Hồ Đ́nh Nghiêm
MỘNG
Tôi gặp chị lần đầu tiên vào
tháng 10 năm 1987, gặp ở “Trăng Đất Khách”. Chị là tác giả bài thơ Trăng
Đất Khách, được Làng Văn Magazine chọn làm nhan tuyển tập “Các Cây Bút
Nữ Hải Ngoại” bao gồm 18 người với bề dày lên tới 352 trang. Trong tuyển
tập ấy, riêng chị đóng góp 7 bài thơ và 1 bài được Phan Ni Tấn phổ thành
ca khúc. Từ 1987 cho đến nay tôi vẫn chưa có cơ hội được gặp chị ngoài
đời, chỉ nh́n bóng dáng chị ẩn hiện trên các trang giấy, lẩn trốn trong
các ḍng chữ; theo tôi là quá đỗi mượt mà, quá đỗi trong sáng… những yếu
tố tiên khởi làm nên sức quyến rũ đọc giả được h́nh thành từ một ng̣i
bút tài hoa. Mới đây, ḷng tôi lại thổn thức khi đọc phải bài bút kư của
chị thuật lại chuyến đi “hành hương” về Mă Lai, quanh các trại tỵ nạn cũ
từng lưu dấu vết của thuyền nhân Việt Nam để thắp hương cho các linh hồn
xấu số. Không cầm được ḷng, tôi đă viết lá thư ngắn gửi đến chị để bày
tỏ ḷng biết ơn. Nghĩa cử của chị khiến một đứa vượt biển may mắn như
tôi phải xót xa, thầm tri ân.
Tôi yêu câu thơ của Hoàng Trúc Ly (?):
“đời lê thê quá tôi về muộn
em ngủ một ḿnh đêm gió mưa”.
Cuộc sống tôi rất “lê thê”, muốn đi thăm hỏi những người ḿnh mến chuộng
th́ luôn bị “gió mưa” làm khó. Chị là người tôi mến chuộng. Ở xa, tôi
chỉ c̣n biết duy một cách là thực hiện cuộc tṛ chuyện này.
Thưa các bạn, chữ “chị” mà tôi dùng ở trên không ai khác là nhà thơ Trần
Mộng Tú. Tôi mong chị Trần Mộng Tú thuận ḷng khi đột ngột bị quấy rầy.
Tôi hy vọng qua tâm sự chị trao đổi, tôi sẽ thấy vơi nhẹ bớt “đời lê
thê”.
Hồ Đ́nh Nghiêm (HĐN):
Xin mến chào chị Trần Mộng Tú ở xa. Tôi đọc câu chị từng viết: “thành
phố may mắn là thành phố được thi sĩ dung thân”. Tôi thích câu ấy
lắm, nhà thơ Trần Mộng Tú hiện đang ở thành phố nào ạ?
Trần Mộng Tú (TMT): Gia đ́nh tôi: Hai vợ chồng, ba con, một dâu,
một rể, hai cháu ngoại, một cháu nội (Cậu Út 39 tuổi c̣n độc thân). Tất
cả đều đang sống ở Bellevue (Phía Đông của Seattle, cách Seattle 11
miles) Tiểu Bang Washington. Chúng tôi ở đây từ mùa Hè 1988. Các con
trưởng thành, đi học xa xong, lại quay về ở cạnh cha mẹ. (1975-1988
chúng tôi ở California)
Để nói riêng về câu thơ “Thành phố may mắn là thành phố được thi sĩ
dung thân.” Câu thơ đó trong bài Thơ “Khi Thi Sĩ Chết” Tôi
viết khi thi sĩ Phan Lạc Giang Đông, cư ngụ ở Seattle, qua đời.
HĐN: Cảnh sắc, khí hậu, môi trường nơi ḿnh ở có từng ảnh hưởng
đến văn thơ ḿnh viết ra không, thưa chị?
