ThaiNC

 

LÁ CỜ CỦA EM

 

Ngày 20 tháng 7, 1954, hiệp định Geneve lấy ḍng sông Bến Hải chia đôi đất nước. Từ đó, có hai quốc gia Việt Nam dưới hai ngọn cờ. Cờ đỏ sao vàng cho miền Bắc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hỏa, và cờ vàng ba sọc đỏ cho miền Nam Việt Nam Cộng Ḥa.

Suốt 21 năm đăng đẳng, hai lá cờ này nồi da xáo thịt. Năm 1975, chiến tranh chấm dứt. Cờ đỏ chiến thắng, đem chuyên chính vô sản trải khắp non sông từ bắc chí nam. Cờ vàng thất cơ làm người tỵ nạn lưu vong năm châu bốn bể.

Lịch sử đă trôi qua, nhưng ngẫu nhiên hay định mệnh! Hai lá cờ vàng và đỏ lại đụng độ nhau trong một lớp học nhỏ bé tại xứ Hoa Kỳ này.

Đầu năm học, con gái tôi được cô giáo cho làm một project như sau:

Hoa Kỳ là một Hợp Chủng Quốc. Mọi người, trừ một thiểu số rất nhỏ là người bản xứ, tất cả đều có nguồn gốc ông bà tổ tiên từ nơi khác đến đây lập nghiệp. Trong một ô vuông khoảng 5x5 inch, mỗi học sinh phải vẽ 3 hay 4 biểu tượng về nguồn cội của ḿnh. Cùng với h́nh vẽ mỗi em có 3 đến 5 phút đứng trước lớp tŕnh bày cho các bạn biết biểu tượng mà em vẽ đó là ǵ, và tại sao em chọn nó.”

Lớp có khoảng 30 học sinh, quá nữa có nguồn gốc nước ngoài như Tầu, Nhật, Phi, Đại Hàn, Ấn Độ, Mễ Tây Cơ… và dĩ nhiên là có Việt Nam.

Một học sinh Việt Nam vẽ 4 biểu tượng em chọn cho nguồn cội của em: Lá cờ hiện tại của Việt Nam nền đỏ sao vàng, bản đồ nước Việt Nam, chiếc nón lá, và phong pháo tết.

Đến phiên con gái tôi Valerie, cháu vẽ 3 biểu tượng bằng h́nh ảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi, dưới lá cờ vàng, trên cánh đồng lúa.

Em tŕnh bày trước lớp như sau:

“H́nh ảnh hai phụ nữ cưỡi voi là huyền thoại lịch sử của Hai Bà Trưng, hai vị anh thư được ngưỡng mộ nhất của Việt Nam, và cũng của em. Hai Bà Trưng luôn được gắn liền với h́nh ảnh cưỡii voi chiến, lănh đạo cuộc cách mạng đầu tiên của người Việt chiến thắng sự đô hộ của người Tầu. Một thi nhân thế kỷ thứ 15 đă nói rằng: Giới tuấn kiệt mày râu cũng phải cúi đầu khâm phục và tự hào về hai bậc nữ lưu đă can đảm đứng lên đấu tranh cho đất nước. Cho đến ngày nay, Hai Bà Trưng vẫn là một biểu tượng cho sức mạnh và tinh thần chiến đấu của người Việt, nhất là giới phụ nữ.”

(Nguyên văn Valerie viết: The two women riding elephants represents the legend of “Hai Ba Trung” or the Trung Sisters. The Trung Sisters are two of Vietnam’s most celebrated women, and my personal favorite Vietnamese heroines. They are often depicted riding into battle on war elephants. The story goes that the two women led the first great revolt against the tyrannous Chinese rule of Vietnam and led the army to victory. A 15th century poem states "All the male heroes bowed their heads in submission; only the two sisters proudly stood up to avenge the country.” They still stand as a symbol of the strength and fighting spirit of Vietnam and its women.)

Ngay sau khi em tŕnh bày, các bạn trong lớp thắc mắc cờ Việt Nam các em được biết là nền đỏ sao vàng, tại sao lại có lá cờ Việt Nam khác màu vàng này?

Valerie dù không biết ǵ về hiệp định Geneve 20 tháng 7, và ḍng sông Bến Hải chia đôi đất nước. Nhưng em đă giải thích với các bạn:

Nếu là project nói về đất nước Việt Nam hiện tại, em sẽ dùng lá cờ đỏ sao vàng hiện nay là cờ chính thức của Việt Nam, nhưng đây là project nói về NGUỒN CỘI, và em đă sinh ra, lớn lên trên đất Mỹ, không liên hệ ǵ đến lá cờ đỏ đó.

Vậy lá cờ vàng liên hệ ǵ đến nguồn cội của em?

Valerie giải thích thêm với các bạn, nói về nguồn cội tức là nói về cha mẹ, ông bà. Cha mẹ em đều sinh ra và lớn lên tại miền nam Việt Nam, và lá cờ của miền nam lúc đó là lá cờ màu vàng có ba sọc đỏ. Ông nội và ông ngoại của em cùng từng chiến đấu và phục vụ dưới lá cờ này. Sau 1975 v́ miền nam thua trận nên cả nước mới cùng có một lá cờ đỏ, và cũng v́ vậy mà gia đ́nh em đă phải lưu vong sang đất nước này.

Cho nên đối với em, lá cờ màu vàng mới là biểu tượng của nguồn cội.

./.
 

ThaiNC

 

art2all.net