Phạm Đức Thân

 

 

VĂN HÓA THÙ HẬN CỦA TÂY PHƯƠNG

 

The battle of White Mountain. Tranh Pieter Snayers

Trận đánh giữa Thiên Chúa Giáo và Tin Lành ở Bohemia 1618-1625

 

 

Hiện đang xẩy ra nhiều biến động xă hội cho thấy h́nh như có một nền văn hóa thù hận bao trủm một số quốc gia, nhất là Âu Mỹ. Nhiều nơi có những phân biệt, kỳ thị, xung đột gay gắt, trên các vấn đề: nữ quyền, đồng tính, Hồi giáo, di dân, da trắng, da mầu, bạo lực cảnh sát, chênh lệch giầu nghèo, dị biệt tôn giáo, bất đồng chính kiến... Những biểu t́nh, phản kháng rất dễ thổi bùng thù ghét âm ỉ thành cơn băo táp thù hận, gây nên đốt phá, bạo loạn, phương hại mọi mặt cho xă hội. Xă hội nào cũng có trộn lẫn thù ghét và yêu thương. Nhưng phải chăng văn hóa Tây Phương thiên về thù hận nhiều hơn so với Đông Phương ?

Nhận xét đầu tiên là trong suốt lịch sử tiến hóa của con người, th́ thời gian lâu dài thuở sơ khai con người sống ḥa thuận thương yêu nhau nhiều hơn: mẹ yêu con và cần hợp tác với người nam để cùng sinh tồn và họp thành nhóm nhỏ để giúp đỡ, bảo vệ nhau. Đến khi hết giai đoạn du mục, tập trung thành làng, bộ tộc th́ mới nẩy sinh đố kỵ, cạnh tranh, ghen ghét, thù hằn. Ngày nay chỉ tại vài bộ tộc ở Phi Luật Tân, Polynesia, Micronesia, New Guina, Rocky Mountains... hay nước nhỏ như Bhutan th́ xă hội mới có nhiều yêu thương, hợp tác, rất ít bạo động, sát nhân, chiến tranh. Đời sống hạnh phúc, thân thiện, t́nh dục phóng khoáng, không bị dồn nén, ức chế, rất hiếm ghen tuông, xung đột t́nh cảm...

Tuy nhiên từ xưa tại một một số nơi khác như Aztecs (Mexico), Jivaro (Ecuador), vài bộ tộc Úc, văn hóa thù ghét xuất hiện với bầu không khí bất ḥa, thù hận, bạo động, sợ hăi v́ xung đột dễ dẫn tới đánh nhau, chết chóc. Yêu thương chỉ trong phạm vi nhỏ hep gia đ́nh, thân thuộc, bộ tộc, nhưng với bộ tộc khác th́ lại hiếu chiến, xâm lăng. T́nh dục có tính chất chiếm đoạt, ít tin tưởng nhau, coi như biểu thị thắng lợi, địa vị, hơn là yêu thương thực sự. Phụ nữ và trẻ em không được tôn trọng. Dĩ nhiên đời sống ít hạnh phúc, nhiều căng thẳng.

Văn minh Tây Phương coi như bắt đầu khoảng 500 BC khi Hy Lạp thoát khỏi cai trị của Ba Tư, thiết lập nền dân chủ đầu tiên của nhân loại và kéo dài được khoảng 200 năm. Nhưng chiến tranh sau đó với láng giềng tạo nên những tàn khốc dă man như hạ sát hết địch nhân, bắt phụ nữ, trẻ em làm nô lệ. Dân chủ Hy Lạp thực chất không có mấy v́ dựa trên nô lệ và áp bức phụ nữ, thiếu hẵn những tính chất dân chủ như nhân ái, công bằng, yêu thương, nhân hậu, chăm sóc người nghèo, trẻ em....Can đảm được đồng hóa với bạo động, giết chóc. Các thần cũng hiếu chiến. Người và súc vật coi như có bản tánh bạo động. Phụ nữ là đáng sợ, bị thù ghét, trấn áp, bóc lột. Xă hội là của đàn ông, và đàn ông phóng túng, lại c̣n được đồng tính luyến ái với thiếu nam.

