hồ đ́nh
nghiêm
TH̀ THẦM THÁNG TƯ
Tôi quen chị đă mấy năm? Không nhớ rơ.
Tôi đọc những ǵ chị viết, đă bao lần?
Làm sao đếm xong những nắng, mưa?
Người ta bảo: “Vắng mợ chợ vẫn đông”, lắm người đồng t́nh nhưng tôi măi
cho điều ấy có chút ǵ không ổn. Bởi chữ vắng, cái khiếm khuyết nọ vốn
bày ra một khoảng trống. Dù ǵ sự tṛn đầy nghe vẫn an tâm. Có mợ th́
chợ sầm uất. Sửa vậy có ǵ sai?
Tôi thường ghé thăm chị ấy, dù bước vào một vuông sân ảo. Tôi đă lắm
phen cất lên tiếng chào. Có lời thăm hỏi, chị đón nhận. Có lời bông lơn,
chị bỏ ngoài tai. Chị hiểu và thông cảm sự “thêm mắm dặm muối” của hắn
ta. Hắn quả là một đầu bếp vụng, tuỳ tiện việc pha chế vào cái thực đơn
vốn đ̣i hỏi chân chất một ḷng thành.
Chị dùng chữ th́ thầm, làm ngăn làm hộc để gom thơ vào trong ấy. Kéo ra,
nghe đủ cung bậc của tiếng ḷng xao động qua con chữ cô đọng đi hết bao
thăng trầm.
Văn khác thơ ở chỗ không thể thầm th́? Chẳng đúng như rứa mô! Ai răng
tôi không biết chứ với người mang tên Đặng Lệ Khánh, tôi xem đó là tiếng
thở dài. Nhẹ, kín đáo. Khơi dậy một nỗi buồn đồng thời cố nuốt xuống
tiếng than van.
Tôi mang chữ th́ thầm ra dùng tựa là vay mượn từ chị. Và tháng Tư, biết
nói sao cho cùng tận về tháng khởi đầu mùa Xuân nọ? Nghe tới Xuân ta
nghĩ ngay tới h́nh ảnh cây cỏ hoa lá rùng ḿnh nẩy mầm trút bỏ hàn khí.
Một sự thức giấc vươn vai qua giấc ngủ đông. Vui thú, hồi sinh, mới mẻ,
chan hoà màu nắng vàng, hy vọng… Nhưng tháng Tư, nói ǵ xa xôi và dài
ḍng, chính phủ Canada vừa đồng thuận: “Tháng ấy đánh dấu niềm đau
thương khó phôi pha của cộng đồng người Việt”. Canada, nơi chốn tôi định
cư, trước sau vẫn là “người hơi bị tử tế”.
Vết thương dường như chưa thành sẹo, hằng năm cứ đến thời điểm này ta
lại phải đọc những nỗi muộn phiền nhắc tới cơn băng giá chưa tan, hoa ủ
dột trong vườn lộng gió chướng. “Vắng mợ chợ vẫn đông lời kinh khổ”.
Tôi ghé thăm chị hôm qua, chị vắng nhà nhưng treo ở cửa một “Cây Vĩ Cầm”
và chính nó, khiến hôm nay tôi lại vào bếp, cố gia giảm hương liệu để
xào nấu một món gọi tên là Cảm Hoài. Trong vô vàn những bài viết về
tháng Tư, ít khi tôi đọc phải một đoản văn cảm động như thế. Chỉ thuật
lại một kỷ niệm, rất đỗi nhẹ nhàng, rất tinh tế, rất cô đọng. Thiếu hẳn
thất thoát, gào la, bi thương, cùng khổ, chia ĺa thông tục. Ngược lại
có đủ nụ cười, có hát ḥ, có đàn ca và trên hết là mênh mông một t́nh
người. Thứ hành trang khẩn thiết, lớn lao làm lực đẩy quan trọng khi
khởi sự đặt chân ra ngoài cảnh giới lạ.
Bạn đồng hành với cây đàn ân t́nh kia là “Bốn Mươi Năm, Dễ Sợ Chưa Tề?”
có kèm gửi theo những tư liệu quư. Mấy-mươi-năm-dễ-sợ-chưa-tề tôi mới
được xem ảnh gia đ́nh chị có chú thích tháng 7, 1975. Cho tôi dại khờ
làm một phép toán: 1980 trừ 1975, số thành là 5. Chỉ khác biệt ngần ấy
năm, tôi lẻo đẻo theo sau, cơi viết giữa hai người quả có hố sâu. Nếu
chị ở lại, chung ghe cùng tôi vượt biển tới Hong Kong chắc ḷng chị
chẳng “êm ả” dường ấy. Tôi giống chị ở chỗ, không thích nói tới những
đau thương nhưng xui xẻo cho tôi, ấy là muốn giữ cho trang văn một nụ
cười e bất khả. Có khi tôi đâm ra ganh tị, có khi tôi xem đó là “tiền
lời” dắt lưng đi cho hết cuộc lữ. Cũng dễ hiểu, chúng ta buộc phải khác
nhau để yêu lấy thứ mà ḿnh không có. Vấn đề là: Tôi yêu nụ cười của chị,
vậy chị có thương cho giọt nước mắt tôi?
Người viết Đặng Lệ Khánh có chú thích, buồn làm ḿnh thêm oải, sao ḿnh
không viết tới nụ cười? Điều ấy thật đáng xiển dương, nhưng chị đâu biết,
khi đọc xong “Cây Vĩ Cầm”, thú thật ḷng tôi đang thổn thức.. Tôi chẳng
biết nói ǵ, “khi vui muốn khóc buồn tênh lại cười”, hèn chi một vài tác
giả đă cẩn thận in trang đầu cuốn truyện: “Mọi trùng hợp hoặc gây ngộ
nhận là ngoài ư muốn của người viết nên”.
Lâu không ghé thăm chị, được chị đăi cho món ngon-chưa-tề. Biết nói làm
răng cho hết đây. Xin chép tặng chị bốn câu thơ cuối trong bài “Bên Này”
của thi sĩ Bùi Giáng, để “ăn” với những giăi bày trên:
Em có khóc? Ta xin em đừng khóc
Em nh́n ta? Lệ chảy có vui ǵ
Trang phượng mở giữa nguồn em hăy đọc
Nước xuôi ḍng ngàn thu hận tan đi.
Hẹn khi nào ḷng nhú mầm hoan lạc lại vui chân tá túc nhà chị dăm hôm.
“Người ở lại ta về ngả sáu, nh́n cuộc đời qua mấy nẻo chia phôi…”
Hồ Đ́nh Nghiêm
16 tháng Tư, hai ngàn 16.
art2all.net
|