Quốc-Nam
gặp được 2 tên tuổi văn hóa lớn chỉ một lần trong đời:
Học giả Vũ Kư & Văn
thi sĩ Hà Bỉnh Trung.

Trong quăng đời cầm bút mưu sinh
hơn nửa thế kỷ của tôi, có 2 tên tuổi lớn cùng chào đời năm 1922 mà
tôi chỉ gặp một lần trong đời. Thế mà cả hai vị này đă cùng đánh giá
tốt sự nghiệp cầm bút của tôi. Đó là cố học giả, nhà văn, giáo sư Vũ
Kư (1922-2008) và cố văn thi sĩ Hà Bỉnh Trung (1922-2012). Nhị vị
cũng là nhân vật văn hóa mà tôi ngưỡng mộ từ lâu, nhưng chưa có dịp
quen biết thân t́nh. Họ không thuộc loại tác giả hợm ḿnh, trong phe
đảng "áo thụng vái nhau" trước năm 1975 ở đô thành Saigon.
Cố học gỉa Vũ Kư là một nhà cách
mạng chống Cộng quyết liệt, và là người cầm bút VN đầu tiên được đề
nghị dự tranh Giải Nobel Văn Chương. Ông từng là Giáo Sư Trung Học
tại Hà Nội từ năm 1946. Trong bài tiểu luận khá dài, ông gọi tôi là
"Nhà Văn Hóa Việt Nam nổi bật của thời đại ly hương".
Cố văn thi sĩ Hà Bỉnh Trung đă xuất
bản 35 tác phẩm, gồm: 5 truyện dài, 5 tập truyện ngắn, 10 thi tập, 1
kịch thơ, 1 tập thơ Anh Ngữ, 3 tập thơ dịch, 10 quyển sách nhiều thể
loại khác nhau. Tác phẩm đầu tay của ông là truyện dài "Răng Đen Ai
Nhuộm Cho Ḿnh" xuất bản tại Hà Nội năm 1952.
Ngày 7 tháng 6 năm 2003, tại Đại
Học Luật Khoa George Mason (Virginia) tôi và nữ văn sĩ Phong Thu đă
cùng nhau giới thiệu tác phẩm với người yêu văn chương vùng Thủ Đô
Hoa Kỳ. Cố văn thi sĩ Hà Bỉnh Trung là 1 trong 6 nhân vật lên sân
khấu nói về Tác Phẩm & Tác Giả Quốc Nam. Tôi hân hạnh gặp mặt ông
lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng trong đời.
Hôm đó, cố văn thi sĩ Hà Bỉnh Trung
đă phát biểu nguyên văn như sau:
“Quốc Nam và
tôi cùng là cựu Sĩ Quan Quân Lực VNCH. Do t́nh “huynh đệ chi binh”,
và cũng v́ duyên văn nghệ, chúng tôi đă nhận lời nói đôi lời về thơ
của Quốc Nam.
Quư vị chắc
hẳn đều đă thừa biết, nói về thơ của bạn ḿnh để b́nh luận th́ thật
khó! Khen th́ mang tiếng mặc áo thụng vái nhau, mà không khen th́
cũng thấy thiếu sót.
Nhưng thật
may, đối với Quốc Nam, tôi kiểm điểm lại đă thấy sau nhiều lần tái
bản hai tập thơ “Quê Hương Nước Mắt” và “Người T́nh Quê Hương” có
tất cả 46 người đọc thơ lên tiếng khen ngợi, gồm đủ mọi giới:
2 vị cao tăng
Phật Giáo (Ḥa Thượng), 3 Linh mục, 1 Mục sư, 2 Tiến sĩ, 2 Bác sĩ, 1
Nghệ sĩ, 1 Nhà cách mạng, 1 thuyền nhân, 2 Chủ tịch Hội đoàn, 1 cựu
Thượng nghị sĩ, 2 cựu Dân Biểu, 1 Nhà xuất bản sách, và 24 nhà văn,
nhà thơ tên tuổi.
