Hồ Đ́nh Nghiêm

 

NO(Á)I KHÔNG NGẠ

 


          (
Một ngày vào thuở xa xưa trên đất Thần Kinh) ḿnh rất ham đọc sách truyện. Đệ Lục đệ Ngũ chi đó ngồi ôn bài sơ sịa cho có lệ rồi chui vô giường, buông mùng xuống, đốt thắp ngọn đèn sáp (đèn cầy) lung linh ánh lửa nhảy múa trên các trang văn chương xào xạc lật giở. Người Huế đi mô cũng ca món bún ḅ, v́ địa phương tính ḿnh cũng yêu chuộng văn thơ của hai ôn Hoàng Ngọc Tuấn và Mường Mán. Mạ không hay biết mạ la: Cái thằng ni khuya hung rồi mà c̣n học hành cho cố xác, sôi kinh nấu sử kiểu nớ có ngày cháy nhà dễ như chơi.

Tuổi mới lớn, bể tiếng. Dù chưa thể râu ria ra rậm rạp nhưng cần cổ đă mắc nghẹn, lộ h́nh trái cấm hư huyễn địa đàng. V́ rứa cái nhan đề “H́nh Như Là T́nh Yêu” (1971) của tác giả h́nh như nhà ở bên Bến Ngự đă khiến ḿnh ngất ngư. Rồi mê mẫn thêm “Ở Một Nơi Ai Cũng Quen Nhau”. Một bên là hoài nghi, bên khác lại xác định. Ờ, lạ chi. Sông Hương vô t́nh vẽ ra đôi bờ tả, hữu. Có khi mưa ở khúc đường Trần Hưng Đạo mà cách sáu vài mười hai nhịp, con đường Lê Lợi vẫn có nắng rơi. Cả hai cung đường mà Mường Mán tự nhận: Thuở học tṛ tui đă lết, đă bào ṃn biết bao nhiêu là giày dép. Cái anh tên Quảng dễ thương nớ không cho hay, muốn làm ra cả đống bài thơ “dại gái” kia th́ ta phải tốn mấy nạm tiền để chi trả vào cái mục “chân cứng đá mềm”? Mấy o bán dép ở chợ Đông Ba hẳn sẽ có giá đặc biệt dành cho bạn hàng quen mặt, mặt sáng sủa nhưng hơi bị lạc hồn.

“Răng mờ cứ theo tui hoài rứa
Cái ông ni có dị chưa tề…
Tội tui lắm cách cho vài bước
Đừng đi gần hai bóng chung đôi…
Nói hoài lời hoa mỹ làm chi
Tui c̣n nhỏ chuyện t́nh răng biết được…
Thôi được rồi đưa lá thơ đây
Mai tan trường đợi ở gốc cây
Tui sẽ tới trả lời cho biết”.


Ở một bài ve gái khác, ngôn từ Huế chay:

“Ń o tê răng mờ đứng đó
Lớp anh tan buổi học trưa về…
Chờ ai răng o nớ, mưa tề…
Răng o để gió bay tóc rối…
Tà áo o làm chi nên tội
Răng cứ ṿ nhăn giữa bàn tay…
Răng không về hai đứa có đôi
Mà đi giữa mùa Thu tiếc nuối”.


Những tác giả cùng gốc gác, họ giả lơ thứ đặc sản đậm chất ruốc kia, đă từ chối kỷ niệm học tṛ, họ viết về những trăn trở của lứa tuổi hai mươi. Thời cuộc, chiến tranh, thái độ sống, hiện sinh, ngờ vực, hoang mang, đổ vỡ… Những suy tưởng ấy không hợp tạng với đội ngũ “em ước ǵ ở tuổi 13, tuổi 14?” như bọn học tṛ học bè ngang trang lứa ḿnh. “Ước mơ không nhiều” chỉ xin măi thương nhau, măi đỏ mặt khi có ai nh́n chằm hăm vào mặt ḿnh: Có ốt dột không? Rứa th́ đừng nh́n tui kiểu nớ nữa, người chi mà lúc mô cũng chực ăn tươi nuốt sống người ta! Dạ, tiểu muội đă mắng th́ huynh đây xin tạm vâng lời. Cung kính không bằng phụng mạng. Nhưng mà trời lỡ sinh ra tại hạ th́ kẻ hèn này cứ măi thích h́nh ảnh:

“Con bướm bay lạc vào thơ
Câu lục măi bận nằm mơ sông dài
Câu bát đang bận học bài
Tóc mai so ngắn so dài với gương
Môi bận ngậm nụ cười hường
Đôi mắt bận nhớ con đường lá me”.


