Hồ Đ́nh Nghiêm

 

GIAI NHÂN VÀ VẦN ĐIỆU

 

Hồ Đ́nh Nghiêm qua nét vẽ Đinh Cường

 

          Có một nhận định chúng ta măi nghe: Người Việt ai cũng có máu thi sĩ! Chỉ nghe vậy thôi, chẳng mấy ai lấy đó làm điều, gân cổ căi chày căi cối.
 

Th́ cũng tốt thôi, khi nói ra một câu ngắn, chú trọng tới vần điệu, dễ thấm ḷng người hơn (?). Ví dụ: Ăn mặn nói ngay hơn ăn chay nói dối. Ví dụ khác: Bị quả báo ăn cháo cũng găy răng! Hoặc dài hơn, hai câu:

Nước mắm chanh dành ăn bánh hỏi
Tui thương nàng theo dơi bao niên.

Hoặc:

Ḿnh đă hai mươi mấy mùa lá đổ
Nhưng chưa một lần nắm cổ tay ai!

Trong ca dao tục ngữ th́ vô số, chỉ đơn cử:

Đang khi lửa tắt cơm sôi
Lợn đói, con khóc, chồng đ̣i ṭm tem
Bây giờ lửa đă cháy rồi
Lợn no, con nín, ṭm tem th́ ṭm.

Ở trong nước, có một dạo đi đâu cũng nghe: Chán như con gián. Nhỏ như con thỏ. Buồn như con chuồn chuồn. Ăn chơi không rợ mưa rơi. Đă xi-đa mà c̣n xông pha hiến máu. Thứ “ngôn ngữ” ấy đi vào Facebook, nằm la liệt, kiệm lời:

Ế v́ quá tử tế!
Đẹp nhưng tiền hơi xẹp!
Thảm v́ tật nói nhảm!
Khổ v́ không có chỗ!
Vui v́ anh có dùi cui.
Bởi bé bự khiến anh cự nự!

Gom hết những “cung đàn lạc điệu” này lại, có thể bội thực để sửa lời Vũ Hoàng Chương mà than: “Đời vắng thơ rồi vui với ai?”.

Ở Hà Nội nổi lên một tiếng nói, chừng như một lời cảnh tỉnh, ông Bảo Sinh mần thơ, chất giọng “đời thường”, gom vào hai câu lục bát:

Muốn cho trộm chẳng đến nhà
Đề vào trước cửa: Đây là nhà thơ.

Hoặc:

Ai cũng làm được nhà thơ
Ai cũng có thể “sù cơ” của ḿnh.

Để khỏi “sù cơ”, ông Bút Tre “giả bộ” lộn hồn lộn vía chơi tṛ sáu, tám:

Đồng Xuân nô nức tiếng đồn
Có cô bán trứng vịt lộn rất to.

Đọc xong, tự ngẫm: Ồ, hoá ra muốn làm thơ lục bát là điều thậm khó. Không khéo mà dẫm vào sự dung tục, một vết ṃn của vần điệu du dương, thứ lề luật gắn nơi con đường một chiều. V́ vậy, thể thơ ấy ít có tác giả đạt tới mức thượng thừa. Cũng là Bảo Sinh, ông bảo:

Vợ lấy vừa xong thành đồ cổ
Thơ hay không cũ bao giờ.

Sao chẳng đưa một h́nh tượng nào khác để so sánh mà lại mang vợ ra? Phải chăng muốn xem thơ muôn đời là người t́nh? Thứ mà anh măi cất công tán tỉnh, anh phải ḷng, anh ca ngợi, anh bán trời không văn tự… trong khi vợ là vật anh đă sở hữu? Hơi nghịch nhĩ, nhỉ? Hơi ăn cháo đá bát, nhỡ? Bản cô nương ngày xưa sắc nước hương trời khiến các hạ từng đứng bên rào ngây dại trồng cây si dưới một vũ lượng rầm rộ trút. Phút yếu ḷng bản cô nương theo các hạ sang sông để giờ đây nghe được lời muối xát gừng thoa. Than ôi! Bản cô nương đành gạt lệ thua buồn mà ngậm ngùi tự hỏi: “Nếu biết rằng em đă có chồng, Trời ơi người ấy có buồn không?”

“Em nói chi tiếng thâm trầm
Đêm nằm nghĩ lại nát bầm lá gan”.

