LAIQUANGNAM

 

Laiquangnam giới thiệu thơ tiền nhân

 

LONG THÀNH CẦM GIẢ CA

 

 

Long Thành Cầm Giả Ca là bài thơ chữ Hán hay nhất trong số 250 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Năm 2015  là năm UNESCO thuộc Liên Hiệp Quốc kỷ niệm 250 năm ngày sinh của của thi hào Nguyễn Du (SN 1765), một danh nhân văn hoá thế giới.

 

Nguyễn Du đă quá nổi tiếng với Đoạn Trường Tân Thanh ( Kiều ), th́ nay với bài thơ Long Thành Cầm Giả Ca rất hay này chưa được lớp trước tôi  khảo sát tường tận nên nó đành chịu lép vế trước bài T́ Bà Hành của  Bạch cư Dị qua bản dịch sang thơ Quốc Âm tài hoa của Phan huy Vịnh (Thực ?) . Long Thành Cầm Giả Ca  nói ǵ trong đó. Đó là những gịng nhật kư được tiên sinh giữ rất kín kẻ. Trong một xă hội trả thù vượt tính người như thời Gia Long lên ngôi, lần đầu tiên xảy ra trong lịch sử của dân tộc Việt,  một vương triều mang luật của kẻ thống trị áp đặt lên dân bị trị đó là luật nhà Thanh lên đất nước của chính dân Đại Việt của  ḿnh. Nhà Thanh đô hộ dân tộc Hán Tàu trên dưới 400 năm. Điều đó cho thấy sự khắc nghiệt của  bộ luật này. Luật khiến ai cũng sợ. Do đó bài Long Thành Cầm Giả Ca tuy chứa nhiều dữ kiện giúp ta giải mă về thái độ t́nh cảm của tiên sinh với các chế độ đương thời từ thời Lê, Tây Sơn rồi Nguyễn Ánh. Rằng trái tim ông thuộc vào ai nhưng lại được tiên sinh Nguyễn Du giữ rất kín kẻ? Các thế hệ đàn anh tôi thời VNCH họ đă làm việc giải mă này và được Talawas đăng lại toàn văn số Văn đặc biệt về Nguyễn Du (1). Bài Long Thành Cầm Giả Ca được nhiều tác giả trong số Văn ấy đă được đem ra làm luận cứ. Tuy nhiên trước đây không có một ai làm sáng tỏ bản văn quan trọng này nên nhiều luận cứ dựa vào nó tôi cho là quá yếu ớt và hời hợt. Một thiếu sót thật đáng tiếc. Nay với chút kiến thức văn học rất hạn chế của ḿnh v́ văn học  vốn  không phải là sở trường của  ḿnh, nhưng trộm nghĩ ḿnh như một sĩ quan “delot” cứ ghi dấu “địch quân“ trước đă,  phần c̣n lại của chiến trường là việc của các vị chỉ huy, các phi công ném bom, của pháo thủ và của lực lượng bộ binh xung trận giải quyết dứt điểm. Chúng ta có lẽ cũng cần làm làm quen với việc tự phân công ra hiểu phần nhỏ và tự giải quyết nó trong một vấn đề về văn học lớn hơn.  Làm được bước nào hay bước nấy.

 

Loạt bài viết dưới đây được xem như là quà tặng cho các “chú em tôi” thuộc thế hệ 1, 5 tại Hải ngoại. Hy vọng rằng các chú em 1, 5 của chúng ta sẽ đỡ chút nhọc nhằn khi lật lại hồ sơ Nguyễn Du và giải quyết dứt điểm. Cũng nhân đây, Tôi xin bày tỏ tỏ ḷng tri ân tấm ḷng của hai vị, một là chị Đặng Lệ Khánh và hai là anh Trần Kiêm Đoàn, cả hai đều đă “ nổ đom đóm mắt” đọc lại và cho lời động viên cùng nhận xét tốt về việc làm này của ḿnh.

 

 

Loạt bài Long Thành Cầm Giả Ca, Nguyễn Du này gồm 4 phần

 

Phần 1. Hiệu khảo bản văn Long Thành Cầm Giả Ca của Nguyễn Du

Bản chữ Hán đă hiệu khảo và bản dịch thơ của laiquangnam 

 

Phần 2  –Những điều chưa biết về nội dung bản văn.

Trong đó có phần giả mă về nội dung của “Khúc Cung Phụng” 

 

Phần 3 Các bản dịch đáng chú ư theo các trường phái khác nhau.

         

Mong rằng với loạt bài này Bạn Hiền sẽ t́m được câu trả lời được một phần nào các câu hỏi sau đây, câu hỏi mà lớp đàn anh chúng tôi đă đặt vấn đề trong văn học.

 

1- Tại sao Nguyễn Du trong đời ḿnh không có một câu phê phán Tây sơn?

2- Nỗi buồn phiền sâu lắng của ông là ǵ ?

3- Tại sao ông chán nản trong khi đă chịu ra làm quan với tân triều Gia long ?

4- Tại sao Nguyễn Du lại dồn nổ lực của ḿnh cho việc viết thi ca bằng chữ nôm vào đoạn cuối đời sau khi đi sứ Trung quốc về?.

5- Tại sao ông lại chọn nhân vật Vương Thúy Kiều làm nhân vật trung tâm cho tác phẩm thơ dài hơi của ḿnh sau danh tác này của  tiên sinh?.

6- Nguyễn Du khéo léo ra sao, kể từ khi lập ư đồ và phác họa nó qua dàn bài bằng văn xuôi qua lời người dẫn truyện đến việc thể hiện thành công một bài thơ tuyệt tác. Nguyễn Du thừa biết sự trả thù cực kỳ man rợ của tân triều Nguyễn Gia Long khi mang luật Thanh (luật người Thanh đô hộ người Tàu Hán ) ra áp dụng cho chính đồng bào ḿnh người Việt của ḿnh và ông đă kín đáo tự bảo vệ được ḿnh bằng thủ pháp nào?.

 

Laiquangnam.

  

~~oOo~~

 

Bài thứ nhất

Phần I

 

HIỆU KHẢO BẢN VĂN

LONG THÀNH CẦM GIẢ CA

CỦA NGUYỄN DU

 


          Nguyễn Du không chỉ có Đoạn Trường Tân Thanh (Kiều). Ḍng thơ chữ Hán của ông cũng là một tài sản vô giá về văn chương. Trong số 250 bài thơ bằng chữ Hán của ông để lại cho đời sau, bài Long Thành Cầm Giả Ca là một bài hay nhất, bí ẩn nhất và tam sao thất bổn nhất. Ngày nào mà ta c̣n học sử c̣n nhớ đến kinh đô cũ là Thăng Long (rồng bay), Long (龍) là con Rồng th́ ngày đó chúng ta c̣n nhắc lại bài thơ này.
 

Hiện tại việc truy cập internet dễ dàng và nay chữ Hán đă trở nên tử ngữ bởi chữ quốc ngữ tiến lẹ quá, cộng vào đó có sự tam sao thất bổn trên các văn bản đánh máy không sao tránh được khi ta copy & paste bản văn này từ internet về. Lười cũng là một lạc thú. Một bản văn cổ như bản văn Long Thành Cầm Giả Ca này mà các sách tham khảo không có bản chữ Hán đi kèm đôi khi khiến bạn đọc cảm thấy khó chịu*. Có nhiều từ Việt ngữ xưa khi nghe ta có thể h́nh dung được nhưng cũng có từ nay nó đă trở thành tử ngữ, lư do ta không có điểm tựa, hay v́ từ này nay không c̣n được dùng hằng ngày nên ta thấy thiêu thiếu, kỳ kỳ. Ví dụ: nói sơ phong (gió thoảng) có người biết nhưng nói lương phong (gió nồm hay lại nồm) th́ không mấy ai hay. Nguyễn Du dùng từ rất kỹ và chắt lọc theo từng ngữ cảnh, v́ vậy lương phongsơ phong rất khác nhau. .

 

Tại sao lại có sự tam sao thất bổn như thế?

 

Có bốn lư do sau :

1- Một là, Bối cảnh chính trị và chính sách trả thù tàn bạo của Gialong khi GiaLong  mang luật ThanhTriều ( luật đô hộ dân bị trị ) để cai trị chính dân tộc ḿnh. 

2- Hai là, Nguyễn Du viết thơ chữ Hán như là trang nhật kư nên sự sao chép bằng tay tác phẩm thi ca của tiên sinh có lẽ phải ở trong ṿng bí mật.

3- Ba là, Việt Nam thời ấy giấy mực đều phải nhập từ China, kể cả việc khắc bản, thế nên sách vở do người Việt sáng tác đều khó phổ biến rộng răi.

4- Bốn là, Chữ Tàu là thứ chữ mà người Việt vay mượn, học chữ nào th́ đọc được chữ ấy, thế nên có nhiều chữ mà tŕnh độ người sao chép hạn chế nên họ đọc không ra, dẫn đến hiện tượng đoán ṃ. Vả lại đọc một văn bản chữ Tàu qua bản chữ  “thảo”/ viết láu (tháu) hay chập nét viết chấm phẩy nhất là các chữ nhiều nét gói trong một  không gian nhất định nên rất khó đoán là chữ ǵ.

 

Thật đáng kinh ngạc khi đă có đến 17 vấn đề xuất hiện cần hiệu chính khi mà bài thơ mà văn bản chỉ có 50 câu. Kinh Khủng việc tam sao thất bổn trong ḍng cổ văn. Việc chép tay lại bằng chữ Hán của tiền nhân thật là quá khó khăn để giữ đúng 100% nguyên tác. Laiquangnam nay chỉ làm mỗi công việc là t́m chữ nào mà ḿnh cho cho đúng nhất trong câu ấy trong hai nhóm bản văn về bài Long Thành Cầm Giả Ca đă được công bố hơn 50 năm qua tại miền Bắc cũng như tại miền Nam Việt Nam. Việc này nó không phải là công việc lớn lao to tát ǵ, vậy mà không có ai làm*. Hiệu khảo là sửa lại cho đúng một bản văn. Việc Hiệu khảo này tôi thấy là cần thiết bởi v́ giá trị văn học của  bản văn này. 
 

