Hồ Đ́nh Nghiêm

 

XUÂN VÀNG BÊN NÚI

 

 


         
Tôi dốt Hán Nôm. Muốn giỏi th́ cứ hiểu lầm nghĩ sai đôi phen tự khắc sẽ có người thiện tâm chỉ bày. Làm kẻ sáng tác, lắm khi sự quàng xiên nọ đẻ ra những chữ mới, khác với cách hiểu người thường. Có nên chăng?

Nguyệt Mai, tôi gọi chị ấy là Trăng B́nh Minh. Luân Hoán, tôi kêu bằng Kẻ Chuyển Đổi Chuyện Luân Hồi. Hoàng Xuân Sơn, tôi nghĩ về Xuân Vàng Bên Núi.

Nếu các anh chị ấy phật ḷng, hăy cho tôi nguỵ biện, so ra nghe dễ thương hơn Hoài Điệp Tử mà hiểu là Nhớ Bướm Rồi Chết. Tôi nghĩ là các anh chị bị điểm danh chẳng lấy đó làm điều, bởi v́ những người làm thơ, họ vốn mang một cơi ḷng nhân hậu. Giả thử khó lọt tai, bất quá họ chỉ mắng: Cái thằng thiệt dễ ghét!

Khi tôi c̣n bé con, luôn được các chị các cô các d́ các mợ các thím các bà hàng xóm luôn tay bế bồng. Quư vị nữ lưu kia không là nhà thơ nhưng họ sớm quở: Ui, cái mặt ngó dễ ghét chưa tề, muốn thơm quá! Có bà nh́n mặt mà bắt h́nh dong, cả gan làm thầy bói: Thằng ni tay chân cứ vung vẫy như ri đây e lớn lên ưa động thủ viết chuyện tào lao mua vui chẳng được nửa trống canh. Bà đoán ṃ kia phát ngôn nghe dễ thương hết biết. Giờ nghĩ lại ḷng luống những ngậm ngùi.

Đi lạc hồn như thể nhặt ư thơ bỗng nghe sau lưng đường đột bắn tới một thanh âm: Ủa, thằng tê, chơ mi đi mô mà lạc tới chỗ ni? Nghe, nhắm mắt cũng biết là gặp người đồng hương Huế mềnh. Cái vùng đất vang danh thiên hạ qua hai “đặc sản”: Ăn cay và mưa thúi (thối) đất. Người có bản lănh nhất, đủ tư cách nhất để bàn tới khí hậu đất thần kinh là vua Tự Đức, minh quân dụng bút:

“tứ thời giai hữu hạ, nhất vũ tiện thành đông”.

Đứa dốt Hán Nôm xin mạn phép chú giải: Hè suốt bốn mùa, chỉ một cơn mưa cũng đủ khiến ra đông. Mưa sụt sùi mưa tơi bời mưa lê thê mưa dầm dề và để t́m nhặt chút hơi ấm, không ǵ thích hợp bằng mọi thức ăn đều trộn thật nhiều ớt. Tôi vẫn hàm hồ cho rằng những người sinh trưởng ở vùng nắng nôi hạn hán, tấm ḷng họ bị ngoại cảnh tác hại đến khô khốc. Ngược lại, khi kẻ đó bị mưa Huế giam chân trong nhà từ sáng đến tối, từ ngày nọ qua ngày kia, hẳn người đó phát sanh tạp niệm để vui vầy cùng giấy bút. Ḷng úng thuỷ và trang giấy chừng mềm ra bởi heo may, cầm ḷng không đậu ghi ít hàng kiểu nước đến chân e nên nhảy sớm.

Ê, đi mô đó? Chốn lạ có mưa nhưng mưa rất hiền. Trái ớt hải ngoại cắn cũng không xuưt xoa đổ lửa. Vị giác đă thay hay mồm miệng măi khư khư rằng tô bún quê nhà ngon gấp vạn lần chốn đây. Hôm ấy mùa thu và giữa trận mưa thật mịn hạt tôi gặp “nhất vũ tiện thành xuân”. Nhà thơ Xuân Vàng Bên Núi. Tuy khác thế hệ, cách biệt tuổi tác nhưng chúng tôi đă “hữu xạ tự nhiên hương” từ buổi cùng dạo chơi trên Văn Học, Làng Văn… năm 1980, cùng bới t́m ra được tấm căn cước sông Hương núi Ngự của nhau và cùng định cư ở chốn “tứ thời giai hữu đông”. Không pourquoi chẳng parce que ǵ cho rách việc, phải lôi kéo nhau tới quán Cố Đô tức th́ tức lệnh mượn “tô bún làm đầu câu chuyện”. Chuyện rằng:

“lâu lắm không hề nghe thổ âm
răng, rứa, chừ, mô cũng lạ dần
giọng treo trên núi hồn xiêu lạc
giọng bỏ về nơi chốn tị trần”.


