Phương Tấn

 

PHƯƠNG TẤN,

NHÀ THƠ LẠ LẪM VÀ PHIÊU BỒNG

 

Lê Mai Lĩnh phóng bút

 

 

 

          Qua hai tập thơ “DI BÚT CỦA MỘT NGƯỜI CON GÁI”, “CHẾT SỮNG GIỮA CƠN MƠ” và phần tiểu sử của tác giả, tôi lo lắng, phân vân và bắt đầu biết sợ.

Ông sinh năm 1946, bắt đầu đăng thơ từ năm 14 tuổi, tức là năm 1960.

Đầu tiên là Tuần báo Tuổi Xanh (1960), Bán Nguyệt san Gió Mới (1961) do giáo sư Đinh Từ Thức làm chủ nhiệm và giáo sư Trần Bích Lan (tức nhà thơ Nguyên Sa) làm chủ bút. Số Xuân 1962 được nhà báo kỳ cựu Nguyễn Vỹ đăng chân dung và giới thiệu thơ của ông trên Bán nguyệt san Phổ Thông bên cạnh các cây bút tên tuổi như Thiếu Sơn, Tế Xuyên, Vi Huyền Đắc…" Và kể từ bước khởi đầu đó, tới hôm nay, ông đă cộng tác trên 52 tờ tạp chí khác, chưa kể những trang mạng.

Chỉ có ông, chứ không ai khác, làm nên kỷ lục đó. Viết cho trên 52 tạp chí đủ loại, chưa kể những trang mạng, trong và hải ngoại.

Ông tên khai sinh Nguyễn Tấn Phương, bút hiệu là Phương Tấn. Ông c̣n thêm 7 bút hiệu khác là: Hồ Tịch Tịnh, Thích Như Nghi, Người Thành Phố, NTP, Chị Ngọc Ngà, Phương Phương, Thái Thị Yến Phương…

* CHỦ BÚT CÁC TẠP CHÍ:

1/ Sau Lưng Các Người (1963)
2/ Cùng Khổ (1968)
3/ Ngôn Ngữ (1973)
4/ Sổ Tay Vơ Thuật (1992 đến 2014)
5/ Ngôi Sao Vơ Thuật (1999 đến 2010)

* NHỮNG TÁC PHẨM ĐĂ XUÁT BẢN:

1/ Rừng (in chung, 1963)
2/ Vỡ (in chung, 1963)
3/ Thơ T́nh Của Một Thi Sĩ Việt Nam Trên Đất Mỹ (xuất bản tại Mỹ năm 1970, tái bản tại VN cuối năm 1970) lưu trữ tại thư viện “Cornell University Library, USA”.
4/ Khổ Lụy (thơ, 1971)
5/ Trai Việt Gái Mỹ (kư sự 1972)
6/ Ḥa B́nh Ta Mơ Thấy Em (bút kư 1972, tái bản 1974)
7/ Di Bút Của Một Người Con Gái (thơ, kư bút hiệu Thái Thị Yến Phương, xuất bản 2017, tái bản 2019)
8/ Lục Bát Phương Tấn (2018)

* TÁC PHẨM VƠ THUẬT ĐĂ XUẤT BẢN:

9/ Vơ sư, Đại Lực Sĩ Hà Châu – Phá Sơn Hồng Gia Quyền (1992)
10/ 6 Khuôn Mặt Vơ Lâm Việt Nam (1992)
11/ Wushu – Vơ Thuật Trung Hoa Cổ Điển Và Hiện Đại (cùng với Grand master Nguyễn Lâm, 1994)
12/ Quảng Nam Vơ Đạo (một bộ 2 cuốn, 1995)
13/ Thái Cực Vơ Đạo (1994)
14/ Antoine Le Conte, Người Mang Theo Quê Hương - Antoine Le Conte, Celui Qui Porte Son Pays Dans Son Coeur (Việt – Pháp 2008)
15/ Những Người Mở Đường Đưa Vơ Việt Ra Thế Giới - Pioneers, Who Have Paved The Way For Vietnamese Martial Arts To The World (Việt - Anh - Pháp 2012 - tái bản 2014)