Laiquangnam dựa trên nguyên tắc sau để làm công việc hiệu chính, “cho dù có một chút “khảo” trong này ” đó là  laiquangnam đưa ra lập luận để bảo vệ ư kiến ḿnh và tuyệt đối không thay từ mới đă có do lớp đàn anh đă khổ công sưu tầm và sắp xếp. laiquangnam chỉ chọn từ đă có mà các bậc trưởng thượng đă làm sẵn, sau đó cân nhắc và đánh giá lại mà thôi. ” Việc này chỉ nhằm làm cho các thi nhân nào có ư định muốn dịch văn bản này ra thơ quốc âm, một  khi ḿnh đă  có trên tay một văn bản tạm gọi là tin cậy được trước ḿnh khi bắt tay dịch. Việc này laiquangnam thấy cần, một là giúp cho dịch giả sẽ khỏi tiếc công ḿnh ngồi dịch, hai là nhằm giúp cho thầy cô giáo khi họ cần giảng cho học sinh, sinh viên của ḿnh hiểu ư một bản đă  dịch thành thơ quốc âm sẽ có được một tư liệu khả dĩ tin cậy để khai triển rộng ra ư kiến mà ḿnh thấy.
 

Laiquangnam cho rằng các tác giả sau đây là người có thẩm quyền nhất về văn bản Long Thành Cầm Giả Ca của Nguyễn Du, đó là các vị: 

1-Đào Duy Anh (ĐDA), (1904-1988) Thơ Chữ Hán, Nguyễn Du, nhà xuất bản Văn học, Hanoi, 1988. Bài Long Thành Cầm Giả Ca xuất hiện tại các trang từ 189 đến 195. Rất tiếc là sách không có chữ Hán đi theo bài.

2-Nguyễn Thạch Giang (NTG), PGS (sinh 1928-?) Trương Chính (1916-?)  Nguyễn Du, Cuộc đời và Tác Phẩm, nxb VHTT, Hanoi, 2001. Trương Chính là người đă cùng với Lê Thước dịch và công bố thơ chữ Hán của Nguyễn Du vào năm 1965. Cũng cần biết Lê Thước là người bắt tay sưu tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du vào năm 1924 một cách có hệ thống. Nguyễn Thạch Giang là PGS Hán Nôm. Rất tiếc là sách này lại không có bản văn chữ Hán trong sách.


3-Quách Tấn (QT), (1910-1992), Tố Như Thi trích dịch, nxb An Tiêm (in lần thứ nhất), Saigon, trang 232-235. Nay bạn có thể t́m toàn văn trên trang web “
hoasontrang”. Trong sách của  nhà An Tiêm có photocopy lại bản chữ Hán viết tay do bạn ông là nhà thơ Trụ Vũ sao lục từ một thư viện tại Pháp.

 

4-Lăng Nhân (LN) (1907–2008), Hán văn tinh tuư, nxb NAM CHI TÙNG THƯ, năm 1965, Saigon. Do không có sách gốc, tôi xử dụng bản văn của Ông Lê Văn Đặng công bố tại trang www.viethoc.org. Tại đây có bản dịch xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ 19 của cụ Học Canh, ông là người đầu tiên dịch Cầm giả dẫn (một tên khác của bài Long Thành Cầm Giả ca).

 

Có ǵ đặc biệt trong 4 tư liệu quư giá kể trên? 

 

Sau khi đọc bốn nguồn văn bản về cùng nội dung nói về “người đánh đàn” của Nguyễn Du từ các sách đă được công bố của quư ông bên trên, laiquangnam gom lại chỉ thấy có hai nhóm;  nhóm một gồm ba văn bản giống nhau đó là các bản của Đào Duy Anh (ĐDA), Nguyễn Thạch Giang (NTG)Trương Chính và của Quách Tấn(QT),  nhóm hai là bản văn của Lăng Nhân (LN). Bản văn của nhóm hai LN có nhiều câu xuất sắc hơn bản của nhóm I  (ĐDA, QT, NTG), tuy rằng bản văn của ông ít được người biết hơn.

 

V́ sao việc này cần được làm gấp?

 

Phải có một  bản văn gốc hay th́ Bản dịch sang thơ Quốc Âm mới hay được. Có bản dịch nôm hay th́ “trẻ mới yêu thích” và trân trọng văn học và văn tài của tiền nhân ta. Nếu có bản dịch tốt th́ lời b́nh sẽ nhiều vấn đề sẽ sáng ra, và chính yếu là ngôn ngữ Việt của một học sinh cấp hai sẽ giàu hơn do bọn chúng nó phải học thuộc ḷng văn bản. Ví dụ minh hoạ, bài T́ Bà Hành của Phan Huy Vịnh  dịch của  Bạch cư Dị là một ví dụ cu thể, suy cho cùng đấy cũng là một bản dịch từ thơ của China mà thôi. Minh hoạ một  trường hợp khác: Bà Đoàn thị Điểm. Bà đă làm sống măi tác phẩm Chinh phụ Ngâm của  Đặng Trần Côn, người Việt sáng tác, lần này th́ OK.

 

Nay là năm 2015, năm LHQ kỷ niệm 250 năm ngày sinh của danh nhân văn hoá thế giới : Thi Hào Nguyễn Du của dân tộc Việt Nam.

 

Tôi thật sự không hiểu, lớp đàn anh của tôi trong giới văn học sử nhiều người đă dựa vào bài này để truy t́m t́nh cảm riêng tư, nhân sinh quan cùng là quan điểm chính trị của Nguyễn Du về ba triều Lê, Tây Sơn và Nguyễn Gia Long nhưng tôi linh tính, “có khi họ cũng c̣n lờ mờ”, "cỡi ngựa xem hoa”; hay là họ  "kê vào cho có"?. Đôi khi “ai đó?” trong vai tṛ “một kẻ cả” trong giới văn học sử cũng không nhận ra tính đa dạng ẩn tàng trong bản văn Long Thành Cầm Giả Ca nên lầm tưởng bài ca chỉ nhắc về một người phụ nữ với tinh trạng vật đổi sao dời khiến ḷng “ nhân” của tiền nhân ta Nguyễn Du lay động. Ví dụ minh hoạ:  GS. Nguyễn Lộc, Từ điển văn học (bộ mới), Nxb thế giới, 2004, viết tại trang  1122  như sau:“Long thành cầm giả ca là tác phẩm viết về một con người tài hoa một thời, bây giờ nhan sắc tiều tụy, không c̣n ai chú ư đến nữa. Nhà thơ tỏ ḷng xót thương ngậm ngùi của ḿnh, và nghĩ đến cuộc đời dâu bể. . . Bài thơ mang một tinh thần nhân đạo cao cả. ”  Phát biểu của giáo sư  Nguyễn Lộc thật sự  có đúng chút chút  nhưng so với phần trọng điểm c̣n lại của bản văn th́ không thấm vào đâu. Bản văn là một trang nhật kư với nhiều nước mắt của một kẻ sĩ ưu tư về vận nước. Đất nước ta chắc chắn sẽ trả giá cho sự suy đồi trầm trọng sau khi Gia Long lên cầm quyền với một sai lầm khó có thể tha thứ, đó là việc tự nô dịch dân tộc ḿnh khi áp đặt văn hoá China lên đồng bào ḿnh và nhiều bí ẩn khác nữa. Đó là việc phục hồi chữ Hán làm chủ đạo trong văn hoá dân tộc. Một tội ác tày trời. Trời không tha đất không dung. Ngày nào Nguyễn Du c̣n được dân tộc thương mến và tưởng nhớ th́ ngày ấy bản án ghi dấu tội ác đội Hán của Gia long vẫn c̣n qua văn bản này cho dù sự đội Hán này của  Gia Long  chỉ là một  sự vô t́nh v́ nhà vua có thể không thấy hết các tác hại của  nó kéo dài đến tận thế kỷ thứ 21. 

 

 

          Bài Long Thành Cầm Giả Ca, nguyên tác có 50 câu. Ngay từ câu “ zero” tức là tiêu đề bài thơ đă  lệch rồi, thêm vào đó lần lượt theo thứ tự các câu 2, 3, 7, 9, 10, 13, 14, 18, 20, 26, 34, 36, 40, 43, 45 là có sự lệch từ cần hiệu khảo, bởi cho dù chỉ một độ lệch rất nhỏ cũng có thể làm câu thơ mất một phần nào đó độ lung linh của nó khi mà ta giảng xuôi cho học tṛ ḿnh qua Việt ngữ ngày nay. Các Bản dịch sang thơ Quốc Âm sẽ bị hạn chế từ và thi luật nên đành hy sinh các từ “công cụ“ (4*) ấy. Nhưng trong các bản văn dịch xuôi “rất kiệm lời” của cả bốn tác giả kể trên th́ laiquangnam không thấy mấy ai để ư để  giúp các “ thi nhân tài hoa“ ngày nay rung cảm để rồi từ đó họ sẽ chuyển bản văn gốc của tiền nhân ta thành một bản dịch với chất giọng quốc âm xuất sắc hơn những Bản dịch sang thơ Quốc Âm trước, đó là điều mà chúng ta đang chờ mong. Bản dịch sang thơ Quốc Âm không hay th́ lời b́nh của  các cô thầy giáo sẽ không mấy phấn khích, học sinh sẽ đâm chuộng thơ Tàu hơn thơ Việt. Ngày nào mà trên xứ ta bản văn này át bản văn T́ Bà Hành của  Bạch cư Dị là ngày đó giới “yêu mến Nguyễn Du. có thể tự xoa tay gác kiếm được rồi. Dĩ nhiên việc này của laiquangnam là vô nghĩa nếu sau này ta t́m được văn bản chính tay Nguyễn Du viết.

 

I- Bắt tay khởi sự

 

Có một vấn đề cần lưu ư

 

Hiện có hai ngôn ngữ trong cùng một văn bản của Nguyễn Du. Ngôn ngữ “thô“ khi Nguyễn Du dùng trong phần tiểu dẫn và ngôn ngữ ẩn dụ tinh lọc, lời gởi gấm dấu kín nỗi niềm cô đọng trong từng từ trong suốt bài thơ. 