Văn minh La Mă tiếp theo với các vua chúa như Claudius, Nero, Caesar... chủ trương vui hưởng hiện tại (carpe diem) tha hồ dâm dục, và đồng thời chè chén say sưa, truy hoan liên tục, bạo động thả giàn. Thú vui tàn ác là xem các giác đấu (gladiator) chém giết nhau, hoặc chống cự lại thú dữ để khỏi bị ăn thịt. Xă hội đầy cảnh sát, điềm chỉ, nghi kỵ lẫn nhau, thiếu yêu thương, nhân ái. Thống trị độc tài, quân phiệt, phát sinh nhiều nổi loạn của nô lệ và khi đánh dẹp thi tàn nhẫn hạ sát thẳng tay. Cộng ḥa La Mă là một xă hội thù hận, bạo động, bất trắc, không thanh b́nh. Yêu thương chỉ là nặng về thỏa măn nhục dục, phô trương thắng lợi.

Năm AD 312 Constantine cải đạo khiến Thiên Chúa Giáo trở thành quốc giáo và ảnh hưởng rất lớn đến văn minh và lịch sử Âu châu, mặc dù sau dó hợp tác của các giáo hoàng và các hoàng đế có xung đột, gián đoạn một thời gian dài. La Mă muốn chinh phục thế giới có lẽ đă gợi hứng cho giáo hoàng có ư muốn đạo ḿnh cũng phải được truyền bá toàn cầu.

Đạo Chúa với lư tưởng bác ái, yêu người, không bạo động chém giết.... như là một phản ứng lại cái dă man, tàn ác của La Mă trên thực tế không cải thiện được nhiều cho xă hội. Bản thân bị tát nếu ch́a thêm má kia ra th́ chỉ bị bức hại thêm. T́nh yêu Chúa, yêu nhân loại rơ quá không tưởng, nhất là tính dục bị hạn chế thật khó thực hiện cho đạo cũng như đời. Và sau cùng giáo hội cũng phải chấm dứt cái tṛ đạo đức giả (giáo sĩ âm thầm có bạn t́nh), quy định muốn đi tu phải độc thân.

Trong khi đó, bỗng nhiên được cấp đất đai và quyền lực, không c̣n thuần túy tôn giáo như xưa, giáo hội bị cám dỗ bởi tham sân si của con người, đă thỏa hiệp với đời thường, tha hóa. Trong lịch sử dài tới khoảng AD1500 giáo hội đă nhiều lúc sa đọa, tàn nhẫn với những bức hại giết chóc các người cho là dị đoan, tà giáo.. Các thánh chiến (crusade) chống Hồi Giáo, dị giáo, hoặc cùng thờ Chúa mà khác giáo kiến.... đă giết hại hàng triệu người trong nhiều thế kỷ, văn hóa thù hận bao trùm toàn Âu châu. Chưa kể các giáo ṭa (Inquisition) săn lùng phù thủy, bức hại, hỏa thiêu biết bao phụ nữ vô tội. Tóm lại Thiên Chúa Giáo tuy rao giảng yêu thương nhưng thực chất không ảnh hưởng nhiều đến văn hóa thù hận ở Âu châu. Tillich cho rằng Roman Catholicism nhiều tính Rome hơn là Catholicism.

Thế kỷ XII Âu châu đâu đâu cũng bạo lực: chiến tranh, giết chóc, lạm quyền... Giáo hội lo tiêu diệt kẻ thù của ḿnh hơn là cứu rỗi linh hồn. Có người đề xuất khẩu hiệu "B́nh an của Chúa" (Peace of God) để bảo vệ một hạng người hoặc vật nào đó, sau nhân rộng ra cho nhiều người, rồi cuối cùng cấm bạo động một số ngày. Có người như Le Puy lập hội huynh đệ rao giảng ḥa b́nh. Đặc biệt xuất hiện phong trào bảo vệ và tôn sùng phụ nữ thường là một phu nhân (lady), coi đây như một loại t́nh yêu lăng mạn (romantic love). Phong trào xuất phát từ cung đ́nh, nhưng sau lan ra đại chúng. Đàn ông nhờ vậy bớt bạo động, kiềm chế được tức giận, hiếu chiến trong nội tâm, lại c̣n cảm thấy biết thương mẹ, chị em gái. Nhưng do phức tạp tâm lư của đàn ông đối với đàn bà, nên sau này sùng bái lại biến thành lo sợ, sinh ra trấn áp, rồi tuân theo giáo hội đi săn lùng phù thủy, góp phần giết hại hàng trăm ngàn phụ nữ vô tội.

