hồ đ́nh
nghiêm
Ở BÊN NI
Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Hàn Mặc Tử mở đầu bài
thơ bằng một dấu hỏi. Câu tiếp theo: Nh́n nắng hàng cau nắng mới lên.
Nh́n ngắm mà chẳng đưa ra một nhắc nhở: Lâu quá rồi bộ hổng nhớ ǵ sao.
Đi chi mà đi đoản hậu, tui ngồi đếm lịch đă bộn tháng ngày nơi a tề, mệt
lắm a lẫn!
Lâu rồi ḿnh không ghé thăm chị K. Một thứ thôn Vĩ tưởng tượng. Ḿnh măi
“gió theo lối gió, mây đường mây” Ḿnh ngồi bên con nước buồn thiu nỏ có
hoa bắp lay. Đập Đá và Cồn Hến nh́n không ra, t́nh ḿnh ai biết chẳng
mặn mà. Trẽn! Có người nói: “Nếu như chẳng có ḍng Hương, câu thơ xứ Huế
giữa đường đánh rơi”. Ui, nói chi thơ, kẻ sang sông thường phải chịu rơi
rụng lắm thứ ngặt nghèo hơn, ch́m lĩm, mất tăm, vô tung tích. Lên bờ,
đưa mạng không, say sóng, lảo đảo cơ hồ vừa nhậu “3 say vẫn chưa chai”.
“Sông Hương lắm chuyến đ̣ ngang, chờ em chị nhé đừng sang một ḿnh”. Em
mà nhằm nḥ ǵ, sao em cả gan cạo sửa thơ văn? Cái việc sang sông nọ chỉ
Anh mới đủ sức mơ mộng đi cùng, thoạt kỳ thuỷ anh hớn hở và hậu vận anh
hát buồn xo: Tôi đưa em sang ngang bằng xe hoa thay con đ̣… Rồi anh đặt
dấu hỏi với chữ nếu thậm hoành tráng. Nếu ngày xưa ḿnh đừng về thôn Vỹ,
ḿnh vô chơi trong nội thành, e cớ sự có khác đi, phải rứa không? Cuộc
đời mà thiếu vắng chữ “nếu” th́ có khác ǵ tô bún ḅ mà chẳng có ớt cay.
Nhạt hẳn hương mùi toé khói, đổ mồ hôi sôi nước mắt mới đích thị con dân
xứ Huế đó nạ. Noái không ngạ!
Ḿnh sang sông, chậm lụt, đúng với thành ngữ “ăn cỗ đi trước lội nước
theo sau”. Nhớ ngày ấy, anh Vơ Công Liêm ở Calgary dùng điện thoại viễn
liên để noái vô lỗ tai: Tui xin được số của ôn, mền là người Huế trước
lạ sau quen, tui sắp ra tập thơ, viết cho tui cái bạt, nhắm có ổn không?
Có chi mô mà không ổn hè, bèn cả gan nhận lời dù rằng cái anh người Huế
kia “áo ai trắng quá nh́n không ra”, dù rằng chưa hề đọc thấy thi ca của
“Huế mền”. Nôm na nỏ có hân hạnh để diện kiến dung nhan ḥng trông mặt
mà bắt h́nh dong. Nghe xổ giọng Huế là đă ba phần váng vất lung lay cảm
t́nh. Câu chuyện cứ thế mà đưa đẩy, xuôi chèo mát mái. Rồi đùng cái anh
cho biết một địa chỉ, rồi đoàng một phát ḿnh tới gơ cửa căn nhà ảo của
chị K.
Không chơi tṛ điện thoại rù ŕ, có nghĩa là chẳng nghe ngữ điệu bên kia
sóng truyền nhạt phai mấy phần vị ngọt sông Hương. Chỉ viết email,
thường rất ngắn, ngắn như khúc sông để đ̣ chở kịp một con trăng đúng với
hẹn thề. “Chị đọc N. đă từ lâu. Nói lạ cũng được mà quen cũng xong. Văn
của N. đúng là của riêng N. Siêng góp mặt với A2A cho vui nhé. K.”
