Nguyễn Quốc Trụ
NÓI CHUYỆN THƠ
Jorge Luis Borges
"Nói cho cùng, tất cả chúng ta đều cố gắng là thi sĩ. mặc dù những thất bại, tôi vẫn tiếp tục muốn là một thi sĩ." Borges mở đầu buổi nói chuyện, cho một số sinh viên tại đại học Columbia, vào mùa xuân năm 1971. Ông lúc này đă mù, và phải nhờ đến người bạn, và cũng là người chuyên dịch ông. 'Tôi nghĩ những nhà thơ trẻ thích bắt đầu bằng một điều cực kỳ khó khăn - thơ tự do. Và đây là một lỗi lầm lớn. Nếu bạn tính làm một bài sonnet, thí dụ vậy, bạn có ảo tưởng, thực sự đă có một cái ǵ đó: cái khung của bài thơ. Cái khung có trước, cho dù ḍng thơ đầu tiên chưa được viết ra. Rồi bạn chỉ việc kiếm từ có vần có điệu. Chúng làm mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn. Nói như vậy, không có nghĩa là tôi thích một bài sonnet, hơn là một bài thơ tự do. Nếu bạn lấy một vài trang đẹp nhất, trong Lá Cỏ của Whitman, rồi hỏi tôi, liệu chúng có hơn, một bài sonnet của Shakespeare, hay Keats, hoặc Yeats, tôi cho một câu hỏi như vậy, là vô nghĩa. Tôi thích cả hai. Tại sao lại phải bỏ một, nếu có thể giữ cả ? Nhưng sự khác biệt là như thế này: Nếu bạn làm một bài thơ vần, bạn đă có sẵn một vóc dáng, và người đọc có thể tham dự vào vóc dáng đó; trong lúc nếu bạn làm thơ tự do, mọi chuyện là do bạn. Kỹ năng của bạn phải cao. Lẽ dĩ nhiên, nếu bạn là Walt Whitman, nội lực thâm hậu chỉ muốn bật ra thôi, bạn cứ làm thơ tự do, và đây là một điều đáng làm. Chuyện này đâu xẩy ra cho nhiều người trong số chúng ta. Tôi đă gặp phải lỗi lầm này, khi in tập thơ đầu. Tôi đọc Whitman, và tưởng chuyện dễ. Bởi vậy lời khuyên của tôi đối với những nhà thơ trẻ, là hăy bắt đầu bằng những thể thơ cổ điển; chỉ sau đó, mới trở thành cách mạng được. Tôi nhớ một nhận xét của Oscar Wilde - một nhận xét đầy chất tiên tri. Ông nói: "Nếu không có thơ vần, chúng ta đều trở thành thiên tài". Đây là chuyện đang xẩy ra ngày hôm nay, ít ra là tại xứ tôi. Hầu như ngày nào tôi cũng nhận được những cuốn thơ của những thiên tài hoặc mấp mí thiên tài: nghĩa là những cuốn thơ h́nh như chẳng có một chút ư nghĩa nào đối với tôi. Ngay cả những ẩn dụ ở trong đó, tôi không thể nào nhận ra được. Ẩn dụ đề nghị một nối kết, giữa hai sự vật. Nhưng trong những cuốn thơ đó, tôi chẳng nh́n thấy bất cứ một nối kết nào. Tôi đă phạm vào lầm lẫn thiên tài như vậy, trong tập đầu, tập hai cũng vậy, và có lẽ ngay cả tập ba; và rồi tôi khám phá ra, có một điều ǵ thực sự huyền ảo, và không thể nào cắt nghĩa được, về một bài sonnet: Nó có thể đẻ ra đủ thứ, đủ loại thơ, khác nhau. Nói tóm lại điều tôi muốn nói ở đây: chạy đường dài, để phá luật, bạn phải biết về luật. Chuyện hiển nhiên, nhưng mặc dù hiển nhiên, có vẻ như hầu hết các nhà thơ trẻ của chúng ta không hiểu - th́ hăy để riêng mấy nhà thơ già ra một bên, như tôi chẳng hạn. C̣n một chuyện lư thú nữa là: tại sao tôi thỉnh thoảng