 

Nhớ trong ḍng thơ chữ Hán của ông trong cùng tập Bắc Hành Tạp Lục, Nguyễn Du đă có câu” b́nh sinh bội phục vị thường ly”/ vốn xưa nay tôi rất phục ông và không xa rời  (thơ) ông (Đỗ Phủ ). Đó là ư thơ trong một  câu thuộc bài Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng Mộ. Câu này có nghĩa là Nguyễn Du  phục Đỗ Phủ v́ thơ ông vốn là bậc thầy về phương diện chọn từ, cân nhắc từ trong từng câu thơ của ḿnh. Đỗ Phủ là một thiNghệNhân. Nhưng Nguyễn Du của chúng ta vừa là một thiNghệNhân và thiNghệSĩ. Nguyễn Du rất rành tính láu cá và tư tưởng rất đại Hán của ông này. Bạn chỉ cần đọc hai bài thơ trên là đủ hiểu Nguyễn Du chê Đỗ Phủ là rất kém tư cách đến độ nào (6)


Vấn đề số 1

Có hai tiêu đề, chọn tiêu đề nàoCầm Giả Dẫn và Long Thành Cầm Giả Ca. Tại sao lại có sự tam sao thất bổn như thế?
 

Tiêu đề Cầm Giả Dẫn, xuất hiện trong sách của LN, kèm theo bản dịch của Học Canh là người sống vào cuối thế kỷ thứ 19. Tại sao lại mất chữ Long thành?

 

Lư giải

 

1- Năm 1803, trên dưới một năm Gia Long cầm quyền và cũng cố được ngai vàng, ông lập tức ban lệnh đổi Thăng long () Rồng sang Thăng Long () Thịnh. Mục đích ǵ phải đổi tên một cố đô? Gia Long có vẻ sợ nhân sĩ Bắc Hà và trấn áp họ. Đổi để biết ai khiếp sợ, ai là kẻ c̣n có ư muốn chống lại vương quyền của ông.

 

2- Nguyễn Du chức ǵ trong thời điểm đó? & thái độ của một Kẻ Sĩ.

Năm 1803: đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc, (quan văn, bộ Lễ ). Năm 1805: thăng hàm Đông Các điện học sĩ.

Năm 1807: làm Giám khảo trường thi Hương ( chấm đỗ cử nhân) ở Hải Dương, rồi làm Cai bạ dinh Quảng B́nh (chức vụ hành chính, rành luật lệ đương triều ).

Năm 1813: thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc, viết tập Bắc Hành Tạp Lục. Có thể năm này là năm Nguyễn Du viết bài thơ này.

 

Nguyễn Du cố t́nh nhắc Long Thành, Long là (龍) Rồng trong bài này là thái độ của một Kẻ Sĩ. Người sao chép lại tiêu đề bài thơ đă giản lược đi thành ra “Cầm Giả Dẫn” có lẽ v́ sợ nhà cầm quyền nên đă bỏ hai từ Long Thành đi trước nó chăng?.
 

Long thành là hai từ vô cùng quan trọng với tâm tư Nguyễn Du. Một là thành Thăng Long (rồng bay) rất yêu quư đối với ông bởi suốt khoảng đời ấu thơ cho đến lúc trưởng thành ông đă sống tại nơi đây. “Nguyễn Du sinh năm Ất Dậu (1765), niên hiệu Cảnh Hưng, tại Thăng Long. Tổ tiên ông là Nguyễn Xí là đại công thần khai quốc nhà Lê, do đó sáu bảy thế hệ viễn tổ trước ông đă từng đỗ đạt làm quan. Nguyễn Du thuộc về một gia đ́nh khoa hoạn nổi danh ở làng Tiên Điền về thời Lê mạt. . Thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm (1708-1775), đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Xuân Quận Công dưới triều Lê sống vinh quang tại đây” ( theo vi-wikipedia). Măi đến năm 1796_1797,  lúc này ông trên 30 tuổi ông mới rời nơi đây để về lại Tiên điền. Ông là người con của Thăng Long (rồng bay).

 

3- Tiêu đề “Long Thành Cầm Giả Ca” bởi nó quá quen thuộc, là một thương hiệu quá phổ biến từ trước 45, nói ǵ ngày nay ai cũng biết tên này mà không mấy ai biết “Cầm giả dẫn”.
 

Thế nên tiêu đề phải là “Long Thành Cầm Giả Ca”, Bài ca về người nữ danh cầm (hay Cầm) tại kinh thành Thăng Long. Đó cũng  là tấm ḷng của chúng ta trân trọng Kẻ Sĩ Nguyễn Du.

 

 

Vấn đề số 2

Tại câu thơ thứ 2

 

不記名字   (LN) // bất kư danh tự Và  姓氏不記清 ((ĐDA)  // tính thị bất kư thanh  

 

Hiểu chữ này ra làm sao ? Kư là nhớ, hay kư là ghi ra giấy ? Trong ngữ cảnh  này hiểu là cá nhân phải khai báo cho nhà cầm quyền làng xă làm lư lịch hành chánh cho ḿnh; bất là chẳng. Trên đời không có ai lại không nhớ tên ḿnh cả ( bất kư). Thế nên ở đây được hiểu là không chịu kê tên làm sổ lư lịch. Mục đích là muốn giấu ? Tại sao giấu ? Trong phần tiểu dẫn, Nguyễn Du viết (5)  “Người gảy đàn đất Long Thành ấy, tên họ là ǵ không rơ.“, rơ ràng chủ từ trong tiểu dẫn là của người kể chuyện ( Nguyễn Du)  nên không có nghĩa là nàng đă quên tên. Tuy nhiên nếu hiểu nàng đă quên tên (trong bài  thơ ) th́ giá trị bản văn cao hơn, và cao trào đă  được  đẩy lên ở một  cung bậc khác. Nhưng nếu ta để  ư đến câu này “Nghe nói lúc nhỏ nàng học đàn Nguyễn nơi đội nữ nhạc trong cung vua Lê. … Những bản đàn do nàng gảy là những khúc trong cung phụng gảy cho vua nghe, người ngoài không ai biết. ” (Quách Tấn)  Điều đó chứng tỏ nàng là người có liên hệ gần với hoàng tộc nhà Hậu Lê. Có lẽ nàng xuất thân từ cành vàng lá ngọc. Vào lúc Nguyễn Du viết bài này, 1793  th́ vua  Lê Chiêu Thống đă ôm chân giặc về Tàu. Đó là một sự nhục nhă cho hoàng tộc nhà Lê.  Nên  người đánh đàn đă giấu tông tích. Tốt đẹp ǵ khi khoe ḿnh là dân hoàng tộc của một thời bán nước. Bạn đọc cho hết phần tiểu dẫn sẽ thấy thái độ bất cần đời của nàng th́ bạn sẽ hiểu ngữ cảnh của toàn văn bản. Từ đây nếu bạn chịu suy nghĩ tiếp th́ bạn sẽ thấy mối quan hệ “tương cận “ giữa Chàng thi nhân thiên tài và người nữ nghệ sĩ đánh đàn.

  

Câu  " bất kư danh tự ” phù hợp với khẩu khí và tính cách của  Giai nhân  Long Thành hơn. Hăy đọc đoạn tiểu dẫn do Nguyễn Du viết như sau :

 

“…. Không đẹp lắm, nhưng da trắng trẻo, khéo trang điểm, mày thanh, má phấn, áo màu hồng, quần sắc túy, hớn hở có bề phong tao. Tánh lại hay rượu, ưa hí hước. Đôi mắt long lanh không để một ai vào tṛng. Khi ở nhà anh tôi, mỗi lần uống rượu, nàng uống say vùi, nôn mửa bừa băi, nằm lăn trên đất, bạn bè chê trách, không lấy làm điều.“ (Quách Tấn)  

 

Câu của LN mới là phù hợp ngữ cảnh trong toàn văn bản. Bạn đọc đến lần đánh đàn thứ hai bạn mới hiểu tư cách của người đánh đàn.

 

Kết luận: 

V́ lư do trên laiquangnam chọn câu  bất kư danh tự (LN) ==> ( Giai nhân) chẳng chịu  khai báo tên tuổi. Có thể tôi không đủ thuyết phục bạn, nhưng trong khi chờ đợi bạn “ có lư hơn tôi “ th́ xin bạn hăy tạm thời chấp nhận sự lựa chọn của tôi.

 

Tổng thể, laiquangnam đang giải mă bài Long Thành Cầm Giả Ca của Nguyễn Du là Người đang viết trang nhật kư kín đáo về đời ḿnh.  Đề bài  Long Thành Cầm Giả Ca chỉ là vỏ bọc mà thôi. Dân con nhà, là Kẻ Sĩ, nên Nguyễn Du có khẩu khí khác thường. (6)

 

 

Vấn đề số 3

1. Tại câu 3 :

 

獨善阮琴 ( (ĐDA) // độc thiện Nguyễn cầm

獨善 絃 琴 (LN)// độc thiện huyền  cầm

 

Chọn Huyền hay Nguyễn? Huyền cầm là loại đàn dây. Huyền là dây bằng tơ đă được người gia công thành dây đàn. Huyền cầm chung chung không có ǵ gọi là đặc sắc. Nguyễn cầm th́ sao ? Cha của  Nguyễn Du, cụ ông Nguyễn Nghiễm là một  nhà đại khoa bảng, từng làm tướng quốc. Cụ Cố của  Nguyễn  Du là Nguyễn  Bậc là một  trong các cột  trụ xây dựng vương triều Lê. Một cận  thần của  Lê lợi.

 

Nguyễn Du tự hào về ḍng họ Nguyễn  của  người  Việt. Cha ông, Nguyễn Nghiễm là một trong năm người sáng tác chính về gịng ca khúc, về điệu đàn trong vương triều nhà Hậu Lê. Lê quư Đôn cũng là một người trong số ấy.

 

Một câu đầy ẩn dụ.  Độc thiện Nguyễn cầm:  người  đánh đàn  “Độc thiện Nguyễn cầm“, hay Nguyễn Du là “Độc thiện Nguyễn cầm” ? Ngoài ra đó là một sự tài hoa mà Nguyễn Du đă đưa nó vào ba câu đầu với mỗi câu 4 từ, nhằm tập  trung thính lực của  người  nghe vào bài ca ngay từ lúc khởi đầu.

 

Ta cùng đọc lại :

 

Long Thành giai nhân
Bất kư danh tự
Độc thiện Nguyễn cầm  ( 7)

   


Vấn đề số 4


2-Tại câu © 7- 余(X )少年曾一見

 

7-Dư tại (在) thiếu niên tằng nhất kiến. (LN),
        tạm dịch nghĩa như sau, Thuở thiếu thời từng một lần được chứng kiến tại đây.