Tất cả đều
nh́n nhận Quốc Nam là một chiến sĩ quốc gia, với những lời thơ chân
thật, hào hùng, bày tỏ ḷng thương yêu đất nước, và đau xót cuộc
chiến bại bất khả kháng.
Những ư kiến
phát biểu về con người Quốc Nam, về những xúc cảm của một người lưu
vong đă quá đầy đủ. Tôi phải t́m một góc nh́n khác cuả thơ Quốc Nam,
để thưa chuyện cùng quư vị cho khỏi trùng lặp.
Kính thưa quư
vị,
Quốc Nam đă
sáng tác 2 tập thơ ở hải ngoại gồm khoảng 100 bài, có bài ngắn gọn
gồm chừng 4, 5 đoạn thơ (khoảng 20 câu), nhưng có bài thực dài, dài
tới 80 câu. Thơ anh viết gồm đủ loại có thể chia ra như sau:
4 bài “thơ văn xuôi”, 11 bài thơ 5 chữ, 4 bài thơ 6 chữ, 18 bài thơ
lục bát, 16 bài thơ thất ngôn (7 chữ), 31 bài thơ 8 chữ, 2 bài thơ 9
chữ.
Tính tỉ số th́ nhiều nhất là:
- Thơ lục bát 1/4 tổng số
- Thơ thất ngôn 1/5 tổng số
- Thơ tám chữ 1/3 tổng số
Tôi cho là 3 loại thơ này là sở trường của Quốc Nam. Bởi vậy tôi chỉ
xin trích 3 bài thơ về 3 loại nói trên, tức là 1 bài lục bát, 1 bài
7 chữ, 1 bài 8 chữ.
Để bàn về kỹ thuật thơ của tác giả, tôi xin mượn lời nhận định của
học giả Phạm Quỳnh về THƠ, để căn cứ vào đó mà phân tích:
“Thơ khác với văn xuôi,
không phải chỉ ở vần, mà thứ nhất ở điệu nữa (điệu do hai nguyên tố
hợp thành âm thanh và tiết tấu). Phàm văn chương hay là thứ nhất ở
lời văn điêu luyện, thứ nh́ là ở ư tứ thâm trầm. Có ư tứ mà lời văn
không đạt th́ ư tứ cũng không biểu lộ rơ được, có lời văn đẹp mà
không có ư tứ ǵ, thời khác nào cái vỏ mà không có ruột, có xác mà
không có hồn”.
Ở phía trời Tây cũng thế,
ông George Pompidou một giáo sư thạc sĩ, một thời làm Tổng Thống
Pháp đă nói khi hỏi: Thơ là ǵ?
“Khi mà một bài thơ,
hoặc chỉ là một câu thơ, mà gây cho độc giả một sự xúc động, thấy
ḿnh như thức tỉnh, hay ch́m trong cơi mộng, hay trái lại khiến cho
độc giả phải hạ ḿnh xuống tới độ đối diện với con người và vận mệnh,
như thế là thơ đă đi tới thành công”.
Với những ư kiến và nhận
định nêu trên, tôi xin đọc 3 bài thơ lục bát, thất ngôn và thơ 8 chữ
của Quốc Nam, để xem về kỹ thuật làm thơ của anh như thế nào? Trước
hết, tôi xin đọc một bài thơ lục bát “Bến Cũ”:
“Mơ trăng thuyền lạnh đôi
bờ,
Người đi ly biệt hay chờ thiên thu.
Nhạc vàng bến ấy xa mù,
Em c̣n đứng đó phù du gọi mời.
Tôi con nước chảy về xuôi,
Tấm thân bách chiến ră rời sớm khuya.
Mài gươm nợ nước thù nhà,
Tôi về bến cũ khúc ca khải hoàn”
Sau đây là một bài thất
ngôn “Người T́nh Hậu Giang”. Bài này tôi nêu ra để xem khi làm thơ,
anh có tôn trọng luật thơ không?
“Anh đă nỗi buồn, một
kiếp mang.
Chiều mây xám ngắt, lạc cung đàn.