Và như thế, hiểu ở nghĩa hẹp nhất ḿnh đă về chơi thôn Vĩ, dẫu muộn màng.
Lần sang sông ở vào thế kỷ trước, ḿnh lơ ngơ đi vào một hiệu sách của
người đồng hương, đứng săm soi cả giờ chỉ lựa mua được vỏn vẹn một cuốn:
“Món Ăn Nấu Lối Huế”, tác giả là Hoàng Thị Kim-Cúc. Nhà sách Khai Trí,
62 Lê Lợi Sài G̣n xuất bản ngày 27/8/1970. Sách dày 342 trang. Và dĩ
nhiên phải thanh toán bằng Gia kim: $ 9.80 thời giá năm 1980. Cô Kim Cúc
có dạy môn nữ công gia chánh ở trường trung học Đồng Khánh và nghe nói
các “em” rất thương cô. Bao quanh cô là những thêu dệt “đường kim mũi
chỉ” về địa danh Vỹ Dạ và khuất lấp sau tấm nhiễu đoạn là mối t́nh khúc
mắc cùng nhà thơ Hàn Mặc Tử. Ḿnh không học ở trường Đồng Khánh (v́ vụng
tu) cũng không là láng giềng Quốc Học (hữu nghị môi hở răng lạnh). Ḿnh
học ở nơi nghe vua chúa hơn: Quốc Tử Giám (Hàm Nghi, có anh tiểu học
Trần Quốc Toản đứng gần). Là con trai (mụ bà bắt lộn) nhưng ai cấm nó
lựa mua cuốn sách dạy nấu ăn? Cô Kim Cúc mà ra sách dạy cách thêu thùa e
ḿnh cũng tậu nốt cho đủ đầy Công Dung Ngôn Hạnh. Ḿnh đồ rằng khi chạy
qua tới bên ni, đàn ông con trai tuồng như ai nấy đều “ba đảm đang” cả.
Anh nào có máu khôi hài th́ điền vào ô nghề nghiệp: Nội trợ. Có máu giễu
th́ ngôn: Dạ thưa em làm ô-xin.
Mua sách về nghiền ngẫm, ốt dột để thưa thốt: Đó là thứ bí kíp vơ công
thậm khó khổ luyện. Rắc rối, nhiêu khê, lắm công đoạn và cay nghiệt hơn
cả, ở bên này sông thắp đuốc t́m không ra những nguyên vật liệu dường
như chỉ mọc lên ở… thôn Vỹ. Bù trất. Ngồi trên giếng mà khát nước! Ngay
cả con tôm, miếng thịt heo ở chốn này nó… làm sao ấy. Nó lạnh tanh, nó ơ
hờ. Không trêu ngươi, đă thèm, ngó bắt chán!
Cho hay khi lỡ lậm tinh thần địa phương th́ người ta dễ chín bỏ làm mười.
Động dao động thớt một hồi, cà khịa thần hoả bắt tay ông Táo xong, hạ
lửa riu riu đậy nắp lại rồi xoa hai tay: Kệ, ăn cho đỡ nhớ, chỉ rứa thôi.
Quân tử ăn không cần no, đừng mắng quân tử: Thực bất tri kỳ vị! Ăn xong,
không kịp xỉa răng, nhỏ nhẹ thưa rằng: Dạ thưa cô tài nghệ em chỉ có
chừng đó hoả hầu, cô nên khích lệ em: Tṛ rứa là đă giỏi, may chưa bị
xôi hỏng bỏng không, khét khê đáy nồi cục vắt thành ḥn, nhăo nhét sượng
sần nhất nghệ tinh mà chẳng nhất thân vinh.