Muốn leo lên núi, muốn về chốn tị trần tiên khởi phải sang sông:

“em qua tới bợt em ngồi
tới bờ em đứng khóc mùi mẫn em”

“thôi đừng tắm sông nữa em à
sợ chiều se lạnh nước ṃn da
sợ trăng ngă xuống thềm rêu mục
sợ cả đêm hoang gió thổi nhà”.


Lạc, khóc, sợ, lạnh, ṃn, ngă, hoang, thổi… Những từ ngữ ấy chừng vận vào người nhà thơ. Gầy, trán cao, đi co ro, mang kính cận hoặc viễn? Giọng nói nhỏ nhẹ, vừa đủ nghe, kín tiếng nhưng có ngờ vực không, tiếng hát của Hoàng Xuân Sơn khi cần tỏ bày, đă trút xuống ḷng người nghe những lượng sóng đầy nội lực, chất ngất, truyền cảm.

“đời không khoá một linh hồn để ngơ
miệng quỳnh thơm xin cứ nhả hương vào”.


Th́ bởi vậy. Cứ mê muội nhả hương, cứ “ruột để ngoài da”, hồn nhiên trao linh hồn vào thế giới “lập thân tối hạ thị văn chương” mà cợt đùa. Vơ Đ́nh, nhà văn và hoạ sĩ khi chưa mất, đă xem thơ họ Hoàng bộc lộ ra lắm thứ “da diết dễ sợ”.

“có một đôi khi đời khoá trái
làm sao nhốt được cơi mây ngoài
như nắng chứa chan ḷng mới gội
chép được ǵ giấc mộng vừa trôi?”.


Thử hoán đổi ra giấc mơ khác:

trôi vừa mộng
giấc ǵ
được chép.
gội mới ḷng
chan chứa nắng
như ngoài…


Đảo ngữ hoặc sắp đặt là biệt tài của tay trái mang tên Sử Mặc. Song hành cùng Hoàng Xuân Sơn nhưng Sử Mặc chưa tiện in thơ trong khi bên tay phải đă gom bao giấc mộng tựu thành ra “Viễn Phố” (1988).

“thêm mười năm nữa không câu thúc
đời đă lây chưa cái nợ nần
kẻ đến người đi dần thưa thớt
tóc dài treo một sợi ngh́n cân”.


Thậm nguy nan. Rất căng thẳng. Bởi người hiểu được một t́nh huống “bất khả tư ngh́”, nhức nhối dễ sợ:

“ch́m sao vội đắm muôn ngh́n khúc kể
chiếc thuyền con và tuổi nhỏ không về”.


Quen được nhà thơ Hoàng Xuân Sơn, theo dơi chân đi của anh, tôi cám ơn khung cảnh xuân vàng bên núi bởi tôi chưa nh́n ra vẻ bi luỵ có trong ḷng anh. Viết xuống những bất toàn, bao đổ vỡ nhưng lời thơ tuyệt không mang cảnh sắc rát bỏng cọ xát của niềm tuyệt vọng. Trong vô bờ c̣n nghe ra khúc hoan ca dấu mặt đâu đó, hồi vọng một tiếng sóng, xô lại chỉ chút thở than.

“bước chân phiêu lăng c̣n trên phố
buổi chiều tà có mắt ai trong
bàn tay năm tháng mềm như lụa
ngồi đây thương nhớ cũng tang bồng”.


Nhẹ nhàng quá, tựa một cơn mưa phùn chỉ gội vừa ướt đám lá xanh. Lục biếc nhờ nước vuốt ve, con đường phiêu lăng tự dưng đẹp trong mắt ai kia, lụa là.

Tôi dốt Hán Nôm, dốt luôn cả việc diễn thơ. Mọi thứ hẳn phải có căn cơ tác thành. Bảo rằng tự tử là chết ở chùa, điện tử là chết ở do điện giật, nguyên tử là chết toàn thây mà chết do bị chặt chém là thái tử th́ rơ là làm tṛ cười cho thiên hạ. Thơ Hoàng Xuân Sơn hay, chỉ do ở cảm nhận chứ không nói được tṛn lời. Hán Nôm gọi là: Lọ phải ngôn! Hoặc theo cách của Nguyễn Tất Nhiên: Nói năng chi cũng thừa. Một người thiếu nữ đẹp, theo tôi, hoàn toàn chẳng vin vô mắt bồ câu môi trái tim mũi dọc dừa da trắng như trứng gà bóc thậm cắc cớ và sến khủng. Đẹp là đẹp, biết thế thôi, sa đà vào lănh vực beauté không khéo mà làm hại vẻ diễm kiều của đối tượng. “Em là con gái trời bắt xấu!” Chưa chắc đâu nghen. “Nếu biết rằng em đă có chồng”, em ơi đừng tưởng vậy là xong! Không trời ơi đất hỡi ǵ cả.

