Nguyễn Quốc Trụ
Nguyễn
Du giữa chúng ta
Bây giờ đọc Truyện Kiều, chúng ta hy vọng sẽ khám phá thêm được những ǵ ở trong hơn ba ngàn câu thơ đó? Liệu những độc giả bây giờ và sau này sẽ hài ḷng với những giải thích đă có về Kiều? Tại sao cái cửa sổ mở sang khu vườn t́nh ái thơ mộng (mở sang khu vườn Thuư), lại bị đóng chặt măi măi chỉ v́ “một tên xưng xuất, tại thằng bán tơ”. Liệu chúng ta, ngoài mớ giải thích về nguyên nhân nhân quả lấy từ Phật, có thể chấp nhận có một thảm kịch ở trong Truyện Kiều, một thứ thảm kịch kiểu Hy Lạp, theo đó, thảm kịch là cái không thể giải thích được, là con mắt của Định mệnh mở trừng trừng, là gă Oedipe tuy biết nhưng không thể tránh khỏi phải giết cha, lấy mẹ, theo đó, thảm kịch là cái không chấp nhận bất cứ một giải thích nào. Và có thật một tâm sự hoài Lê của một cựu thần, và có thật người cựu thần đó đă cặm cụi thức thâu đêm suốt sáng, cố gắng moi óc, vắt tim sáng tạo nên 3.254 câu thơ, chỉ để bày tỏ một thái độ Khổng học, thứ triết lư giáo dục đẳng cấp mà chúng ta không thể nào t́m thấy, dù một mảy may, trong suốt cuốn truyện, trong suốt cuộc đời “thanh y hai lượt thanh lâu hai lần” của nàng Kiều? Và tại sao cùng một tâm sự hoài Lê, hoài quân vương đó cho những tác phẩm khác nữa như Mai Đ́nh mộng kư, Cung oán ngâm khúc? Chúng ta sẽ phải hiểu chữ “nghiệp” như thế nào? Theo ư nghĩa Phật học hay theo một ư hướng văn chương, theo tinh thần của sự sáng tạo? Chúng ta có thể vay mượn lư thuyết phân tâm học để coi Đạm Tiên như là tiềm thức của Kiều, coi Kiều như một nhân vật bị bệnh mộng tưởng (một visionnaire giống như những nhân vật của Julien Green chẳng hạn). Chúng ta có thể vay mượn triết lư hiện sinh, triết lư Mác-xít, và tất cả những triết lư hiện chúng ta đang có để chú giải Kiều? Chúng ta có thể quả quyết tất cả những chú giải trước đây về Kiểu đều sai, cho nên chúng ta phải bắt đầu lại từ đầu? Và tại sao chúng ta vẫn c̣n tiếp tục đọc Kiều, tiếp tục t́m cách chú giải Kiều?
*
Trước hết, mọi chú giải trước đây, bây giờ, và sau này về một tác phẩm lớn cỡ Đoạn trường tân thanh, Cung oán ngâm khúc… đều là những khiếm khuyết, những défauts bên cạnh tác phẩm. Chú giải bao giờ cũng chỉ là cái thiếu bên cạnh cái đủ là tác phẩm. Heidegger cũng đă phát tự biện minh khi làm công việc chú giải thơ Holderlin, đại khái ông nói: “Kẻ chú giải phải xử sự như một thừa thăi, vô ích trước tác phẩm. Và bước chân cuối cùng của kẻ chú giải (phát giác quan trọng nhất của gă về tác phẩm) đẩy gă vào bóng tối, làm gă biến mất trước sự khẳng định đơn thuần của chính tác phẩm. Thơ, theo Heidegger, là một cái chuông treo lơ lửng giữa trời, và một chút tuyết nhỏ nào đó rơi trên nó, làm nó kêu rộn ràng, từ một hoà điệu cho đến khi trở thành hỗn độn. Một chút xíu tuyết, đó là h́nh ảnh của một lời chú giải vậy. Một lời chú giải (một tiếng nói phê b́nh) mang trong nó một chút kỳ dị là càng tự bày tỏ, khẳng định, nó càng dễ tự xoá, tự biến mất. Tiếng nói phê b́nh biến mất trong khi tự bày tỏ. Nó là sự có mặt luôn luôn sẵn sàng vắng mặt. Phê b́nh, chú giải chỉ là lùi bước trước tác phẩm, tạo một khoảng cách càng rộng càng tốt giữa tiếng nói phê b́nh và tiếng nói sáng tạo. Phê b́nh gia là một độc giả trong những độc giả nhưng hắn hiểu rơ hơn những độc giả khác tại sao hắn để mất cái mà hắn khám phá ra được về tác phẩm. Hắn phá hoại nhiều hơn là xây dựng. Tiếng nói phê b́nh do đó là tiếng nói của sự im lặng. Nó từ chối tham dự vào lịch sử con người cũng như lịch sử văn chương. Nó không lư luận, không là trùng phúc và cũng không là biện chứng. Tại sao thế? Trước hết nó tự hiểu nó không là ǵ trước lịch sử loài người, nó không nói được một điều ǵ quan