Ninh Giang Thu Cúc
 

ĐẠM PHƯƠNG NỮ SỬ ( 1881 - 1947 )

 


 


Họ tên: Công nữ Đồng Canh
Bút hiệu: Đạm Phương
Chức danh: Nữ sử
Thường gọi: Đạm Phương nữ sử
Hội trưởng Trường Nữ công học hội,
Thừa Thiên Huế


PHẦN TIỂU SỬ
Bà Công nữ Đồng Canh là thứ nữ của Quận vương Hoằng Hóa Nguyễn Miên Triện và là cháu nội của vua Minh Mạng.


Tuổi 16, Công nữ Đồng Canh được lệnh hạ giá về làm dâu họ Nguyễn Khoa và là hiền nội của tập ấm Nguyễn Khoa Tùng, cùng là ṇi t́nh nên dễ dàng đồng điệu. Hai ông bà sống ḥa hợp, cùng xướng ḥa thơ phú dưới nguyệt chén đồng…


Bà là người phụ nữ bản lĩnh và tài năng, kiến thức uyên bác, nên được triều đ́nh bổ dụng làm Nữ quan dạy dỗ cho các công chúa, cung tần mỹ nữ trong tam cung. Bà c̣n có bổn phận ghi chép lại nội sự trong tam cung lục viện nên được phong là Nữ sử.


Bà đến với văn học và báo chí lúc gần 30 tuổi với mục đích nâng cao giá trị của nữ giới. Xă hội Việt Nam ở hậu bán thế kỷ XIX rất ít người phụ nữ có tư tưởng cách mạng như vậy, v́ đa số đều an phận khuê môn bất xuất và cam chịu làm t́ thiếp phục vụ giới mày râu.


Nhờ đọc nhiều hiểu rộng, người phụ nữ này am hiểu kim cổ Đông Tây và thông thạo hai ngoại ngữ Hán, Pháp nên sự hoạt động văn hóa được nhiều thuận lợi.


Từ năm 1918 đến 1920 bà đă giữ mục “Lời đàn bà” của tờ báo “Trung Bắc Tân Văn”, viết cho tạp chí “Hữu Thanh” chuyên đề “Văn đàn bà”. Bài vở bà viết thường đăng trên các báo chí Trung Nam Bắc với nhiều đề tài phong phú hấp dẫn qua các mảng thơ, đối, sưu khảo, nghị luận.


Từ năm 1918 - 1928 bà đă cộng tác với các tạp chí và nhật báo: Tiếng Dân, Tràng An, Nam Phong, Lục Tỉnh, Tân Văn… Bà tha thiết chú ư đến vấn đề: Giáo dục gia đ́nh, giáo dục phụ nữ, giáo dục nhi đồng, nữ công thường thức… và xuất bản tủ sách phụ nữ gia đ́nh mà bà đứng tên chủ biên.


Dạo đó mọi tầng lớp độc giả đều quư trọng và khâm phục việc làm cũng như chí hướng bà phục vụ, bao văn nhân nghệ sĩ đă ca tụng bà qua những câu thơ bài thơ tâm đắc.


Cường như Phục nữ uyên nguyên học
Thắng tự Tào Nga tuyệt diệu từ


Có người đă dịch:


Học vấn uyên thâm như Phục nữ
Văn chương tuyệt diệu tựa Tào Nga


Đây là hai câu kết trong một bài thơ Đường luật của nhà thơ tu sĩ Viên Thành tặng nữ sử Đạm Phương lúc bà nhận Kim Tiền của triều đ́nh nhà Nguyễn ân tặng.


Là một công nương cành vàng lá ngọc, nhưng bà rất lưu tâm đến đời sống của giới phụ nữ bách tính và ngưỡng vọng những bậc kiệt nữ, mà tiêu biểu là những ḍng thơ ca ngợi hai bà Trưng.


