Huyền Tôn Nữ Huệ-Tâm

 

Được ôm mạ, ru mạ ngủ hôm mồng 9 tháng giêng Giáp Ngọ
 
PHÚT GIÂY HẠNH PHÚC ...


          Có lẽ đến lúc chống gậy, tôi vẫn nhớ ngày mồng 9 tháng giêng Giáp Ngọ (8.2.2014). Ngày đó tôi về Huế thăm mạ già 94 tuổi, nhờ vậy tôi đă có được phút giây hạnh phúc nhất trên đời. Hôm ấy, trời Huế đẹp quá, nắng dịu dàng rơi trên hàng cây cảnh trước hiên nhà để lại những vệt sáng vàng mơ óng ánh. Trong lúc đợi người nhà ra mở cửa tôi lặng ngắm khu vườn rộng răi ba mạ tôi đă vất vả dựng lên. Lan man tôi nhớ rất nhiều: nhớ mạ…và ba tôi, nhớ câu chuyện t́nh lăng mạn y như trong tiểu thuyết của hai người.

 

Chuyện t́nh Ba Mạ tôi

Ngày c̣n trẻ mạ tôi hay kể chuyện t́nh yêu của ba mạ cho tôi nghe. H́nh như chỉ một ḿnh tôi có diễm phúc đó, có lẽ do tôi là con cả, hay gần gũi hỏi han mạ chăng?

Mạ kể rằng: Nhà ông nội tôi có sáu con trai mà chỉ một cô con gái ḍng chính và một cô ḍng thứ (không kể những người đă mất). C̣n nhà ông ngoại có bốn con gái lại không có con trai. Ông nội và ông ngoại là bạn của nhau. Nghe đâu, một hôm ông nội nói với ông ngoại rằng: “Yên (*) có nhiều con gái, gả cho con trai tui đi!”. Ông ngoại trả lời: “Yên cứ nói mấy cháu đến nhà tui, thấy đứa nào ưng ư th́ chấm, tui gả liền!”.

Người đến nhà ông ngoại là ba tôi. Lúc bấy giờ, mạ tôi đang ngồi thêu con thỏ trên tấm vải. Mạ tôi có tay nghề thêu rất giỏi và nấu ăn có hạng. Ba tôi ưng ư mạ nên hàng ngày “vác” cây kèn ac-mô-ni-ca đến trước sân nhà thổi để “cua” mạ tôi. Mạ tôi khó chịu ra mặt v́ bà cho rằng: “Yên nớ nhỏ tuổi hơn tao mà dám trèo cao!”. Mạ thể hiện thái độ bất b́nh bằng hành động cứng rắn mà xưa như trái đất : xịt chó ra… đuổi! Nghe đến đó, tôi bật cười, hỏi mạ:

-Mạ không sợ ba bị chó cắn hả? Hay là con chó đó không biết cắn người? Ai dè ba tôi đang ngồi ở nhà trên nghe được trả lời:

-Cắn chi nổi, ba trèo lên ngọn cây trước nhà trốn! Mạ tôi trêu:

-Chà, ai ngờ ba mi “lanh mưu” ghê hỉ! Con chưa biết hồi trẻ ba con hay trốn nhà đi chơi bằng cách trèo lên cây để ra khỏi nhà à!

Hai ôn mệ chọc nhau cười h́ h́.

Ba tôi vốn là một tay leo trèo nổi danh. Ngày c̣n làm trong Đại Nội, biết ba leo cây rất giỏi nên họ thường nhờ ba tôi hái nhỡn cao tít trên ngọn cây và trả công bằng mấy lồng nhỡn(**) trái to bằng ngón chân cái. Nhỡn trong Đại Nội ngon có tiếng, mạ tôi rất thích.

Mạ bảo ba tôi “lanh mưu” (nói lái thành “lưu manh”) v́ ba tôi rất mưu mẹo. Hôm sau, để thu phục “chú cẩu dữ dằn” ba đem theo đồ ăn cho chó - một miếng thịt nướng thơm phức. Dại ǵ không ăn nên chú chó nhà ta chẳng sủa th́ chớ lại c̣n thân thiện với ba tôi nữa! Hết sợ!