lại làm thơ tự do, đôi lúc lại thơ vần. Những bài thơ của tôi đă được làm ra như thế nào? Tôi có thể đang xuống phố, hay đang lên xuống cầu thang ở Thư viện Quốc gia - Tôi đang nghĩ tới Buenos Aires - và bất th́nh ĺnh tôi biết có chuyện ǵ đó sắp sửa xẩy ra... Rồi th́ tôi ngồi xuống. Tôi để tâm đến điều sắp xẩy ra. Có thể là một câu chuyện, có thể một bài thơ, hoặc tự do, hoặc thơ vần. Điều quan trọng, lúc này, là đừng can thiệp một cách thô bạo. Chỉ sợ tham vọng, không sợ Thần Thi, Bà Chúa Thơ, hoặc tiềm thức - nếu bạn thích huyền thoại học hiện đại - đến với chúng ta. Rồi th́, đúng lúc - nếu tôi đừng tự lừa rối, hoặc đừng làm rối mù mọi chuyện - tôi có được một ḍng, có khi chỉ một ư niệm mơ hồ - một "thoáng nàng", có lẽ vậy - nàng thơ. Rồi một chút mờ mờ ảo ảo đó tụ lại, và tôi nghe có tiếng nói trong tôi. Nhịp của tiếng nói đó cho biết, có nên làm thơ, rằng đây là một bài thơ tự do, hay thơ vần. C̣n một cách khác, tôi nghĩ nó không tốt, đó là có rắp tâm trước. Tṛ này, tôi cũng đă thử rồi. Cách đây một hai ngày, bất th́nh ĺnh, tôi nhận ra ḿnh có một rắp tâm, về một bài thơ. Nhưng hăy c̣n quá sớm để làm bất cứ điều ǵ. Phải đợi thời gian, trái chín sẽ rụng thôi. Tất cả chỉ để nói lên một điều: Thi ca được trao cho thi sĩ. (Poetry is given to the poet). Tôi không nghĩ, một nhà thơ cứ thích là ngồi xuống, rồi viết. Nếu anh ta làm vậy, chẳng có ǵ ra hồn được viết ra. Tôi làm hết sức, để thoát khỏi sự cám dỗ đó. Tôi vẫn thường tự hỏi, với sự kinh ngạc thực sự, làm sao tôi viết nổi một vài tập thơ! Nhưng tôi thường để những bài thơ kỳ kèo, nài nỉ tôi, và đôi lúc, chúng thật bướng bỉnh, trơ trẽn. Rồi tôi nghĩ, "nếu ḿnh không viết ra, nó cứ làm khổ ḿnh hoài; cách tốt nhất là viết nó ra". Mỗi lần như vậy, tôi theo đúng lời khuyên của Horace, là để nó qua một bên, chừng một tuần lễ, hay mười ngày. Và, lẽ tự nhiên, tôi kiếm ra những lỗi, và tôi sửa. Sau vài lần như vậy, tôi biết là không thể nào làm tốt hơn. Nếu tiếp tục, chỉ làm hại bài thơ. Thế là tôi in nó. In thơ hả? Tại sao? Alfonso Reyes, nhà thơ Mexico vĩ đại nhất, nói với tôi: "Chúng ta phải in những ǵ chúng ta viết, bởi v́ nếu chúng ta không làm, chúng ta cứ tiếp tục thay đổi nó, với đủ mọi biến điệu, và chúng ta chẳng thể nào đi xa hơn điều này." Bởi vậy, điều tốt nhất, là in ra, rồi lo chuyện khác. Tôi biết rất ít, về tác phẩm của riêng tôi, theo kiểu nằm ḷng, bởi v́, tôi không thích điều tôi viết. Sự thực, tôi cảm thấy, cái cơi riêng của ḿnh được diễn tả thật tuyệt vời, ở thơ "người", bởi v́ tôi biết mọi sở đoản của tôi, mọi khiếm khuyết của tôi; tôi biết ḍng thơ "lạ" này yếu, và cứ như thế. Tôi đọc thơ người theo kiểu khác: không bao giờ nh́n thật gần. Và bây giờ, trước khi chúng ta đọc một bài thơ của tôi, có ai có câu hỏi nào không? Tôi rất cảm ơn những câu hỏi, và cũng nên nói thêm, tôi không thích sự nhất trí.'