Chị tiết em trinh đều vẹn cả
Làm cho rơ mặt gái Nam châu

(HBT-ĐP)


Năm 1926 Hội nữ công đầu tiên ở Huế được thành lập với tên gọi “Nữ công học hội”. Bà Đạm Phương làm hội trưởng. Bà Trần Quang Khải làm hội phó và cô Trần Thị Như Mân làm thư kư, và đông đảo sự cộng tác đắc lực của một số các quư bà, quư cô ở Huế lúc bấy giờ. Quan trọng hơn hết, là sự cổ vũ khích lệ tinh thần để công việc này từ ư tưởng mới manh nha trong đầu bà Đạm Phương trở thành hiện thực tốt đẹp. Đó là nhà chính trị có biệt danh Ông già bến Ngự - Cụ Phan Bội Châu.


Cụ, vâng chính cụ Phan trong thời gian bị Pháp giam lỏng ở Huế (chỉ định cư trú) đă cùng một số nhân sĩ trí thức trong đó có nữ sử Đạm Phương, bà đă từng tŕnh bày ước nguyện hoạt động để nâng cao vai tṛ của người phụ nữ ngoài xă hội cùng với cụ Phan, được cụ hoan nghinh và cùng với cụ Huỳnh Thúc Kháng bàn bạc với nữ sử phương pháp xây dựng và hoạt động của hội. Thế là ngày 15-6-1926 Nữ công học hội cắt băng khánh thành với nhiều đại biểu quan khách tham dự kể cả đại diện của chính quyền bảo hộ thực dân Pháp.


Buổi lễ khánh thành này cụ Phan không thể đến được, nhưng sau đó cụ đă một ḿnh đến thăm trụ sở Hội và tặng tập bản thảo “Nữ quốc dân tu chí” và đă được ấn hành ra mắt độc giả ngay năm sau (1927).


Hoài băo, tâm niệm của người sáng lập Hội đă được kư thác vào hai vế đối treo trang trọng ở hội quán, mà khách văng lai và hội viên không thể nào không đọc, không thưởng thức khi đến thăm hoặc đến làm việc ở đây.


- Đạo đức sẵn nền xưa, Trung Nam Bắc d́u dắt chị em, xây đắp bồi thêm văn hiến cũ.
- Á Âu đương hội mới, công ngôn hạnh giữ ǵn nền nếp, tập tành mong để lợi quyền chung.


Theo thời gian hoạt động, Hội nhận được sự hưởng ứng tham gia của mọi thành phần, được sự tài trợ của nhiều tổ chức và cá nhân, bà thừa thắng thành lập một nhà giữ trẻ mang tên “Nhà trẻ Đạm Phương" do bà đích thân điều khiển và tạo được uy tín tốt, được sự ủng hộ của tất cả đồng bào Thừa Thiên Huế.


Mọi hoạt động của bà đều được mật thám Pháp theo dơi, nhất là sau buổi lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh mà bà viết điếu văn và tự tŕnh đọc ở diễn đàn trong buổi lễ trang trọng do mọi tầng lớp trí thức Huế tổ chức chịu tang cụ Phan, đă khiến nhà cầm quyền Pháp nghi bà có âm mưu khích động về chính trị nên năm 1929 bỏ tù bà hai tháng nhưng không có tang chứng vật chứng, nên đành phải trả tự do cho bà.


Một người phụ nữ hoàng gia vọng tộc, mang tư tưởng sống v́ mọi người sống cho mọi người như thế, tài năng và đảm lược như thế th́ tất nhiên phải chiếm được sự quư trọng và dễ dàng nhận được sự đồng điệu của bao người.


Ở lănh vực văn hóa văn học chúng ta thấy bà có những người bạn ư hợp tâm đầu như sư bà Diệu Không, như các cụ cao niên cả tuổi đời và tuổi văn nghiệp đều đến với bà bằng tấm ḷng ưu ái. Phải chăng đó là sự cảm thông quư trọng về tài năng và nhân cách.


Với gia đ́nh riêng mà cuộc hôn nhân loan phụng ḥa minh giữa bà và phu quân Nguyễn Khoa Tùng, chúng ta hơi tiếc là họ chỉ sống với nhau có 37 năm th́ cụ Nguyễn Khoa Tùng đành từ biệt vợ con để về cơi vĩnh hằng sau một cơn bệnh nặng tại quê nhà.


Qua bao biến thiên dâu bể, rất nhiều tác phẩm của bà bị thất lạc, như các tác phẩm có giá trị sau đây đang c̣n ở dạng bản thảo.