Theo cái đà của câu nói dân gian: “Đầu ngoài sân sau lần vô bếp”, dần dà, ba tôi vào được sân nhà lúc nào không hay. Từ từ, ba tôi đến pḥng khách và làm rể nhà ông bà ngoại. Có lẽ mạ tôi mê tiếng kèn ac-mô-ni-ca của ba tôi chăng? Tôi cũng không biết nữa, nhưng khi tôi lớn lên, khoảng 4 hay 5 tuổi, tôi thường thấy ba tôi thổi ac-mô-ni-ca bên cây khế trước hiên nhà. Lúc ấy, dầu bận công việc ǵ mạ tôi cũng bỏ đó, chạy ra, im lặng đứng nghe say mê. Dĩ nhiên là có tôi bên cạnh mạ. Trên cây khế có con chim sáo biết nói đang hót theo và dưới chân ba tôi có con chó Tô Tô lim dim đôi mắt như một nhà hiền triết đang chiêm nghiệm việc đời!

“Cặp đôi hoàn hảo” đó thực ra có chút so le: Mạ tôi hơn ba đến 9 tuổi! Ba tôi thời trai trẻ đẹp trai vô cùng lại con nhà danh giá! Thực là một chuyện t́nh yêu lăng mạn như trong mơ, trong mộng hay trong tiểu thuyết. Tôi vẫn hay cḥng ghẹo mạ khi mạ vui:

-Mạ ơi, mạ ưng ba v́ ba con đẹp trai hay là ba thổi kèn số một hở mạ?

Mạ không trả lời, nói lảng:

-Con ni nói bà xàm không hè! Đi ra phơi áo quần đi tề, nắng chói chang rồi!

Tôi cười thiệt to, nhảy chân sáo ra vườn. C̣n ba th́ chẳng nói chẳng rằng, đem cây kèn ac-mô-ni-ca ra gốc khế thổi. Ba mạ có nuôi được con sáo biết nói tiếng người. Nó đang đậu ở trên cây hót theo điệu nhạc du dương. Mỗi khi ba tôi đi làm về, nó nhảy nhót nói: “Ba về, ba về!”. Mạ tôi nghe vậy mừng lắm cho nó mấy miếng mỡ heo sống, xắt hột lựu, nó mổ ăn lia lịa. Nó rất khôn. Khi bạn tôi tới chơi, có mấy đứa giả đ̣ nhéo, ngắt tôi. Đùa thôi, nhưng con sáo nhảy vô mổ cho tụi nó mấy cái đau điếng làm bọn nó thất kinh.

 

Ba Mạ tôi - lúc tôi một tuổi rưỡi

Chuyện t́nh ba mạ đang nồng nàn như vậy th́ ba tôi đành đoạn về trời để mạ tôi ở lại thế gian với bốn đứa con thơ. Ba tôi bị bịnh nặng, thời đó thuốc men thiếu thốn nên ba “dứt mối tơ t́nh” với mạ quá sớm! Thiệt là uổng phí cuộc đời ba hỉ; uổng công ngày đêm ba trèo lên cây thổi kèn cho mạ nghe. Chúng con nhớ ba lắm và nhớ tiếng kèn của ba nữa…

Nghĩ ngợi lung tung th́ đứa em ra mở cửa. Trong vườn có cây mai ra bông rất thơm, tôi hít lấy hít để mùi hương nhẹ nhàng ấy rồi nhanh nhẹn vào nhà.

 

Chăm sóc mạ già

Ngày hôm ấy tôi chơi với mạ, tṛ chuyện, đút mạ ăn, cho uống nước, hỏi đủ thứ chuyện… Tôi muốn mạ nói nhiều để vận động năo bộ cho khỏi tŕ trệ. Mạ bị nặng tai, phải nói thật lớn:

-Mạ ơi, ai về thăm mạ đây? Mạ nhận ra con không?

Mạ tôi nhướng đôi mắt mờ đục, cố mở to, nghe tôi hỏi, lắng một chút dường như để suy nghĩ, rồi trả lời rành rọt:

-Huê…Huệ- Tâm! Tôi hỏi tiếp:

-Huệ-Tâm là con thứ mấy của mạ?