 

7-Dư ức (憶 ) thiểu niên tằng nhất kiến (ĐDA) (100%)
       tạm dịch nghĩa như sau: Trong kư ức c̣n sót lại thuở nhỏ đă một lần chứng kiến.
      Từ “ức” hay hơn, mang chất thơ hơn. Vả lại ức là từ khá thân quen với người Việt như  kư ức.


7-Dư ức (
憶 ) thiểu niên tằng nhất kiến (ĐDA) => Thiếu thời nay sực nhớ ra 
 

 


 Vấn đề số 5


3-Tại câu © 9-(X ) 時 三 七 正 芳 年
 

9-Thử th́ (此 ) tam thất chính phương niên” (LN )

Thử th́ đang ở 21 tuổi.


9-Kỳ (
其) th́ tam thất chính phương niên” (ĐDA)

Tạm dịch nghĩa như sau “ước chừng khoảng độ 21. “ Điều này phù hợp với câu (2) Nguyên tác, 獨善絃琴 bất kư danh tự, chẳng chịu nói tên th́ làm sao biết chính xác tuổi. (chọn, 80%) 

9-Kỳ (
其) th́ tam thất chính phương niên”(ĐDA) => Ai ngày ấy ước chừng hăm mốt 
  

 

Vấn đề số 6

 

4-Tại câu © 10-(X ) (X ) 掩 映 桃 花 面 
 

10- “Xuân phong (春風 ) yểm ánh đào hoa diện” (LN) chọn 100% 
        Tạm dịch nghĩa như sau “ Xuân phong yểm ánh, ” Sắc vẻ tuổi xuân sắc tăng sắc hồng của mặt hoa đào vốn đă đỏ. Sắc xuân sức sống trẻ. Câu mạnh mẽ có sức sống hơn. Rất có ư khi mà tác giả vốn đă có cảm t́nh với người đánh đàn. Chọn 100%

Tôi cho rằng có sự “đánh lừa“ rất khéo và cố ư của tác giả khi viết lời tiểu dẫn đă dùng một thứ ngôn ngữ thật trần trụi so với lời thơ. Lời thơ th́ ngôn từ chọn lọc, ngôn ngữ rất thơ.
Xuân phong (
春風 ) yểm ánh đào hoa diện là câu thơ đẹp.

9-Kỳ (
其) th́ tam thất chính phương niên”(ĐDA)
10-“Xuân phong (
春風 ) yểm ánh đào hoa diện(LN)

=> Ai ngày ấy ước chừng hăm mốt,
Sắc xuân nồng ran tóc mặt hoa.
( dịch hai câu 9, 10) 

10- “Hồng trang (
紅妝 ) yểm ái đào hoa diện “(NTG) ((ĐDA) 
Hồng trang hoặc quần áo màu hồng, hoặc phấn hồng trên má, như trong tiểu dẫn.
Cách điểm trang màu hồng làm tăng vẻ đáng yêu trên mặt hoa đào.

 

Vấn đề số 7


5-Tại câu © 13 緩 如 ( X) 涼 風 度 松 林

Câu 13 và câu 14 liên quan đến khúc Cung phụng 
Ta cần dừng lại đây một chút.

Các tác giả thường dùng thủ thuật mô tả một “nốt” nhạc, một đoạn nhạc bằng cách so sánh và đối chiếu với một âm đă có sẵn trong thiên nhiên, tả tiếng đàn trong T́ Bà Hành và trong Đoạn Trường Tân Thanh ( Kiều ) dùng thủ thuật này.

Trong như tiếng hạc bay qua ( Kiều) 481-
Đục như nước suối mới xa nửa vời ( Kiều) 482
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài, ( Kiều) 483
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa ( Kiều) 484


Tấu khúc “Cung phụng khúc” là khúc nhạc hay nhất trần gian mà tác giả đă xác quyết rằng ḿnh từng được nghe: 6-Tự thị thiên thượng nhân gian đệ nhất thanh => Đệ nhất thanh trong cơiNgườiTa
 

13-Hoăn như lương (涼) phong độ tùng lâm(LN)
Lương là gió mát do có hơi nước. Gió mát do có hơi nước là gió biển đông, hướng gió là hướng đông nam thổi vào nước ta. Lương phong chính là ngọn gió nồm. Ngọn gió mà mọi người đều mong đến với ḿnh trong tiết hè nóng bức. Đây là câu nằm trong ngữ cảnh của Khúc Cung Phụng, tiểu khúc “Hoăn như”. Người được chút khoan thai, nhàn nhă không ǵ sướng hơn cho họ là khi trời đang nóng mà trời “lại nồm”, gió thổi qua rung ngàn thông trên băi cát tạo thành những âm thanh reo vui dễ chịu. (7*)

 

Thế nên hoăn như là một tiểu khúc chứ không như trong Đoạn Trường Tân Thanh (Kiều) là một tiếng đàn. Đă là tiểu khúc th́ cần thời gian dài để đàn cho hết một khúc.


13-Hoăn như lương (
涼) phong độ tùng lâm”(LN) chọn 100 % 
=> Khúc Khoan!, ”_ lại Nồm đàn thông nhạc” 

13-Hoăn như  (
初) phong độ tùng lâm (ĐDA) 
Sơ phong, cơn gió nhẹ cũng được. So ra không sao bằng được khi trời lại nồm. Rơ ràng “lại nồm” lương phong thời lượng dài hơn cơn gió thoảng sơ phong. (z*1)
 


 Vấn đề số 8

 

6- Tại câu © 14- 清 如 (X ) 鶴 鳴 在 陰
 

14-Thanh như chích (隻) hạc minh tại âm. (LN )
Chích là chiếc, là cái, là con, chích hạc là cái hạc, con hạc.
Trong như tiếng hạc bay qua có thể tương thích với câu này “Thanh như chích (隻) hạc minh tại âm. ”


Nhưng, Tấu khúc “Cung phụng khúc” là khúc nhạc hay nhất trần gian mà tác giả đă xác quyết rằng ḿnh từng được nghe: 6-Tự thị thiên thượng nhân gian đệ nhất thanh=> 6-Đệ nhất thanh trong cơiNgườiTa. V́ vậy đây phải là một tiểu khúc mà “hai con hạc” thể hiện.

 

14-Thanh như song (双) hạc minh tại âm. (ĐDA).

Song là hai. Tại sao phải là hai con hạc. Hạc là loài chim thiên di. Trống (Chồng) đâu mái (vợ) đó. Hạc là loài sống chung thuỷ nhất trong các loài sinh vật. Chung thuỷ là điều ước muốn của mọi cặp t́nh nhân thực sự yêu nhau kể cả con người. Thanh như song (双) hạc là ước lệ của T́nh yêu. Lư Thương Ẩn trong một bài thơ của ḿnh, ông rất yêu vợ, khi vợ lâm chung ông không có mặt tại chỗ, ông buồn phiền và than rằng, phải chi ông và vợ ông được như đôi uyên ương (tức song hạc ) cùng bay đi bay về với nhau khi trời thu đến. T́nh như thế là tuyệt đẹp. (8*)

 

Nên tại đây ta hiểu là một khúc t́nh, thay v́ là một âm thanh mô phỏng như trong Đoạn Trường Tân Thanh ( Kiều ) “trong như tiếng hạc bay qua” ( Kiều) mà là

14-Thanh như song (
双) hạc minh tại âm. (ĐDA) 
=> 14-Khúc t́nh ru!, “_ song hạc vờn mây. ’

Rơ ràng “song hạc" tâm t́nh thời lượng dài hơn gấp bội một tiếng kêu của một con hạc lạc loài.

 

 

Vấn đề số 9

 

7-Tại câu © 18-(X ) 是 中 和 大 內 音 
 

18-Tận thị (盡 ) Trung Ḥa Đại Nội âm (LN)
       

Tận thị, đúng rồi, bắt tận tay, tận mặt, chính xác không trật đi đâu được. Chọn 70%.
Tận thị (
盡 ) Trung Ḥa Đại Nội âm (LN) =>Khúc đàn đại nội Trung Ḥa là đây!

Tiện thị: tiện đây nói luôn, ngữ cảnh không quả quyết như tận thị.
 


 Vấn đề số 10

 

8-Tại câu © 20-徹 夜 追 歡 不 知 (X ) 
 

20-Triệt dạ truy hoan bất tri hiểu (曉) (LN)
曉 hiểu là buổi sáng, bất tri hiểu là chẳng hay trời đă sáng, say mê quên thời gian, chọn 55%

20-Triệt dạ truy hoan bất tri băo (飽 ) (NTG)(ĐDA)

Truy là là đuổi theo, từ rất quen tai  truy đuổi, truy là đuổi. Hoan là cuộc vui, từ rất quen tai  hoan ca, hoan hỷ.      
飽 băo là no, bất tri băo= chưa đă, c̣n tḥm thèm.

 

Triệt dạ truy hoan bất tri băo ==> tạm dịch ư, đă tàn đêm mà c̣n theo đuổi cuộc vui mà chẳng thấy đă. Chuyện này xảy ra giữa chốn công khai. địa điểm là Hồ Giám, vị trí Quốc Tử Giám, Hà nội bây giờ.

 

Do câu 19, từ cuối là đảo, câu 20 là băo. Lấy âm khi ngâm, đảo (cuối câu 19) => băo (cuối câu 20). Tuy nhiên người ngâm sẽ dùng thời gian ngừng, ngắt, th́ âm hiểu cũng dễ nghe và dễ ngâm. *
 

Câu này nằm trong ngữ cảnh 4 câu 19, 20, 21, 22 thể hiện tính cách của người Tướng sĩ người Đàng Trong, Quảng Nam-B́nh Định. Cách chơi này và tính cách này gợi cho ta nhớ khí thế bừng bừng khi tướng lănh người B́nh Định & Quảng Nam tham gia trong hàng tướng lănh năm xưa (1789), nay có  thể họ đang ngồi đây, các vị Khán thính giả này, Họ đă từng đánh quân Tàu xâm lược tan tác với một khí thế mà ta khó có thể h́nh dung được trong binh sử. Chơi chết bỏ, đánh chết bỏ “ như thế mới là người Đàng Trong dưới quyền v́ vua rất trẻ, mới trên dưới 30, vua Quang Trung.


“Nê thổ (15) kim tiền thù thảo thảo” 
=> Tiền là phấn thổ!, hồi hồi phà ra !

