Phạm Hồng Ân

 


THAY LỜI TỰA
 

(tập thơ ĐẠI THỤ TRỔ HOA)

 


 

 

            Nếu cho đời người là sáu mươi năm, tôi đă phiêu dạt trên đất khách, xấp xỉ nửa đời người. Một thời gian ly hương không dài, nhưng cũng không quá ngắn. Ngày tôi rời đất nước, bản thân tả tơi như một hành khất. Chỉ có cái bị trên vai, dắt theo bà vợ và đứa con lem luốc. Tôi mua ba vé đi Mỹ bằng giá của bảy năm tù khốn khổ. Vậy mà cũng được thiên hạ phết son mạ vàng bởi ḷng nhân đạo từ chế độ hay chủ nghĩa. Tôi đi Mỹ bằng giá máu, nước mắt và mồ hôi của người lính lư tưởng, cầm súng bảo vệ tự do. Vậy mà cũng bị người ta quật ngược là kẻ thù, bị kết án là tội đồ có nợ máu với nhân dân. Từ đó, tôi hiểu ḷng dạ con người. Trắng hay đen, tùy vào tài đổi màu của họ. Từ đó, tôi khinh bỉ những tay thủ lĩnh phù thủy, nhân danh chủ thuyết này chủ nghĩa nọ, đưa nhân loại vô tư vào hiểm họa chiến tranh.

 

Cuộc hành tŕnh gian nan, ở tôi, chấm dứt sau mười hai ngàn dặm đường bay, từ đất nước tôi đến xứ người. Xứ người xa lạ, mênh mông. Chưa biết về đâu, ở đâu? Đừng vội nghĩ đến chuyện sống ra sao? Mưu sinh thế nào, giữa các ḍng dân tộc khác biệt ngôn ngữ nơi đây? Tôi không có gia tài mang theo. Không có bạc chuyển ngân. Cũng chẳng có vàng để hộ thân. Chỉ có một cái bị quê mùa đựng giấy tờ tạp nhạp, và vài bộ quần áo, tạm coi là lành lặn. Vợ tôi trắng tay. Con tôi lem luốc. Chưa ai có quyền công dân thật sự trong chế độ đă khước từ. Chúng tôi vẫn bị kẻ thắng cuộc theo dơi, ŕnh rập đêm ngày, từ bước chân cho đến tiếng nói. Họ đă giam cầm tôi trong ngục tù. Chưa đă, khi thả ra, họ lại giam cầm tiếp trong một xă hội tù ngục. Nhưng bộ óc tôi chưa bị nhuộm đen. Năo bộ vẫn c̣n trắng tinh. Màu trắng của sự trong sạch, của thanh cao và tự do. Dù dập vùi tận cùng, trái tim tôi chưa cạn kiệt t́nh yêu. Thứ t́nh yêu tuyệt vời của người làm thơ. Những người lỡ mang nghiệp dĩ trong đời.


Thơ là ǵ? Những người mang nghiệp dĩ thơ, có chắc là thi nhân không? Và phải chăng nhà thơ Ư Torquato Tasso đă lộng ngôn khi thốt : " Không một ai xứng đáng cái danh của tạo hóa, ngoại trừ Thánh Chúa và thi nhân."* (Non merita nome di creatore, se non iddio ed il Poeta.) (Italian). Torquato Tasso quả quyết, thi nhân có tâm trí đặc biệt của sáng tạo. Thật vậy, nếu không có những tác phẩm Thánh kinh, không có những Thánh Thi, Châm Ngôn, Nhă Ca...do các thi nhân thời đó viết lại, th́ sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời chưa chắc được loài người thông suốt? Đó là chuyện làm ngày xưa. C̣n chuyện làm thơ ngày nay, ra sao? Goethe cũng đă viết : " Những thi nhân cận đại đă ḥa quá nhiều nước lă vào mực." ** (Modern poets mix too much water with their ink.). Mấy ai chịu đọc và chịu hiểu lời Goethe viết. Các thi nhân cận đại, h́nh như, vẫn ngạo mạn đổ nước lă vào mực ḿnh. Tôi chưa phải là thi nhân, v́ không có tâm trí của sáng tạo. Cũng không đến đỗi kiêu căng đổ nước lă vào ng̣i bút, làm nhợt nhạt đi nét đẹp của thi ca. Tôi làm thơ với tất cả tấm ḷng, trái tim. Chữ nghĩa đẫm ướt từ máu, từ nước mắt của nỗi đau nhân thế, và của chính ḿnh.

 

Hăy để thơ tôi tự do, bay bổng theo ư thích ngôn ngữ. Đừng pha nước lă vào chữ nghĩa tôi, cũng như đừng bao giờ bắt chước Torquato Tasso, lộng ngôn cho tôi là một thi sĩ.


PHẠM HỒNG ÂN
(06/04/2017)

 


*Nhà thơ người Italia vào thế kỷ 16. (theo Wikipedia)


**Tên nguyên văn là Johann Wolfgang Von Goethe là một nhà thơ, nhà viết kịch, tiểu thuyết gia, nhà văn, nhà khoa học, họa sĩ của Đức. (theo Wikipedia)

 


Đại thụ trổ hoa ( Thơ Phạm Hồng Ân)

 

art2all.net