Suy nghĩ một chút mạ trả lời:

-Con thứ… đầu!

-Mạ giỏi quá! Cả mấy chị em reo lên mừng rỡ. Mạ tôi rất minh mẫn.

-Mạ ơi! Mạ tên chi, mạ nhớ không?

- Tên: Nguyễn thị Xuân Khương

-Mạ tuổi chi?

-Tuổi Dậu!
Thực ra chúng tôi cũng không ngờ trí nhớ mạ tốt như vậy. Mạ gọi đúng tên 4 đứa con. Mấy chị em sung sướng vô cùng. Tôi đút cháo mạ ăn, mạ cứ đ̣i ăn thêm nữa, uống thêm nữa…Đứa em gái thứ ba là Thu Tịnh đang lấy thêm cháo đút mạ ăn. Sáng sáng, em vào nhà giúp mạ vệ sinh sạch sẽ, tươm tất. Đứa em gái thứ hai lấy chồng ở ngoài An Ḥa- em Huyền Vân chiều chiều đem bánh nậm vào, Mạ thích lắm. Hai em chăm mạ chu đáo. Buổi tối, vợ chồng cậu con trai út ở nhà với mạ. Chỉ có tôi lâu lâu mới ra thăm nhà. Tôi ở xa đành cậy nhờ các em vậy, bù lại tôi hổ trợ, giúp đỡ, bảo ban các em để lo cho mạ chu toàn.

Chiều mồng 9, Huyền Vân nấu một son cháo ngon, c̣n nóng, xay tôm thịt thơm phức. Mạ ăn nhiều lắm làm em nó vui quá chừng, cười sung sướng! Đó là món ăn cuối cùng mạ tôi ăn trên cơi đời này do tay em gái tôi nấu, hạnh phúc không em Vân?

 

Phút Giây Hạnh Phúc

Mạ ăn no, đ̣i uống nước nhiều, tôi lau mặt cho mạ sạch sẽ. Mạ có vẻ buồn ngủ… Tôi ôm mạ, vỗ vỗ vào lưng mạ nói:

-Mạ ngủ ngon nhé, ngủ ngon nhé!

Miệng lẩm nhẩm hát ru bài L̉NG MẸ của nhạc sĩ Y VÂN.

“Ḷng Mẹ bao la như biển Thái B́nh rạt rào,
T́nh Mẹ tha thiết như gịng suối hiền ngọt ngào,
Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều ŕ rào.
Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu.

Thương con thao thức bao đêm trường,
Con đà yên giấc Mẹ hiền vui sướng biết bao.
Thương con khuya sớm bao tháng ngày.
Lặn lội gieo neo nuôi con tới ngày lớn khôn.”


Tôi thuộc chỉ từng ấy thôi nên hát đi hát lại măi và thấy rằng: nhạc sĩ Y Vân làm sao mà nói đúng được tấm ḷng bao la của Mẹ hiền đến thế! Ôi! Ca từ thật hay và sâu lắng biết bao! Cảm ơn nhạc sĩ đă sáng tác cho đời một ca khúc tuyệt vời mà tôi đang là người thụ hưởng.

Thấy mạ ngủ say tôi nhè nhẹ rút tay ra không xoa lưng mạ nữa và lần đôi dép định bụng ra ngoài uống miếng nước th́ nghe mạ nói nhỏ nhỏ:

-Nữa…nữa!

Như vậy là mạ muốn tôi vỗ lưng mạ hay là mạ muốn tôi hát? Mạ vốn nặng tai mà tôi hát nhỏ tiếng, sao mạ nghe được hè? Th́ cứ vừa hát ru vừa vuốt lưng mạ cũng được. Thế là tôi cứ ôm mạ, xoa xoa , lắc lắc êm êm, nhịp nhàng và hát nhỏ nhỏ bài “Ḷng mẹ”. Giây phút ấy, tôi thấy ḿnh hát thiệt là hay v́ có một khán giả đặc biệt yêu cầu tôi hát măi: đó là Mạ của tôi!

Ôm mạ, tôi cảm nhận được hơi ấm từ mạ tỏa sang- một t́nh yêu thiêng liêng cao quí - làm tôi sung sướng, xúc động đến tận cùng tâm hồn.