Em, cô phụ vẫn hồn phong kín,
Trên dốc cao nguyên bỗng địa đàng.
Nụ hôn rất nhẹ, thoảng vô h́nh,
Quấn quít ṿng tay. Vỡ thủy tinh.
Cô phụ, tiếng cười pha nước mắt,
Anh t́m hạnh ngộ giữa môi xinh.
Và đó t́nh ta thành biền lớn,
Em là bóng dáng một quê hương.
Anh yêu Sông Hậu vang trùng sóng,
Vút giải nhân hà phủ xóm thôn.
Anh đă niềm vui, con nước lên,
Đưa em về bến cũ b́nh yên.
Mốt mai ta dựng xây tiên giới,
Trong trái tim nhau, vẹn ước nguyền”
Hoàn toàn anh là một
quân nhân, có kỷ luật, không ba gai lắm. Tôi đoán chừng thế. Trong
lănh vực thi ca, anh đă tôn trọng luật thơ. Đa số những nhà thơ trẻ
ngày nay hay phá lệ. Khi đọc thơ của Quốc Nam, tôi nhận thấy rất là
chỉnh về luật thơ. Thứ hai nữa, anh dùng từ ngữ đảo nghịch, nhưng
không gây ra sáo ngữ. “Anh đă nỗi buồn một kiếp mang” tức là anh đă
mang một nỗi buồn suốt một kiếp người. Sự đảo nghịch này đă tạo một
nét riêng cho “thơ Quốc Nam”.
Xin đọc bài thơ 8 chữ của Quốc Nam. Thực ra, thơ 8 chữ Việt Nam ḿnh
có từ lâu lắm rồi, nhưng mà nằm trong những bài hát nói, và sau này
bị ảnh hưởng bởi Pháp, cho nên ḿnh đă lấy loại thơ Alexandrins có
12 tiếng để làm thơ mới của ḿnh. Loại thơ 8 chữ, có người dùng vần
liên tiếp, hoặc là có người dùng vần chéo. Nhưng ở đây, Quốc Nam
dùng vần liên tiếp:
“Thơ đă chảy trăm ngàn
con suối lệ,
Ta thề nguyền chôn chặt khối t́nh riêng.
C̣n thấy đâu trời bóng núi Lâm Viên,
Ta rũ rượi trong lưu vong đày ải.
Ta có ước mơ được mùa cây trái,
Tiếng sáo thanh b́nh sông vắng làng xưa.
Quê ta nghèo nhưng t́nh đậm thiết tha,
Em áo tím trọn một đời chung thủy.
Ta có quê hương vẫn đầy lũ qủy.
Mẹ ta ngậm ngùi chín suối phương xa.
Ta nhớ vô cùng màu đỏ “Alpha”,
Nuôi chí ta thành Trường Sơn lửa dậy.
Xin thắp sáng hồn ta ngàn thúc đẩy,
Chiến sĩ oai hùng hèn hạ vậy ư?
Đă nhiều năm chỉ uống rượu tiêu sầu,
Sao quên máu xương anh em, đồng đội?!
Em áo cưới biết bao năm vẫn đợi,
Một ngày quân về rợp bóng chinh y.
Cờ Quốc Gia tung bay rộn kinh kỳ,
Thân bách chiến ta tiếc ǵ máu đổ.
Ta bỏ ngũ nên lưu vong khốn khổ,
Bại tướng bôn đào, vận nước đổi thay.
Hăy đốt lửa ta hừng hực gan đầy,
Yêu dấu em với t́nh cao nghĩa rộng.
Nếu mốt mai ta chết khi t́m sống,
Cho muôn dân đang ngóng đợi quân về.