Tôi có học ở trường Mỹ Thuật, đứng trước một bức tranh đẹp, tôi chẳng thể sử dụng kiến thức thu nhập qua sách vở: Bố cục vững chải, luật phối cảnh hoàn chỉnh, sắc độ ánh sáng bóng tối điêu luyện, cơ thể học không sai lệch. Picasso bảo: “Nghệ thuật là cả một sự lừa dối”. Nếu vậy, hăy để trái tim bạn được thổn thức, bởi sự thật luôn trần trụi xấu xa. Những nhà thơ thành danh, nghĩ mà xem, chữ họ dùng quả là ma mị lừa dối chúng ta để dẫn tới một khung cảnh hoang đường. Cái đẹp khi ấy thoát khỏi, vượt lên trên những định nghĩa thông tục.

Rồi đến một ngày, thứ hạn kỳ buộc phải xẩy ra, nhà thơ Hoàng Xuân Sơn mang tôi về đối mặt với bức tranh hiện thực diễn giữa một đêm trời trở: Ra mắt thi tập “Huế Buồn Chi”. Buổi ấy chưa xuất hiện chữ hoành tráng như sau này, nôm na để nh́n nhận là cơ man những khăn áo lụa là vào ra choáng chật cả hội trường. Montréal vui chi mà người đi như trẩy hội? V́ yêu Huế hay tỏ ḷng mến chuộng Xuân Vàng Bên Núi?

In vào những trang cuối tập Huế Buồn Chi là cái bạt tôi góp chút t́nh huynh đệ, thưa thốt rằng: “… thơ họ Hoàng không chỉ loanh quanh ở thổ ngơi núi Ngự sông Hương mà tấc ḷng man mác kia sẽ đi xuyên qua đèo Hải Vân để xuôi Nam hoặc vượt sang cầu Hiền Lương mà ngược Bắc. Nó không là “văn chương miền Trung” mà nó phải là cái ǵ hơn thế”. Nó định h́nh từ Bắc Mỹ và dần dà đi lan ra những châu lục khác. Nó là một tà áo dài mà ở đâu có con gái Việt, ở đó màu áo lụa vàng được khoác thân, rung động bay trên những lộ tŕnh xa xứ, lạnh vô bờ. Và ấm vô ngần.
Đẹp quá một bố cục tṛn đầy tính nhân văn:

“phẫn nộ nhiều khi cũng rợn buồn
ḷng người mây đục chốn tà dương
đau ở bụi bờ trăng non mọc
một chút sắc cầm một chút hương”.


Tôi dốt Hán Nôm nhưng tôi có thể hiểu ra những chữ, ví như “viết cần tri kỷ, yêu cần tri âm”. Hoặc “đồng sàng dị mộng”. Hay bốn chữ ưa nằm cuối thư đại loại như “Thư bất tận ngôn”. Những từ trên có thể áp đặt vào tôi khi lỡ cà kê về nhà thơ Hoàng Xuân Sơn. Ngạn ngữ của người Nga có câu chính xác: “Đă gọi là thị hiếu th́ không thể bàn căi”. Thị hiếu của tôi khi đọc thơ Hoàng Xuân Sơn là tôi nh́n ra đủ đầy thứ sắc màu khó lẩn của Xuân Vàng Bên Núi. Xuân ở đây mang mang sắc trắng lạnh của tuyết, một đốm vàng rơi xuống, trời đất ơi, nghe ấm áp dễ sợ! Ấm tới chạnh ḷng.

một tiếng hát một câu thơ một giọng kể
rụng bên đường ba đoạn mộng hàm oan
giăng bủa đứng vọng triền sâu lời minh giải
ḱa hoàng hoa vây bóng núi cô đơn.


Hồ Đ́nh Nghiêm
2016, năm cùng tháng tận.
 


Những tác phẩm đă in của Hoàng Xuân Sơn:
- Viễn Phố. (thơ) Việt Chiến xuất bản 1989
- Huế Buồn Chi. (thơ) tác giả ấn hành 1993
- Lục Bát Hoàng Xuân Sơn (thơ) Thư Ấn Quán 2004
- Cũng Cần Có Nhau (phóng bút) Nhân Ảnh 2013
- Thơ Quỳnh. Thi tập dạng điện tử 2016.


 

trang hồ đ́nh nghiêm

art2all.net