19-Tây sơn chư thần măn toạ tận khuynh đảo 
20-Triệt dạ truy hoan bất tri hiểu (LN) 
21-Tả phao hữu trịch tranh triền đầu
22-Nê thổ kim tiền thù thảo thảo 


==> 
19- Quan Tây Sơn ngất ngây tận sáng 
20- Hút hồn theo, tâm trạng đầy vơi (câu 20) 
21-Tháo khăn đầu, tả hữu bồi 
22- Tiền là phấn thổ!, hồi hồi phà ra !
 


 Vấn đề số 11


Tại câu © 23-豪 華 意 氣 凌 (X ) 侯
 

23-Hào hoa ư khí lăng công (公) hầu (LN)
Công hầu là điển từ, nhắc nhớ bài T́ Bà Hành của Bạch cư Dị 
Ngũ Lăng niên thiếu tranh triền đầu

Ngũ lăng là nói về 5 tước hầu. Ngũ lăng là nơi có 5 lăng mộ của người mang tước “công hầu ” thời Hán. Họ không mang tước “Vương”. Tôi không tin Nguyễn Du nhầm lẫn. Ngũ Lăng niên thiếu là đám thiếu niên con ông cháu cha cấp cao.
 

Nguyễn Du có ư khi nhắc đến khách tham dự của Bạch cư Dị nay bị khớp bởi sự hào hoa của viên chức Tây Sơn. Điển từ Nguyễn Du dùng T́ Bà Hành như là một “văn bản dựa” v́ nó là văn bản cổ, nhiều người đă biết. Đó là thủ thuật nén ư mà người làm thơ sau th́ dùng điển từ của người đi trước đă có tiếng tăm. Đó là một thủ thuật của Đường thi. Chọn 100% 

Điển từ ngũ lăng nhắc nhớ thơ Bạch cư Dị 
Ngũ Lăng niên thiếu tranh triền đầu (Bạch cư Dị ) 
Nhất khúc hồng tiêu bất tri số

==> Ngũ Lăng, chàng trẻ ganh đua
Biết bao the thắm chuốc mua tiếng đàn (PHV) 

Sang thơ Nguyễn Du trong Long Thành Cầm Giả Ca th́ 
"Ngũ lăng niên thiếu bất túc đạo" (Long Thành Cầm Giả Ca )

23-Hào hoa ư khí lăng công hầu.
24-Ngũ lăng niên thiếu bất túc đạo

==> 
23-Hào hoa quá!, _Công hầu phải chịu,
24- Đám Ngũ Lăng niên thiếu?, _ nín khan

 

Với từ “Ngũ lăng” giúp Nguyễn Du đă mở rộng ư thơ của ḿnh ra khá xa. Bạn có thấy ư tưởng độc đáo khi Nguyễn Du dùng lại từ Ngũ Lăng của T́ Bà Hành. Cùng là một khán giả“ Ngũ Lăng” mà khi bọn Tàu ngồi nghe T́ Bà Hành th́ c̣n hiểu đôi chút, c̣n rục rịch, c̣n ném khăn gấm, thẻ tiền tưởng thưởng, nhưng khi bọn này ngồi nghe “ Khúc Cung Phụng “ trong bài Long Thành Cầm Giả Ca th́ đám khán giả Ngũ Lăng Tàu này lại ngồi “ xếp xương”. Tại sao?  Có ba lư do; một là, Khúc Cung Phụng khó nghe quá, nó là khúc nhạc có tầm cao chỉ dành cho người có ưu tư về t́nh yêu tổ quốc. Khúc Cung Phụng là niềm vui, là nỗi buồn, nói xa gần về chuyện nước non, chuyện hết sức to tát chỉ dành cho Kẻ Sĩ, nó không dành cho người b́nh thường chỉ nghĩ đến chuyện vụn văt trong cuộc sống hàng ngày như bọn Tàu Hán  kia; hai là, tài năng người đánh đàn giỏi quá, lôi cuốn quá, ba là Quan tướng Tây Sơn lịch lăm quá. Câu số  22-Nê  thổ kim tiền thù thảo thảo ==> tiền là phấn thổ hồi hồi phà ra !. “Nê thổ kim tiền” có nghĩa là ‘tiền là phấn thổ”, đó là nửa câu ngạn ngữ mà người Việt xưa hay dùng, “tiền là phấn thổ nghĩa tự thiên kim”, tiền là phấn là bụi đất chỉ có “Nghĩa t́nh “ mới đáng quư mà thôi. Nguyễn Du là người rất tài hoa khi xử lư ngạn ngữ và ca dao Việt ngữ trong các danh tác của  ḿnh. Đó là một thái độ của một Kẻ Sĩ học rộng không đội Hán, Vọng Hán, Khớp Hán bao giờ. 9*.

 
23-Hào hoa ư khí lăng vương (
王 ) hầu (ĐDA) 
Không phù hợp với ngữ cảnh ngũ lăng niên thiếu.

 

 Vấn đề số 12


Tại câu © 26-(X ) (X ) 長 安 無 賈 寶
 

26-Hoạt tố (活) (做 ) Trường An vô giá bảo ((ĐDA) 
 

Hoạt tố là tố chất sống. Tố chất Trường An là tố chất sống của người tại kinh thành. Hoạt tố Trường An vô giá bảo, tạm dịch nghĩa như sau Tố chất linh hoạt của người tại kinh thành Trường An là vô giá.
 

Như đă nói Nguyễn Du là người yêu Thăng Long (rồng bay). Với ông Thăng Long ( rồng bay ) là nhất, thế nên ông hoàn toàn hănh diện về “Hoạt tố của con người Trường An” trong ông. Bạn đọc lại phần đầu tiểu sử và tâm tư ông gắn bó với Thăng Long thành. Bạn đọc ngữ cảnh 2 câu 25, 26.

25-Tinh tương tam thập lục cung xuân.
26-Hoạt tố Trường an vô giá bảo.


Tinh là chắt lọc ra. Chắt lọc lại Tam Cung Lục Viện, mỹ nữ của quốc gia, th́ người đang đánh đàn kia, người đang mang hoạt tố, tố chất sống mạnh mẽ kia của người Tràng An kia là vô giá.

=> 25-Nghe chừng băm sáu cung xuân,
26-Đúc nên quốc bảo Trường An một ngườ
i.

“Hoạt tố của con người Trường An”! Là niệm hănh diện của người Kinh Bắc. Chính v́ vậy mà Gia Long lệnh đổi Long (龍) là con Rồng thành Long (隆) là Thịnh,

Thế nên câu 
26-Hoán thủ (
換 ) (取 ) Trường an vô giá bảo (LN)
Hoán thủ là hoán đổi, đổi lấy. Thủ 取là chọn lấy. Câu không mấy hay. Loại bỏ từ này trong câu.

 


Vấn đề số 13

 

Tại câu © 34-顏 (X ) 醜 神 枯 形 略 小 
 

34-Nhan  (醜) thần khô h́nh lược tiểu (LN)
 

醜=xú =xấu quá, xấu tệ. Việt ngữ có từ xú uế.
Chữ này người đàn ông dùng cho một người phụ nữ nào đấy thật là ác mồm ác miệng,  cho dù từ XÚ có xuất hiện trong phần tiểu dẫn của Nguyễn Du.

Có hai t́nh huống khi người đàn ông dùng từ .


1. Xú xuất hiện lần thứ nhất, khi người đàn ông nh́n người người phụ nữ và bật miệng một cách vô thức. Nguyễn Du đă nhắc trong tiểu dẫn, tuy nhiên khi đặt bút viết thành thơ th́ từ này không c̣n xuất hiện nữa,  được chuyển thành sấu ngôn ngữ hàm ư chia sẻ và cảm thông. Ḷng người đà thay đổi. Có thể Nguyễn Du đă cố t́nh dùng từ này trong phần tiểu dẫn chăng?.

 

2. Xú không phải là ngôn ngữ thơ của người xưa trong ngữ cảnh này. Đối với người phụ nữ b́nh thường Tiên sinh vốn đă tử tế huống ǵ nay đối với người đánh đàn mà ông vốn đă có nhiều kỷ niệm này. Từ Xú bị lược bỏ trong câu.

34-Nhan sấu (xú) thần khô h́nh lược tiểu (ĐDA) 
 sấu =gầy, tiều tuỵ. Nhan sấu=nhan sắc tiều tuỵ. Ngôn ngữ thi ca, từ “sấu” đúng với t́nh cảm của ông.

34-“ Nhan sấu thần khô h́nh lược tiểu “ 
=> 34_Mặt gầy, da héo tóc đà sang đông!.
 


Vấn đề số 14

Tại câu @ 36

 Xét 2 câu, một của LN và một của Đào Duy Anh    

 

誰知便是當年城中第一調 (LN)

Thuỳ tri tiện thị đang đương thời thành trung đệ nhất điệu [調] 

 

Tiện là sao? Từ rất quen tai, tiện lợi, thuận tịện, tiện có ư xa gần đă nghe quen.

 

Điệu [調] là ǵ ? Có nhiều nghĩa. Trong Việt ngữ, có người đồng điệu là người cùng phong cách,  và từ điệu nghệ, cô kư điệu. Điệu là cung nhịp. 

 

Ư thơ câu 36  ==> Ai có biết rằng cô đă là người “điệu nghệ” nhất trong thành đă đạt được  thành quả như thế vào thời ấy

 

Sang xét câu của  Đào Duy Anh :

 

誰知就是當時城中第一妙  (ĐDA)

Thuỳ tri tựu thị đang đương thời thành trung đệ nhất diệu [妙]

 

Tựu (就) thị =Đă được là như thế, như thể. Từ rất quen tai, thành tựu, thành là tựu.


Thuỳ tri tựu thị đang đương thời thành trung đệ nhất diệu .
==> Tạm dịch nghĩa như sau “Ai có biết rằng cô đă là người “tài t́nh” nhất trong thành đă đạt được  thành quả như thế vào thời ấy. ” Diệu 妙 là khéo.