trọng, trường cửu… trước cái vô cùng quan trọng là lịch sử, lịch sử với những định luật tàn khốc, vững chắc nhất của nó (những định luật về chiến tranh, về đấu tranh giai cấp, về vong thân… chẳng hạn). Đối với lịch sử văn chương nói riêng, tiếng nói phê b́nh từ chối những tiếng nói phê b́nh cất lên trước nó. Nó không có anh em họ hàng. Nó không liên hệ ǵ với triết học, với những khoa học nhân văn (xă hội học, nhân chủng học…). Tiếng nói phê b́nh là cô đơn, là nói lảm nhảm một ḿnh. Nhưng chính v́ cô đơn, v́ là cái có mặt nhưng luôn luôn sửa soạn biến mất, cho nên tiếng nói phê b́nh đă tham dự vào chính thực-tại-tác-phẩm, là tác phẩm. Tiếng nói phê b́nh là tác phẩm đi từ ngoài vào, là ánh sáng của bóng tối, là tiếng nói của im lặng. Phê b́nh tức là mở tác phẩm ra phần ánh sáng không phải của trí tuệ, trí thông minh, hoặc học vấn. Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều, là độc giả đầu tiên và cũng là người chú giải thứ nhất về chính tác phẩm của ḿnh. Bởi v́ hai câu: “Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” là một chú giải thứ nhất Truyện Kiều. Bởi v́ một tác giả bao giờ cũng là một chú giải, một phê b́nh gia “en puissance”, khi người đó đọc lại tác phẩm của ḿnh. Đó là câu nói cuối cùng của tác giả (của tác phẩm) và cũng là câu nói đầu tiên của tác giả (người chú giải) về tác phẩm. Trong câu nói đầy giọng cảm khái đó của Nguyễn Du, có cái đam mê của sự đọc, có cái sáng suốt của sự viết, có cái vẻ bất động tiêu cực của chiếm hữu sáng tạo và có cái tự do vô cùng của sáng tạo. Một nhà văn xuất hiện và mở ra ngay trong gă cái được gọi là vụ án văn chương (Chaque écrivain qui nait ouvre en lui le procès de la littérature. – R. Barthes. Le degré zéro de l’écriture). Nguyễn Du, cùng với tác phẩm Kiều và hai câu khẩm chiếm khi sắp chết, đă mở ra tất cả những tại sao của văn chương và của phê b́nh văn chương vậy. Và nếu có thể có một tâm sự Nguyễn Du th́ đó là một tâm sự “đoạn trường ai có qua cầu mới hay”. Đó là tâm sự của một tác giả đi t́m độc giả. Đó là tâm sự của Orphée khi đi t́m Eurydice. Là một lời viết kêu gọi một lời đọc. Đi t́m tâm sự Nguyễn Du cũng chính là đi t́m ư nghĩa đầu tiên (sau cùng) của sáng tạo. Đó cũng là một công cuộc t́m kiếm cái hữu (l’être) của thơ, của Đoạn trường tân thanh vậy. Đi t́m tâm sự Nguyễn Du tức là t́m cách trả lời câu hỏi của tác giả Truyện Kiều gửi lại hậu thế, t́m cách trả lời những câu hỏi đến từ một câu hỏi: Một câu hỏi, đó là: “Bất tri tam bách…”. Những câu hỏi, đó là: Thơ là ǵ? Văn chương là ǵ? Viết là ǵ? Tại sao viết? Viết cho ai? Đọc là ǵ? Tại sao đọc? Những câu hỏi đưa đến một bản thể học của văn chương vậy.
*
Bởi v́, gạt bỏ những chú giải xă hội, chính trị, “có một tâm sự hoài Lê” ở trong Kiều, gạt bỏ những ư hướng phê b́nh nhằm đưa Nguyễn Du đến giường bệnh, những ư hướng, toan tính phê b́nh mà chắc chắn chúng ta không thể chấp nhận được, hoặc chỉ chấp nhận tới một giới hạn nào đó, chúng ta chỉ có thể tiếp tục đọc Kiều và chú giải Kiều bằng chính tác phẩm Kiều và bằng lời chú giải thứ nhất của chính tác giả, trên đường đi t́m kiếm cái nghiệp của sự viết, cái tâm sự của tác giả muốn gửi gấm lại người đọc. Một công cuộc t́m kiếm cái nghiệp của sự viết (cái hữu của sự sáng tạo) như vậy sẽ giúp chúng ta hiểu được những “khéo dư nước mắt khóc người đời xưa”, những “Rằng hay th́ thực là hay, Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!”, những “Đă mang lấy nghiệp vào thân”, những “Xưa nay sầu thảm, nay sao vui vầy?”