LAIQUANGNAM

 

Nguyễn Du (1765-1820)

 

Phản chiêu Hồn

 

hay

 

Nguyễn Du và nỗi buồn vong quốc của Khuất Nguyên

 

 

Thi hào Nguyễn Du là được nước ta giới thiệu vào danh sách danh nhân văn hóa thế giới của Liên hiệp Quốc,  một người con yêu của tổ quốc Việt, người đă nối kết những tâm hồn Việt lại cùng nhau qua vần thơ của ḿnh. Nguyễn Du quá nổi tiếng với tác phẩm Kiều, nhưng ḍng thơ chữ Hán của ông không được giới thiệu một cách chu đáo, nên có vẻ như bị mờ khuất bởi những bản dịch và giới thiệu thơ Đường của người Việt hiện nay đầy rẫy và đều khắp trong ấn loát cũng như trên không gian mạng xuất hiện mọi lúc mọi nơi. Thật đáng buồn cho người Việt ḿnh khi mà số người gốc Việt biết chữ Hán họ sống “vô t́nh“ với tiền nhân, đa phần Họ là lớp người nay trên 60,70. Họ yêu Tàu hơn yêu Việt. Nay laiquangnam xin được giới thiệu bài thơ chữ Hán, Phản Chiêu  Hồn, một bài mà tuổi teen Việt Nam được học trong chương tŕnh quốc văn của ḿnh hiện nay.

 

 

Xuất xứ và bối cảnh của bài thơ Phản chiêu hồn

 

Nguyễn Du làm bài thơ “Phản chiêu hồn” (chống lại việc chiêu hồn) trong một chuyến đi sứ Trung Quốc vào đầu thập niên 10 của thế kỷ 19 . Chiêu hồn: một tên bài từ của Tống Ngọc  người cùng thời với Khuất Nguyên.  Tống Ngọc làm nhằm mục đích cầu hồn Khuất Nguyên được siêu thoát, hồn về sống cùng nhân dân Sở.

Nguyễn Du khi đi ngang qua sông Mịch La, tỉnh Hồ Nam, người nhớ tại  nơi đây Khuất Nguyên  đã trầm ḿnh. Tống Ngọc người đồng thời, cũng là lớp học tṛ Khuất Nguyên đã  cho lập trai đàn cầu hồn và đă làm bài từ  “Chiêu Hồn “ tại bờ sông này. Quá hiểu rơ nước Tàu, Cụ Nguyễn bèn làm bài thơ “Phản chiêu hồn” này để  phản đối ư kiến “ tử tế “ của  Tống Ngọc. Cụ Nguyễn b́nh sinh vốn người hiền lành, nho nhă , nhưng với con người có học vấn cực kỳ thâm hậu ấy đã đi và đă thấy trên đất nước Tàu, Cụ không thấy quá khứ thời Khuất Nguyên nhưng hiện trạng Tàu qua những nơi Cụ đă qua bây giờ nào khác chi hồi ấy. Tàu là một xứ sở không mấy tốt trong thực tế trước mắt Cụ (1)

 

Có lẽ đây là bài thơ tranh luận hơn thua duy nhất trong đời làm thơ của Cụ .

 

Nguyên Tác 

 

 


西

















 

Phiên âm

 

Phản Chiêu hồn

 

Hồn hề! Hồn hề! hồn bất qui?
Đông tây nam bắc vô sở y.
Thượng thiên hạ địa giai bất khả,
4-Yên, Dĩnh thành trung lai hà vi ?

 

Thành quách do thị, nhân dân phi,
Trần ai cổn cổn ô nhân y.
Xuất giả khu xa, nhập cứ tọa,
8-Tọa đàm lập nghị giai Cao, Qú.
 

Bất lộ trảo nha dữ giác độc,
Giảo tước nhân nhục cam như di!
Quân bất kiến Hồ Nam sổ bách châu,
12-Chỉ hữu sấu tích, vô sung ph́.

 
Hồn hề! Hồn hề! suất thử đạo
Tam Hoàng  chi hậu phi kỳ th́.
Tảo liễm tinh thần phản thái cực,
16-Thận vật tái phản lịnh nhân xi,


Hậu thế nhân nhân giai Thượng Quan
Đại địa xứ xứ giai Mịch La,
Ngư long bất thực, sài hổ thực,
20-Hồn hề! Hồn hề! nại hồn hà?

 

Tạm dịch nghĩa 

 

Hồn ơi hồn, hồn  không về
Đông tây nam bắc không có chỗ tựa
Lên trời xuống đất đều không thể (về )
Yên Dĩnh  nội thành lại là nơi (trở về) chăng ?
 