Q: Về thơ vần, ông có nghĩ là, tất cả tùy thuộc vào loại thơ mà ông đă trưởng thành? Borges: Câu hỏi thật kỳ cục. Có vẻ như ông có quá ít ṭ ṃ, về quá khứ. Nếu ông viết bằng tiếng Anh, th́ đó là một truyền thống. Ngôn ngữ, tự thân, là một truyền thống. Tại sao không theo truyền thống thật dài, thật xuất sắc của những nhà thơ sonnet, thí dụ vậy? Tôi nhận thấy thật lạ lùng, khi bỏ qua thể thơ (form). Nói cho cùng, ít nhà thơ làm thơ tự do hay, nhưng rất nhiều nhà thơ bậc thầy, ở những thể thơ khác. Ngay cả Cummings cũng có nhiều bài sonnet thật tuyệt. Tôi có thuộc một số bài. Tôi không nghĩ ông có thể gạt bỏ tất cả quá khứ. Nếu làm vậy, ông sẽ gặp rủi ro khi khám phá ra những điều đă được khám phá rồi. Điều này là do sự thiếu ṭ ṃ. Chẳng lẽ ông hết ṭ ṃ về quá khứ? Không ṭ ṃ về những bạn thơ thế kỷ này? Thế kỷ trước? Thế kỷ 18? John Donne chẳng là ǵ đối với ông? Hay là Milton? Thật sự tôi không thể, ngay cả để "bắt đầu", trả lời câu hỏi của ông. Q: Liệu chúng ta có thể đọc những nhà thơ quá khứ, rồi diễn giải những ǵ học được, bằng thơ tự do? Borges: Điều tôi không hiểu được, đó là, tại sao ông lại muốn bắt đầu, bằng một điều thật khó, thí dụ như thơ tự do? Q: Nhưng tôi thấy không khó. Borges: Well, tôi không biết thơ bạn làm, thật khó mà nói. Vấn đề có thể là, làm th́ dễ, nhưng đọc th́ khó. Trong hầu hết trường hợp, có sự lười biếng. Lẽ dĩ nhiên, có những ngoại lệ. Thí dụ Whitman, Sandburg, Edgar Lee Masters. Một trong những lập luận của thơ tự do, đó là người đọc biết, đừng trông mong lấy ra được từ đó một thông tin nào; hoặc phải tin vào một điều ǵ đó - khác với một trang thơ xuôi, vốn thuộc về văn chương của tri thức, chứ không phải văn chương của quyền lực. Q: Ông có nghĩ, có thể tạo ra những thể thơ mới? Borges: Lư thuyết có thể đúng. Nhưng điều tôi muốn nói, và chưa nói ra được, đó là bắt buộc phải có một cấu trúc; và nếu bắt đầu bằng một cấu trúc hiển nhiên, như vậy vẫn dễ dàng hơn. Phải có cấu trúc thôi. Mallarmé có nói: "Chẳng có cái gọi là thơ xuôi (prose); đúng vào lúc bạn lo tới nhịp điệu, nó trở thành thơ (verse)." Stevenson cũng nói đại khái như vậy: "Sự khác biệt giữa thơ và thơ xuôi là do khi bạn đang đọc" - ông muốn nói những thể thơ cổ điển - "bạn mong một điều, thế là bạn có". Nói ngắn gọn, sự khác biệt giữa một sonnet của Keats, với một trang thơ tự do của Whitman, thí dụ vậy, đó là bài sonnet, cấu trúc của nó hiển nhiên - thành ra dễ làm - trong khi nếu bạn thử làm một bài thơ như "Children of Adams" hay "Song of Myself", bạn phải tự ḿnh bịa đặt ra một cấu trúc của riêng bạn. Không có cấu trúc, bài thơ sẽ chẳng có h́nh dạng, và tôi nghĩ, nó chẳng thể chịu nổi một chuyện như thế đâu. Vậy th́ bây giờ, hăy làm một bài. Có lẽ chúng nên bắt đầu với "Tháng Sáu 1968". Bài thơ có tính tự thuật, ít ra tôi nghĩ, nó là vậy. Tôi cảm thấy hạnh phúc, khi đang viết bài thơ, nhưng có thể tôi không cảm thấy hạnh phúc, như tôi đă nghĩ. Bạn tôi, Norman Thomas di Giovanni sẽ đọc bản dịch của ông, và chúng ta sẽ ngừng để bàn luận, ở một số đoạn. Tháng Sáu 1968
Vào một buổi chiều vàng,
On a golden evening,
Di Giovanni: Tôi phải nhắc nhở bạn một điều, chuyện này xẩy ra ngay sau khi bạn trở về sau một năm ở Harvard, và bạn đang có pḥng ở mới. Trở lại với những cuốn sách của bạn sau một thời gian vắng mặt dài chắc chắn là thú vị lắm.
Borges: Lẽ dĩ nhiên. Tôi vừa trở lại thành phố quê hương. Tôi lại được sờ vào những cuốn sách. Tôi cảm thấy chúng, tuy nhiên không c̣n đọc được.
Di Giovanni:
Borges: Đây loáng thoáng sự mù loà. Tôi đâu biết chiều vàng, bởi v́ tôi đâu nh́n thấy. Tôi nói gần nói xa đến sự mù ḷa. Hạnh phúc, và sự mù loà là những đề tài chính của bài thơ. Bạn thấy đấy, "in a quietness whose symbol might be a golden evening". Nói cho cùng, tôi chỉ biết, trời bữa đó xấu.
Di Giovanni:
Borges: Bạn lại thấy ở
đây, sự gợi ư, người đàn ông mù. Nhưng bạn không
biết hiển nhiên điều đó. Không có ǵ được nói,
về những cuốn sách, hay những ḍng chữ, Người
đàn ông đang vui với những cuốn sách, không phải
bằng mắt, nhưng với những ngón tay.
Di Giovanni:
Borges: Khi tôi xếp
những cuốn sách lên kệ, tôi biết rồi tôi sẽ nhớ
chỗ, và ngày này sẽ đứng đây, cho bao nhiêu ngày
hạnh phúc sẽ tới. C̣n một điều nữa, đây chỉ là
bắt đầu, việc làm hôm nay sẽ tiếp tục, tương lai
là chuyện có thể, biết đâu đấy...
Di Giovanni:
Borges: Họ là những
tác giả ruột của tôi, và là bạn.
Di Giovanni:
Borges: Bởi v́
Stevenson chết trước Andrew Lang. Andrew Lang đă
viết một bài tuyệt vời về ông ta, trong cuốn
sách Những Cuộc Phiêu Lưu Giữa Những Cuốn
Sách. Họ là bạn bè gắn bó với nhau, và tôi
nghĩ họ đă có những lần tṛ chuyện văn chương
thật sôi nổi. Tôi thật sự yêu mến, như thể quen
biết họ. Nếu phải làm một bản danh sách những
bạn bè, tôi sẽ để cả hai vào. Mặc dù có thể họ
không ưa bộ vó của tôi, nhưng chắc là cũng khoái,
khi nghĩ họ được yêu mến, qua tác phẩm, bởi một
tay Nam Mỹ làng nhàng, chia ĺa hẳn với họ, về
thời gian và nơi chốn.