Ḿnh dài ḍng chuyện này để nhằm bắt quàng qua chuyện viết lách: Cũng
một áng văn một bài viết, có người khen hay kẻ chê dở. Lập luận: Bá tánh
bá bao tử, mỗi người giữ riêng cho mồm miệng ḿnh một khẩu vị. Sẽ đáng
đặt dấu hỏi chừng nào trông thấy một ông Việt kiều lặn lội đường xa về
thăm nhà để sớm tối đi ăn Pizza, gà Kentucky, Hamburger, khoai tây chiên
mí lị Hot dog. Thiệt dại ngỗ! Bánh khoái mô, cơm hến mô, bánh cuốn thịt
nướng mô, bèo nậm bột lọc mô… Răng không ngồi bệt xuống mà xơi, mà đớp,
mà dộng cho tức cành hông, cho bỏ những ngày cơ cực! Thiệt chán cái mớ
đời! Xa quê hương mà chẳng nhớ mẹ hiền ǵ sất!
Nhà chị K. thường không khoá cổng, ḿnh từng đột nhập đôi phen. Chị sẽ
rộng ḷng chứa chấp cái thằng ưa đi bụi đời thầm lặng ghé trốn gió mưa.
Hắn sẽ về, không bữa tê th́ bữa nhiếp. Chó có chồm ra sủa th́ chị sẽ
trấn an: Không có răng mô mà sợ! Hoặc: Ngó lởm chởm hai hàm nhọn hoắc
nhưng hắn không cắn mô. “Người về có nhớ ta chăng? Ta về ta nhớ hàm răng
ḿnh cười”. Lạy Chúa, thơ ấy nghe cũng hơi lạ nhỉ! Lom lom ḍm đối tượng
mà chỉ tâm đắc có mỗi một hàm răng nơi dung mạo hoa nhường nguyệt thẹn
kia. Chị Hằng nghe thơ ấy e trốn sau đám mây đen dầy nặng cũng vừa. Thua
xa đối thoại của hai kẻ phàm phu tục tử: - Khi được ngồi đối diện với
một cô trẻ đẹp, cái ǵ nơi người cô ấy khiến anh chú ư nhất? - Ồ, cái
tôi chú ư nhất là xem thử có mặt bà xă tôi có đứng gần đó không!
Hôm qua ḿnh tạt ngang nhà chị K. Lâu hung rồi, ngờ ngợ thấy tên ḿnh
treo lên với một chút vàng phai, một chút rêu xanh, một chút mốc meo,
một chút le lói, một chút hổ thẹn. Nhiên hương. Ồ, lại thêm một sự “thày
lay”, chị ấy cách biệt vạn dặm sơn khê không quen biết, không bảo ban,
không bắn tiếng. Nhà thơ Luân Hoán điện thoại: Có hứng thú th́ nhờ bạn
viết một bài cho vui. Vui thôi mà, và ḿnh đă viết với trên 75 phần trăm
tưởng tượng. Sản phẩm nào mà chẳng h́nh thành qua tưởng tượng! Ai nên
khôn mà chẳng dại một đôi lần! Ḿnh tự hỏi không biết chị Đ.T có dùng nó
để in vào sách? Sách sẽ tŕnh làng ở nhà hàng Quỳnh Hương, 133 Nguyễn
Sinh Cung, Vỹ Dạ, Huế. (Nữa, lại Vỹ Dạ!) Chưa qua Đập Đá, đường Phạm Ngũ
Lăo có anh Bửu Ư, xuôi về thôn Vỹ có nhà anh Bửu Chỉ là hai địa chỉ mà
năm 1978 mạt pháp nghi hoặc ḿnh vẫn đạp xe ghé thăm trước cuộc hải hành
một đi không trở lại. Mấp mé bên vũng nước tù đày của Đập Đá là “cơ sở”
của ôn Nguyễn Đắc Xuân. Tiếng tăm ôn nớ danh trấn giang hồ ra sao th́ ai
cũng tường, kể ra làm chi cho tốn giấy! Mới đây cộng đồng mạng cũng như
facebook vừa đổi danh xưng của ôn, thay v́ gọi là nhà Huế học như đă, họ
kêu đích danh: Nhà Huyết học! Chao ôi, khi nghe tin Paris vừa bị khủng
bố, ḷng ôn nớ có gợn sóng lăn tăn? Tay dơ th́ lấy nước mà rửa, nước dơ
th́ lấy ǵ để kỳ cọ đây? Duy Tân nói câu nghe chạnh ḷng hậu bối. Hậu
bối v́ ở chẳng đặng với ám tối nên mang thân lưu đày biệt xứ. Trên chân
đi quàng xiên hậu bối dường vẫn nhớ hoài câu nói của Charlie Chaplin:
“Tôi luôn ưa thích được đi trong mưa, bởi khi ấy người ta sẽ không nh́n
ra những giọt nước mắt tôi tuôn chảy”. Một người luôn nén thương đau để
mang thân làm tṛ cười cho thiên hạ, người ấy nói tới nước mắt th́ buộc
ta phải xiêu hồn lạc vía để son sắc đắm tin.