Các đạo Thiên Chúa, Hồi giáo, Do thái giáo đều tôn thờ một đấng Tối Cao và không thiện cảm, hay đúng hơn, thù ghét kẻ ngoại đạo. Ba tôn giáo đều rao giảng ḥa b́nh, nhân ái, nhưng lại cạnh tranh nhau truyền đạo, sinh ra thù nghịch và xung đột đẫm máu như lịch sử đă ghi lại. Thành thử trên thực tế ba tôn giáo này không đóng góp được nhiều trong giải tỏa căng thẳng, thù ghét có trong văn hóa Âu Mỹ. Gần đây nhóm Thiên Chúa căn bản cực hữu (fundamentalist right) ở Mỹ muốn trở lại nắm quyền như Giáo hội trước kia, có cả một hệ thống truyền thông khổng lồ, một bộ máy chính trị điều hợp chặt chẽ, một hệ thống giáo dục độc lập tích cực. Mục tiêu của họ là Thiên Chúa hóa toàn quốc, nắm giữ các vị trí trong chính phủ, chiếm lĩnh quyền lực, giảng dạy giáo lư như khoa học tại các trường, quy định sống thế nào là có ư nghĩa, và cuối cùng là cải đạo, điều hướng mọi người trên quả đất, tất cả đều nhân danh Chúa. Một giáo lĩnh hung hăng như thế chẳng thể nào làm dịu thù hận trong xă hội.

Hai tôn giáo ôn ḥa là Nho giáo và Phật giáo, không thờ đấng Tối Cao mà chú trọng nhiều đến tu thân, sống ḥa thuận, bớt tham sân si, không nhiều tín hữu ở Tây Âu; tuy nay cũng tạo được một ảnh hưởng nhỏ nhưng không đủ mạnh để làm giảm bớt thù hận.

Bên cạnh những cải cách tôn giáo, c̣n có nhiều cải cách của các nhà xă hội như Saint Simon (Pháp), Noyes (Cộng Đồng Oneida Mỹ) đề cao chủ nghĩa xă hội, muốn cho xă hội tốt đẹp hơn. Tuy nhiên chỉ hiệu quả bước đầu ở quy mô nhỏ, không thể thực hiện nếu mở rộng. Cũng vậy, nhiều cuộc cách mệnh (Pháp 1789, Nga 1917...) với những khẩu hiệu rất hấp dẫn về b́nh đẳng, công lư, xă hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa... nhưng thực tế sau đó cho thấy luôn luôn lại xuất hiện một giai cấp mới cũng bóc lột, đàn áp như trước đó. Chưa kể hai cuộc Thế Chiến mà các nước khởi sự (Đức, Nhật, Ư) hứa hẹn đem lại thịnh vượng cho quốc gia liên hệ, đă sát hại triệu triệu người trên thế giới, gieo rắc bao hận thù. Không chỉ Âu Mỹ, mà thế giới ngày nay luôn luôn bị bao trùm bởi bầu không khí nghi kỵ, thù nghịch.

Nhờ phong trào t́nh yêu lăng mạn, phụ nữ trở nên tâm điểm phát khởi nghiên cứu về t́nh yêu, t́nh dục sau này của các nhà tâm lư như Freud, cũng như gây nên cách mạng t́nh dục và giới tính. Muốn sống hạnh phúc không thể không có t́nh yêu là chỗ trốn lánh cuộc sống nghiệt ngă ngoài đời. Thực tế, đây là ḥa hợp t́nh và dâm (love and sex) của nam nữ, có thế mới đạt hạnh phúc, chứ không phải sống gượng ép theo giáo lư, đưa đến ức chế, bất ổn tâm thần, khó ḥa thuận. Nhưng mặt khác phong trào nữ quyền lại làm nổi cộm xung đột phái tính trên nhiều vấn đề (sách nhiễu t́nh dục, bạo hành gia đ́nh, bất công làm việc cũng như lương bỗng...) không làm cho xă hội ḥa thuận hơn. Tuy nhiên sau cùng nhiều người phải công nhận dẫu sao định chế gia đ́nh vẫn là chỗ dựa tốt nhất cho đời sống hạnh phúc ḥa thuận, thỏa măn t́nh dục, bảo vệ phụ nữ, trẻ em, và là tiền đề để tiến tới một xă hội tốt đẹp hơn.