Buồn lắm em ạ. Nửa hồn thương đau đây này. “Gót chân ngày xa xưa sợ lấm trong bùn khi mưa…” Vậy mà em đành đoạn qua sông lầy lội hoen ố toàn tập nào chỉ riêng đôi chân đang trốn chạy trong mưa nhăo bùn (bùn là chữ buồn ở dạng cô đọng chữ). Bùn hít bít! (Buồn hết biết). Bùn chít lun! (Buồn chết luôn). Nói có vẻ hàm hồ, đa phần nhà thơ mà thiếu cái “bùn” kia ắt thơ hiếm khi vui chân tới bên họ? Khi quá vui, hạnh phúc rất mực, họ thường phụ rẫy nàng thơ? Ta thực không rỗi để chong đèn thức khuya!

Có một câu nói (hư thực) được gắn vào cửa miệng Tào Tháo: “Mỹ nhân trong thiên hạ thảy tầm thường dưới mắt ta. Duy chỉ có vợ của kẻ thù là làm ta hứng thú”. Người đọc truyện Tam Quốc Chí đều tường nhân vật này, ghét tới độ có thể nói “Đừng nghe những ǵ Tào Tháo nói, mà hăy nh́n những ǵ Tào Tháo làm”. Có ăn phải thực phẩm trộn hoá chất cũng hối hả xách quần rồi đổ thừa: Bị Tào Tháo rượt! Tào Tháo có đứa con là Tào Thực giỏi cực chuyện làm thơ, nhưng người xem thường mỹ nhân trong thiên hạ như ông bố xảo ngôn kia th́ e chẳng biết thi ca là cái chi chi. Bởi đơn giản, anh phải xiêu ḷng trước một bông hoa, cái yếu đuối nọ mới là đất lành để cho thi ca ươm mầm. Có đúng vậy chăng? Phải nên t́m tiên sinh Mao Tôn Cương để nghe được một lời b́nh. Mao Tôn Cương ngôn: Thi ca có nhiều hạng bậc. Nó tựa như thực đơn trong hàng quán, người thích ăn món này kẻ chuộng xực thức kia. Đă là sở thích cá nhân th́ bất khả tư ngh́. Chớ bàn căi.

Nhưng khi đă gọi là thơ th́ chí ít khi nó lọt vào mắt ta, nó thấm vào hồn để dấy lên chút xao động. Là thứ từng nhiều phen vào ra trong cơi hồng trần của Kiều mà Nguyễn Du dụng bút:

“Bẻ hai rủ rỉ tiếng tơ
Trầm bay nhạt khói gió đưa lay rèm”.

Và:

“Tưởng bây giờ là bao giờ
Rơ ràng mở mắt c̣n ngờ chiêm bao”.

Hay:

“T́nh duyên ấy hợp tan này
Bi hoan mấy nỗi đêm chầy trăng cao
Canh khuya bức gấm rủ thao
Dưới đèn tỏ dạng má đào thêm xuân”.

Nhiều thi sĩ “đương đại” có ư khi dễ Truyện Kiều. Ừ, đó là thứ bất khả tư ngh́, chớ đối chất. Nhưng có một điều anh không thể chối căi, rằng hậu sinh đă từng chịu ơn, không nhiều th́ ít, về những mở đường trên những sạn đạo mà tiền nhân đă nhọc công khai phá. Lỗ Tấn nói: “Con đường không phải tự nó hiện hữu mà do dấu chân người tạo nên”. Anh có quyền t́m lối đi khác nhưng chớ bảo lối kia là tiểu lộ. Xin vui ḷng!

Vào quán anh gọi phở, mặc xác anh, nhưng chớ ngạc nhiên khi tôi thích món Sà B́ Chưởng (Cơm sườn b́ chả). Ai nhát gan như tôi th́ tối ngày chỉ biết cơm nhà quà vợ, anh to gan th́ thích mạo hiểm xơi phở (nhiều cholesterol). Anh không thích thơ Bút Tre, cũng mặc xác anh, riêng tôi thi thoảng phải mỉm cười. Đang buồn mà cười được, há chẳng phải là điều thậm khoái lắm ru!:

“Nhớ nhung về thị xă Phan
Thiết tha mơ tưởng cô hàng nước măm”.

Vô t́nh chữ “măm” trở nên sáng giá. Không ai nói uống nước mắm cả, mà họ thế bằng chữ ăn, dù nước mắm là chất lỏng. Măm cũng có nghĩa là uống là ăn. Con khát sữa, mẹ vạch áo ra, nói giọng nũng nịu: Cưng đói rồi ha? Tới giờ cưng đ̣i măm rồi ha. Chút chít, thôi khóc, nhắm mắt lim dim thụ hưởng. Sữa mẹ hiền chảy ướt bên khoé môi. Hạ thể, con chim vừa ra ràng cựa ḿnh (bà mụ biểu cứng?). Ôi, cưng quá! Ưa thơm quá! (Mấy đời bánh đúc có xương, cho nên quư tử thân thương một ṿi).

