nguyễn thị liên tâm

 

 

TÂM THỨC HƯỚNG THIỆN

TRONG TRUYỆN NGẮN của LÊ Đ̀NH TRƯỜNG

 

Có những lúc ta như mụ mị, u mê trước những sợi dây t́nh cảm vô h́nh siết chặt một người với một người, một người với mọi người, siết chặt ta vào nhau. T́nh cảm chỉ diễn ra trong khoảng khắc nhưng tâm thức th́ luôn thường trực trong mỗi con người. Văn chương sẽ bắt lấy cái hư ảnh của khoảng khắc để tâm thức trổi dậy, và cung bậc đa chiều của sự trổi dậy ấy… sẽ tuỳ thuộc vào bút lực của người sáng tạo. 

Năm tập truyện đầy ắp t́nh người với tâm thức luôn hướng thiện của Lê Đ́nh Trường đă lần lượt ra đời, đánh dấu một sự lao động chữ nghĩa miệt mài, bền bĩ: Cô gái trong cơn băo khô (Nxb Mũi CM - 1987, tái bản 2002), Hơ tay trên ngọn khói (Nxb Phương Đông - 1993), Có mưa trên núi (Nxb Phương Đông 1997). Gần đây nhất là Một bóng thuyền không (Nxb Phương Đông 2007) và Sứ giả từ địa ngục (Nxb Phương Đông 2012). Nhưng, khi tiếp cận với các tập truyện, đặc biệt là hai tập sau cuối( Một bóng thuyền không, Sứ giả từ địa ngục) ta mới thấy đâu chỉ giản đơn là chữ nghĩa, ngôn từ. Lấp lánh phía sau lớp vỏ vật chất của ngôn ngữ ấy chính là tâm trạng, là cảm xúc, là sự thăng hoa của trí tuệ và tâm hồn. Chữ nghĩa đă được chắc và lọc như tinh luyện quặng th́ mới bật ra âm thanh, ánh sáng, nụ cười, nước mắt… mới khắc họa được chân dung, tính cách, niềm riêng, cuộc sống chung và t́nh cảm muôn h́nh vạn trạng của con người.

Một chút lạ hoá về h́nh thức dẫn chuyện, một sự tinh tế trong quan sát cảnh và t́nh, cách sử dụng câu đặc biệt, cách cảm nhận tâm trạng sâu sắc và sự biểu hiện mạnh mẽ… thông qua những ngôn từ giàu h́nh tượng được chọn lọc cẩn trọng đă mă hoá sự hiện sinh của phận người với tâm thức hướng thiện một cách đầy ấn tượng trong truyện ngắn Lê Đ́nh Trường. Đọc tập truyện Một bóng thuyền không, qua ng̣i bút mê dụ của tác giả, ta sẽ thấy cuộc đời đầy rẫy những chông gai. Mười hai truyện gói trọn trong 286 trang sách (Khỏa thân màu xám, Viết cho một nhà văn, Vẻ đẹp, Tai biến một tṛ chơi, Muỗi đói, Điểm tựa trắng, Có mưa trên núi, Cô gái nhỏ trong cơn băo khô, Bia mộ, Thập giá gỗ, Hơ tay trên ngọn khói, Một bóng thuyền không) là một xă hội được thu nhỏ với nhiều kiểu người, nhiều vùng miền, nhiều hoạt động… với nhiều sự phức tạp và biến thiên.

Lê Đ́nh Trường đă từng chia sẻ trong “Tôi viết từ tâm thức” (Tham luận Lê Đ́nh Trường đọc tại Hội thảo văn học Malaysia - 2001): “Tôi đang sống ở Việt Nam - một tỉnh tận cùng của Tổ quốc - tỉnh Cà Mau. Nơi có những cánh rừng bạt ngàn ngày ngày vươn ra biển cả - lúc nào cũng tràn đầy những lượn sóng vỗ. Nơi tôi sống là những con sông chằng chịt như những mê cung. Dọc theo những triền sông ấy là những thành phố, thị trấn, thôn xóm…Đồng bào tôi hiền lành nhưng sức chiến đấu rất dữ dội…Họ là những nhân vật trong tâm thức của tôi. Và chính tôi cũng là nhân vật trong tâm thức ḿnh. Tôi viết từ tâm thức… Những ǵ thương yêu, cảm xúc mảnh liệt và bỏng rát cứ trào lên. Cứ thế, tôi viết. Cứ thế, tôi chỉ việc khơi ḍng cho những cảm xúc ấy chảy trên giấy… T́nh cảm chỉ diễn ra trong khoảnh khắc và văn chương của tôi bắt lấy cái hư ảnh của khoảnh khắc ấy… ”.