Di Giovanni:
Borges: Tôi nhắc tới
Alfonso Reyes bởi v́ ông là một trong những
người bạn tuyệt vời tôi có được. Khi tôi c̣n là
một thanh niên ở Buenos Aires, Reyes tiên đoán
tôi sẽ là một nhà thơ. Nên nhớ, ông ta đă thực
sự nổi tiếng. Đă làm mới văn xuôi Tây Ban Nha,
và là một nhà văn rất tuyệt vời. Tôi nhớ tôi
thường gửi bản thảo cho ông, và ông đọc, không
chỉ những ǵ đă được viết ra, mà luôn cả những
ǵ tôi toan tính viết. Virgil được nhắc tới, bởi
v́ ông ta đứng thế cho thơ ca. Chesterton, một
nhà hiền giả khôn ngoan đă nói về một người bị
buộc tội bắt chước Virgil, rằng món nợ đối với
Virgil là món nợ đối với thiên nhiên. Đây không
phải là vấn đề đạo văn. Virgil có ở đây, như có
ở mọi thời. Nếu chúng ta lấy ra một ḍng thơ của
Virgil, chúng ta nên nói là chúng ta lấy một
ḍng từ mặt trăng, từ bầu trời, hoặc từ cây cối.
Và lẽ dĩ nhiên, tôi biết Reyes, ở thiên đường
riêng, ông ta sẽ hài ḷng khi thấy ḿnh cận kề
Virgil. Dù sao, tôi nghĩ sự sắp xếp những cuốn
sách trong thư viện - theo đường hướng dung ḥa,
khiêm tốn nhất - là một loại phê b́nh văn học.
Di Giovanni: Th́ cũng
vẫn những ḍng đó, trong bài thơ, Borges... (To
arrange a library is to pratice, in a quiet and
modest way, the art of criticism.)
Borges: Đúng vậy, tôi
thật sự không thể bịa đặt. Tôi lại rớt trúng nhà
văn nho nhỏ Nam Mỹ, Borges.
Di Giovanni:
Borges: Bây giờ bạn
biết rơ sự kiện người đàn ông mù. Chúng ta có
thể gọi đây là nhóm chữ chủ yếu, sự kiện trung
tâm - ư nghĩ về hạnh phúc trong sự mù ḷa. Tôi
không nói người đàn ông th́ mù, nói vậy quá sỗ
sàng, quá khẳng định. Nhưng, "tiện đây, nghe qua
rồi bỏ, ông ta mù", nói như vậy hiệu quả hơn,
tôi nghĩ vậy. Đó là một giọng nói khác. Như thể
cực chẳng đă, bạn phải đưa ra chi tiết đó.
Di Giovanni:
Borges: Vào lúc đó,
tôi có quá nhiều kế hoạch viết. Tôi hy vọng viết
một cuốn về Cổ Thi Anh, và có lẽ một cuốn tiểu
thuyết, hay một tập truyện. Cùng lúc, tôi nghi
ngờ, liệu sau cùng tôi có thể làm được như vậy.
Dù sao những toan tính, tôi muốn nói, những cuốn
sách đó, cũng là một sự khuyến khích mang tính
bạn bè.
Di Giovanni: Nhưng bạn
đă viết hai cuốn sách, kể từ bài thơ này.
Borges: Well, I am
sorry. Tôi xin lỗi. Tôi không thể tránh được, ba
chuyện viết lách - đúng là một thói quen xấu!