Một chuyên gia về tâm lư từng quả quyết sau nhiều lần chiêm nghiệm: Phụ nữ phải tới tuổi 40 mới biết t́nh yêu là quư giá và hiếm hoi đến nhường nào. Bởi khi họ 20, họ có nhiều t́nh nhân, yêu nhiều người, lựa chọn và là thời điểm mà t́nh yêu thường mang tới sự tổn thương. Qua tuổi 30, tạm yên ổn, biết cách duy tŕ mối quan hệ dài lâu. V́ thế yêu lại ở tuổi 40, phụ nữ dường như rất khó để t́m lại được sự tin tưởng trong t́nh yêu.

Không có chuyên gia tâm lư nào bàn tới chuyện đáng mổ xẻ như trường hợp “V́ Mê Làm Thơ Nên Bị Vợ Bỏ” (dẫn theo nguồn của báo Thanh Niên): Nạn nhân than: Tui bị nhiễm con vi-rút thơ nên vợ bỏ rồi! Từ ngày về hưu non, rảnh rỗi quá nên bỏ th́ giờ vào làm thơ. Nhiều đến nỗi bạn bè phát sợ: “Ngó nhau tay bắt mặt mừng, rượu chè th́ được xin đừng tặng thơ!”

Ông bị bà vợ (tuổi ngoài 40?) từ bỏ này chắc trú ngụ ở Sài G̣n, hẵng tâm hồn đau thương ấy phải biết tới ông Lănh? Người có tới những 5 bà vợ, cho mỗi quư bà cai quản riêng một cái chợ nổi tiếng: Chợ Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom. Phải học tiền bối ấy, thi ca là món chẳng làm ổng bận tâm. Hơi sức đâu khiến ta quỡn! Vọc thứ khác đă hơn. Chứng minh ư? Ổng có 5 vợ rành rành ra đấy, thêm điều này nữa, nếu ông Lănh biết mần thơ, ngũ long thái hậu kia hẵng sẽ chịu mang cái danh xưng thơ mộng hơn, lăng mạn hơn những Điểm Hom Quẹo Hạt Chiểu. Tiền bối Lănh chứng minh: Mọi định nghĩa về cuộc đời này đều không chính xác: “Mỗi thằng đàn ông đều muốn có vợ đẹp, nấu ăn ngon, chăm con tốt, tế nhị, giỏi ứng xử; nhưng khốn thay luật pháp chỉ cho hắn lấy được một bà vợ thôi”. Sư phụ Lănh đề huề việc tề gia, đào hoa là thế mà trong ấm ngoài êm, người đời tuyệt không hé tiếng thị phi, ngợi ca là đằng khác. Thứ bản lănh mà nhà thơ dù có khéo tu, tay thắp đuốc t́m cũng không ra chút ánh sáng cuối đường hầm, nôm na là nhà thơ chỉ được tài nói thánh nói tướng, thất t́nh lục đục, dễ ra chuồng heo mà nằm:

“Ghế th́ ít đít th́ nhiều
Cho nên đấu đá là điều tất nhiên”.

Đó là Bảo Sinh. Qua tới Đồng Đức Bốn dại khờ đưa ra lời đề nghị: “Em có bỏ chồng về ở với tôi không?” Quá nguy hiểm, dễ dẫn tới tử vong như hàng ngày chạy xe nhập vào lượng giao thông quá tải (thống kê mỗi ngày trung b́nh có ba mươi tai nạn hồn ĺa khỏi xác). Rồi trong sát na, chợt thức tỉnh:

“Cầm ḷng bán cái vàng đi
Để mua những cái nhiều khi không vàng”.

Người làm thơ, công việc của họ giống như kẻ t́m vàng, đăi vàng. Có tiền mua tiên cũng được, nhưng có thứ họ chẳng thể mua được: NhàThơ. “Nay ở trong thơ nên có thép, làm nhà thơ phải biết xung phong”. Thức này là vàng giả, loại vàng rất sợ lửa. Và làm nó ra, đại trà, th́ rất dễ bị vợ bỏ, chẳng chóng th́ chầy! (Cái gạt nước không thể xua hết bao ḍng lệ).

Một em học sinh ở trường Trung Học cơ sở nào đó viết lại bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan và suưt bị cô chủ nhiệm môn Văn cho “bỏ học”:

Bước tới đèo Ngang, bỗng mất đà
Đập đầu vô đá, máu tung ra
Lom khom dưới núi, t́m y tá
Y tá theo trai, đéo có nhà
Thiếu máu đau đầu, em sắp chết
Nh́n quanh ngó lại, chẳng thấy ai
Khắc lên bia mộ, hai ḍng chữ
Bước tới đèo Ngang, phải lấy đà.