TMT: Tôi nghĩ có ảnh hưởng phần nào. V́ đời sống ở vùng Tây Bắc
này chậm răi, êm ả hơn ở miền Nam California, và khí hậu cũng khoan dung
hơn, mưa nhiều nhưng không sũng nước. Nắng đủ ấm không làm ngột ngạt và
gió cũng dịu dàng. Tất cả những thứ đó là y phục cho một bài thơ, ḿnh
chỉ cần hà hơi vào là bài thơ sẽ có linh hồn.
HĐN: Thời gian gần đây tôi đọc nhiều đoản văn hay, các chuyện
ngắn thật cảm động của chị. Thưa nhà thơ Trần Mộng Tú, e chị cũng đồng ư
với số đông từng quan niệm: Thơ khó làm hơn viết văn. Tôi không làm được
thơ nên mạo muội thử hỏi ư chị. Chị biết cách dung hoà, sắp xếp ư tưởng
cho từng thể loại? Theo chị, h́nh thành một bài thơ hay, nó cần vin vào
thứ ǵ, trước tiên?
TMT: Tôi thấy làm Thơ dễ hơn viết văn. Thơ tự nhiên đến giống như
gió vậy, chẳng cần báo trước ǵ cả. Tôi làm Thơ bất cứ lúc nào Thơ tới
t́m tôi, gơ gơ vào ngực tôi mấy cái, giống như bạn ghé chơi t́nh cờ,
ḿnh nghe tiếng động của cánh cửa, ḿnh phải ra mở, đón vào. Lái xe
ngoài phố, ngồi trong giáo đường, nấu bếp, làm vườn…hay đang ngủ chợt
thức dậy. Lúc nào cũng viết xuống được những ḍng thơ. Trong khi viết
Văn ḿnh cần có sự kiện, rồi lại phải suy nghĩ dẫn giải sự kiện đó. Anh
thấy tôi hay viết ngắn và viết như Thơ v́ tôi suy nghĩ ǵ, quanh quẩn
lại đi về chốn Thơ. Thật sự dưới những ngón tay tôi, Thơ lấn chỗ của
Văn, thế nên tôi nghĩ làm Thơ dễ hơn.
Anh hỏi: H́nh thành một bài thơ hay, cần vin vào thứ ǵ trước tiên? Theo
riêng tôi, bài thơ hay phải có cái hồn trong chữ, nếu không chỉ là một
mớ chữ lao xao như những món nữ trang giả. Như anh cầm một mảnh vỏ ốc vỡ
ở biển áp vào tai, anh nghe thấy cả một đại dương. Anh cầm một nắm kim
loại lấp lánh trong tay anh có cảm nhận được điều ǵ không? Đó là sự
khác biệt giữa thơ hay và thơ dở. Viết xuống tiếng động trong hồn ḿnh,
không cần sáo ngữ.
HĐN: Bây giờ đang là tháng Tư. Tôi có cái nh́n hơi chủ quan, có
thể lệch lạc là văn chương hải ngoại đa số đều “sống” trong hoài niệm,
đều tưởng nhớ quá khứ, đều bị ngày xưa quấy rầy, khó thoát khỏi. Điều đó
có trở thành một điểm yếu kém trong lănh vực sáng tạo không, thưa chị?
TMT: Ai cũng sẵn sàng kêu gọi người bạn của ḿnh quên đi cái quá
khứ buồn thảm của tháng Tư. Nhưng thực tế bao nhiêu phần trăm quên hẳn
được, ngay như cá nhân ḿnh, ḿnh có quên hẳn được đâu. Tôi không nghĩ
đó là một điểm kém trong sáng tạo. Cái quan trọng là người ta sáng tạo
như thế nào để nói về một cái quá khứ đó. Giống như nhổ cái đinh ra từ
miếng gỗ, để lại một vết thương xấu xí trên gỗ. Có người cứ nh́n vết
thương đó rồi thất vọng, tiếc miếng gỗ. Có người mua loại keo gỗ về khép
vết thương lại, sơn phết lại. vết thương vẫn để lại một vệt mờ mờ trên
gỗ. Họ chấp nhận và vẫn giữ miếng gỗ đó, như một nhắc nhở. Đời sống vẫn
phải tiếp tục đi về phía trước, kể cả lănh vực văn chương.