* THƠ CÓ MẶT TRONG CÁC TUYỂN TẬP:

1/ Nhân Chứng. 2/ Thơ Miền Nam Trong Thời Chiến. 3/ Văn Học Miền Nam 1954-1975. 4/ Tác Giả Việt Nam. 5/ Chân Dung Văn Nghệ Sĩ Việt. 6/ Chân Dung Bạn Văn. 7/ Theo Gót Thơ. 8/ Hư Ảo Tôi. 9/ Thơ Việt Đầu Thế Kỷ 21. 10/ 43 Năm Thơ Việt Hải Ngoại. 11/Những Vần Thơ Chạm Lửa. 12/ Về Nhánh Sông Xưa. 13/ Mười Nhà Thơ Việt. 14/ Những Người Thua Cuộc. 15/ Người Việt Ở Hải Ngoại. 16/ T́nh Nghĩa Mẹ Cha.17/ Nhà Thơ Nhà Văn Việt Thế Kỷ 21. 18/ T́nh Ca Mùa Xuân.

* PHƯƠNG TẤN, NGƯỜI HIỆN THỰC HÓA HUYỀN THOẠI.
- “DI BÚT CỦA MỘT NGƯỜI CON GÁI” là một Huyền thoại.

Ông viết:

“Một đêm cuối năm 1966 tôi nằm một ḿnh trên căn gác trọ trống huơ ở con hẻm ngoằn ngoèo đường Da Ba Bầu, quận 6, Sài G̣n. Mưa và gió rào rào trên mái tôn, lạnh và buồn vô cùng. Giữa đêm hiu hắt đó, bỗng dưng tôi nghe văng vẳng tiếng của thi sĩ Đinh Hùng nói về thơ và cái chết của Thái Thị Yến Phương rồi giọng ngâm của cô Hồ Điệp về thơ Thái Thị Yến Phương trong chương tŕnh Tao Đàn phát ra từ radio nhà ai trong hẻm. Tôi bật dậy chạy vội xuống thang gác, mở cửa nhà trọ làm ông chủ nhà giật ḿnh tỉnh giấc, ngơ ngác…

‘Tôi đứng co ro cạnh bờ rào một căn nhà lụp xụp trong hẻm, lắng nghe hết chương tŕnh “tưởng niệm” Thái Thị Yến Phương. Tôi lạnh run. Ḿnh mẫy ướt đẫm nước mưa và cả nước mắt. Ngay đêm đó, tôi lên cơn sốt và bị cảm suốt tuần.

“Di Bút Của Một Người Con Gái” là một tập thơ gồm 16 bài thơ của tôi kư dưới bút hiệu Thái Thị Yến Phương trên các báo Tiểu Thuyết Tuần San, Tinh Hoa và một ít nhật báo, tuần báo, tạp chí ở miền Nam khoảng từ năm 1962 đến năm 1965 trong bối cảnh một đất nước chiến tranh triền miên, quân nước ngoài đổ vào tham chiến, xă hội miền Nam tràn lan lính Mỹ, đồng minh và ổ điếm.”


Từ một câu chuyện thực hư không rơ, nhưng ông đă xây dựng lên một Huyền thoại thi sĩ Thái Thị Yến Phương với tập thơ gồm 16 bài mang tên “Di Bút Của Một Người Con Gái” đă làm phát sinh một cuộc “tranh căi” và “bút chiến” sôi nổi lúc ông mới 14, 15 tuổi thời bấy giờ. Nhiều nhà báo, nhà văn, nhà thơ, bạn đọc như các nhà báo Hàn Tâm, Tèrese Thùy Nhiên, Người Xứ Huế, Minh Phú… các nhà thơ Nguyễn Lệ Tuân, Phổ Đức, nhà văn Nguyễn Thạch Kiên, bạn đọc Cả Đẩn… và nhiều người khác nữa đă tham dự vào cuộc tranh luận hoặc ra tận Đà Nẵng t́m Thái Thị Yến Phương. Đến nỗi, ông phải cho Thái Thị Yến Phương chết ở nhà thương thí Đà Nẵng để mong Thái Thị Yến Phương sớm được khép lại cả thơ và người. Một số tờ báo, trong đó có nhà thơ Đinh Hùng phụ trách chương tŕnh Tao Đàn trên Đài phát thanh Sài G̣n đă làm một chương tŕnh thương tiếc “một tài hoa bạc phận” Thái Thị Yến Phương.