… Kafka, trong một bức thư gửi cho bạn, viết: “Nhà văn là một bouc-émissaire của nhân loại. Nhờ hắn mà nhân loại có thể vui hưởng tội lỗi một cách ngây thơ vô tội”. Chính niềm hoan lạc ngây thơ vô tội này là sự đọc. Sự viết mang trong nó mầm bất hạnh, nhưng sự đọc lại là hân hoan, lại là ân sủng. Một nhân xấu cho một quả tốt. Viết là một sự vật ai oán (chose nocturne), là cái ngậm đắng, nuốt cay, là cái nghiệp, là cái sầu thảm. Nhưng đọc lại là ân huệ, là an hưởng tội lỗi một cách không tội lỗi, (một cách thơ ngây vô tội). Viết là một tác động xấu (activité mauvaise) nhưng đọc lại là cái bất động, cái tiêu cực sung sướng. Cái hữu của sự viết là bất hạnh trong khi bản tính của sự đọc lại là hạnh phúc, mặc khải… Chúng ta phải hiểu cái tâm sự của Nguyễn Du (nếu có thể gọi đó là một tâm sự) như một niềm ao ước, một hy vọng cảm thông ở nơi người đọc. Bởi v́ viết là chỉ mong được đọc, như Sartre nói, viết mà không mong được đọc, được biết tới chỉ là một thất bại. Được đọc, được thông cảm và được tha thứ. Bởi v́ nhà văn là một kẻ phạm tội; một kẻ bị kết án phải viết. Nhà văn là gă Oedipe bị lời nguyền rủa độc ác phải lấy mẹ giết cha. Nhà văn là gă Sisyphe bị kết án suốt đời vác đá. (Chúng ta không có ư định, ở đây, nhằm đưa tới kết luận nhà văn phải có một đời sống vật chất hoặc tinh thần khốn nạn, khổ sở, để nhờ đó mà văn chương trở nên vinh quang, người đọc trở thành sung sướng). Hắn là một kẻ trầm luân, hắn là sự khổ, là bất hạnh. Hắn mang cái nghiệp viết bất hạnh đó vào thân. Hắn là một thứ bouc-émissaire. Một gă tội phạm. Và kẻ tội phạm đó mong được đọc, được hiểu, được thông cảm, tha thứ, mong được hưởng những giọt nước mắt khóc thương. Tâm sự của Nguyễn Du mong gửi gấm nơi người đọc cũng chính là tâm sự, là nỗi ḷng của chàng nhạc sĩ Orphée lặn lội nơi địa ngục để t́m kiếm nàng Eurydice thân yêu vậy.
*
Tôi đă định theo gót Tiên phong Mộng liên đường chủ nhân, trong khi đề tựa Kiều, đi t́m một cuộc biến chuyển ngôn ngữ, từ lục Phong t́nh sang Đoạn trường tân thanh (thành ra cái lục Phong t́nh th́ vẫn là cái lục cũ, mà cái tiếng đoạn trường th́ lại là cái tiếng mới vậy) rồi từ Đoạn trường tân thanh sang Truyện Thuư Kiều. Bằng hai tiếng “tân thanh”, chúng ta có thể đi đến những định nghĩa về thơ: Thơ là lời nói, thơ là biến động, thơ là cái ngôn ngữ trẻ nhất, mới nhất. Bằng chữ truyện chúng ta có thể coi Kiều như một cuốn tiểu thuyết và nếu đă coi đó là một cuốn tiểu thuyết, chúng ta sẽ phải t́m kiếm một nội dung và một h́nh thức của nó. Chúng ta sẽ giải thích cái hậu của Truyện Kiều như của bất cứ một cuốn tiểu thuyết nào (như thế chúng ta có thể tránh được những giải thích vay mượn từ Phật học, như trường hợp Trần Trọng Kim chú giải Kiều). Nhưng công việc đó đ̣i hỏi một thời gian nghiên cứu quá dài.
Nguyễn Quốc Trụ
____________
[1] Có chỗ chép là “khô cốt hữu duyên mai giản tịch” [2] Chữ “vong” đọc “vương” v́ theo vận toàn bài. Có chỗ chép là “vị hoa mang”. Nghĩa là “mải miết v́ hoa”. “Vị hoa vương” là bỏ ḿnh v́ hoa. Câu kết ư nói: “Thà mang tiếng đam mê sách vở c̣n hơn say đắm theo hoa (Chết v́ sách c̣n hơn chết v́ hoa). [3] Nguyễn Trọng Trí là một danh nhân tỉnh B́nh Định. Hay chữ nổi tiếng. Đỗ cử nhân triều Tự Đức và có dự phong trào Cần Vương chống Pháp (1985-1987). [4] Vương Xán đời Tam quốc có bài “Đăng lâu phú” tả cảnh tha hương và niềm cố quận rất thống thiết. [5] Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền có chép rơ t́nh cảnh các người con.
Nguồn: Tạp chí Văn, Nghiên cứu và Phê b́nh văn học, năm thứ nhất, đệ tứ tam cá nguyệt 1967, tập 3. Chi phiếu, bưu phiếu đề tên ông Nguyễn Đ́nh Vượng. Thư từ, bản thảo, ấn phẩm đề tên ông Trần Phong Giao. Giao thiệp trực tiếp về mọi việc xin hỏi ông Gia Tuấn. Số 38, Phạm Ngũ Lăo, Sài G̣n. Điện thoại: 23.595. Giá 30 đồng. Bản điện tử do talawas thực hiện.
(Nguồn : Tin Văn
|