Em cứ coi ta đă vẹn câu thề,
Xác thân đă trả nợ non sông cũ”
Đọc xong 3 bài thơ trên
đây, tôi có ư nghĩ như sau: Loại thơ 8 chữ là loại thơ rất hợp với
những lúc kể chuyện lại, hay là những loại thơ hào sảng, hùng tráng,
th́ dùng loại thơ 8 chữ nhiều chữ hơn và hợp loại đó. Nhưng mà trong
tiếng Việt ḿnh biết là có một âm b́nh, c̣n 5 dấu nữa, vậy là ḿnh
có 6 âm tất cả. Nếu có những người muốn làm cho khác mọi người, có
khi dùng toàn vần bằng, th́ nghe nó u sầu. Khi nào muốn tả buồn th́
dùng một câu toàn vần bằng, khi mà một câu dùng toàn vần trắc th́
người ngâm thơ không thể nào ngâm được vần trắc. Nếu mà ḥa hợp giữa
vần bằng và vần trắc, th́ thơ rất là êm dịu, như là thơ mà tôi đă
đọc của Quốc Nam.
Thứ nhất,
Quốc Nam đă chịu giữ luật thơ trong 3 loại thơ sở trường của anh,
tôi thấy là rất đạt; thứ hai là thơ của Quốc Nam có nhạc
tính, bằng chứng là anh đă có 3 nhạc sĩ phổ 3 bản nhạc từ
tập thơ “Người T́nh Quê Hương” của anh. Cho nên, thơ Quốc
Nam giữ được nhạc lư, âm điệu và tiết tấu. Thứ ba là Quốc
Nam có những câu thơ có thể gây xúc động cho người
đọc. Tôi thấy phần nhiều là thơ lục bát của anh, có những câu rất cảm động,
và đọc lên rất là thấm thía. Ví dụ:
“Tôi con nước chảy về xuôi,
Tấm thân bách chiến ră rời sớm khuya”
Đọc lên ta cảm thấy buồn man mác.
Tôi vừa nêu ra 3 bài thơ để nói về thơ Quốc Nam, bởi v́ thơ của anh
rất nhiều, không thể nào nói hết một buổi được, thành ra tôi chỉ xin
nêu một số điểm hay của thơ anh mà thôi. Xin cám ơn quư vị.
(HÀ BỈNH
TRUNG)”
Sự ra đi vĩnh viễn của cây bút lừng
lẫy Hà Bỉnh Trung tất nhiên là một sự mất mát lớn cho nền văn học
nghệ thuật Dân Tộc Việt. Tôi ngậm ngùi vĩnh biệt ông, người đă dành
cho tôi sự khích lệ quư giá về “một đời sống chết v́ văn hóa của tôi”.
Xin trang trọng nguyện cầu hương linh ông sớm về nơi vĩnh phúc.
QUỐC NAM (Tháng tư đen năm
2012)
______________
1/
Họ và tên: Hà
Bỉnh Trung
Ngày tháng năm sinh:
15 tháng 9 năm 1922
Các bút hiệu:
Hà Bỉnh Trung, Hoa Nguyên, Hồng Bảo.
2/ Học vấn, nghề
nghiệp và hội đoàn:
Dạy học: Anh văn
và Pháp văn
Quân đội: Sĩ
Quan trừ bị, Nha Báo Chí Phủ Quốc Trưởng và Phủ Tổng Thống VNCH.
Văn học: Viết
văn, làm thơ, viết kịch thơ, làm việc tại vài ṭa soạn nhật báo, tạp
chí.