Nhà thơ trẻ Dung Thị Vân đă viết về “Di Bút Của Một Người Con Gái” trong lần tái bản 2019: “Xâu chuỗi những mảnh đời bất hạnh cùng cực trong t́nh yêu, trong đời sống của chị em làm điếm, viết nên một số bài thơ trong tâm trạng khổ đau của họ dưới bút hiệu Thái Thị Yến Phương - như vậy, nhân vật trong thơ của tác giả là một-người-của-nhiều-người, một-trái-tim-của-nhiều-trái-tim có thật trong cuộc đời tác giả. Anh đă thấu hiểu và thương yêu sâu sắc để rồi hóa ḿnh vào nhân vật đến nỗi quên đi với chính cái tên Phương Tấn của ḿnh. Nếu như không được nhắc lại hôm nay th́ trên bốn mươi năm qua, thậm chí một trăm năm nữa đă chắc ǵ có ai đă biết Thái Thị Yến Phương là nhà thơ Phương Tấn. Mà chỉ biết cái tên Thái Thị Yến Phương là một cô gái tài hoa bạc phận đă để lại cho đời, cho người những bài thơ đặc sắc và đẫm lệ. Thế mới biết tâm hồn người thơ nó nhân hậu biết chừng nào. Nó đau thương đến mức độ nào mà tác giả đă viết được những bài thơ ai oán, sầu muộn và hay như thế.”

“Dâng Hiến” là bài thơ gây tranh căi nhiều nhất. V́ lẽ, đây là bài thơ tiêu biểu nhất cho tập thơ “Di Bút Của Một Người Con Gái”:

DÂNG HIẾN

Bầy ác điểu xua vào hồn cào cấu
Mủ bóng đầy trên da thịt người ơi
Năm tháng c̣n chi
                            năm tháng ră rời
Từng sớm từng khuya
                            chong đèn nằm khóc.
.
Ṿng tay nào ôm choàng tầm vóc
Ṿng tay nào bồng xốc ḿnh ta?
Âm điệu thủy chung
                            hằn chém mặn mà
Những khuôn mặt ngu đần
                                       trùm lên thiên hạ.
.
Những khuôn mặt ngu đần
                                       trùm lên man dă
Sầu muộn vây đầy níu kéo tương lai
Buồn măi buồn chi,
                    khóc hủy khóc hoài
Tuổi con gái cho người làm lộ phí.
.
Hồn tăm tối hồn trương ủy mị
Máu chưa đi máu đọng đầy khe
Nến đỏ nến xanh,
                    hồn xác lập loè
Ta chết ngất trong ṿng tay ngạ quỷ.
.
Tuổi con gái cho người làm lộ phí
Ta trở về đeo tủi hổ sau lưng
Ta trở về nghe mộng mị bừng bừng
Rồi nằm xuống và ngửa ḿnh dâng hiến.

(Thái Thị Yến Phương – Di Bút Của Một Người Con Gái)
.
Một bài thơ khác, cũng trong tập “Di Bút Của Một Người Con Gái
.


MẸ VÀ CON
.
Đôi vú mẹ khô sữa
Bú đi bú đi con
Sầu xỏa đầy thêm nữa
Nín đi nín đi con.
.
Con người th́ chúi xuống
Tuổi tác th́ chồm lên
Bây giờ là tháng mấy
Bây giờ là mùa chi?
.
Cơm ghế khoai ghế sắn
Uống nước lă cầm hơi
Mẹ nh́n con ruột quặn
Khóc biết mấy cho vừa.
.
Từng đêm từng đêm trắng
Thân xác mẹ phơi ra
Cho bầy người khom xuống
Sâu hoắm cơi ta bà.
.
Những h́nh hài quái đản
Những bóng đen nhô lên
Cha con đó con ạ
Đời buồn tênh buồn thêm.
.
Từng người từng người đến
Từng người từng người đi
Tay ôm hoài mơm đá
Mẹ c̣n chi c̣n ǵ?
.
Nhỡ một mai con lớn
Mẹ biết nói làm sao
Cha con đâu hở Mẹ?
Ơi buồn sâu buồn cao!

