Hồ Đ́nh Nghiêm

 

THA HƯƠNG NGỘ CỐ TRI

Hồ Đ́nh Nghiêm thưa chuyện cùng nhà văn Vơ Kỳ Điền

 

 

Hồ Đ́nh Nghiêm (HĐN): Mến chào anh Vơ Kỳ Điền. Đầu tiên xin được chia vui, niềm vui khi nhà văn vừa in xong tác phẩm mới. Bấy chầy sức khoẻ anh ra sao? Có sung như khi trải ḷng bằng chữ viết?

Vơ Kỳ Điền (VKĐ): Cám ơn Nghiêm đă hỏi thăm. Tới tuổi nầy h́nh như anh đă già. Anh chỉ nói là h́nh như thôi nghe, tuy vậy trong bụng cứ nghĩ ḿnh c̣n trẻ măng. Anh em ḿnh có một cái sướng là khi nào muốn già th́ già mà muốn trẻ th́ cứ tha hồ cho trái tim đập nhịp phơi phới như lúc mười tám vậy đó. Thời gian của anh bây giờ hết để dành cho nhà thuốc đến nhà thương, rồi sẽ có một ngày không xa đến nhà dưỡng lăo.... Nhưng càng không đi ra ngoài nhiều như xưa th́ lại gần gũi tới bàn viết, hết đọc cái nầy th́ viết cái kia, không viết được chữ nào th́ giấy nó trách mực nó buồn, nhờ vậy mà có lại niềm vui của mấy chục năm về trước. Đă lỡ vướng vào cái nghiệp văn chương bút mực dù ít dù nhiều rồi, làm sao mà đành ḷng không liếc ngang liếc dọc trở lại cho được, phải không Nghiêm.

HĐN: Có khi nghe anh nói “thiệt là mang nặng đẻ đau”. Anh có thể ta thán thêm về nỗi khổ ấy cho những người (ví dụ như tôi) đang chuẩn bị sanh con? Để hắn liệu thần hồn mà xoay trở, dù biết mỗi người đau riêng một kiểu. Cảm ơn kinh nghiệm của anh.

- Anh xuất thân là một nhà giáo. Anh là người thích đọc cổ văn, giỏi chữ Hán chữ Nôm. Những ṿng “cương toả” ấy có làm khó anh khi bày giấy bút ra để gửi tấc ḷng? H́nh như anh tự khắc nghiệt với chính ḿnh khi viết?

VKĐ: Mỗi bà bầu, mỗi người đau một kiểu. Không phải tới bây giờ anh mới rên đâu, ngay cả ba mươi năm về trước anh đă từng than thở rên rỉ rồi. Anh thấy các bạn viết sao mà dễ dàng, cứ vài ba tháng có một hay cuốn thơ hoặc truyện ngắn, truyện dài ra mắt. Nghe thấy mà sốt ruột. C̣n anh th́ có nhiều khi chỉ một cái tựa hay một câu, anh viết cả tuần, suy nghĩ đắn đo, lựa chữ nầy, chọn chữ kia, đổi tới đổi lui từng ư, từng tứ...Thành ra thời gian sáng tác của anh phải tính bằng năm hoặc phải cả chục năm, rồi tới cuốn Câu Hỏi Kiếp Người nầy tính ra là hai mươi lăm năm. H́nh như là anh đi lạc vô khu vườn văn chương của các bạn rồi. Anh có ông anh bên Mỹ thương thằng em nầy lắm và bài nào anh viết, ảnh cũng t́m đọc say mê. H́nh như đối với ảnh, nhà văn Vơ Kỳ Điền là tài hoa số một. Tuy vậy nhiều lần ảnh điện thoại qua hỏi -mầy làm cái ǵ mà chậm lụt quá vậy, tao đợi mấy tháng rồi mà không thấy được bài mới nào?

Trời đất, ông anh cứ tưởng em của ổng giỏi như hàng xóm. Không được vậy đâu anh ơi, anh cho em phân trần một chút, một là em thuộc mẫu người chậm rề, không lanh lẹ bằng người. Hai là em bị ông Lưu Hiệp đời Tấn cản trở. Ông nầy đă viết trong cuốn Văn Tâm Điêu Long, quyển phê b́nh văn học đầu tiên của Trung Hoa, hồi thế kỷ thứ 6, trong đó có chỉ tám cái bịnh của văn chương (Văn Chương Bát Bịnh). Thành ra khi viết em cứ sợ hết bịnh nầy tới bịnh kia, nên không dám viết lẹ, phạm lỗi... Nào ngờ v́ sợ bịnh nên mắc thêm một bịnh mới là bịnh sợ sai sót, rồi bịnh làm biếng, đó là một vài lư do riêng tư, không viết được nhiều. Nghiêm và bạn đọc thông cảm cho anh nghen.