- Hội Nhà Văn Việt Nam (Société des Hommes de Lettres, Saigon 1963)
- Hội viên Văn Bút Việt Nam: P.E.N.Vietnam (Saigon, 1964)
- Chủ Tịch Trung Tâm Văn Bút Miền Đông Hoa Kỳ (2 nhiệm kỳ 1997-99 và
2001-2003)
- Chủ Tịch Câu Lạc Bộ Văn Học Nghệ Thuật Vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn
(2001-2007)
- Cố Vấn Sáng Lập Nguyệt San Kỷ Nguyên Mới
3/ Các tác phẩm đă
xuất bản:
a- Truyện dài:
- Răng Đen Ai Nhuộm Cho Ḿnh (1952, Hà Nội)
- Những Ngả Đường (1972, Saigon)
- Chỉ Hồng (1998, Hoa Kỳ)
- Dốc Nửa Chừng (1998, Hoa Kỳ)
- Thuở Trời Đất Nổi Cơn Gió Bụi (Truyện Dài, 2004, Hoa Kỳ)
b- Truyện Ngắn:
- Theo Nhịp Ḍng Đời (1993, Hoa Kỳ)
- Rừng Thiêng (1994, Hoa Kỳ)
- Hồn Thu Thảo (Dă Sử, 1998, Hoa Kỳ)
- Hoa Đào Năm Ngoái (2000, Hoa Kỳ)
- H́nh Ảnh Cũ (2004, Hoa Kỳ)
c- Thơ:
- Khói Lửa (1987, Hoa Kỳ)
- Yêu Măi Ngàn Năm (1991, Hoa Kỳ)
- Dấu Chân Viễn Khách (1995, Hoa Kỳ)
- Cánh Thời Gian (1997, Hoa Kỳ)
- Ngàn Dặm Thương Yêu (1999, Hoa Kỳ)
- Vẫn Măi Yêu Em (2000, Hoa Kỳ)
- Thuyền Trăng (2001, Hoa Kỳ)
- Một Ánh Sao Băng (2004, Hoa Kỳ)
- Thuở Ấy Yêu Nhau (2007, Hoa Kỳ)
- Tâm Sự (2007, Hoa Kỳ).
d- Kịch Thơ: -
Kịch Thơ (1994, Hoa Kỳ)
e- Thơ Dịch:
- Hoa Thơm (Pháp Việt đối chiếu, 1952, Hà Nội)
- Anh Hoa (Anh Việt đối chiếu, 1967, Saigon; tái bản 2005, VA, Hoa
Kỳ)
- Thơ Lư Bạch (Thơ dịch Hán Việt đối chiếu, 2005, Hoa Kỳ)
f- Thơ Anh
Ngữ: - Mars & Venus (2001, Hoa Kỳ).
4/ Các
tác phẩm sau này:
- Fleurs d’Automne (Thơ Pháp Ngữ,
2008, Hoa Kỳ)
- In Harmony (Thơ Anh Ngữ, 2008, Hoa Kỳ)
- Nhạc Thơ Giao Cảm (2008, Hoa Kỳ).
- Tập Thơ phổ Nhạc (2008, Hoa Kỳ)
- Chuyến Bay Đêm (Truyện Ngắn)
- Những Nàng Thơ (Thơ, Tập 11)
- T́nh Yêu Cuối Đời (Thơ, Tập 12)
- Văn Học Bốn Phương (Tạp Văn)
- Hồi Kư Văn Nghệ.
- Ngôn Ngữ VN. Từ Điển và Mẹo phân biệt dấu Hỏi Ngă.
5/ Các
thành tích văn học hay các giải thưởng:
Tác Phẩm Anh Hoa (Thơ dịch Anh Việt
đối chiếu) đoạt Giải Thưởng Văn Học, Bộ Môn Dịch Thuật, năm 1965 của
Phủ Quốc Vụ Khanh Văn Hóa tại Saigon.
6/ Đă
cộng tác với các báo:
Tại Hà Nội: Ngày Mai, Chính Đạo, Thời
Luận, Quê Hương.
Tại Đà Lạt: Đà Lạt Tiến.
Tại Sài G̣n: Ánh Sáng, Chỉ Đạo, Thời Luận, Tự Do, Thi Văn Tao Đàn,
Phụng Sự (QĐ), Tiền Tuyến (QĐ).
Tại Hoa Kỳ: Diễn Đàn Tự Do (VA), Hoa Thịnh Đốn (VA), Đời Nay (VA),
Văn Nghệ (VA), Tiểu Thuyết Nguyệt San (VA), Tam Cá Nguyệt San Cỏ
Thơm (VA), Nguyệt San Văn Phong (VA), Nguyệt San Kỷ Nguyên Mới (VA).
[Ghi nhận bởi B́nh luận gia
Phạm-Trần]
Trang Quốc Nam
art2all.net
|