(Thái Thị Yến Phương – Di Bút Của Một Người Con Gái)
.
Cùng khởi nghiệp văn chương với ông từ những năm đầu thập niên 60, nhưng tôi chưa bao giờ được chiêm ngưỡng nhan sắc của thi sĩ. Những h́nh của ông, chân dung của thi sĩ th́ tôi thấy, nh́n thấy và biết mà thương ông.
.
Tôi chưa thấy h́nh nào mà ông có nụ cười hay dáng vẽ thanh thản. Ông thường gởi ánh nh́n khắc khoải vào một cơi xa xăm, chân trời, góc biển hay một nơi xa xăm, về quê nhà, cố quận.
.
Ông uống cà phê ở Florida cũng một ḿnh nh́n vào cơi mù xa. Ông làm sinh nhật cho chính ḿnh ở Atlanta cũng một ḿnh, đôi mắt xa xăm ngó về khoảng không trước mặt.
.
Ngay cả bức h́nh ông ngồi chơi ở phi trường nước Pháp cũng một ḿnh. Tại Tân Sơn Nhất, khi đẩy chiếc xe hành lư cũng một ḿnh đăm chiêu, đến những ảnh đùa vui cùng chim bồ câu ở Ư, ngồi xích lô ở Paris, bán báo dạo ở Tiệp Khắc, lái xe cổ ở Đức, dạo chơi trên đường phố Morocco cũng cô độc, lạ lẫm…
.
Do vậy, trong biển trời thi ca của ông (biển trời thi ca, là tôi nói theo ngôn ngữ nhà văn Mai Thảo), ông có nhiều thơ về nhiều đề tài khác nhau, nhưng nhiều nhất, vẫn là “nỗi trăn trở nước non”.
.
Những bài thơ mở đầu cho tập thơ “CHẾT SỮNG GIỮA CƠN MƠ” cũng là những bài thơ “nặng t́nh sông núi”, những bài thơ đủ làm ông và cả chúng ta “chết sững” trước nỗi đau quê nhà:
.
ĐẤT TRỜI VÀ NÚI SÔNG
.
Đất không lí lắc lí la
Trời không ríu rít ríu ra tỏ t́nh
.
Núi sao cứ đứng lặng thinh
Sông sao cứ khóc một ḿnh hỡi sông?
.
QUẶN L̉NG
.
Uổng công mẹ bón biển Đông
Phàm phu quậy sóng quặn ḷng nước non
.
Buồn nghe b́m bịp nỉ non
Nhạn kêu thảng thốt đâu c̣n cố hương!
.
NƯỚC ƠI!
.
Cú ca chi khúc thê lương
Héo queo chiếc bóng dặm trường một tôi
.
Ngóng quê từ chốn xa xôi
Sáo kêu: “Mất, mất, thôi rồi nước ơi! “
.
NHỚ XƯA
.
Nhớ xưa giặc hí vang trời
Ồ khi nước xuống xác phơi đầy thuyền
.
Đao loan giặc rụng. Tương truyền:
Ḿnh Trần. Bỏ ngựa. Ném khiên. Chui rừng.