Chạy mất dép là chữ chị Đ.T dùng trong email cuối cùng gửi ḿnh. Huế mền
Vơ Công Liêm th́ lặn mất tiêu sau “sự cố” lời bạt trong tập thơ kia. Có
phải do bởi chữ “nếu” cay nghiệt vừa hiện ra? Nếu ngày đó ḿnh đừng quen
nhau th́ ngày nay có đâu sinh chuyện. Bukowski nói: “You have to die a
few times before you can really live”. Tất thảy những vấn nạn ấy xin bạn
hăy xem, đơn giản là một cơn mưa phùn. Không có mưa, sự khô hạn kia là
thứ h́nh phạt đầy khắc nghiệt. Lại nhớ lời một triết gia, rất khó tiêu
hoá: Khi có tên nào cướp mất vợ bạn, không có sự trả thù nào độc ác hơn
là hăy để nó giữ lấy bà ấy”. Đùa nghịch quá đáng, phải vậy không?
Ở bên ni, tháng 11 có những hôm mưa tuôn buốt giá, thứ mưa mà Huế cũng
phải gạt lệ thua buồn. Nhớ thôn Vỹ tưởng tượng nơi căn nhà chị K. lâu
rồi không về chơi, để đến khi về lại trao gửi chút vui buồn lẫn lộn.
Khẩu vị của mỗi người hẳn sẽ khác biệt khi gặm nhấm lấy, ḿnh th́ luôn
yêu vô hạn bốn câu thơ của Bùi Giáng:
“Giờ đứng lại là bây giờ rất lạ
là bao giờ từ buổi lạc tin hoa
nhầm bóng nguyệt là sầu đau khôn tả
phút trùng lai là ngó vội nhau và…”
Ở bên nớ chị K. có chi lạ không? Nắng hàng cau vẫn nắng mới lên? Xin chị
nhớ cho kẻ hèn này vẫn luôn tưởng tới chị. H́nh dung một tà áo trắng
nh́n không ra, đầy hư ảo. Và hắn tin, hẳn chị cũng đồng ư điều này: Vẻ
đẹp vẫn c̣n đó khi chúng ta chẳng tài nào tiếp cận, thủ đắc. Giữa đôi
đàng là một ḍng sông mê muội trải bóng trăng vàng. Phải không chị K.
thân yêu? Xin yên hàn chẳng để mưa tháng mười một tạt ướt. Cali h́nh như
mưa không chịu về? Mùa này Huế nghe ngói ướt như chuột lột trời sầu đất
thảm. Thần Kinh, thần kinh! Vùng đất sao nghe nhức đầu vô hạn. Ṿng kim
cô sẽ tháo đi chừng nào lời thơ Quang Dũng biến thành hiện thực:
“Bao giờ tôi gặp em lần nữa
ngày ấy thanh b́nh chắc nở hoa”.
Hồ Đ́nh Nghiêm
art2all.net
|