HĐN: Anh có từng đơm ư nghĩ: Tại sao bạn văn của ḿnh hồi đó đông vui nhiệt náo mà giờ này lạnh ngắt vậy nè? Thưa anh, điều ǵ khiến xảy ra t́nh cảnh ấy?

-Anh vắng mặt quá lâu mới trở lại sinh hoạt “ở chốn nhân gian không thể hiểu” (Du Tử Lê?). Thưa anh, sông có khúc người có lúc. Lúc anh dấu mặt đi ắt là khi anh phải đương cự với phong ba. Sóng gió chừng nghe êm, phải không thưa anh?

VKĐ: Nghiêm ơi, mỗi người có một thời, dài ngắn khác nhau, không thời nào giống thời nào, không chuyện nào giống chuyện nào. Đừng bao giờ trách người mà phải coi lại ḿnh. Ḿnh sống khép kín, xa lánh bạn bè, gậm nhấm nỗi đau, ngay cả chuyện ḿnh ḿnh c̣n không hiểu rơ th́ bạn làm sao mà hiểu được, làm sao mà giúp đỡ ḿnh. Ngày xưa Đức Phật cầm một hột muối đưa cho một đệ tử và nói -con coi nè, đây là hột muối mặn lắm. Cậu đệ tử ngây thơ hỏi lại -dạ thưa đức Phật, mặn là sao, con không hiểu? Đức Phật t́m mọi cách để giải nghĩa. Cậu đệ tử vẫn không biết, cuối cùng Đức Phật nói -con liếm đi th́ biết liền. Như vậy phải sống trong nỗi đau th́ mới biết đau là thế nào. Kết luận với Nghiêm là lỗi của anh chớ không phải của bạn hay lỗi của cuộc đời. Ư niệm tác thành định mệnh, ḿnh muốn nó như vậy th́ tương lai ḿnh sẽ như vậy.

HĐN: Không chừng mà gần hai chục năm đă trôi qua, nhớ về ngày cũ nọ tôi có làm cuộc phỏng vấn anh khi người ta nhiễu sự đẻ ra cụm chữ “văn chương miệt vườn”. Tôi nhớ là anh đă phản bác việc phân biệt đầy cắc cớ đó. Lâu quá rồi, anh c̣n nhớ những quan điểm của anh? Quên nó đi, hay nên nhắc lại chút xíu?

VKĐ: Cái vụ “Văn Chương Miệt Vườn” đó rầm rộ một thời gian, trong giai đoạn trước đây và bây giờ h́nh như đă lụi tàn. Thực sự th́ anh không thích khi gọi một nhà văn hay một nhà thơ kèm theo chữ nầy hay chữ kia. Ví như nhà thơ hải quân, không quân, bác sĩ, dược sĩ, miệt vườn, t́nh yêu, rừng núi, hầm bà lằng ǵ đó.... Tại sao phải thêm nghề nghiệp riêng tư vô chỗ nầy. Trong nghệ thuật chỉ có hay hoặc dở. Chấm hết. Thời gian sẽ làm nên giá trị của mỗi người. Tác phẩm viết ra, năm năm, mười năm, ba bốn chục năm sau người ta c̣n nhắc tới, tên tuổi c̣n nghe người ta nói tới th́ người đó thành công được. C̣n mới tháng trước qua tháng sau không ai nhắc tới nữa th́ dầu có quảng cáo rầm rộ, đặt tên miêt nầy miệt kia...th́ cũng đâu có giá trị ǵ...Cục đá quăng xuống nước phải có tiếng vang, lớn hay nhỏ là tùy tài năng cao hay thấp. Chỉ có bấy nhiêu thôi. Không phải ở cái quảng cáo, cũng không phải ở cái danh xưng. Ngọc th́ cứ là ngọc và đá th́ dù đặt tên nó là ǵ đi nữa th́ trước sau ǵ cũng là đá thôi.

HĐN: Dạo đó, đôi ba người trong giới phê b́nh văn chương hải ngoại đă xếp anh vào nhóm “những nhà văn chống Cọng”. Thưa tác giả tập truyện “Kẻ Đưa Đường”, nhà văn nghe vậy và nhà văn có ư nghĩ ǵ không?

VKĐ: Có lẽ điểm nầy đúng và anh cũng thích như vậy. Từ nhỏ anh không có ư nghĩ ḿnh sẽ viết văn và mơ mộng sẽ trở thành nhà văn, điều nầy quá khó đối với anh. Nhưng cuộc biến động sau 30-4-1975 làm đất nước tan tành và cuộc sống toàn dân bị xáo trộn nặng nề khiến anh trăn trở nghĩ suy, cảm thấy ḿnh phải có bổn phận góp lên tiếng nói chống sự áp bức độc tài, tàn bạo của chủ nghĩa Cọng Sản. Cho nên trong lời tựa cuốn “Kẻ Đưa Đường” anh đă viết – “ Tôi nghĩ rằng văn chương có nhiều loại nhưng theo tôi thứ văn chương đích thực phải là tiếng nói của kẻ yếu chống độc tài, áp bức, bạo lực, bất công bất cứ từ đâu đến. Nó phải chống bất cứ h́nh thức nô lệ nào, chống sự ngu xuẫn, hầu đưa CON NGƯỜI vươn lên từ tối tăm đổ vỡ.”