(Phương Tấn – Chết Sững Giữa Cơn Mơ)
.
CHẢO LỬA TRỤNG CƠ ĐỒ
.
Chúng nó bán quê hương
Chúng nó bán ḿnh rồi
Làm người dân khi chết
Không cọng cỏ che thân.
.
Giặc tràn từ phương Bắc
Chảo lửa trụng cơ đồ
Cháy ngàn năm chưa tắt
Chảo lửa trụng cơ đồ
Quê hương bầm vết cắt
Cứa mối sầu khôn nguôi.
.
NƯỚC NAM DÂN HÁN Ở
.
Thôi ngày đà khép mắt
E không mở bao giờ
Đêm trườn ḿnh ve vẩy
Đêm, ôi đêm ôi đêm!
.
Đêm của loài quỷ đỏ
Chấm máu ăn thịt người
Nhai gan mừng tuổi thọ
Định mệnh đêm sát nhân
Nước Nam dân Hán ở.
.
Đêm, ôi đêm ôi đêm
Đêm cười như tiếng nấc
Đắng nghẹn cả biển vàng
Đêm cười như rót đạn
Giết cả một giang san!
.
BÓNG MA VÀ TÀU LẠ
.
Ồ, đâu phải bóng ma
Và đâu phải tàu lạ
Là một loài quỷ đỏ
Nuốt biển đảo quê ta!
.
Chúng ôm bom khiêu vũ
Trên quá khứ cha ông
Mong giết đi lịch sử
Xóa nḥa tổ tông ta!
.
LỤC DỤC MÙI NHÂN GIAN
.
Và niềm bí mật ấy
Khắp phố phường chúng ta
Những áo cơm quay quẫy
Trong xác thân mỗi người.
.
Trên kênh rạch lụp xụp
Dưới gầm cầu tối tăm
Hắt hiu tầng địa ngục
Lục dục mùi nhân gian.
.
VỚT MỘT ĐỜI LÊU BÊU
.
Ḍng kênh đen lầy lội
Lặng lờ con xóm tối
Em vớt rau dạt bèo
Vớt một đời lêu bêu.
.
NGẨN NGƠ ĐỜI BẠC MỆNH
.
Chị bươi trong rác rến
Bươi cùng chuột cùng mèo
Ngẩn ngơ đời bạc mệnh
Quên bẵng một tiếng kêu!
.
BIỂN,
THỦY MỘ TRẮNG PHAU

.
Oằn lưng đèo cá chết
Biển, thủy mộ trắng phau
Đất miền Trung bạc phếch
Lệt xệt sóng d́u nhau.
.
Giọt lệ rơi thành muối
Ḥa vào giữa biển khơi
Những ṿng đời lầm lũi
Quay ngắc ngoải giữa trời!
.
D̀M BAO NỖI OAN SÂU
.
Nhà tù như tóc bạc
Trắng phếu cả mái đầu
Ḍng sông như cơn khát
D́m bao nỗi oan sâu!
.
SÓNG DẬY TỪ NHÂN DÂN
.
Việt Nam Việt Nam ơi
Thánh thần treo cổ chết
Lịch sử bước ra đường
Đương chổng đầu xuống đất
Nh́n quê hương lăn quay
Cùng một loài quỷ đỏ!
.
Việt Nam Việt Nam ơi
Nào cúi sâu ḷng đất
Rồi soi sâu ḷng ḿnh
Sóng dậy từ nhân dân
Đâu lẽ nào vô vọng
Và lẽ nào nín thinh?
.
HĂY ĐEM RẢI MẶT TRỜI
.
Này anh em tôi ơi
Hăy đem rải mặt trời
Giữa ruộng vườn nứt nẻ
Hăy đem rải mặt trời
Lên mỗi ḷng quạnh quẽ
Tay đă đầy t́nh thương
Hồn đă căng đầy gió
Hăy đem rải mặt trời
Việt Nam một ngày mới!
.
Tôi mừng tổ tiên tôi
Đă cho tôi lịch sử
Và mừng anh em tôi
Cùng bừng bừng bước tới.
Hăy đem rải mặt trời
Việt Nam một ngày mới!

(Phương Tấn – Chết Sững Giữa Cơn Mơ)
.

* BIỂN TRỜI THƠ CỦA PHƯƠNG TẤN
.
Như tôi đă nói, tôi sợ, tôi biết sợ, khi “đụng” vào biển trời thơ của Phương Tấn. Đụng sơ sơ, không đành. Đụng sâu sâu, đau đầu, mờ mắt. Vào sâu thật sâu, sẽ không thấy đường ra, lạc lối.
 