Em này “trẻ người non dạ” thua em Đạt, học lớp 11. Tác giả lá đơn xin nghỉ học “quỉ khóc thần sầu”:

Gửi ban Giám hiệu trường ta
Cùng cô chủ nhiệm chính là cô Nhung
Hôm nay em viết đơn này
Kính xin được nghỉ một ngày dưỡng thương
Em tuy vẫn nhớ lớp trường
Nhưng mà sức khoẻ khó lường mới nguy
Suốt đêm em sốt li b́
Trán nay nóng hổi yếu suy quá chừng
Việc học chắc phải tạm ngừng
Để c̣n điều trị kẻo chừng thăng thiên!
Bài ghi em sẽ chép liền
Em xin lỗi đă làm phiền thầy cô!

Đường hoạn lộ để tới bến bờ thi sĩ của em Đạt chắc không thông thoáng bằng người bạn đồng trang lứa, học ở ngôi trường khác. Cậu này v́ “một hôm trận gió chán nản thổi qua” đă bức xúc để lại một đôi lời tạ từ cùng song thân. Một bài thơ tự do hăm doạ kiểu lần khân khi ư thức cuộc đời ngoài kia có nhiều cạm bẫy:

Con xin lỗi…
Nhưng con không thể chịu được nữa rồi
Con sẽ ra đi.
Đi xa khỏi đây.
Con xin lỗi v́ không thể trả ơn bố mẹ.
Con đi đây…
Nhưng con ở quán net nếu bố mẹ nghĩ lại.

Chao ơi, quả nhiên tài không đợi tuổi. Nếu thi sĩ Bùi Giáng c̣n tại thế, chắc ông sẽ phải tô đậm lại hàng chữ năm xưa: “Thơ là ǵ? Đó là điều mà chúng ta không tài nào hiểu được!” Chẳng biết đèo Ngang bây chừ có c̣n bóng xế tà? Có c̣n cỏ cây chen đá lá chen hoa? Nhưng khẳng định được là thôi c̣n “lom khom dưới núi tiều vài chú, lác đác bên sông rợ mấy nhà”. Bởi sông kia rày đă nên đồng và quư vị phụ huynh có tiền của đều t́m mọi cách cho con em họ thoát khỏi cảnh đèo ngang trái, đi tầm sư học đạo ở phương Tây (cực lạc) ưu tiên vẫn mong đến chốn bồng lai, ấy là xứ sở thằng cựu thù Mỹ quốc ác độc.

Tôi thử buồn t́nh làm thơ một đôi khi, thấy trắc trở kiểu như ́ ạch vác nhân thân xấu qua đèo Rù Ŕ, chóng mặt khi thử vượt đèo Cù Mông, nhột nhạt. Thất bại. Ai có hỏi thăm th́ đỏ mặt ấp úng: Không dám đâu! Tôi luôn truy cập những tin tức trong nước, thích thú t́m đọc những bài luận văn của các em cấp 1 bậc Trung học, để học hỏi. Tâm đắc khi nghe một cậu bé con giải thích câu thành ngữ “Anh em như thể tay chân”: Anh em như thể tay chân có nghĩa là khi chân đau th́ tay băng bó cho chân, c̣n nếu tay đau th́ chân sẽ đưa tay đi bệnh viện.

Sáng tạo quá! Trong sáng quá! Hạt gạo trắng ngần chẳng t́m ra một chút sạn, trấu nằm chung đụng. Cứ thế nhé em, đừng mang sắt thép vào trong chữ nghĩa nhé, sẽ bị quy chụp dám đụng tới chữ Formosa nhạy cảm. Đừng dại hô xung phong nhé, để liên luỵ tới bố mẹ một nắng hai sương luôn tâm niệm một chữ nhịn chín điều lành. Hăy theo đuổi niềm đam mê mà em lỡ phải ḷng. Hăy can đảm ra ngồi ngoài cà phê net mà chẳng cần mong ai đoái t́nh nghĩ lại. Con cá th́ ta biết nó lội. Con chim th́ ta biết nó bay. Thơ ca th́ ta phải luôn tŕ chí học hỏi. Một hôm nào em sẽ nh́n thấy vàng, tha hồ em chẳng sợ lửa nung. Uỷ lạo cho em hai câu thơ của Tuệ Sỹ:

Thanh xuân thấp thoáng mộng dài
Muốn đem thi tứ dệt lời tà huy.

Cọng thêm chút khuyến măi (bonus) lời của Bùi Giáng:

Áo cơm bỏ lại bên đời
Bỏ tan ĺa mộng bên lời tử sinh.


Hồ Đ́nh Nghiêm
Mộng lệ an, đinh dậu niên, thập nguyệt, sơ thập nhật, bất tận ngôn.



 

art2all.net