Tôi có một câu chuyện nhỏ, không thể kể với tất
cả nhưng với từng người th́ được, chuyện tâm
t́nh mà. Tôi nhớ đă nói về một ngọn lửa xưa của
tôi. Nàng là một người đàn bà đẹp nhất Buenos
Aires. Tôi yêu nàng, nhưng nàng luôn luôn ruồng
rẫy tôi. Lần đầu tiên, nàng làm một cử chỉ, có
nghĩa như vầy: "Không! Đừng đề nghị chuyện hôn
nhân với tôi". Khi mọi chuyện đă kết thúc, giữa
hai đứa có cả kho chuyện cười. Một lần tôi bảo
bà ta: "Chúng ḿnh quen nhau vậy là đă lâu lắm
rồi, nào bây giờ..." Tôi đang tính đổi qua giọng
cải lương. Thế là bà ta nói: "Không, tôi chỉ là
một thói quen xấu." Và tôi có thói quen xấu viết
lách. Tôi không thể ngừng được.
Di Giovanni:
Borges: Một nhắc nhở
khác, về sự mù ḷa.
Di Giovanni:
Borges: Bởi v́ mù và
cảm thấy thích thú v́ sở hữu những cuốn sách là
một số mệnh lạ lùng.
Di Giovanni: Borges: Cả bài thơ nói chung, mang tính tự thuật. Nên thử lần nữa, trên cùng kinh nghiệm. Nhưng lần này, tôi nói, "ḿnh sẽ phóng thêm ra, và quên hẳn bản thân mới được; một chuyện thần tiên, hay ngụ ngôn - có lẽ theo kiểu Kafka." Tôi th́ tham vọng cùng ḿnh, và bây giờ vẫn vậy! Dù sao cuối cùng tôi cũng viết được một bài thơ Trung Hoa dởm. Bạn thấy, đây là một bài thơ Trung Hoa, v́ rất nhiều chi tiết. Vẫn kinh nghiệm "June 1968", đây là một hóa thân. Độc giả t́nh cờ có thể không thấy. Nhưng tôi biết chúng là một - lời nói danh dự. Người Giữ Những Cuốn Sách
Sừng sững nơi đây: Những khu
vườn, những miếu đền và lư do của những miếu đền;
Di Giovanni:
Borges: Bạn thấy đấy,
những khu vườn, miếu đền làm nghĩ tới một điều
chi hoang xưa, man rợ.
Di Giovanni:
Borges: Tôi đang nghĩ
đến The Book of Changes,1 hay I Ching, và những
h́nh sáu điểm, mỗi cái có sáu hàng.2
Di Giovanni:
Borges: Đây là tôi
đang cố làm người Trung Hoa. Bạn có h́nh sáu
điểm, những buổi lễ, và ông trời.
Di Giovanni
Borges: Đây là từ
Khổng Tử - bản dịch, lẽ dĩ nhiên.
Di Giovanni:
Borges: Đây là tiểu sử,
hoặc truyền thuyết về Khổng Tử. H́nh như khi bà
mẹ ông sanh, kỳ lân xuất hiện (tôi đă nh́n thấy
h́nh con kỳ lân đó), và sông bắt đầu chảy từ
sừng kỳ lân. Thời gian qua đi, kỳ lân trở lại,
và Khổng Tử lúc đó biết rằng số ḿnh đă hết.
Chúng ta cũng nghĩ tới Mark Twain và Sao Chổi
Halley. Đây là những điều kỳ diệu xuất hiện và
biến mất cùng lúc - kỳ lân và Khổng Tử, sao chổi
và Mark Twain.
Di Giovanni:
Di Giovanni:
Borges: Cái này th́ "Tầu"
đặc, và lại có tính tiên tri, tôi nghĩ vậy.
Di Giovanni:
Borges: Tôi trở lại
với bài thơ đầu, nguỵ trang làm một người Trung
Hoa.
Di Giovanni:
Borges: Phải là ngựa
nhỏ, bởi v́ nếu tôi viết "On high shaggy
horses", coi bộ huy hoàng, hùng vĩ quá. Ngựa
con, cho chắc ăn.