HĐN: Riêng lănh vực thi ca, nhiều bạn trẻ đang ra sức muốn làm
mới. Tôi xem chị như một người đi trước nhiều kinh nghiệm, chị có thể
nói lên cảm tưởng của chị về “cũ, mới”?
TMT: Tôi cứ vẫn đang chờ một con sóng thơ mới, thật mới và hay.
Nhưng xem chừng chung quanh ta có rất nhiều người đang cố gắng nhưng vẫn
chưa “sang trang” được. Chưa thấy có hẳn một phong trào “Đổi Mới Ngôn
Ngữ Thơ” như thời kỳ Thanh Tâm Tuyền đổi mới.
Riêng cá nhân tôi, khi làm thơ, tôi tránh những chữ các thi sĩ ngày
trước và cả thi sĩ ngày nay hay dùng trong thơ. Tránh lập đi lập lại
những chữ đă dùng quá nhiều rồi. Những chữ hay của những người nổi tiếng
th́ ai cũng biết rồi, ḿnh lập lại chỉ là “sao/chép”. Những chữ dở th́
nhiều lắm…chẳng nên dùng lại, làm phiền người đọc.
HĐN: Chuyển tải thơ văn ḿnh lên những diễn đàn báo điện tử,
chuyện ấy có lợi thế hơn khi in ra một cuốn sách? Chị có nghĩ như vậy
không? Chị có dự tính in ra (giấy) một tuyển tập?
TMT: Tôi thích in Thơ và Văn ra sách, tôi đă in 4 Tập Thơ, 4 Tập
Văn rồi. Bây giờ số Thơ c̣n lại chưa in, chắc cũng hơn 100 bài, Truyện
Ngắn và Tản Văn cũng khá nhiều. Nhưng nghĩ “lười” quá! V́ vẫn cứ viết
mỗi ngày, lại thêm bao nhiêu việc: thiện nguyện xă hội, việc gia
đ́nh…chẳng có thời giờ mà soạn lại. Anh Trần Doăn Nho sẵn sàng phụ một
tay mà vẫn chưa thu xếp được.
HĐN: Có lần chị hồi âm trong một email: “Yêu ngôn ngữ cũng là
t́nh yêu quê hương, yêu đồng bào của ḿnh”. Điều kiện mà ḿnh muốn
thể hiện hạn chế quá. (Con tôi không viết được chữ Việt, nói nhát gừng,
ấm ớ). Chị có mang chút bi quan về t́nh trạng phôi pha dần của Việt ngữ
ở trong cuộc sống lưu vong (lê thê) này?
TMT: Không sợ đâu anh ạ. Tôi thấy các cộng đồng Việt ở xa, ở gần
hầu hết các tiểu bang trên nước Mỹ, họ hoạt động tích cực để giữ truyền
thống Việt Nam lắm. Lễ Hội và các lớp học Việt Ngữ khá nhiều, rất đáng
quư.
Các con tôi, lớn lắm rồi, cha là người Mỹ, không đi học trường Việt Ngữ
nhưng cũng nói rất giỏi tiếng Việt, v́ nhờ tôi nói tiếng Việt với các
cháu, lại được sống chung với ông bà ngoại từ nhỏ.
HĐN: Tôi nhớ không lầm là thơ chị sáng tác đă có bài được đưa vào
sách giáo khoa ở các trường học ở Mỹ? Chị có từng làm thơ bằng tiếng
Anh? In hẳn một tập cho người “ngoại quốc” thưởng thức?
TMT: Tôi có làm dăm ba bài bằng English cho các con thôi. Tôi
không đủ khả năng làm Thơ tiếng Anh “giỏi” được như tôi làm bằng tiếng
Việt, nghĩa là không truyền được cái cảm nghĩ thâm sâu, cái tiếng khóc
không lệ sang tiếng Anh được, nên tôi không cố gắng.