Anh cũng đồng ư văn chương là một bộ môn nghệ thuật. Nhưng nếu nghệ thuật nào phản ánh được thời thế có lẽ nó làm cho cuộc sống thăng hoa hơn. Anh không dám phê b́nh hay so sánh với các quan niệm khác về việc nầy. Có bạn chê anh viết dở v́ kém khía cạnh nghệ thuật. Anh cám ơn lời nhận định thẳng thắn nầy và cũng biết rơ ràng như vậy nhưng không thể nào viết khác được. Tài năng anh chỉ có chừng đó, không thể nào bắt chước bạn khác được...

HĐN:Pulau Bidong. Miền Đất Lạ” là cách thu xếp những chương đời đầy lôi cuốn, những nhân vật thật sống động lui tới thoải mái trong các trang sách do bởi cách dựng chuyện thật cao tay nghề của tác giả. Tôi chưa thể là người phê b́nh, tôi chỉ là một độc giả tầm thường, nhưng tôi khóc cười theo lối dẫn đắt của anh. Cho phép tôi được ṭ ṃ, cuốn sách đó h́nh như phải chứa tới 90 phần trăm của sự thật?

VKĐ: Bạn nè, cuốn Pulau Bidong Miền Đất Lạ nầy mới nh́n cái nhan đề th́ bạn đọc cứ tưởng là một quyển hồi kư vượt biên, nếu tinh ư bạn sẽ thấy có cái ǵ không phải. Rơ ràng nó là cuốn kể chuyện vượt biên từ Việt Nam đến Mă Lai nhưng khi đọc sẽ thấy mỗi chương là một truyện ngắn, viết không phải theo loại bút kư, phóng sự mà viết theo bút pháp của một nhà văn. Khi viết anh đắn đo, phân nửa dành riêng cho chuyện vượt biên, một biến cố lớn của đất nước mà những thuyền nhân là nhân chứng sống của lịch sử đương đại, c̣n lại nửa kia dành cho văn chương tâm t́nh, để cho cơi ḷng ḿnh xô dạt theo sóng nước đảo xa, lẫn tŕnh bày quan niệm sống sao cho đời ḿnh đẹp đẽ, sống có ư nghĩa. Bao nhiêu là sự thật, bao nhiêu là hư cấu, xin thành khẩn khai báo, các sự kiện đều là thật, c̣n cái ǵ có thể thêm tại sao ḿnh lại không thêm, nêm thêm một chút tiêu, một chút muối, một chút đường, bỏ thêm vài cọng hành, cọng ng̣ thái nhỏ, nồi canh văn chương chẳng cũng thơm ngọt hơn sao?

HĐN: Tôi cũng là một thuyền nhân nhưng thú thật là tôi bất lực khi muốn chia sẻ niềm đau với những số phần không may. Do vậy tôi xin cảm ơn anh, ít ra th́ mai này người sau sẽ hay biết dân tộc ḿnh đă có lúc phải chịu qua một thảm trạng như vậy. Giả như tôi nói “sinh bất phùng thời” th́ anh có góp thêm cho tôi một ư tưởng nào khác chăng?

VKĐ: Nghiêm đừng nghĩ như vậy, anh em ḿnh may mắn biết viết chút đỉnh, người viết được chuyện nầy, kẻ viết được chuyện kia, làm sao mà nói ai nhiều ai ít được. Ngay cả bạn đọc không viết nhưng ủng hộ việc làm của anh em ḿnh mấy chục năm nay cũng là đáng quí rồi. Trong một khu vườn không phải chỉ có một thứ cây, cũng không phải chỉ có thuần một loài hoa cỏ. Nếu giống hệch nhau th́ buồn lắm, phải có hoa nầy hoa kia, trái nầy trái nọ th́ mới đúng nghĩa một khu vườn đẹp muôn hồng ngàn tía. C̣n nếu chỉ toàn một loài vạn thọ...th́ chán chết, ai mà mê.

Anh đôi khi cũng có nghĩ đến câu “Sinh bất phùng thời” có lẽ đúng một lối nh́n nào đó. Anh, Nghiêm và bao nhiêu đồng bào cùng thế hệ ḿnh hầu như không có tuổi trẻ. Ba mươi năm chiến tranh tàn khốc, đổ vỡ, tang thương, chết chóc suốt ngày ŕnh rập, tuổi hoa niên vụt qua hồi nào không hay... rồi xứ lạ quê người. Vui là vui gượng kẻo là. Ai tri âm đó mặn mà với ai...