Tôi viết bài nầy, rất chừng mực.
Không sơ sơ để ông giận. Không sâu sâu để lạc lối.
Ai đó bảo tôi là Lê Mai Liều. Không, tôi c̣n tĩnh để ḿnh c̣n Lê Mai Lĩnh.
.
Chiêm ngưỡng đúng chân dung Phương Tấn, tôi thấy ḿnh cần nói thêm những cái lạ không riêng về thơ mà lạ cả về người của ông mà tôi biết:
.
- Ông là nhà thơ Việt Nam đầu tiên in thơ, phát hành thơ, tổ chức đọc thơ tại Mỹ và tập “Thơ T́nh Của Một Thi Sĩ Việt Nam trên Đất Mỹ” của ông được lưu trữ tại “Cornell University Library, USA” năm 1970.
.
- Ông không là vơ sĩ, vơ sư nhưng lại là một nhà nghiên cứu vơ học nổi tiếng. Làm chủ bút 2 tạp chí vơ thuật uy tin phát hành ra cả nước ngoài và được một tổ chức vơ thuật nước ngoài và một Cty trong nước mong kư hợp đồng mua lại manchette tạp chí “Sổ Tay Vơ Thuật” của ông nhưng ông không đồng ư.
.
- Được các tổ chức vơ thuật các nước thường xuyên mời tham gia các diễn đàn và sự kiện vơ thuật thế giới. Đồng thời, là người đầu tiên khởi xướng và tổ chức: “Liên Hoan Quốc Tế Vơ Cổ Truyền Việt Nam (The International Festival Of Vietnamese Traditional Martial Arts)” và “Đại Hội Vơ Thuật Thế Giới Hồng Bàng (Hong Bang World Martial Arts Festival)” từ năm 2006 tại Việt Nam. Thu hút mỗi kỳ hàng ngàn VĐV và trên 40 quốc gia và vùng lănh thổ tham gia biểu diễn và tranh tài.
.
- Trong các sách vơ thuật do ông viết, cuốn: “Những Người Mở Đường Đưa Vơ Việt Ra Thế Giới” của ông là cuốn sách vơ đầu tiên và duy nhất của VN giới thiệu từ nguồn gốc h́nh thành đến phát triển các môn vơ Việt Nam, các vơ phái Việt Nam, các vơ đường Việt Nam, các tổ chức vơ thuật đến các vơ sư, vơ sĩ Việt Nam và nước ngoài trên thế giới. Cuốn sách được tái bản và dịch Anh – Pháp, phát hành rộng răi ở các nước. Đóng góp của ông quá lớn cho phong trào Vơ thuật trong nước và thế giới suốt bao năm qua.
.
- Ông từng xách ống kính làm phóng viên chiến trường khi vào quân đội phụ trách Bản Tin cho Khối CTCT/Sư Đoàn 1/KQ và nhiều báo khác trước 1975.
.
- Ông thu được 1.095.170 đồng trong 2 lần xuất bản và tái bản tập bút kư “Ḥa B́nh Ta Mơ Thấy Em”. Tất cả, ông cùng một số anh em trong phong trào Du Ca và Hướng Đạo đem cứu giúp đồng bào chiến nạn miền Trung, thực hiện nhiều công tác xă hội, cấp học bổng toàn niên Trung Học cho học sinh nghèo hiếu học toàn quốc từ năm 1972 đến 1974.
.
- Ông là một nhà thơ nhưng “dám” lập phong trào “Anh em NGƯỜI TRẺ VIỆT NAM – phụng sự Văn hóa & Xă hội” ngay trên đất Mỹ từ năm 1979 có đồng phục, có logo, có bản tin riêng, thu hút nhiều bạn trẻ tham gia bên cạnh 2 phong trào Hướng Đạo và Du Ca với hoài băo bán tác phẩm thu tiền lời thực hiện các công tác xă hội và văn hóa Việt Nam.