Do cơ duyên, măi tới năm 1974 ḿnh mới quen được Mường Mán, đeo lon Trung Uư, Sư đoàn 1 Bộ binh đóng quân ở Dạ Lê. Ngồi với nhau ở quán cà phê trước cổng Hiển Nhơn, anh cho biết thời đó bị bạn bè gán cho danh hiệu “Thất T́nh Đại Hiệp” và tới bây chừ trong bốn chữ tai quái kia, anh mới vất bỏ được chữ đại hiệp thôi. Ít làm thơ, bỏ công sức để viết truyện ngắn, dài. Nhưng tuổi học tṛ hồn nhiên vẫn là thứ chất liệu anh luôn nặng ḷng, mang vào, đặt để trong một vài chương. Cuốn “Thương Nhớ Người Dưng” chẳng hạn.

Tuổi học tṛ, trong chừng mực nào đó, đă trở thành một ḍng sông mà theo cách luận chuyện của người Tây phương: Ta không thể tắm lại trên con nước đó, một và chỉ một mà thôi (định đề toán học). Vậy th́ cách duy nhất để “cứu bồ” ta hăy để ḷng hoài niệm về thứ lỡ bị soán đoạt, đánh mất. Hăy nhắm mắt, hít hơi sâu mà lặn, không sợ vọp bẻ, chẳng ke hà bá, chết bỏ bể bỏ. Đă có lắm thi nhân rộng mở từ tâm.

Cho tới giờ này chúng ta vẫn c̣n nghe đây đó trỗi lên những khúc “boléro”, tuyền nhạc vàng, đánh thức vào ḷng ḿnh một-chút-ǵ-để-nhớ. Ḿnh đọc trên trang Art2All vẫn luôn gặp khuôn mặt chung t́nh mang tên dễ nhớ Trần Dzạ Lữ:

“O như rứa làm răng tui tha được…
Sẽ no t́nh khi nghe được tiếng ANH…
Quê ngoài nớ tiếng mô, tê, răng, rứa
Có lạ chi cái ngọt rất đường phèn…”


Đồng ư quá đi chứ về thứ “mật ngọt chết ruồi kia”. Khôn phải v́ mền(h) ở xứ Thần Kinh rồi gân cổ lên bênh vực. Ngay cả người ở cách một chân đèo Hải Vân như nhà thơ Luân Hoán cũng mơ được phải ḷng một nàng Tôn Nữ. Cả ngàn lẻ một vị khác cũng rứa. Có vị (xin lỗi đă quên mất quư danh): “Em ơi giọng Huế có chi? Mà trong nắng đổ thềm th́ cơn mưa!”. Rứa đó, rứa mà toàn bộ mấy người anh của ḿnh chẳng có ôn mô lấy vợ Huế cả. Từng yêu thương ra rít, từng đèo chở nhau lên chùa Linh Mụ khắc ghi một dạ tương tư, từng làm một bụng bánh bèo rồi tay nắm tay leo đỉnh Ngự B́nh trước tṛn sau méo mà lập thệ. Một người nói: Anh yêu em, láo chết! Người kia đáp lễ: Em cũng rứa, láo hộc máu! Nước chảy đá ṃn, chừ th́ ngôn cách khác: Mi thấy không, người Bắc (9 nút) họ có chất giọng rất hợp với tân nhạc, nghe truyền cảm; c̣n người Nam mà ca cải lương th́ hết sẩy. Cả Bắc cả Nam đều dễ thương hết biết. Giọng Huế ḿnh ngay cả làm xướng ngôn viên đọc tin tức thôi, nghe nó làm sao ấy… Ḿnh nghe hai vị cùng cha cùng mạ phán mà sôi gan, tức ứa máu, nghe răng lạ quá, kiểu uống nước mà chẳng nhớ nguồn. Nhà mô có gần sông An Cựu mà chịu cảnh nắng đục mưa trong!

Nhị vị chẳng mặn mà ǵ với văn chương, nếu không ḿnh đă dí vào mắt đề nghị đọc thơ của Hoàng Xuân Sơn, thổn thức:

“Huế buồn chi Huế không vui
Huế o ở lại Huế tui đoạn đành
O đau sương khói một ḿnh
Tui đi ray rức Nội thành tái tê…
Huế chừ cách mấy triệu o
Mưa qua cửa Thượng chiều co bến Thừa.”