Ôm mạ như thế tôi bỗng nhớ lại ngày xưa khi c̣n nhỏ tôi bị sốt, bại chân phải, không đi được.Tôi khóc lóc, mạ ôm tôi dỗ dành. Ngày ấy, mạ cơng tôi trên vai qua nhà thương lớn chạy điện. Trưa đi làm về, ba ghé qua chở hai mạ con về nhà. Mưa nắng, băo tố mạ cũng cơng tôi đi. Hai năm ṛng ră đi nhà thương, chân tôi cử động được trở lại, sau đó ba tôi tập cho tôi chạy nhảy…Ôi, công ơn ba mạ tôi làm sao kể xiết!

Hôm mồng 9 tháng giêng, không biết sao tôi gọi tất cả các em lại. Mỗi đứa đều được tôi chụp h́nh khi đang ở bên mạ. Bọn nó c̣n trù trừ, tôi bảo chúng:

-Biết đâu sau này, các em muốn có một tấm h́nh với mạ cũng không được đâu. Lẹ lên chị chụp cho!

Nhưng tôi có ôm mạ măi được đâu! Đêm hôm đó, lúc 1h30 sáng mồng 10 tháng giêng (9.2.2014), mạ nhẹ nhàng an giấc ngh́n thu. Đâu ai ngờ mạ ra đi bởi lúc 1h sáng mồng 10 tháng giêng, thấy mạ có vẻ nóng, cậu em Vĩnh Lộc c̣n giặt khăn ṿ đầu, lau mặt mạ cho mát, rồi đắp mền cho kín chân mạ. Em c̣n sửa sang lại dáng mạ nằm sao cho khỏi mỏi…

Nhưng, Mạ tôi đi thật rồi. Tôi bật khóc, chợt nhớ lời dặn của vị Sư Thầy : “Khi nào mạ con lâm chung nhớ đừng khóc, mạ con bịn rịn, không đi được, lẩn quẩn trong chốn hồng trần, tội mạ con!”


****


Tôi không khóc mà nghẹn cả ḷng. Tôi thầm nói với Mạ khi bỏ từng nắm đất và mấy bông hoa xuống huyệt mộ sâu đất lạnh:

Mạ ơi! Phút giây được ở bên Mạ, được ôm Mạ, vỗ về Mạ ngủ… là GIÂY PHÚT HẠNH PHÚC NHẤT của con. Con đâu ngờ, đó là lần cuối cùng con được ôm mạ trong tay, được nh́n thật lâu vào đôi mắt đă mờ, được ve vuốt đôi bàn tay nhăn nheo của Mạ, được nghe giọng nói âu yếm của Mạ và hưởng chút hơi ấm của Mạ chuyền sang chúng con!”

Các em tôi măn nguyện v́ đứa nào cũng có h́nh với Mạ tôi.

Sau này, bao giờ có được phút giây đó nữa!

Với tôi, giây phút chăm sóc Mạ trong ngày cuối cùng trước lúc Mạ tôi ĺa đời- đó chính là PHẦN THƯỞNG CAO QUÍ NHẤT mà ông trời ban tặng cho tôi. Trước đó đêm đêm tôi luôn niệm Phật, mong Mạ mạnh khỏe, an vui tuổi già. Rảnh rang, tôi đi chùa, tụng kinh, làm công đức. Với tôi, tu tâm là chính bởi “Phật tại Tâm, Tâm tức thị Phật” (lời của một vị tôn giả nhà Phật)

Bây giờ, hằng ngày tôi niệm Phật, hồi hướng công đức để Mạ tôi được sớm về cơi niết bàn.

Mạ ơi, chúng con luôn nhớ Mạ kính yêu!

 

Huyền Tôn Nữ Huệ-Tâm
(Chấp bút thay cho các em)
Đà Nẵng, 8.3.2014


Chú thích:
(*) Yên: Người Huế xưa kiêng từ Anh (v́ đồng âm với từ Ánh -tên tục của vua Gia Long- Nguyễn Ánh), nói trại thành Yên
(**) Nhỡn: là nhăn

________________


Mời đọc :   Mạ đă ra đi...  

                    Lời Cảm Tạ
 

 

 

art2all.net