.
- Ông và diễn viên, đạo diễn Lê Cung Bắc thành lập phong trào Du Ca Biên Ḥa cùng Ban Thoại Kịch (1971- 1974). Vở kịch “Sân Khấu” của nhà văn, luật sư Dương Kiền được tŕnh diễn và gây tiếng vang lớn tại Biên Ḥa.
.
- Trước khi bước chân vào Đại học (1964), ông đă lên núi Bà Đen (Tây Ninh) xuống tóc, ăn chay, nghiền ngẫm kinh kệ, ngồi thiền và làm thơ.
.
- Trước 1975, ông từng vào Dưỡng trí viện Biên Ḥa sống để thấu hiểu “người điên” và làm thơ điên. “Bước Ra Từ Nhà Thương Điên Biên Ḥa” là một trong các bài thơ điên rất lạ của ông.
.
- Sau năm 1975, ông từng vào ra Trại phong Quy Ḥa, Quy Nhơn cứu giúp bệnh nhân bị phong cùi. “Vào Trại Phong Quy Ḥa Làm Thơ Gửi Hàn Mặc Tử” là tên một bài thơ cũng rất lạ, ông đă làm ngay bên mộ họ Hàn.
.
* KẾT. ĂN THEO HÀO QUANG CỦA PHƯƠNG TẤN
.
1/ Bài thơ của Phương Tấn được đăng báo vào năm 1961 trên tạp chí Gió Mới, th́ tôi cũng vậy. Bài thơ làm tôi ngon lành với bạn bè Quảng Trị cũng nhờ bài thơ đăng trên tạp chí Gió Mới mà nhà thơ Nguyên Sa làm chủ bút.
.
2/ “ĐÀ NẰNG – MÁU, NƯỚC MẮT VÀ TÔI” là kư sự của Phương Tấn viết về Đà Nẵng những ngày tháng 3 năm 1975 tao loạn. Bài viết của tôi “ĐÀ LẠT, SAO ĐÀNH BỎ NÓ MÀ ĐI” tôi viết khi về Sài G̣n sau đêm di tản 1/4/1975. Hai bài đều được đăng trên Nhật báo Độc Lập vào đầu tháng 4/1975.
.
Với Phương Tấn, tôi không biết thế nào về “ĐÀ NẴNG - MÁU, NƯỚC MẮT VÀ TÔI”. Nhưng với tôi “ĐÀ LẠT, SAO ĐÀNH BỎ NÓ MÀ ĐI”, là như ri:
.
Ngay khi tôi đưa bài, ông chủ nhiệm đưa cho tôi 3.000 đồng và nói: “Biết anh mới di tản về, tôi trả trước tiền để anh có mà tiêu.”
.
Một tuần sau, khi Nam Vang thất thủ, tôi viết bài “SAU NAM VANG, TỚI BAO GIỜ LÀ SÀI G̉N?” Tôi mang tới ṭa soạn đường Vơ Tánh, trao cho ông. Ông xem qua và nói: “Tôi vẫn trả tiền cho anh, nhưng tôi không đăng. Hăy để cho binh sĩ chiến đấu. Tôi không muốn làm họ hoang mang, chao đảo.” Và ông đưa cho tôi 3.000 đồng. Tính đến lúc nầy, là tôi đă cộng tác, viết b́nh luận thời sự chính trị cho báo trên 5 năm. Và, chuyện xin việc làm sau nầy mới “Ḷng mừng hết biết”.
.
Sau hơn 8 năm đi tù về, một hôm, người anh đồng hương là Nguyễn Cẩm, rũ tôi đi chơi, nơi anh đưa tôi tới là một Công ty bất động sản của ông Châu (tôi quên họ) là chủ nhiệm Nhật báo Độc Lập mà tôi đă cộng tác. Sau nhiều giờ hỏi thăm nhau vui vẻ, thân t́nh.
.
Trước khi chúng tôi từ giă ra về, ông gọi thư kư dưới lầu, đem lên hai b́ thư. Ông trao cho chúng tôi, người một cái. Khi ra khỏi cổng, ngồi trên xe đạp, mở b́ thư ra đếm. Đúng 100.000 đồng, ḷng mừng hết biết.
.