Thí dụ:
Tôi máng nỗi buồn nhẹ
Lên một sợi dây cung
Chữ nhẹ có dấu nặng
Nên sợi dây cung chùng. (Người Câu Ở Sông Nào-tmt)
Rất khó dịch cho đúng cả nghĩa đen, nghĩa bóng sang tiếng Anh, phải
không? V́ ngôn ngữ nào có đủ sắc, huyền, hỏi, ngă, nặng như tiếng Việt.
Hay bài thơ ngắn chỉ có 4 ḍng này, tôi thấy dịch cũng không dễ, anh thử
dịch đi.
T́nh Nhân
Gió luồn tay vào bụi cây
xoa trên vai lá những ngày cuối Đông
anh luồn tay vào mùa Xuân
xoa em vết xước t́nh nhân cuối đời. (tmt)
HĐN: Một ngày b́nh thường của nhà thơ nhà văn Trần Mộng Tú? H́nh
như chị cũng yêu thích hội hoạ? Chị từng vẽ tranh?
TMT: Như tất cả các bà vợ, bà mẹ khác. Một ngày của tôi cũng sáng
sáng dậy đi nhà thờ, ra chợ, mua bán lặt vặt, về nhà nấu ăn, giặt giũ,
làm vườn… và thêm một việc nữa là đọc các báo Việt-Mỹ trên mạng mỗi ngày
và viết giữa những điều ḿnh đọc được. Làm Thơ th́ khi nào Thơ tới hỏi
han ḿnh, ḿnh phải đáp lễ anh ạ. Tối vào giường khuya tới đâu cũng phải
đọc ít trang sách trước khi ngủ.
Vâng, hồi c̣n Trung Học ở Việt Nam, tôi cũng có học dự thính một thời
gian ngắn ở trường Mỹ Nghệ Thực Hành-Gia Định, sau được nhận vào, nhưng
Ba tôi khuyên nên học trường ngoài, v́ không muốn con học vẽ nhiều hơn
học chữ. Sang đây, lúc c̣n trẻ, tôi cũng đi vào những lớp hội họa trong
trường Cộng Đồng Mỹ (Community College) để giải trí cũng như học nghệ
thuật cắm hoa của người Nhật. Cái ǵ về nghệ thuật cũng thích cũng muốn
tham dự cả, nhưng bây giờ th́ chỉ c̣n lại viết và làm thơ thôi.
HĐN: Thưa chị, tôi dùng chữ Mộng để đặt cho cuộc tṛ chuyện
(chẳng dông dài) này v́ thấy Mộng có nằm trong tên chị mang. Mặt khác,
tôi ngụ ở thành phố Montréal, nơi có người chuyển dịch thành Mộng Lệ An.
Và Mộng cũng là thứ mà ai trong chúng ta cũng đều ấp ủ, dẫu có khác
biệt. Xin thành thật cảm ơn chị Trần Mộng Tú đă vừa chia sẻ cùng tôi một
chút “mộng”. Trước khi tạm biệt, chị c̣n điều ǵ để tâm sự nữa không?
Cho cá nhân người hỏi cũng như biết bao bạn đọc đang theo dơi? Mến chúc
chị măi tâm thân an lạc.
TMT: Xin cám ơn anh Hồ Đ́nh Nghiêm và cám ơn độc giả đă bỏ thời
giờ nghe chúng tôi nói chuyện.
Tuy “Mộng” là một cái ǵ không thật, một cái ǵ rất mơ hồ, cũng được xin
chúc tất cả mọi chúng ta, một lần nào đó trong đời được một lần “mộng
nắm giữa bàn tay”
Hồ Đ́nh Nghiêm thực hiện bằng điện thư. Cuối tháng Tư năm 2019.
trang hồ đ́nh
nghiêm
art2all.net
|