Thành quách thấy đó, người đă khác

Bụi trần  cuồng cuộn  (vấy bẩn) áo người
Ra thì xe ngựa, vào th́  ngồi lỳ

Ngồi bàn luận như thể ông Cao, ông  Qú

 

Không để lộ vuốt cùng nọc độc
Cắn xé thịt người ngọt xớt
Ông không thấy Hồ Nam  mấy trăm châu
Chỉ(thấy) người gầy không(thấy )ai mập   

Hồn ơi hồn cứ  theo lối ấy

Sau Tam Hoàng không c̣n hợp 
Hăy sớm thu hồn trở lại Thái Cực
Đừng trở lại nơi đây có kẻ mĩa đấy   

 

Người người đời này đều họ Thượng Quan
Nơi nơi đất đều là sông Mịch La
Cá rồng không ăn, thì lang sói ăn 
Hồn ơi hồn, hồn tính sao ?

 

 

Chú thích vài từ 

 

1-Yên Dĩnh  thuộc đất Sở, Dĩnh là kinh đô nước Sở xưa, nay thuộc tỉnh Hồ Bắc

2-Cao, Qú: hai vị quan đời Ngu Thuấn (thời huyền sử của Tàu, lúc ấy quan hệ giữa vua tôi, quan dân đều sống như thuận ḥa. Mơ!)  

3-Tam Hoàng, tên ba vị vua thời huyền sử Tàu, gồm  Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế. Mơ!

4-Thái cực, đó là thuở ban đầu của trời đất. Từ đây đất trời tách riêng ra.

5-Thượng quan  là họ của Ngân Thượng. Ông là quan địa phu nước Sở đă dâng đất cho Tần ( China là từ chữ Tần mà ra ), xúi vua xa lánh Khuất nguyên, Ngự sử đại phu.  Thượng quan Ngân Thượng và đồng bọn thao túng vua Sở, làm khổ dân để vinh thân ph́ gia. Vua Sở dại nghe theo. Vua Sở bị cầm tù nơi Tần. Và nước Sở tiêu.

6-Mịch la, là vị trí hợp lưu của hai nguồn sông là Mịch và La. Địa danh, nơi đây Khuất nguyên, bất lực, quẩn trí và trầm ḿnh.

7-Bách châu: châu là đơn vị hành chánh, mỗi châu gồm 2500 hộ gia cư, trăm châu  là 250000 hộ.

 

Chú vài tứ thơ  mà phần tạm dịch nghĩa không hết ư

 

1-Thành quách do thị, nhân dân phi,


Tạm dịch thoát ư : thành xưa vẫn c̣n đấy nhưng người th́ không phải như xưa đâu, nghĩa là nay đă  “dị dạng” rồi.  Chữ Phi nghĩa là không giống. Trong một bài có tên là “hoa phi hoa” của của Bạch cư dị, chữ phi đây được hiểu như là một prefix, hoa phiHoa nghĩa là hoa và thế giới không phải là hoa.   (hoa phiHoa) là tập hợp lập thành thế giới mộng. (Người +phiNgười) là thế giới nhân sinh. (A + phiA), (Ngă +phi Ngă); ôi cụm từ ác ôn này mầy đă làm ta có điểm triết ấn tượng “một gậy”; là  chính là “trăm năm trong “cơi người ta” (Kiều). Chính cụm “cơi người ta” của Kiều là từ “bất khả dịch” khi câu thơ “trăm năm trong cơiNgườiTa"  khiến các bản dịch ra tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh bị “treo”.   

 

2-Trần ai cổn cổn ô nhân y.  

 

 Cổn cổn là cuồn cuộn, rổn rảng ( tiếng khua của kim loại bạc vàng, khoe của. Đồ trang sức làm bẩn tấm áo của người Nho sĩ ) Hàm ư mĩa, độc!   


3- Xuất giả khu xa, nhập cứ tọa,

 

Hàm ư mĩa: Ra th́ xum xê ngựa xe tiền hô hậu ủng, về th́ ngồi lỳ trên  “ghế” quyền lực đă được bắt vít, không chiụ xuống.

  

4-Tọa đàm lập nghị giai Cao, Qú.


 Hàm ư mĩa, Thằng Ngu mà nói chuyện trên trời, bởi họ là  phiNhânDân. Mở miệng ra nói toàn điều nhân đức như ông Cao ông Quỳ thời  huyền sử Tàu, người thương dân thương nước .

 

Rơ ràng toàn đoạn văn( từ câu 5 đến câu 8) cụ Nguyễn Du  toàn mĩa và mĩa.  Cho hay một con người nho nhă như cụ  mà “ con giun đạp quá cũng quằn “  cũng bày tỏ sự phẫn nộ.

 

Câu17 :

 

Hậu thế nhân  nhân giai Thượng Quan

 

Hàm ư mĩa, Người đời nay trên đất Sở đều cùng một ruột, ai cũng như ai, bọn chúng đều là cùng “một ruột”với  bọn Thượng Quan Ngân Thượng đó.  Câu tuyệt bích !