Khoảng hơn một tháng sau, tôi đến với lư do “Xin việc làm”. Lần nầy b́ thư ông cho tôi, 50.000 đồng. Khoảng hơn một tháng sau, cũng lư do “Xin việc làm”, lần nầy b́ thư ông trao c̣n 30.000 đồng.
.
Vậy là trước sau, ông chủ nhiệm của tôi đă tặng, trao, cho nhà viết b́nh luận thời sự chính trị - một b́nh bút của nhật báo Độc Lập – tổng cọng180.000 đồng.
.
Lúc nầy, “da mặt của tôi không chịu dày thêm” nên tôi không đi ‘Xin việc nữa’. Tôi kể chuyện “Xin việc làm” của tôi để nhớ về những ngày tháng làm báo viết báo ở miền Nam thật hứng thú, thật đậm đà t́nh nghĩa giữa những người trong làng báo, nhất là anh em trong cùng một tờ báo.
.
* “THƠ PHƯƠNG TẤN – tuyển tập 1”
.
Đang phóng bút về “PHƯƠNG TẤN, NHÀ THƠ LẠ LẪM VÀ PHIÊU BỒNG” đến những ḍng cuối này, tôi bỗng nhận được tập bản thảo “THƠ PHƯƠNG TẤN – tuyển tập 1” ông gửi qua đường bưu điện. Tuyển tập 1 gồm 154 bài thơ làm từ năm 1960 đến 2022. Phương Tấn làm thơ không ngơi nghỉ. Những bài thơ càng về sau càng chắt lọc, lạ lẫm và phiêu bồng. Tác giả viết:
.
Thơ không là h́nh tướng. Thơ chính là tâm hồn, là máu huyết, là cảm xúc, là ngôn ngữ rất thật của chính tôi. Tôi không là nhạc sĩ, tiết tấu và nhịp điệu có trong thơ v́ đó là thơ. Tôi không là văn sĩ, mảnh đời và tâm trạng có trong thơ v́ đó là thơ. Tôi không là họa sĩ, màu sắc là sắc màu của nội tâm và cuộc sống v́ đó là thơ. Tôi không là nhà viết sử, thơ oằn ḿnh đớn đau cùng quê hương điêu linh v́ đó là thơ. Đừng hỏi tôi thơ là ǵ v́ đó là thơ. Tôi cảm xúc, thoát hồn và ngôn ngữ thơ tràn ra giấy… v́ đó là thơ, THƠ PHƯƠNG TẤN."
.
Tóm lại với tôi, Phương Tấn là một nhà thơ với những bài thơ thật lạ lẫm nhưng cũng thật phiêu bồng và rất đời như con người Phương Tấn. Ngay năm 1971, GS Tam Ích trong bài “Hoa Gấm và Ngôn Ngữ Dân tộc” trên tạp chí Đời Mới số 43 – Xuân Tân hợi 1971 đă viết:
.
“…Nhưng muốn nói về nhạc tính lạ, ư và lời tuyệt tác th́ tôi cầu nguyện cho các văn - thân - hữu đọc những bài sau này mà tôi đă được đọc trong tạp chí Thời Nay. Đây là ba nhà thơ Nhất Uyên, Phan Trần (Trần Hữu Ngư) và Phương Tấn, thơ th́ tuyệt! Nhạc tính: độc đáo! Nhịp thơ: hiếm! Từ, tứ, ư thơ, riêng tôi, lần thứ nhất tôi mừng được thưởng thức thơ. Tôi lẩn thẩn nghĩ: cần ǵ phải làm trăm ngh́n câu thơ, cần ǵ phải in tới nhiều tập thơ! Một bài thơ! Một sắc diện màu sắc và âm thanh! Tôi cầu nguyện cho có người bắt… chước được từ thơ, tứ thơ, ư thơ, mạch thơ ấy.
.
Và, nhà báo Vương Hồng Anh cảm nhận về thơ Phương Tấn đă viết: “Phương Tấn là một thi tài hiếm hoi trong thi ca Việt Nam từ thập niên 1960 đến bây giờ.” Tôi nghĩ, nhận định này không sai.
 


22/5/2022
Lê Mai Lĩnh
 


 

art2all.net