Có lẽ những ngọn sóng cảm xúc đưa đẩy anh đến với văn chương đă vượt qua những định luật, nguyên lư… mà anh đă từng học để trở thành giáo viên Vật lư THPT khi c̣n trẻ tuổi; nên anh đă tự nhận rằng những trang viết của ḿnh đầy cảm xúc mà ít lư trí. Nhưng, thật ra, lư trí vẫn là ngọn đèn soi tỏ mọi “đường đi lối về”. Chỉ những khoảnh khắc lóe sáng được bộc bạch trên trang giấy mới là niềm an ủi ngọt ngào trong cuộc sống của riêng anh. Đó là tâm thức hướng thiện của chính anh qua những nhân vật mà anh đau đáu nuôi dưỡng, để qua những câư chuyện kể anh sẽ mă hoá sự hiện sinh của thân phận con người.

Đó là tâm thức muốn trở thành một người thầy đúng nghĩa để làm điểm tựa trắng cho một cô học tṛ bé dại phát âm không tṛn tiếng lại có một đứa em trai bị khùng, làm điểm tựa trắng cho một người phụ nữ gánh chịu quá nhiều đau khổ v́ cùng một lúc phải chấp nhận hai phần máu thịt tật nguyền (Điểm tựa trắng).

Đó là tâm thức hướng thiện của hai vợ chồng trẻ, đẹp, hạnh phúc trong Khoả thân màu xám. Những niềm vui hoan lạc thể hiện sự đam mê thể xác khi họ ghi lại dấu vết t́nh yêu một cách đầy lư trí. Nhưng rồi, đến một ngày nọ, họ đă nhận ra sự dung tục của ḿnh khi nh́n lại những vết khắc trên cây. Rồi họ trót sinh hạ một cô bé không như mong muốn. Bằng thủ pháp “Khẩu súng treo trên tường cuối cùng cũng phải bắn”, Đ́nh Trường đă để cho cô bé thổ lộ nỗi đau xâu xé tâm can v́ sự tương phản giữa sắc đẹp của bố mẹ và sự xấu xí của ḿnh. Những ḍng cuối truyện mới bộc lộ h́nh hài trẻ thơ “cô bé có một chiếc cánh găy bẩm sinh”. Cô bé đă là một thiên thần găy cánh, nhưng bố mẹ nó găy cả hai cánh khi nhận ra ánh mắt thù hằn, xa xót, ganh tỵ của cô bé trước vẻ đẹp hoàn hảo của bố mẹ.

Đó là tâm thức hướng về những điều tốt đẹp để sống chân chính và viết những điều chân chính của một nhà văn. Nhân vật “tôi” trong truyện - nhà văn - có tấm ḷng thành trong chốn văn chương, trong cơi sóng gió trùng trùng. Miệt mài viết và viết. Trong ông có cả sự thâm trầm, rộng lượng, tài hoa, t́nh yêu, vật chất, quyền lực… Nhưng để làm ǵ? Ước vọng viết tiểu thuyết có thể không thành và khi giă từ vũ khí để về hưu th́ sức đă kiệt. “Đó là những vết chém rất ngọt, rất sâu bởi không bao giờ ông chạm đến đỉnh. Như có như không. Có ǵ vui, có ǵ buồn? Những kẻ bất tài giỏi nịnh hót đă tạo nên không khí bất trắc quanh ông”. V́ bên ngoài thân ông vẫn là sự bảng lảng. Như có như không. “Quan nhất thời, dân vạn đại”. Quyền lực đầy ưu tư và trách nhiệm. Họ không tài năng, không thông minh, không có nhân cách của kẻ sĩ nên sự đố kỵ càng lớn, Họ lại thiếu cái đức bao dung nên đoạn t́nh để giải quyết sự hàm ơn với một kẻ có tài có đức hơn họ. Ngày ông gần về vườn, những cái mặt nạ đạo đức nhũn nhặn đă rơi xuống. Về thôi, về thôi. Lộng giả thành chân. (Viết cho một nhà văn).

Trong truyện ngắn Vẻ đẹp, nhân vật chính: cô gái làm ở xưởng cưa và người thương binh với tâm luôn hướng về ánh sáng, dù có khi chỉ là ánh sáng le lói cuối đường hầm. Đó chính là tâm thức t́m về cơi “thiện căn” vốn có của con người.