 

 Kết : trong hai mươi câu, mà cụ Nguyễn đă đủ ư, đủ lời, mĩa và mĩa  với Tống ngọc và hơn thiệt với Quan Đại phu đất Sở , rồi Người kết luận

 

20-Hồn hề! Hồn hề! nại hồn hà?

Hồn ơi,  hồn hỡi, hồn đà tính sao?

 

C̣n tính sao nữa mà tính, Khuất Nguyên ơi! cuốn gói và dzọt cho lè lẹ mà thôi !

 

Dịch thơ quốc âm

 

Hồn nề, hồn nề, hồn chẳng về,

Đông tây nam bắc …thể phù vân,

Lên trời xuống đất, khó lần,

Nội thành Yên Sính lần quần chốn đây?

 

Thành y xưa, người nay đổi hẳn .

Bụi trần rổn rảng hận xiêm y

Ngựa xe hãnh tiến, ngồi lỳ

Luận bàn như thể Cao Qú thuở xưa 

 

Dấu kỹ nọc nanh, _Ừ!  cả vuốt

Thịt xương người sống nuốt ăn tươi

Hồ Nam vạn hộ, Hồn ơi !

Rành rành ốm đói mấy người phương phi ?.

 

Hồn nề hồn, theo chi đường ấy!

Đời Tam Ḥang, dễ thấy chi nay !

Thái hư, gom phách về ngay

Chần chừ chi nữa, có ngày mĩa cho!

 

Họ Thượng Quan, người người một ruột   

Đều nơi nơi sông nước Mịch La

Sài lang xực, cọp đâu tha,

Hồn ơi, hồn hỡi, hồn đà tính sao(?! )  

Laiquangnam

 

1-“nề hay hề”  là  âm giọng Quảng Nam, có nghĩa là “ này”, đây tiếng gọi thân mật dùng trong ngôn ngữ thân t́nh. Người Quảng Nam  khi nói với ai  “nề ! nề!”, là họ tỏ ư thân mật lắm. Đây là lúc Nguyễn Du vừa  vỗ vào cái chân của Khuất Nguyên lay ông dậy ..

 

 

Tham khảo

2-laiquangnam giới thiệu thêm, hai bản dịch được dùng trong sách giáo khoa hiện nay. Một của Khương Hữu Dụng & Xuân Diệu hợp tác dịch 1962, và một của Nguyễn Thạch Giang, nhà Hán học uyên bác của Hànội.

 

 

Số 01,

 

 

BÁC BÀI PHÚ “ CHIÊU HỒN”

 

Hồn ơi! Hồn ơi, sao không về

Đông tây nam bắc không nơi tựa

Lên trời xuống đất đều chẳng xong

Về thành Yên, Sinh làm chi nữa ?

Thành quách y nguyên, dân sự khác

Cát bụi nhớp cả quần áo người

Đi ra xe ngựa về vênh váo

Lên mặt Quí, Cao tán chuyện đời

Không lộ vuốt nanh cùng nọc độc

Mà xé thịt người nhai ngọt xớt !

Ḱa hồn chẳng thấy: mấy trăm châu ở Hồ Nam

Chỉ có gầy nhom, không béo tốt !

Hồn ơi, v́ cứ theo đường ấy

Sau Tam Hoàng thôi chẳng hợp thời !

Đành sớm thu hồn về thái cực

Chớ về đây nữa, người mỉa mai

Hậu thế đều là họ Thượng quan

Mặt đất đâu cũng sông Mịch La

Cá rồng không nuốt, hùm beo nuốt

Hồn ơi! Hồn ơi biết sao mà ?

 

Khương Hữu Dụng và Xuân Diệu

dịch 1962

 

 

Số 02, 

 

Hồn ơi! Hồn ơi ! Hồn đừng về

Khắp nơi chẳng có ǵ chở che

Lên trời xuống đất đều không được

Vào thành Yên, Dĩnh mà làm chi

Thành quách như cũ người khác xưa

Bụi bay mù mịt khắp tứ bề

Đi ra xe ngựa, về vênh váo

Đứng ngồi ăn chơi như Cao, Qú

Không lộ nanh vuốt cùng nọc độc

Nhưng chén thịt người cứ t́ t́

Há chẳng thấy mấy trăm châu Hồ Nam ?

Người người đói rách, gầy như que

Hồn ơi! Hồn ơi đường hồn đi

Sau đời Tam Ḥang không phải th́

Sớm thu tinh thần về Thái cực

Đừng về đây nữa mà người chê

Đời này hết thảy là Thượng Quan

Nơi nơi đâu cũng là Mịch La!

