không toàn thây.

Có đứa rảnh rỗi sinh nông nỗi làm tài khôn: Đố chúng mày v́ sao thành hôn, vu quy, song hỷ nói chung là đám cưới người ta đều trang hoàng toàn sắc đỏ? V́ họ coi trọng giọt máu trinh tiết của cô dâu chảy ra ở đêm động pḥng. Đơn giản vậy mà nghĩ không ra. Cái đứa mau miệng ấy, nghe đâu bị rụng răng v́ bị ba thằng bặm trợn vây đánh hội đồng trong đồn công an. Người bạn tôi thuật chuyện khi tại ngoại sau bảy đêm (khoái lạc) ăn nằm sau chấn song. Bạn tôi vào tù v́ bạn láu táu không chịu tính bề dài của bức tường làm khi viết sơn khẩu hiệu bị thiếu mất một chữ “ta” nằm cuối câu: Bác Hồ vĩ đại sống măi trong sự nghiệp của chúng.

Bảy ngày trong lao hắn ngộ chuyện: Tiếng nước ta thật quá nguy hiểm, thiếu hoặc thừa, có dấu hoặc mất dấu sắc huyền hỏi ngă nặng, chữ đang hiền lành bỗng trở nên hung ác ngay. Con dao hai lưỡi mày ạ, người ta chưa gắp lửa bỏ tay th́ mày đă bị lưỡi thép cứa đứt rồi. Để minh hoạ thêm dưới câu nói hắn kể là ông anh hắn giờ này vẫn chưa học tập cải tạo xong, trước đây ông ta có viết văn. Mà văn ông ấy cũng mềm như hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều…

Lá rụng? Chữ này tuồng như bà con với qua đời, với nghỉ chơi, với khuất núi, với chu du miền cực lạc? Ai sao chẳng biết, chứ riêng tôi nghĩ trước năm 1975 mặc dù đang lâm vào cảnh chiến tranh nhưng đón nghe tin người chết không nhiều như giờ đây. Ngoài thân bằng quyến thuộc đến anh em bạn bè cứ người này phủi chân xong đến người khác leo lên ngồi trên bàn thờ. Có phải hệ luỵ đến từ cơn buồn đau mất nước? Mỗi năm đến tháng Tư lá ngoài đường rụng nhiều và người tôi quen biết lần lượt vác mạng qua đèo đi vào chốn cát bụi.

Tháng Tư, do vậy trăm người cười th́ có vạn người khóc. Đau thương bao giờ cũng vượt mặt, đụng trần so với nụ cười. Chuyện diễn ra hằng ngày kiểu như đọc thấy ở mục t́m bạn câu khẩu quyết: Buồn nhiều hơn vui, ai đồng cảnh ngộ xin thư về… Qua ngày đoạn tháng c̣n vậy huống hồ là niềm đau nhức của tháng Tư, vốn vô bờ, vốn c̣n mới bao vết đoạn trường cũ. Tháng này, trên các diễn đàn văn chương đọc thấy bao thơ văn của “những người đồng cảnh ngộ”. Đọc lấy và xin hăy nh́n thấy ḿnh c̣n may hơn những phần số bất hạnh chẳng thể bày tỏ khác.

Lời Phật: Bốn chín năm truyền đạo, ta không nói câu nào.

Khổng Tử ngôn: Dư dục vô ngôn. Thiên hà ngôn tai. Không muốn thuyết giảng (bởi ngay cả) Trời có nói ǵ đâu.

Nhưng hằng năm cứ vào tháng Tư, đành vượt khuôn phép để gửi chút “tâm tư” theo chiếc lá rụng ngoài đường. Mây bay chốn này muôn năm bàng bạc và ḷng tôi bất chợt hoang mang tuổi nghỉ hưu. Không thanh, chẳng tịnh.


Hồ Đ́nh Nghiêm.

 

 

trang hồ đ́nh nghiêm

art2all.net