Tâm thức hướng thiện chính là sự ăn năn khá muộn màng của người đàn ông đứng tuổi trót tham gia vào tṛ chơi t́nh ái nguy hiểm với một cô gái tinh quái, để cuối cùng, những người thân yêu đều bỏ ông mà đi. Và,người đàn ông từng trải, giàu có, đầy bản lĩnh ấy đă tự phạt bản thân bằng một cách tàn độc: đổ acit vào ḷng bàn tay để gặm nhấm nỗi đau thể xác lẫn tâm hồn (Tai biến một tṛ chơi).

Thập giá gổ có lẽ là một truyện ngắn duy nhất trong tập tác giả dành trọn t́nh yêu viết về những người kính Chúa. Sự ngưỡng vọng của một tu tập (Chiến) sắp được thụ phong linh mục đối với cha bề trên (cha Hạnh) nổi tiếng về kiến thức uyên thâm, sự hiểu biết xă hội, có sự truyền giảng thu hút con chiên… Rồi những cảm giác hụt hẩng trước sự kín đáo và nghiêm khắc của cha Hạnh đơn lẻ cách biệt sự đời. Cuộc đời cha Hạnh quá nhiều đau khổ: có người mẹ khó nghèo, vất vả nuôi con chỉ mong hai anh em Phận Hạnh trở thành linh mục, nhưng anh Phận bị bệnh thần kinh phải rời Đại Chủng viện, lập gia đ́nh, sinh con, nhưng vẫn như trẻ thơ yêu Chúa, một đứa cháu sống lặng lẽ mà cha cưu mang cho ở trong tu viện đă cùng người tu tập yêu nhau như một sự trừng phạt khủng khiếp. Sau những bức b́nh phong đạo giáo, chỉ mong con người hăy sống tốt đạo đẹp đời, phải ghi nhớ những ẩn dụ trong lời Chúa, những dụ ngôn trong Phúc âm.

Thật ra, Cha Hạnh không sống đời sống của Cha. Cha sống đời là con chiên của Chúa, là người phụng sự Chúa nên cha không thể vượt qua dư luận. Cha chờ đợi sự thú tội của vị tu tập nhưng vô ích. Cả hai vừa giận vừa thương nhau v́ đă làm khổ nhau. Con người vẫn măi là con người, những hào quang khác đều vô nghĩa. Dù là tu sĩ khổ hạnh, có phẩm bậc, quyền uy, nhưng quan trọng hơn hết vẫn là bản chất thánh thiện và t́nh yêu chân chính. Cuối cùng, họ đă xưng tội: xin Chúa tha thứ cho nhau.

Nhưng có lẽ, tạo được sự chú ư và gây xúc cảm đặc biệt cho người đọc chính là câu chuyện cuối cùng mang tên cả tập: “Một bóng thuyền không”. Lê Đ́nh Trường đă chạm đến hồn vía của sự tồn sinh qua hai nhân vật chính trong truyện. Trường lực sáng tạo của anh đă mở rộng biên độ thậm sâu, thậm miên man về “cơi bên trong” của con người. Tâm thức của một người con miền sông nước dường như đă được ấp ủ từ những nhịp sóng thanh thoát, nhẹ nhàng và cả sự phóng khoáng, phiêu bồng của ḍng sông. Cái mênh mang khi trong khi đục, khi hiền hoà khi hung dữ… Để rồi từ đó, anh khơi nguồn cho tâm thức tràn chảy như sông; để rồi từ đó, anh bày tỏ sự khát khao t́m đến “chốn thiện căn”. Chẳng phải thế sao?

Nỗi đau đời của một con người không thể chịu đựng sự bức bối từ những phiền năo về vật chất lẫn tinh thần, nên đă rũ bỏ cuộc sống b́nh dị để đuổi theo một bóng ma hư ảo. Nhân vật: “tôi” đă chọn một con đường đầy bất trắc trên sông nước trùng trùng với một người phụ nữ cô quạnh đă từng một ḿnh một bóng trên chiếc thuyền không lang bạt sông hồ.. Trên mặt đất, khi con người đi lâu sẽ thành đường. Nhưng trên sông mênh mang, đi lâu mà thành đường th́ chỉ có những người sống hoà trong sông, da thịt mặn ṃi mùi của sông th́ mới thành người của sông. Từ một kẻ “ngoại đạo” môi trường, như một người ăn bám, nhân vật xưng “tôi” đă quen với những hoạt động trên sông nước, thuộc ḷng đường đi chằng chịt không rơ như trên đất liền... Tưởng rằng đă quen, nhưng “tôi” đă dằn vặt, trăn trở, nhớ nhung nơi ḿnh đă từng sống với mọi người trên bờ, thèm được thấy cảnh làng quê quen thuộc, thèm nghe tin tức con người đến độ mỗi khi thuyền cập bến mua thức ăn, “Tôi” đă dành dụm từng mảnh báo gói thịt để vuốt phẳng và đọc ngấu nghiến v́ đói thông tin…(tr 259)