1. Hiệp bích thi cảo
2. Đông quan thi tập
3. Tú dư xích dộc
4. Giáo dục phụ nữ
5. Đạm Phương thi văn tập
6. Năm mươi năm về trước


Tác phẩm đă được xuất bản:


1. Phụ nữ giữ gia đ́nh (Thư quán G̣ Công in 1928)
2. Kim Tú Cầu (tiểu thuyết) 1928 (nhà in Bảo Tồn Sài G̣n)
3. Hồng Phấn tương tri (1929), Nữ lưu thư quán G̣ Công in
4. Giáo dục gia đ́nh (1942) Lê Cường Hà Nội xuất bản.


Với 39 năm hoạt động cho nền báo chí và văn học nước nhà, bà đă để lại cho đời và cho nữ giới tấm gương cần mẫn, tấm ḷng vị tha thấm đẫm t́nh người.


Trong cuộc sống gia đ́nh bà là người vợ đảm mẹ hiền, rất tiếc là phu quân Nguyễn Khoa Tùng của bà sau 37 năm hương lửa đă không cùng bà đi tiếp trên hoạn lộ mà cưỡi hạc quy tiên quá sớm.


Năm 1946 toàn quốc bùng nổ kháng chiến chống Pháp, bà đă cùng con cháu tản cư ra Thanh Hóa và năm 1947 đă qua đời tại huyện Lạc Lâm (Thanh Hóa). Các con của bà mất đi một người mẹ hiền, đất nước mất đi một công dân gương mẫu, và quê hương Thừa Thiên Huế, nữ giới Huế mất đi một bậc nữ lưu thông tuệ tài năng. Nhưng cái c̣n lại để chúng ta măi tự hào là sự nghiệp và nhân cách của bà c̣n lưu măi với mai sau.


PHẦN VĂN TIÊU BIỂU CỦA NỮ SỬ ĐẠM PHƯƠNG


1. Vấn đề nữ học (trích…)
Lâu nay quốc dân cũng có nhiều nhà chịu công nhận sự học của con gái có nhiều ích lợi… Người ta ở trong xă hội cũng ví như các thứ hoa thảo tùy theo thời tiết mà sinh trưởng. Sự sinh trưởng của loài cây cỏ, có đạo lư của loài cây cỏ, sự sinh trưởng của loài người, có đạo lư của loài người. Đă cùng một chủng tộc, một quốc gia, một thời đại sinh trưởng th́ cái cảm giác sinh trưởng thế nào hẳn cũng tương quan với nhau. Bởi vậy mà sự giáo dục học thức của con trai làm sao th́ con gái cũng phải có làm như vậy. Đứa con gái tương lai thành nhơn là một người đàn bà có công lớn với xă hội…
… “Cách ngôn Tây có câu “Nước nhà mà chịu sự thiệt hại lắm, không ǵ bằng nữ học không sửa sang”. Chính sách của Tàu đă dịch: “Quốc gia thọ bại liệt vô hữu quả ư nữ học chi biết tu!”


2. Lời ghi nhớ cảnh cũ
“… Đàn Nam Giao bên tả có con đường đi thẳng vào Dẫn Khiêm Sơn, hai hàng lục dương xanh rờn che phủ. Về tiết trời mùa xuân, mưa bay phơi phới, càng thấy im rợp lạnh lùng, dấu tiều thưa, bóng mục vắng; vẻ non phai ngần, vầng áo lạt màu, trong rặng lục âm, bon chon chỉ có hai chiếc xe tay đương loanh quanh theo dải đường mới đi ṿng trong rừng thông.


Nh́n trông phong cảnh thờ ơ
Người quen năm trước bây giờ là ai!


“Quả núi Dẫn Khiêm dáng lài lài không cao, mà đó là một ṭa núi án trước cửa Khiêm Lăng. Thông hàng ngàn ức vạn cây rềm rà bóng lợp, cảnh rất u tịch. Đứng trên đỉnh núi trông xuống bốn mặt bao la toàn những sim, móc, tràm, chum, cỏ núi rú rậm rạp, um tùm, chỗ thấp chỗ cao, khúc thừa, khúc lơm quanh co theo sống núi chầu về hướng Nam. Mỗi một khoảng năm bảy chục cây thông xúm xít trong đám lá xum xuê mù che khói tỏa, lại thấy ẩm ướt những bức tường vôi nóc cửa mộ tộc của các đức ông đức bà ngày trước.