Trong câu 36, trường hợp này hai từ “tựu thị” và “tiện thị “đều được. Tuy nhiên chữ tựu thị từ hàm ư nhấn mạnh về thành quả của người đánh đàn hơn, và thể hiện tính cách nghệNhân trong việc dùng chữ của  Đỗ Phủ mà Nguyễn Du rất “ái mộ “ như đă đề cập ở đoạn trước. Người  làm thơ một  khi mà  “hạ một chữ mà không thấy hay th́ chết không sao nhắm mắt được ”, tính cách này của Đỗ Phủ  đă  bị Lư Bạch (thi nhân) chế nhạo. Thơ phải thoát như là nước từ trong nguồn trong suối tuôn trào ra một cách tự nhiên như Nguyễn Du, như Lư Bạch mới là thơ. Thơ Đỗ Phủ  con chữ như nước chui qua một cái máy lọc cột trao đổi ion th́ mới dùng được. Nguyễn Du và Lư Bạch đều có ư chê nhẹ nhàng Đỗ Phủ.

 

Trong câu này có chữ Điệu hay hơn chữ Diệu nhiều.

 

36-“Thuỳ tri tựu thị đang đương thời thành trung đệ nhất điệu” 

誰知就是當時城中第一調  (8) => Đệ nhất nhân!, sắc nước một thời,

 

 

Mời bạn đọc lại

 

_Có người ngồi cuối chiếu hoa?,

34_Mặt gầy, da héo tóc đà sang đông!.

Mày phờ phạc, buồn không chải chuốt,

36-Đệ nhất nhân!, sắc nước một thời,

Khúc xưa rưng rức lệ rơi,

38 Lắng nghe từng tiếng bời bời ḷng ta.

Chạnh ḷng, _ ra!,  hai mươi năm trước,

Từng thấy Ai chiếu tiệc Giám hồ!

Người xưa, thành cũ, _ thuở nao,

42) Bể dâu chợp mắt, nhớm bao  ngùi ngùi.

 

 

 

Vấn đề số 15


Tại câu © 40-監 湖 ( X) (X ) 曾 見 之 
 

40-Giám hồ tịch (席 ) trung (中) tằng kiến chi (ĐDA) 
 席 tịch là chiếc chiếu, tịch trung là giữa (trong ) vuông chiếu. Vuông chiếu được trải ra cho khách tham dự ngồi vào đó, ngoài ra nó c̣n hàm nghĩa là một chiếu tiệc, buổi tiệc. Kư ức nay trở nên chính xác và gần gủi hơn. Vả lại từ tịch trung, vuông chiếu tiệc làm cho câu thơ đẹp hơn. Chọn 100%

Xét câu

40-“Giám Hồ hồ biên tằng kiến chi “(LN)


Tại câu 8 “Giám Hồ hồ biên dạ khai yến”. Hồ biên đă được nhắc. Khai tiệc th́ bên hồ Giám, cảnh quan đông người, tả tổng thể, và nhập tiệc th́ ngồi vào vuông chiếu, chú ư đến nhân vật trung tâm.
 

Ở đây cũng cho thấy ngôn ngữ trong thơ đẹp hơn ngôn ngữ của tiểu dẫn nhiều, và khác bối cảnh cũng có phần hơi khác chút ít với tiểu dẫn. Trong tiểu dẫn th́ tác giả đứng lấp ló sau cánh cửa để xem tại đây th́ tác giả thấy rơ hơn, có lẽ lúc này t́nh cảm và sự cố nhớ ra “ xem ra ai đó nghe chừng quen quen”.

40-Giám hồ tịch trung tằng kiến chi (NTG)
==> Từng thấy Ai chiếu tiệc Giám hồ

Toàn văn ngữ cảnh 

Mănh nhiên ức khởi nhị thập niên (23) tiền sự 
40-Giám hồ tịch trung tằng kiến chi (NTG)
Thành quách suy thôi di nhân sự cải 
Kỷ xứ tang điền biến thương hải


==> 
Chạnh ḷng, _ ra!, hai mươi năm trước,
Từng thấy Ai chiếu tiệc Giám hồ!
Người xưa, thành cũ, _ thuở nao,
42) Bể dâu chợp mắt, nhớm bao ngùi ngùi.

 


Vấn đề số 16


Tại câu © 43-西 山 基 業 一 旦 盡 消 亡 (LN)
 

43-Tây Sơn cơ nghiệp nhứt đán tận tiêu vong (LN)
 

Đây là câu quan trọng nhất trong bản văn của LN. laiquangnam tuyên dương cụ Lăng nhân Phùng Tất Đắc. Đây là sự đóng góp vô giá trong việc giải mă t́nh cảm của Nguyễn Du đối với nhà Tây Sơn khi hai từ “ nhất đán “ xuất hiện.

Về ngữ cảnh, câu này hợp lư hơn câu của ĐDA bởi lẽ nó phù họp với Tiết tấu của câu. Sự hiện diện của nó thúc đẩy bài ca trở nên đồn dập đầy cảm xúc hơn. Sau một hồi đều đều gồm 7 từ, ngữ điệu được chuyển sang “tông” với các câu dài hơn gồm 9 từ. Vai tṛ của 9 từ khiến câu dài thêm ra và người ngâm sẽ truyền cái thần của nội dung đến cho người nghe do bởi thời gian dài ra vào lúc diễn ngâm.
 

Long Thành Cầm Giả Ca là “bài ca” là vậy. Khoảng này khá dồn dập, chỉ sau ba đến bốn câu đều đều gồm 7 từ là đến ngay câu 9 từ. Ta lần lượt gặp tại câu 31 (9 từ), 36 (9 từ), 39 (9 từ), 43 (9 từ). Tại câu 43 hai từ than tiếc “nhất đán” xuất hiện kịp lúc, đúng lúc, “nhất đán “ đă kết thúc sự lên giọng bất thường sau đó là các câu thất ngôn (7 từ) cho đến khi hết bài ca.

Nhất đán, đán là buổi sớm. Nhất đán là một buổi sớm. Chuyện quá đột ngột. Trong ngôn ngữ của người miền Trung, hai từ “nhất đán” là từ t́nh cảm chứa vẻ lo âu, chia sẻ nay vẫn c̣n dùng. Ví dụ: _nhất đán mà mai này tôi có mệnh hệ ǵ th́ …. Nhất đán là từ chỉ điều không may xảy ra, xin đừng thay bằng từ trần trụi là “ đột ngột, bỗng nhiên“. Khi Nguyễn Du dùng từ nhất đán tại câu số 43 là ḷng Kẻ Sĩ đă nhiều cảm xúc lắm rồi. Dần theo ngữ cảnh toàn văn nếu ta biết rơ các sự thật như thế này th́ ta sẽ hiểu.

1. Thần sắc người đánh đàn trước và sau khi Gia Long lên ngôi 1802, thời Tây Sơn và thời Nguyễn Ánh có khác.
 

2. Từ cách nghe nhạc, cách chơi hết ḿnh của quan tướng Tây sơn ngồi nghe đánh đàn vào khoảng đầu thập niên 90 của thế kỷ 18 (1786-1792?) khi họ xem “tiền là phấn thổ, nghĩa tợ thiên kim” hoàn toàn khác với đám tướng “đàn gẫy tai trâu“ thời Gia Long. Các viên chức tân triều không biết ǵn giữ viên ngọc quư lại cho văn hoá dân tộc, một điều đáng lên án. Khúc nhạc đă mất, cây đàn Nguyễn (10*)  cũng mất và người chơi đàn cũng mất. Mất sạch rồi. Một tân triều đội Hán lên ngôi. Một  tai hoạ được  dự báo trước, chính v́ thế mà Nguyễn Du đă năm lần bẩy lượt xin từ quan mà Gia Long không cho. Tuy Nguyễn Du không ra quyết định cho chính sách quốc gia nhưng tham gia vào chính quyền ra chính sách ấy cũng là “dấy máu ăn phần”. Thái độ rất kẻ sĩ của một người “nghệ sĩ” thật là đáng kính. Nguyễn Du chỉ tội nghiệp cho chúng ta là những kẻ sinh sau đẻ muộn không c̣n có cơ hội được nghe bản nhạc hay nhất trần gian của dân tộc này, không c̣n được  thấy cây đàn Nguyễn đặc trưng của vương triều nhà Hậu lê 1428 -1800 nữa. Cả người đánh đàn với các kinh nghiệm học từ cấm cung nay cũng  không c̣n cùng bản nhạc. Tội ác này cũng lớn như tội bán nước vậy. 

 

3-Xem thử danh sách quan tướng Tây Sơn tham dự lần ấy là ai? Là danh tướng Trần Quang Diệu, là đô đốc Lộc cộng với nhân sĩ Bắc Hà thuộc cánh Ngô Gia Văn Phái và người ẩn sĩ Nguyễn Thiếp.

 

Trấn thủ Long Thành lần sau là ai vào thời Gia Long? Đó là bọn Lê Chất, Nguyễn Huỳnh Đức cộng với tên " đầu ḅ “ Đặng Trần Thường. Đặng Trần Thường là kẻ đă ḷng dạ nhỏ nhen đă dùng roi đánh chết một văn tài lỗi lạc nhất của đất nước thời ấy. Chắc chắn rằng cái chết của Ngô Thời Nhiệm đă gây cho những người từng là bạn thân của ông có ảnh hưởng đến Nguyễn Du. Đó là anh ruột ông, tiến sĩ Nguyễn Nễ, là anh vợ tiến sĩ Đoàn Nguyên Tuấn và danh sĩ Nguyễn Thiếp, học tṛ cưng của cha ông. Tất cả họ đều buồn phiền lẫn phẫn nộ. Những vị này là các quan văn rất gần gũi với vua Quang Trung –Nguyễn Huệ. Họ đă đóng góp nên trận Đống Đa năm xưa cùng việc xây Viện quốc âm Sùng Chính, san định và dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm. T́nh cảm đối với Tây Sơn từ các vị này chắc đă tác động lên tư tưởng Nguyễn Du sau khi ông được triệu ra làm quan cho Gia Long. Trong đời làm quan với Gia Long ông đă ba lần t́m cớ từ quan mà không được. Cuối cùng ông tự sát vào năm 1820 khi chối từ uống thuốc, lúc này ông mới 54 tuổi. ( Xem lại bài Thái B́nh Mại Ca Giả đă viết. )

Câu này làm cho ta rơ thái độ Kẻ Sĩ của Nguyễn Du. Lư ra Nguyễn Du phải ngợi ca chế độ đă cho ḿnh vinh hoa áo gấm về làng, ăn cơm chúa múa tối ngày. Không. Đâu là chân hạnh phúc của Kẻ Sĩ ? Sống thử vài năm với chế độ mới là Kẻ Sĩ biết mùi. Tổ quốc phải vinh quang là điều kiện “CẦN “để Kẻ Sĩ ngợi ca chế độ. Tổ quốc phải vinh quang, chiến tranh phải lùi xa, để mọi người được cùng hưởng trong đó có vợ con ta, bè bạn ta, gia đ́nh ta, đồng bào ta. Việc cho ta (Kẻ Sĩ) vài ưu đăi tấm áo miếng cơm chỉ là chuyện nhỏ nhặt, giúp sống qua ngày, không có nó ta vẫn sống được. Nói ǵ khi ta nhận tham chính là ta đă bỏ phiếu thuận cho tân triều bất nhân. Ta đă là kẻ gián tiếp tiếp tay với tội ác. Khác nhau rất xa giữa Kẻ Sĩ và Trí thức là vậy. Kẻ Sĩ luôn luôn sợ sự “ô nhục đến muôn đời sau cho con cháu ḿnh. “ Trí thức có thể th́ ờ cứ sướng trước đă nên đa phần họ nhắm mắt cộng tác với tân triều gian ác, bất nhân. Chuyện “ô nhục đến muôn đời sau cho con cháu ḿnh” xa xôi quá đối với họ (Trí thức).