Nh́n lại lịch sử ta thấy nhiều cố gắng của tôn giáo cũng như tổ chức văn hóa xă hội hoặc nhà cải cách xă hội đều không mấy hiệu quả để con người bớt thù ghét và thương yêu nhau hơn. Lấy Tây Phương làm điển h́nh v́ nơi đây nhiều cột mốc văn minh loài người, hiện tượng thù ghét có mức độ cao hơn, rơ hơn, đa dạng hơn, chứ thực tiễn đâu đâu cũng xuất hiện ít nhiều cái đặc tính này. Thành thử người ta tự hỏi: phải chăng con người bản tính ác nên khó cải thiện?

-Có thể con người chưa bỏ hết được thói rừng rú của thủy tổ là khỉ, nên có tính bạo động, hiếu sát.

-Có thể từ khi lọt ḷng, được thỏa măn đủ thứ, cái "tôi" to đùng; khi lớn lên không phải luôn luôn được như ư, sinh ra tức giận, ghen ghét đố kỵ người hơn ḿnh. Ngay trong Kinh Thánh, Cain giết anh là Abel chỉ v́ ghen ghét.

-Có thể muốn chứng tỏ không phải yếu đuối, phi độc bất trượng phu, làm trai phải cứng rắn bạo động mới chứng tỏ can đảm.

-Có thể tự cao, tự đại, coi thường, khinh ghét người kém hơn ḿnh.

-Cũng có thể chỉ v́ khác ḿnh về điểm này điểm nọ mà ta ghét họ....

Rất nhiều nguyên do, đôi khi khó giải thích.

Vậy th́ đành bó tay không hy vọng cải thiện hay sao? Tuân Tử cho rằng người tính vốn ác, nhưng ông bảo "Nhân chi tính ác, kỳ thiện giả ngụy dă". Bản tính người là ác, nhưng bản thân đó có thể cải tạo được nhờ cái thiện do con người tạo ra - cái thiện đó là sản phẩm của giáo dục, lễ nghĩa và h́nh phạt... H́nh phạt th́ không có vấn đề, nhưng giáo dục và lễ nghĩa xét theo hiện tại xem ra có vẻ lỏng lẻo, thiên hạ chỉ chú ư đến nhồi nhét kiến thức, kiếm được job tốt, học vài phép lịch sự để dễ giao tiếp, suốt ngày dán mắt vào iphone, ngay t́nh cảm gia đ́nh giữa vợ chồng, con cái, ông bà cũng thật nhạt nhẽo, xa lạ với đạo lư luân thường, trở nên vô cảm, khó có thể với tay ra người ngoài nói chi đến thương yêu.

Thiết tưởng mỗi người nên thức tỉnh, bớt nô lệ kỹ thuật để khỏi trở thành người máy vô cảm, và phải tự ḿnh tu tâm dưỡng tánh, có ḷng bao dung nhân hậu, chuộng sự công bằng, sống ḥa thuận với mọi người. Mặt khác, chủ nghĩa xă hội và cộng sản là sai lầm không tưởng, nhưng hệ lụy của chủ nghĩa tư bản th́ vẫn c̣n và trầm trọng hơn ngày trước, cho dù đă được che đậy tinh vi. Ngày nay chênh lệch quá lớn giữa thiểu số người giầu và đại đa số người nghèo đă tạo nên bất măn, thù ghét âm ỉ, chỉ chờ dịp là bùng lên qua đốt phá, bạo loạn. Cho nên đang có những nghiên cứu để tái phân phối lợi tức một cách công bằng hợp lư hơn. Hy vọng rằng nhờ tất cả những cố gắng của cá nhân và tổ chức công quyền cũng như tư nhân, trong tương lai sẽ có một xă hội bớt thù nghịch và tốt đẹp hơn.
 

Phạm đức Thân

 

 

art2all.net