Di Giovanni:
Borges: Ở đây, tôi
muốn độc giả cảm thấy thương hại v́ Thiên Tử,
người đă đưa quân đội đi trừng phạt những người
Mông Cổ, thay v́ vậy, lại bị đánh bại.
Di Giovanni:
Borges: Tôi phải xin
lỗi tất cả về chuyện cắt cổ ở đây. Tôi vốn dân
Argentine, và đây là một thói quen.
Di Giovanni:
Borges: H́nh như đây
là một thói quen ở dân Đông phương. Trong Chuang
Tzu có nói về một người bị xiềng vào cửa. Rồi
trong Salammbô của Flaubert, khi Hannibal bước
vào gặp những kho tàng của ông ta, trong có
người nô lệ bị xiềng.
Di Giovanni:
Di Giovanni:
Borges: Một cái tháp
v́ có thể chỉ có nó là c̣n sau khi cả ngôi làng
bị huỷ diệt. Từ tháp, ông ta có thể nh́n thấy
nhiều điều. Và bây giờ tôi đi tới sự kiện là ông
ta không thể nh́n.
Di Giovanni:
Borges: Bạn thấy đấy,
ông ta luôn luôn nói dối.
Di Giovanni:
Borges: Nguyên bản,
tôi viết "leuas de polvo y sueno", ở estancia
của Alicia Jurado. Bà sau đó đă sử dụng làm nhan
đề một cuốn sách.
Di Giovanni:
Borges: Tôi trở nên
quá lỗi thời mất rồi. Chỉ thích mấy tṛ hấp hối.
Tôi nói về một người đàn ông, như bị mù, như bị
mất khả năng đọc sách, và rồi tệ hại hơn nữa,
ông ta mù chữ, và chẳng bao giờ có thể đọc. Số
phận của ông ta tồi tệ hơn của tôi. Tôi ít ra
c̣n đọc Stevenson, nhưng người đàn ông không thể
đọc những cuốn sách về sự uyên thâm của ông ta.
Di Giovanni:
Borges: Ông ta biết
điều đó, tuy rằng thực sự không nh́n thấy.
Di Giovanni:
Borges: Tôi có cái tên
từ Chuang Tzu, nhưng chẳng biết đọc ra sao.
Di Giovanni:
Borges: Đây lại là ư
nghĩ về mạt kỳ của văn minh.
Di Giovanni:
Borges: Tôi lại nói về
sự hiện diện bí ẩn của những cuốn sách mà bạn đă
có trong bài thơ đầu. Bài thơ thứ nh́ này có thể
được coi như một loại ngụ ngôn, nhưng tôi vẫn
đang viết nó từ kinh nghiệm riêng tư.
Di Giovanni: Và ḍng
thơ chót:
Borges: Với sự ngạc
nhiên, tôi thấy đây thực sự là một bài thơ hay -
cho dù tôi là tác giả. Tôi tự hỏi các bạn nghĩ
sao về nó?
Q: Liệu ông ta vẫn có
thể nh́n thấy những khu vườn, những miếu đền, từ
bên trong tháp?
Borges: Không, ông ta
không thể. Cả ngọn tháp đă bị huỷ diệt. Đây là ư
nghĩa: bên trong những cuốn sách, một trật tự đă
mất vẫn có thể t́m được lại - văn minh. Tôi nghĩ
về văn minh, trong bài thơ này, như là nó đă bị
huỷ diệt bởi những người Mông Cổ. C̣n nữa, rằng
trật tự đó - văn minh Á châu, nơi tất cả câu
chuyện đă xẩy ra, hăy giả dụ, một thế kỷ trước
đó, hay hơn - vẫn c̣n ở trong những cuốn sách,
duy có điều: không ai có thể giải mă được chúng,
bởi v́ người đàn ông này là người độc nhất c̣n
sống, và ông ta mù.
NQT dịch [có bỏ đi một vài đoạn]
_____
(Nguồn : Tin Văn
|