Ngay cả Bùi Giáng, xa cách mấy triệu o, mà cũng lậm:

“Em về có hỏi răng ri rứa
Nhắm mắt đưa chân có bận liều”.


Liều chuyện cả gan bước vô sân nhà o để bị chó nhà nàng chồm ra nhe răng nhọn sủa vang rân. May mà mạ của o kịp thời can ngăn: Không có răng mô mà sợ! Cứ làm tàng mà bước vô đây.

Nhớ lại thời ḿnh cộng tác với tạp chí Văn Học, nhà văn Nguyễn Mộng Giác có viết thư trao đổi: “Ngôn ngữ Huế cũng có cái đáng yêu, đáng trân trọng, nhưng lạm dụng nó có khi bạn bị giới hạn ở ranh giới địa phương, trong khi chuyện văn chương th́ nó luôn t́m cách bức phá để mang bạn tới một chân trời lớn rộng hơn”. Ḿnh làm thinh, chẳng hồi âm điều ḿnh nghĩ, ấy là trong một cuốn tiểu thuyết, khi bạn dùng Huế làm bối cảnh, th́ không khí, đối thoại xẩy ra ở trong thời điểm ấy phải dính líu tới ngôn ngữ vùng miền. Chẳng lẽ nhét vào miệng các nhân vật phải phát âm chuẩn mực giọng Hà Nội cổ tựa như giai đoạn của Tự Lực văn đoàn? Hoặc ngọt ngào kiểu Hồ Biểu Chánh, trơn tru kiểu Sơn Nam, chuẩn mực kiểu B́nh Nguyên Lộc, rắn mắt kiểu Lê Xuyên…

Chỉ là một ư nghĩ. Bản thân ḿnh cũng ít khi khai thác “mô tê răng rứa” dù hắn đủ sức để “mở mắt có bận liều”. Lại nhớ đến tạp chí Văn, gặp gỡ nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng bốn năm bận, cũng đôi phen trà dư tửu hậu để lan man về chuyện viết lách. Có lần anh nói: Đọc truyện bạn, tôi chợt nhận ra giữa tôi và bạn có điểm trùng hợp, đó là chả bao giờ dùng tới chữ Nàng, Chàng. Bạn có thấy không? Hai chữ ấy… nghe nó làm sao đấy! Ḿnh thưa: Sến quá, phải không anh?

Cũng chỉ là một quan niệm khác biệt của một vài cá nhân. Nàng và Chàng vẫn sống hùng sống mạnh sống vững chắc trong văn viết của số đông văn sĩ kiêm luôn thi sĩ. Ông Bùi Bảo Trúc từng thách đố Nguyễn Xuân Hoàng: Anh chê nó, anh không dùng nó, vậy th́ anh điền thế vào chữ ǵ? H́nh như đă không có cuộc đối thoại xảy ra. Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng là người chẳng thích lư sự. Ḿnh cũng thế. Anh có quyền cật vấn và tôi được quyền im lặng. Đừng răng ri rứa làm chi cho rách việc. Mỗi cá nhân phải nên có riêng cho họ một lối đi. Vấn đề đặt ra là lối đi ấy nên thoáng đăng, đừng bày binh bố trận những gai góc cạm bẫy hoả mù làm hại những người luôn tôn vinh vẻ đẹp do nghệ thuật mang tới. Và khi đă làm nghệ thuật, cơ bản là anh phải tŕ chí học hỏi, tự răn đe ḿnh.

Dù sao đi nữa th́ đă là người đọc, ḿnh phải biết mang ơn những người từng lạc hồn để đánh đổi chút phù vân, mang trao cho ḿnh phút bồi hồi hoặc rung động khi đọc thơ, văn của họ. Cảm ơn anh Hoàng Ngọc Tuấn, anh Mường Mán, anh Trần Dzạ Lữ, anh Hoàng Xuân Sơn. Với ḿnh Huế luôn mang đầy nét diễm ảo của vùng địa linh, nơi sinh ra lắm anh hùng hào kiệt trên “mặt trận” văn chương, dĩ nhiên là từ dạo ḿnh lớn khôn, khi chưa hiện hữu một cuộc bể dâu. Thưa em hải ngoại hiển thi? Để em hỏi Mạ chút ḷng c̣n nghi! Răng nghe buồn hiện đôi khi. Khóc ngoài biên ải trao chi đoạn trường!

Hồ Đ́nh Nghiêm
sau rằm Trung Thu, 2017


 

art2all.net