 

 

Vấn đề số 17

 

Tại câu © 45-瞬息百年(X ) 幾 時 

45-Thuấn tức bách niên năng (
能 ) kỉ th́ (NTG) (60% chọn) 
Tằng, năng đều là từ mang ư so sánh nhưng năng th́ xác quyết hơn.
Năng là hẳn là, theo lẽ thường, năng là từ mà ta thường gặp khá nhiều trong các câu thành ngữ, tục ngữ.

Kỉ là nhỏ xíu. Kỉ th́, kỉ thời là khoảng thời gian rất ngắn ngủi. “bách niên năng (能 ) kỉ th́ ==> trăm năm chỉ là một cái chớp mắt, chỉ là một hơi thở‘.

45- Thuấn tức bách niên năng(
能) kỉ th́
46. Thương tâm văng sự lệ triêm y
 

=> Trăm năm một tiếng thở dài,
46-Bồi hồi chuyện cũ lệ ai vơi đầy.


45-Thuấn tức bách niên tằng (
曾 ) kỷ th́ (LN), Tằng là từng, là như.

 

II- Ư kiến cá nhân  

          Các câu khi có cùng độ chọn do chủ quan tuy có lệch chút ít 55, 60 % th́ về mặt ngữ nghĩa cũng không làm thay đổi nội dung câu. Từ nào cũng được. Tuy nhiên theo tôi điều này cũng có thể dẫn đến các bản văn dịch của những người dùng nó để dịch sang thơ quốc âm sẽ bớt độ lung linh đi chăng?

Laiquangnam đă làm bảng kê trên trong điều kiện không tốt lắm, phương tiện làm việc, môi trường làm việc, cá nhân làm việc. Rất tiếc phải chi có bạn bè laiquangnam hỗ trợ th́ ḿnh có thể làm tốt hơn. Hy vọng bản này sẽ giúp một phần nào đó cho lớp sau, lớp em tôi, lớp người Việt 1. 5 sẽ có cơ sở tiến xa hơn và hoàn chỉnh hơn.

Tôi hoàn toàn đặt niềm tin vào các bạn.
Hăy bước lên vai chúng tôi mà trèo cao hơn, nhảy cao hơn, xa hơn. Chúng ḿnh cùng đẩy những di sản của tiền nhân lên một tầm cao mới cùng thiên hạ.
 

 

III- Kết quả

 

Bản văn Long Thành Cầm Giả Ca  đă được hiệu chính. Tạm gọi là bản văn Long Thành Cầm Giả Ca (3), hai bản văn kia là của Đào Duy Anh, Long Thành Cầm Giả Ca (1)  và của  Lăng Nhân  Phùng Tất Đắc, Long Thành Cầm Giả Ca (2).

 

I- Nguyên tác 

 

(3)

 

1.       龍城佳人

2.       不記名字  

3        獨善阮琴

4.       舉城之人以琴名

5.       學得先朝宮中供奉曲

6.       自是天上人間第一聲

7.       7-余憶少年曾一見 OK

8.       監湖湖邊夜開宴

9.       9-其時三七正芳年 ok

10.     10-春風掩映桃花面 ok 

11.     酡顏憨態最宜人

12.     歷亂五聲隨手變

13.     緩如涼風度松林

14.     清如隻鶴鳴在陰

 

15.     烈如薦福碑頭碎霹靂

16.     哀如莊舄病中為越吟

17.     聽者靡靡不知倦

18.     18-盡是中和大內音 OK

19.     西山諸臣滿座盡傾倒

20.     20-徹夜追歡不知曉 OK

21.     左拋右擲爭纏頭

22.     泥土金錢殊草草

23.     23-豪華意氣凌公侯 OK

24.     五陵年少不足道

25.     并將三十六宮春

26.     26- 活做長安無價寶   OK

27.     此夕回頭二十年

28.     西山敗後余南遷

29.     咫尺龍城不復見

30     何況城中歌舞筵

31.     宣撫使君為余重買笑

32.     席中歌妓皆年少

33.     席末一人髮半華

34.     34-顏瘦神枯形略小 ok

35.     狼藉殘眉不飾粧

36.     36-誰知就是當時城中第一調

 

37.     舊曲新聲暗淚垂

38.     耳中靜聽心中悲

39.     猛然億起二十年前事

40.     40-鑑湖席中曾見之 ok

41.     城郭推移人事改

42.     幾處 桑田變蒼海

43.     43-西山基業一旦盡消亡

44.     歌舞空留一人在

45.     瞬息百年曾幾時

46.     傷心往事淚沾衣

47.     南河歸來頭盡白

48.     怪底佳人顏色衰

49.     雙眼瞪瞪 空想像

50.     可憐對面不相知

 

 

II- Phiên Âm 

 

Long Thành Cầm Giả Ca 3  

 

1-      Long Thành giai nhân 

2.       Bất kư danh tự   

3.       Độc thiện Nguyễn cầm  

4.       Cử thành chi nhân dĩ cầm danh 

5.       Học đắc tiên triều cung trung phụng khúc 

6.       Tự thị thiên thượng nhân gian đệ nhất thanh 

7.       7-Dư ức thiếu niên tầng nhất kiến

8.       Giám Hồ hồ biên dạ khai yến 

9.       9-Kỳ thời tam thất chánh chính phương niên 

10.     10-Xuân phong yểm ánh đào hoa diện   

11.     Đà nhan hàm thái tối nghi nhân 

12.     Lịch loạn ngũ thanh tuỳ thủ biến 

13.     Hoăn như lương phong độ tùng lâm 

14.     Thanh như chích hạc minh tại âm 

 

15.     Liệt như tiến phúc bi đầu toái phích lịch 

16.     Ai như trang tích bệnh trung  vi  việt ngâm 

17.     Thính giả mỹ mỹ bất tri quyện 

18.     18-tận thị Trung Hoà đại nội âm

19.     Tây Sơn chư thần măn toạ tận khuynh đảo 

20.     20-Triệt dạ truy hoan bất tri hiểu 

21.     Tả phao hữu trịch tranh triền đầu 

22.     Nê thổ kim tiền thù thảo thảo 

23.     23-Hào hoa ư khí lăng công hầu 

24.     Ngũ lăng niên thiếu bất túc đạo 

25.     Tinh tương tam thập lục cung xuân 

26.     26- Hoạt tố trường an vô giá bảo   

27.     Thử tịch hồi đầu nhị thập niên 

28.     Tây sơn bại hậu dư nam thiên 

29.     Chỉ xích long thành bất phục kiến 

30.     Hà huống thành trung ca vũ diên  

31.     Tuyên Phủ Sứ Quân vị dư trùng măi tiếu 

32.     Tịch trung ca kỹ giai niên thiếu 

33.     Tịch mạt nhất nhân phát bán hoa 

34.     34-Nhan sấu thần khô h́nh lược tiểu  

35.     Lang tạ tàn my bất sức trang 

36.     36-Thuỳ tri tựu thị đang đương thời thành trung đệ nhất điệu 

37.     Cựu khúc tân thanh ám lệ thuỳ 

38.     Nhĩ trung tĩnh thính tâm trung bi 

39.     Mănh nhiên ức khởi nhị thập niên tiền sự 

40.     40-Giám Hồ tịch trung  tầng  kiến chi  

41.     Thành quách suy di nhân sự cải 

42.     Kỉ xứ tang điền biến thương hải 

43.     43 Tây Sơn cơ nghiệp nhất đán tận tiêu vong 

44.     Ca vũ không lưu nhất nhân tại 

45.     Thuấn tức bách niên tầng kỷ thời 

46.     Thương tâm văng sự lệ triêm y  

47.     Nam hà quy lai đầu tận bạch 

48.     Quái để giai nhân nhan sắc suy 

49.     Song nhăn trừng trừng  không tưởng tượng 

50.     Khả liên đối diện bất tương tướng tri

( bản do laiquangnam hiệu khảo)

 

 

Bản dịch sang thơ Quốc Âm

Song thất lục bát 

 

 

Long thành cầm giả ca 

 

*Long  Thành Giai nhân sao sao lạ, 

Tính danh nàng dấu quá kỹ càng

Một đời diệu thủ Nguyễn đàn  

4-Người thành đối nghiệp tặng nàng “ Cầm” danh.

 

Khúc Cung Phụng ḷng thành luyện sơi,

6-Đệ nhất thanh trong cơiNgườiTa,

Thiếu thời nay sực nhớ ra

8-Tiệc đêm hồ Giám, Ai đà ngồi chung?.

 

Ai ngày ấy ước chừng hăm mốt,

Sắc xuân nồng ran  tóc mặt hoa.

Ngây thơ má rượu ráng pha,

12-Năm cung réo rắt tay ngà phím loan.

 

13-Khúc Khoan!, ”_ lạiNồm đàn thông nhạc” 

14-Khúc t́nh!,  ru  song hạc vờn mây.

15- Khúc Nghiệt!,   sấm  dậy từng giây”

Ầm ầm bia nát, tan ngày công phu!. ”

 

16-Khúc Bi!, “ _thương thân tù Trang Tịch,

Tiếng quê cha ngâm khúc đời tà”.

17-Chiếu trên chiếu dưới ngà ngà,

18-Khúc đàn đại nội Trung Ḥa là đây!