Cá rồng không nuốt hùm sói tha

Hồn ơi! Hồn ơi! Biết làm sao?

 

Nguyễn Thach Giang  ,

Nguyễn Du -Cuộc đời và tác phẩm 

 

Lời cuối :

 

            Đọc qua  bài thơ Phản chiêu hồn của Nguyễn Du, nếu nay ngụi Sở mà c̣n, họ  oán bè lũ bán nước của bọn tướng quốc mang họ Thượng Quan này tới xương tủy.

 

Khuất nguyên ơi xin ông đừng buồn .tại vùng được gọi là “Trung eo “ có tới hai nhân vật xứ Quảng cũng cực kỳ khốn nạn. Một ở Quảng Ngăi tên là Nguyễn Thân và một ở Quảng Nam tên là Phạm Liệu. Đất Sở có một Thượng Quan Ngân Thượng đă mất nước, chỉ riêng “Trung eo “ mà có hai nhân vật này th́ càng điêu đứng biết chừng nào. Thế nên

Dân xứ Quảng Nam từ lâu nay hát câu ca dao “kỳ lạ “ khiến cho bao người dân Quảng nam suy tư và dằn vặt:

 

Ngó lên ḥn Kẽm đá Dừng

Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi !

 

Thương cha nhớ mẹ th́ về,

Nhược bằng thương kiểng nhớ quê th́ đừng!.

 

“Đều khắp nơi sông nước Mịch la,

Sài lang đâu có tha ta”.

 

Đó là lư do mà bậc làm cha làm mẹ  người Quảng nam đă vui vẻ chấp nhận và khuyến khích con cháu mình bỏ xứ ra đi,  đâu cần chi bọn trẻ sống ở bên ḿnh để  săn sóc ḿnh lúc tuổi già mới gọi là hiếu để, Tụi bay đi đi,  nơi nào cho con hạnh phúc, cho con an cư lạc nghiệp nơi ấy chính  là quê hương. Ở nhà mẹ tự lo thân mẹ được mà, nhớ nghe con, Tổ quốc chỉ một mà thôi. Đừng ru câu:

 

Chiều chiều ra đứng ngơ sau

Ngóng về quê mẹ ruột đau chín chiều.

 

Chín chiều là chín cả trời chiều

 

Quê hương đâu, bóng chiều tà

Trên sông khói sóng ….q(Quê xa ngùi ngùi

(thơ Thôi Hiệu, HHL)

 

Chín chiều là « chín chiều »,  không gian ba chiều, tứ phương tám hướng, chiều thứ chín là chiều tâm hồn, t́nh cảm mẹ con.

 

Đừng tự dằn vặt ḿnh nữa con ơi!

 

Ôi ḷng người mẹ Quảng nam quê hương tôi! 

 

 

Chú thích hai nhân vật Nguyễn Thân (QNg ) và Phạm Liệu(QN)

 

1-Nguyễn Thân tay gian ác bậc nhất dẹp phong trào văn thân, ai cũng rơ.

2- Riêng Phạm liệu không mấy người biết rơ.

Phạm Liệu, người giỏi nhất trong đám “Ngũ phụng tề phi” đất Quảng Nam, đậu tiến sĩ, nhưng không đậu đầu khoa thi năm ấy. Y theo Tây phá án binh biến năm 1915 khiến  vua Duy Tân bị lưu đày, Trần caoVân, Thái Phiên lên đọan đầu đài năm 1916. Sau khi phá xong án, Phạm Liệu được quan thầy Pháp cho lên chức lẹ. Y lên như diều gặp gió, đang từ quan Án sát Quảng Ngãi (1915) lên quan Hình sự bộ binh (1916), rồi thượng quan Binh bộ thượng thư (1917) trong vòng hai năm. Cháu con Y ăn cả đời không hết. 

Tội bán Vua mua chức xưa nay có một.

 

 

Tham khảo

1_Nguyễn Thạch Giang  Nguyễn Du -Cuộc đời và tác phẩm, NXB Văn Hóa thông tin, 2002.

2_ Nguyễn Tử Quang, Nhân vật đông châu, NXB Đồng Tháp, 1996

3_Nguyễn Q Thắng, Quảng nam đất nước và nhân vật, NXB Văn Hóa, 1996

4_Dương Danh Hy (dịch giả ), Nguyên tác của Kỳ Ngạn Thần, TQ, Người Trung Quốc, NXB CAND, 2007, dịch giả  Dương Danh Hy

4_Hiểu nước Tàu dưới mắt Nguyễn Du như thế nào, xin Khách thơ  đọc dòng thơ chữ Hán của Cụ trong tập Bắc Hành Tạp lục trên mạng. Chỉ  cần gơ từ khóa” Bắc Hành Tạp lục” 

 

 

 

  

trang  laiquangnam 

 

www.art2all.net