Nhưng trời đất công b́nh lắm Nghiêm ơi, mất cái nầy được cái kia. Anh em ḿnh, đồng bào ḿnh mất rất nhiều và được cũng rất nhiều. Thanh niên ḿnh ở hải ngoại nè, đă có biết bao nhiêu là nhân tài. Mấy triệu người thuyền nhân học hỏi được bao nhiêu là cái hay cái lạ của thế giới. Văn minh như vết dầu loang, nó đă loang về tận quê hương và anh để ư thấy đồng bào trong nước có nhiều suy nghĩ mới đáng khích lệ... Lúc nào anh cũng hy vọng một ngày tươi sáng của đất nước, của dân tộc.

HĐN: Bây giờ tuổi anh đă cao, về già vui thú cùng văn chương là giải pháp thoả đáng nhất. Nhưng… nhưng thưa anh, một nhân vật trong Tam Quốc Diễn Nghĩa từng than: “Ta không phụ người sao người nỡ phụ ta”. Cuộc chơi này xem chừng đang phụ ḿnh, anh có thấy vậy không? Hay anh nghe theo Nguyễn Du: “Rằng: Trăm năm cũng từ đây, của tin gọi một chút này làm ghi”.

VKĐ: Anh hoàn toàn không nghĩ tới khía cạnh bị cuộc đời hay văn chương phụ và không hề trách cứ ai một điều ǵ. Anh đạo Phật nhưng rất thích câu của Thiên Chúa. Bất cứ trường hợp nào khi bị thất bại, suy nghĩ tới nghĩ lui, nghiền ngẫm cho thấu đáo th́ té ra – “lỗi tại ta mọi đàng”. Quả đúng vậy.

HĐN: Mang nặng đẻ đau. Sinh xong th́ buộc phải có thời gian hậu sản. Thưa nhà văn Vơ Kỳ Điền, trong lúc dưỡng sức anh có dự tính, có mơ ṃng về một giấc mộng nào không? Về văn chương cũng như về thời cuộc? Tôi có dọ hỏi nhà thơ Bắc Phong, anh ấy lạc quan tin rằng rồi quê hương sẽ đổi thay. “Kẻ Đưa Đường” nghĩ sao?

VKĐ: Anh cũng hy vọng như bạn Bắc Phong, chuyện đất nước khi lên th́ phải xuống, khi xuống th́ phải lên. Từ bên Tây tới bên Tàu có triều đại nào bền vững muôn đời đâu. Theo Dịch lư th́ “vật cùng tắc biến, khí măn tắc khuynh” Chuyện đời phải thay đổi, không có bất cứ cái ǵ đứng yên hoài được. Chỉ có một ước mong anh đă viết trong câu kết bài “Cây Sầu Riêng Vườn Cũ” là sau khi đất nước thay đổi th́ “...cầu trời cho nó đừng quá đổ nát tang thương.” Nhưng mà Nghiêm ơi, mỗi ngày anh đọc báo bên nhà, thấy nhiều chuyện hằng ngày xảy ra trên quê hương... mà muốn khóc. Làm sao bây giờ, đành phải chờ thôi...

HĐN: Dùng dằng chưa nỡ rời tay, vầng đông trông đă đứng ngay góc nhà”. Thốt lời tạm biệt cùng anh đây. Nếu tâm sự chưa đă, th́ xin anh chia sẻ một lời sau cùng.

VKĐ: Anh em ḿnh gặp nhau phương trời nầy, được độc giả thương mến bao nhiêu năm, được bạn bè sẻ chia ngọt bùi, tất cả là do nghiệp duyên của bao kiếp trước, không phải tự nhiên mà có được. Để kết thúc cuộc đối thoại thân t́nh nầy anh xin mượn hai câu thơ của Hồ Dzếnh:

Đă trót tương phùng trong một quán,
Dẫu trà ôi rượu nhạt cũng là duyên

HĐN: Thành thật cảm ơn phút bộc bạch đáng trân trọng anh dành cho. Xin được thay mặt số đông bạn đọc, mến gửi lời chúc sức khoẻ đến nhà văn Vơ Kỳ Điền. Xin bảo trọng.

VKĐ: Anh cám ơn Nghiêm, cám ơn quí độc giả theo dơi bài nói chuyện nầy. Nhà văn chúng tôi không có ǵ hết ngoài một tấm ḷng biết ơn. Trân trọng.

 

Hồ Đ́nh Nghiêm thực hiện bằng điện thư.
Montréal, ngày 11 tháng 1 năm 2018.

 

 

 

trang hồ đ́nh nghiêm

art2all.net