 

Quan Tây Sơn ngất ngây ngồi rán… 

Thả hồn theo, tâm trạng đầy vơi.

_Tháo khăn đầu,  tả hữu bồi,

22_Tiền là phấn thổ!,  hồi hồi… phà ra.

 

Hào hoa quá!, _Công  hầu phải chịu,

Đám Ngũ Lăng niên thiếu?, _ nín khan,

Nghe chừng băm sáu cung xuân,

26-Đúc nên quốc bảo Trường An một người.

 

Hai mươi năm, sau ngày tàn tiệc,

Tây Sơn tàn, phải việc vào Nam.

_Thăng Long, bao bước!_lạ lầm,

30-Trong thành tiệc hát?, _ sao kham, _nỗi ḿnh!

 

Quan Tuyên Phủ thấm t́nh bày tiệc,

Tuyển ca nhi xinh biết đàn ca,

_Có người ngồi cuối chiếu hoa?,

34_Mặt gầy, da héo tóc đà sang đông!.

 

Mày phờ phạc, buồn không chải chuốt,

Đệ nhất nhân! sắc nước một thời,

Khúc xưa rưng rức lệ rơi,

38 Lắng nghe từng tiếng bời bời ḷng ta.

 

Chạnh ḷng, _ ra!,  hai mươi năm trước,

Từng thấy Ai chiếu tiệc Giám hồ!

Người xưa, thành cũ, _ thuở nao,

42) Bể dâu chợp mắt, nhớm bao  ngùi ngùi.

 

Ôi!, một sớm, Tây Sơn mất sạch

Làng đàn ca nay mót một ai!

Trăm năm một tiếng thở dài,

46-Bồi hồi chuyện cũ lệ ai vơi đầy.

 

Rời Nam về, tóc vây bạc thuếch

48-Trách chi người, nhan sắc không phai.

Trừng trừng ai cố nhớ ai,

50-Thương thay! _đối mặt, ngẫm hoài không ra!

Laiquangnam 

 

Xin mời đọc tiếp phần 2 

Long Thành Cầm Giả Ca

qua các bản dịch sang thơ Quốc Âm.

Với phần chú nghĩa từ, câu và các bản dịch khác.

Đặc biệt có một bản dịch bằng ḍng ngũ ngôn xuất sắc và đầy cảm xúc của một nữ thi nhân.

 

 

III- Tham khảo và chú thích

 

*-Chữ có màu đỏ giúp bạn t́m tư liệu với Google search qua cụm từ màu đỏ này.

 

** Việc đọc chữ thảo, chữ viết tháu bằng tiếng Tàu của  tiền nhân ta rất khó đọc mà không hề sơ sót. Viện Hán nôm HANOI quy tụ cả cử nhân lẫn tiến sĩ trước 1915  thời Nguyễn c̣n sót lại, vây mà có khi c̣n phải lúng túng. Viện sau này phải nhờ giáo sư Đại học Đài Trung, người Taiwan* giúp đỡ, sắp xếp lại văn khố.   

 

*** Có sự trùng lắp các con số chú thích, do v́ thời giờ eo hẹp, xin cảm phiền. laiquangnam sẽ sắp xếp lại sau. Sự lộn xộn này không ảnh hưởng ǵ đến nội dung việc hiệu chỉnh này. Thành thật xin lỗi bạn đọc.

 

1-Đào Duy Anh (ĐDA), Thơ Chữ Hán, Nguyễn Du, nhà xuất bản Văn học, Hanoi, 1988, bài Long Thành Cầm Giả Ca xuất hiện tại các trang từ 189 đến 195. –Sách không có chữ Hán di kèm

2- Nguyễn Thạch Giang (NTG)- Trương Chính, Nguyễn Du, Cuộc đời và Tác Phẩm, nxb VHTT, Hanoi, 2001. Trương Chính, là người đă cùng với Lê Thước dịch và công bố thơ chữ Hán của Nguyễn Du vào năm 1965. Cũng cần biết Lê Thước là người bắt tay sưu tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du vào năm 1924 một cách có hệ thống. Nguyễn Thạch Giang là PGS Hán Nôm.  Sách không có chữ Hán đi kèm

3. Quách Tấn (QT), Tố Như Thi trích dịch, nxb An Tiêm (in lần thứ nhất), Saigon, trang 232-235. Sách  có chữ Hán di kèm và đă  được  trang mạng Hoa sơn trang chuyển lên mạng internet.

 

Lưu ư bản của nhà thơ Quách Tấn  là bản do Trụ vũ bạn ông sao chụp từ thư viện Paris, Pháp quốc gởi về cho ông. Nội dung bài Long Thành Cầm Giả Ca  giống sách của  Đào Duy Anh  và Nguyễn Thạch Giang.

 

4- Lăng Nhân (LN), Hán văn tinh tuư, nxb NAM CHI TÙNG THƯ, năm 1965, Saigon.  Tôi xử dụng bản văn của Ông Lê Văn Đặng công bố tại trang www. viethoc. org, (5-http://www. jaist. ac. jp/~dnthao/index_files/@Books/CoCam%20NguyenDu. pdf )

 

4* Văn bản của LN hay hơn văn bản của Đào Duy Anh,  cụ Học Canh dịch hay hơn cụ Hoàng Tạo, Hà nội


5-Các nguồn chính có bài “Long Thành Cầm Giả Ca” của Nguyễn Du như đă kể trên tự trung đều giống nhau về nội dung câu chữ được xếp vào hai nhóm chính là ĐDA và Lăng Nhân. Mỗi nguồn chép tay đều có sai sót không bản văn nào gọi là hoàn hảo.

 

Bản văn Long Thành Cầm Giả Ca 3, là bản tổng hợp. laiquangnam chỉ mới khắc phục được một phần nào đó mà thôi. Việc cân nhắc để có một bản gốc tương đối là điều cần để văn giới có thể tự t́m hiểu thêm “đàng sau gịng chữ nghĩa từ Nguyên tác”. Laiquangnam hy vọng rằng lớp sau 1, 5 sẽ làm lại chu đáo hơn. Chúng tôi chỉ là sĩ quan “delot”, bắn khói chỉ điểm mà thôi, lợi ích lâu dài là con cháu của các em. Mọi việc phải rơ ràng trắng đen không nhập nhằng.

 

5*-Các ḍng tiểu dẫn trong bài là của nhà thơ Quách Tấn dịch xuôi từ nguồn Hoa Sơn Trang

 

6-Nguyễn Du thừa biết Đỗ Phủ đă viết loạt bài Chư tướng, có nội dung ǵ trong ấy
 

6*- Ở đây cần lưu ư, trên mạng internet đă có diễn giả giảng qua video rằng “truy hoan” là sex bạo.  Trong ngữ nghĩa chính, truy là đuổi theo, hoan là cuộc vui. Truy hoan là đuổi theo một cuộc vui, tỉ như các thính giả trong đêm nghe nhạc này. Nơi diễn ra đêm âm nhạc hát ḥ là ‘Hồ giám, Văn miếu thuộc kinh thành Thăng Long. Tại sao họ lại căm thù Tây sơn đến như thế ? có phải Tây Sơn làm cho nước Tàu bị ô nhục ?.

 

6**  Xem thêm các bài viết Thái B́nh Mại Ca Giả và bài Phản Chiêu Hồn    

 

6*** từ công cụ là các hư từ, các nhóm từ chức  năng tỉ như giới từ.  liên từ  …


7- Có lẽ nhiều cái đầu bị Hán đè nên đă chú nghĩa Nguyễn cầm là đàn Nguyễn Hàm. Bạn vào Google search “ Đàn Nguyễn”  là đàn ǵ? Th́ ắt biết. Khi không đọc kỹ bản văn  Long Thành Cầm Giả Ca mà gáy thường nên nông nỗi.

 

7*  lương phong, “lại nồm “ là thú khoái trời cho các dân tộc Việt Nam kể cả China. Trong 36 thứ khoái trên đời, Kim Thánh Thán cũng xếp “lại nồm” vào hàng thứ nhất.

 

7**- Bạn đọc tích Trang Tích bạn sẽ hiểu thế nào là chuyện nước non của Kẻ Sĩ.

 

8* Nguyễn Du kín đáo dùng từ điệu này

 

Trong  bài  Sơ thu cảm hứng kỳ II, Nguyễn Du viết

 

"Kỳ trung tự hữu thanh thương điệu,

Bất thị sầu nhân bất hứa tri"

 其中自有清商 調,

不是愁人不許 知

Ư thơ ==> Tự trong thanh (thơ, tiếng đàn) vốn tự nó đă có điệu cảm thương; không phải là người buồn th́ không làm sao biết được.

 

Nguyễn Du kín đáo đồng hoá người đánh đàn là người  đồng điệu với ḿnh. 

 

 

9-Vài nét về tác giả  Học Canh

- Học Canh (cuối thế kỷ XIX) đă dịch 80 ḍng Thu dạ lữ hoài ngâm bằng Hán tự của Nguyễn Văn Cẩm (1874 – 1929) ra 80 ḍng STLB Nôm, ngoài ra chính ông là người đầu tiên dịch bài Long Thành Cầm Giả Ca của  Nguyễn Du mà Lăng Nhân PTĐ sao lục.

 

10-Các từ Ok, you, copy & paste  là các từ ngày nay rất thân quen với người Việt chúng ta, xin đừng chấp nhất.

 

11- Tạp chí Văn, Nghiên cứu và Phê b́nh văn học, năm thứ nhất, đệ tứ tam cá nguyệt 1967, tập 3. Đặc san Văn – Nghiên cứu và Phê b́nh Văn học, số Đặc biệt về Nguyễn Du. Bạn có thể dễ dàng t́m qua Google search qua công  của  Talawas.

 

12. Laiquangnam thành thật xin lỗi Chị ĐLK. chủ trang website www.art2all.net  và quư độc giả thân mến v́ sự cập rập của ḿnh. Xin quư vị vui ḷng bỏ bản Long Thành Cầm Giả Ca, phần I trước đây xem nó như không có, và dùng bản Long Thành Cầm Giả Ca, p01 viết lại này, bản ngày 12 tháng 1 năm 2015 là bản  chính, quư vị có thể dùng được. Thành thật cám ơn sự rộng lượng.

Kính.

 

Laiquangnam

Một ngày giữa đông tại nam California.

13 tháng giêng năm 2015


________________

 

Xin xem tiếp phần 2

 

www. art2all. net