Những đoạn miêu tả tâm lư nhân vật “tôi” (gă trai yếu ớt bi quan, xấu xí - có lúc giống con thú ) và Hường (ngựi phụ nữ hư ảo - rất đẹp - giỏi chịu đựng, khát khao sống và yêu) trong những ngày lênh đênh phiêu bạt trên sông nước và những ngày cuối sắp quay trở lại với đất liền (tr, 268) thật sắc ngọt. Ḷng muốn đào thoát lắm rồi (tr, 253, 258), rất muốn quay về chốn cũ, nơi có những con người đă từng sống với ḿnh, thèm thấy cảnh vợ chồng nhà họ đánh chửi nhau, “thèm người”; nhưng sâu thăm thẳm tận đáy con tim, nhân vật “tôi” lại muốn kéo dài ngày về v́ tiếc nhớ những thời khắc hạnh phúc đầy đau khổ và dằn vặt đă trải qua. Đúng như Lê Đ́nh Trường đă tâm t́nh: Họ là những nhân vật trong tâm thức của anh. Và chính anh cũng là nhân vật trong tâm thức ḿnh… từ đó mới thấy ng̣i bút phân tích tâm lư nhân vật của Đ́nh Trường sâu tận đáy giếng, chẻ ra và xâu kết lại, như nước sông xé ra khi thuyền đến, dập duyềnh, rồi họp lại khi thuyền đă đi xa.

Miêu tả cuộc sống lang bạt kỳ hồ trên sông nước, Lê Đ́nh Trường viết nhẹ như không nhưng thậm chân thật như những ǵ đang diễn ra trong cái đêm mưa to gió lớn băo bùng, nhân vật trong tâm thức cuả anh phải chống chọi để giành sự sống: “Ghịt kéo. Hút nhả. Nghiêng lắc. Nổi lên. Hạ xuống. Tôi nôn nao, hụt hẵng và rợn cả người…Chí có ḍng nước với sức mạnh vô bờ, trùng trùng băng băng về biển… bất trắc khôn lường…Gió đang nổi lên. Gió đang chạy trên những ngọn cây ào ạt. Tiếng găy đổ đùng đùng, răng rắc của cây rừng…Đêm nung nấu một màu đen khủng khiếp… Bỗng thuyền bị một con sóng lớn đập vào rồi hút ra xa…thuyền lảo đảo tuột nhanh ra giữa sông… Giữa đêm đen, không một bóng xóm làng, tôi sẽ bơi về đâu?...Tôi quờ quạng. ṃ mẫm t́m cái thau đang trôi nổi trong con thuyền ngập nước… hất nước như điên dại…Tôi khum người. Tôi ḅ. Tôi trượt ngă…Tôi tát nước ra ngoài sông…Tôi tát vào vách thuyền…Tôi tát ngược vào chính gương mặt ḿnh..”…(tr, 254 - 257) Ta đọc và nghe rát cả lồng ngực: “Ngày về xanh xao, rạn vỡ, mê mải, sục mạnh t́m những mảnh vỡ tung toé, nóng nảy, hối thúc, bỏng rát, trầy xước, tấy đỏ. Cḥng chành. Ngược nước. Ngược sóng. Đày đọa đến tận cùng sức lực…Chiếc thuyền giữa ḍng như đông cứng, chết lặng. Quay lại ra khơi như những ngày cũ. Vô nghĩa. Trở về, đời ai nấy sống.Vô nghĩa. Chúng tôi như chết lặng giữa ḍng, mặc cho thời khắc chuyển động…