Bên kia th́ cung điện các tôn lăng, lâu đài chồng chập vạn tượng sùng nghiêm, gió chiều rung động nhành thông vùn vụt mà xô đẩy nhau trong đám mênh mông khoảng rộng vậy, hồi tưởng ba mươi năm về trước”.


(Trích bài “Cung hậu Quy Đức Công chúa” từ kỷ niệm của Đạm Phương nữ sử)


PHẦN THƠ TIÊU BIỂU CỦA NỮ SỬ ĐẠM PHƯƠNG

1. LÊN CHÙA TỨC CẢNH
Ḿnh biết ḿnh hơn kẻ biết ḿnh
Khi về khi ở mặc ưa t́nh
Không đeo nếu cảnh không phiền lụy
Nỏ cúi luồn ai nỏ nhục vinh
Dạo phố mỏi chân ngồi niệm Phật
Thăm chùa viếng bạn lại xem kinh
Ờ ờ cực lạc là đây nhỉ
Nguyện những bao giờ khéo để dành.



2. TÂN NIÊN KỶ - THUẬT
Trời Nam sông núi vẫn cao sâu
Xuân sắc hây hây nhuộm một màu
Vàng trắng đua chen đầy mặt đất
Móc mưa nhuần nhă thấm bèo rau
Danh trường sớm muộn ḷng không bận
Lợi thị hơn thua thế mặc dầu
Ngày tháng thoi đưa năm cũ mới
Bút nghiên vui thú xướng ḥa nhau



3. THƠ TIỄN BIỆT CHỊ TRẦN THỊ QUYÊN
(Hội viên Nữ công học Hội về Vinh)
Chén rượu quan hà lúc tiễn nhau
Kẻ Nam người Bắc xiết bao sầu
Nặng v́ xă hội ḷng công ích
Gắn bó công tŕnh đă bấy lâu

Những ước bao giờ gặp lại nhau
Làm xong nghĩa vụ trước như sau
Ḷng này đă hẹn cùng sông núi
Bồ liễu khuyên ai chí trượng phu

 


4. TRỜI THU HOÀI CẢM
Mưa chan chứa
Nước mênh mông
Lá rụng cây rơi
Núi tối mây phong
Dặm trời mờ mịt
Bát ngát xa trông
Vắng vẻ tin hồng
Thổn thức tấm ḷng
Chẳng biết là ai có biết không
Hết ngày nay lại ngày mai
Thiên nhai lắm lúc cũng buồn cười
Ghê cho con tạo, ngán cho đời
Ghét ghen chi măi thế
Cắc cớ cứ trêu ngươi
Hay muốn thử ḷng người
Trải cho khắp đến nơi
Khi mưa khi nắng khi héo khi tươi
Cho vẹn cả mười phương
Mới ra công tô bồi.



PHẦN CẢM NHẬN CỦA SOẠN GIẢ

TRI ÂN NỮ SỬ ĐẠM PHƯƠNG
Bởi tâm nguyện đàn bà tự lập
Khỏi mang danh sống bám theo chồng
Vững vàng đứng giữa non sông
Nghiệp nghề nắm chắc gieo trồng thiện duyên
Hô hào phụ nữ ba miền
Giúp nhau học tập cần chuyên từ này
Người khởi xướng: Đạm Phương nữ sử
Sáng lập nền: Học hội nữ công
Hô hào trên dưới một ḷng
Dựng xây tổ chức Nữ công học đường
Cùng nhiều bậc nữ lưu mực thước
Nắm tay nhau tiến bước vững vàng
Hội trưởng hội phó đàng hoàng
Người nào việc nấy rơ ràng phân minh
Đào tạo nhiều lớp học sinh
May, đan, thêu, dệt, chương tŕnh sít sao
Mứt bánh các loại ngọt ngào
Thực hành thành thạo vui nào vui hơn
Đôi ḍng ghi khắc công ơn
Đạm Phương nữ sử, giản đơn mấy lời.


Ninh Giang Thu Cúc
Trích từ: “Phiên Bản”


 

Trang Ninh Giang Thu Cúc

art2all.net