Họ khát khao đi t́m một cuộc sống an lành nhưng hành tŕnh t́m kiếm quá sức gian nan, có khi đối diện với cái chết có thể ập đến bất kỳ lúc nào: “Tôi”đă yêu cuồng nhiệt, suy nghĩ cuồng nhiệt, khao khát được yêu, được sống, đi đến cái đích mà ḿnh mơ ước, không thể sống xa con người, không thể lênh đênh, lạc loài vô định không có ngày mai. Cuối cùng, sự quay về không tránh khỏi nhưng cũng không thanh thản của nhân vật “tôi” chính là tâm thức hướng đến vẻ đẹp của một cuộc sống hoà nhập, kiếm t́m hạnh phúc, khát vọng. Tuy nhiên, kết truyện vẫn là một kết thúc mở: Tôi ngồi bệt xuống thềm ximăng, Hường d́u tôi đứng lên… và trên sông, vẫn hắt hiu một bóng thuyền không. Là một người gắn chặt đời ḿnh với sông nước, liệu Hường có quay lại tiếp tục lang bạt kỳ hồ, cô độc, bóng chiếc lênh đênh?

Nếu giọng điệu trong Một bóng thuyền không sâu sắc, giàu cảm xúc khi thể hiện tâm trạng của những con người từng trải th́ ở Sứ giả từ địa ngục (7/2012), những trang viết mềm hơn, ngọt ngào hơn, giàu ḷng yêu thương con trẻ hơn. Trong các truyện, anh thường dùng danh xưng “anh”, như đang tâm sự với một ai đó về những t́nh cảm đang diễn ra trong tâm thức anh. Với người bạn, với những cô con gái thân yêu, với cuộc sống vẫn đang diễn ra một cách tự nhiên trước mắt anh và mọi người. Đó là tâm thức hướng về cô con gái đi học xa nhà, đă có lần bị anh tát như bị quỷ ám. Thế nhưng con gái h́nh như không nhớ chuyện cái tát của anh nữa. Như có thần giao cách cảm, anh té trên sườn núi, h́nh như con gái vẫn cảm nhận được qua giấc mơ. Là ước mơ mặc áo thiên thần, ở trên thiên đường của con gái. (Khoảng khắc ở Thiên đường - tr 11). Là nỗi lo của anh khi bé nhỏ nói chuyện với người tù (Tṛ chuyện với người tù - 15). Là khu vườn êm ái của mẹ, nâng dỡ bước chân anh lúc anh vấp ngă, là nơi luôn đón bước chân anh quay về để anh vơi đi xót xa khi phải tự liếm vết thương của chính ḿnh nơi xa mẹ… Là khu vườn mẹ luôn yêu thương anh như con trẻ dù anh đă gần đến tuổi thất thập cổ lai hy (Khu vườn của mẹ)

Có những điều ta biết, ta nhận ra, nhưng ta không dám đối diện với sự thật. Khoảng lặng nói về chuyện bé con hỏi anh v́ sao ông bà nội không nói chuyện với nhau, để anh giật ḿnh nhận ra điều ấy anh đă biết từ lâu nhưng chưa bao giờ đặt câu hỏi đó cho ba mẹ như bé đă đặt ra cho anh. Tâm thức hướng về chân, thiện, mỹ đă khiến anh có cái giật ḿnh rất đời thường nhưng lại rất con người của kẻ làm con.

Từ vô vàn chất liệu của đời thường, Lê Đ́nh Trường đă chiêm nghiệm và chắt lọc, đă khao khát kiếm t́m, đă chọn cho ḿnh những nẻo đường không phẳng lặng để khám phá những miền tâm thức hướng thiện và trao gởi t́nh yêu văn chương… Ấn tượng nhất trong Sứ giả từ địa ngục c̣n có tham luận “Tôi viết từ tâm thức”. Một bản tham luận trí tuệ, tài hoa bởi sự sâu sắc, giàu cảm xúc của Lê Đ́nh Trường. Là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ 1993, gia tài văn chương khiêm tốn, nhưng anh đă chạm đến tận đáy những cung bậc rất đời thường qua hai tập truyện ngắn đă giới thiệu. Mong rằng, anh không như nhà văn trong Viết cho một nhà văn, hăy viết những ǵ anh bắt gặp được, dù chỉ là khoảnh khắc. Bởi từ đó, anh biết cách khơi ḍng cho cảm xúc chảy tràn trên giấy; để từ đó, anh sẽ góp thêm nhiều tác phẩm cho cuộc đời vẫn đang ồn ả ở ngay chính trước sân nhà anh.

 

Nguyễn Thị Liên Tâm


 

art2all.net