TRUYỆN NGẮN, T̀NH YÊU, VÀ CHIẾN TRANH
~~000~~ Nhà văn Thảo Trường có tham vọng, nhét cả một cuộc chiến vào trong một truyện ngắn. Qua bài phỏng vấn trên tạp chí Văn, tôi thấy lại, dáng người to con, kềnh càng, nụ cười hóm hỉnh của ông, những lần t́nh cờ đụng đầu ở ngă tư Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hồng Thập Tự: Tôi từ nhà đi ra, ṿng tới trước cư xá Thành Tín, đường Hồng Thập Tự, kế bên đài Truyền H́nh, rồi theo con hẻm sở Điện Lực băng qua Phan Đ́nh Phùng, tới sở làm. C̣n ông đi vô "cục số 8", An Ninh Quân Đội. Con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm cứ mỗi lần thành phố trở trời là lại vật ḿnh vật mẩy, rộp lên với những hàng rào kẽm gai. Mấy "chú" lính thường rảnh rỗi, đọc sách "chữ Tầu" cho qua phiên gác. Có lần tôi vào thăm ông. Cũng thật nhiêu khê. Tôi cứ lẩn thẩn nghĩ thầm, tướng tá th́ hiền khô, lính tráng th́ toàn thứ "trốn quân dịch", vậy mà tên cơ quan thật dữ dằn. Mà dữ dằn thật! Tôi "nghi" rằng, tham vọng của ông là từ nụ cười hóm hỉnh mà ra. Tôi tưởng tượng, ông đă có lần nh́n thấy vị thần khổng lồ bị ông thuyền chài tinh quái bắt chui vào chai, để ông trả lại biển cả. Có thể ông "lựa chọn" văn chương, là cũng chỉ để thực hiện giấc mơ "tiềm ẩn" từ thuở nào: nhét cả cuộc chiến vào trong một truyện ngắn, rồi làm ông chài, vừa buông lưới, vừa "canh", vừa "cảnh tỉnh" nhân loại, như thể đây là "cuộc chiến cuối cùng"... Rồi tôi lại lẩn thẩn, tham vọng của ông đă có ai thực hiện được chưa. Họa sĩ Choé, trong một bức hí họa, vẽ cảnh cả nước Mỹ, - và nếu hiểu rộng ra, cả nhân loại - h́ hục kéo một anh GI ra khỏi cái chai, như muốn nói lên cùng tham vọng, nhưng có bề ngoài ngược lại: kéo lương tâm nhân loại ra khỏi một cuộc chiến mà nó nghĩ là "bẩn thỉu". Liệu chúng ta có thể coi, bức họa của ông, như một "truyện" cực, cực ngắn, chỉ c̣n một chữ kư, "Choé", một vài nét vẽ ? Khi Milovan Djilas mất, tờ Guardian th́ phải, viết, ông có lẽ là người duy nhất, ở phía bên kia, mà phía bên này đau thương ngậm ngùi, v́ nỗi mất mát lớn lao. Ông sinh năm 1911, tại Montenegro. Nhà văn, nhà lănh đạo chính trị Nam Tư, đảng viên đảng Cộng Sản (1932), đă từng giúp đỡ Josip Broz Tito thành lập đội quân chí nguyện chiến đấu trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Hoạt động trong lực lượng kháng chiến Nam Tư, thời Đệ Nhị Chiến. Chiến tranh chấm dứt, trở thành nhân vật quan trọng trong đảng, và trong chính quyền. Là cố vấn chính trị của Tito, ông lên tiếng tố cáo mọi toan tính của Kremlin, nhằm đưa Nam Tư vào quỹ đạo Xô-viết. Được coi là người kế vị Tito; nhưng tới năm 1954, ông đột nhiên bị truất khỏi chính quyền. Do ủng hộ cuộc cách mạng Hungary nên đi tù 1956, kéo dài tới 1957 v́ sự xuất hiện, tại phương Tây, tác phẩm "Giai Cấp Mới: Một Nghiên Cứu Hệ Thống Cộng Sản". (Cuốn này đă từng gây sôi nổi tại Miền Nam, trước 1975). Được thả 1961, bị bắt lại 1962, và sau cùng được tự do, 1966. Tác phẩm: Miền Đất Không Công Lư, Chuyện tṛ với Stalin, Xă Hội Bất Hoàn Hảo, Dưới Những Sắc Mầu (tiểu thuyết), Hồi Kư Của Một Người Cách Mạng. Ông cũng viết truyện ngắn. Một, có nhan đề "Chiến Tranh", tả hai ông bà già, lụm cụm kéo một chiếc áo quan từ tiền tuyến về quê. Trên đường, giữa những dân quê cùng đi, có kẻ nghi ngờ - không phải những giọt nước mắt, những lời khóc than của ông bà già, về người con trai tử trận - mà là chiếc quan tài. Tới trạm gác, người đó tố cáo với lính canh. Mở ra, quả có anh lính "đào ngũ". Thể theo đúng nguyện vọng, đưa xác con về quê nhà mai táng, người lính gác đă "đ̣m" một phát. Trong một truyện khác, một bà mẹ, trên một chuyến xe, hănh diện nói về những thành tích, chiến công của người con, và khi người bên cạnh nhẹ nhàng nhắc nhở, thế cậu đó đâu, bà khóc oà. "Thiên hạ chỉ có ba bồ chữ", cho nên sáng tạo, theo Koestler, là "tài sản riêng" của ba nhà: Bác học, Nghệ sĩ, và Hề sĩ. Trong cuốn Hành vi Sáng tạo, The Act of Creation, ông cho thấy sự tương tự, trong tiến tŕnh sáng tác nghệ thuật, khám phá khoa học, và hứng cười. Tiếng cười bật ra khi hai mặt phẳng luận lư tưởng chừng như đối nghịch, "đụng" nhau. Một ông chồng về nhà, thấy cha tinh thần đang quan hệ mật thiết với bà vợ, bèn đi ra bao lơn, nơi tín đồ đang tụ tập. "Anh làm ǵ vậy?" "Th́ người làm 'việc' của anh, anh làm 'việc' của người." Một người mua xe cũ, than với người bán xe (dealer), cái xe ẹ quá, bộ phận nào cũng kêu, trừ cái c̣i. Một anh cán bộ giải thích, chế độ Cộng Sản và tư bản đối nghịch hẳn nhau; học viên hỏi, chế độ tư bản là ǵ? Người bóc lột người. Chế độ Cộng Sản?... Picasso, một bữa có một tay dealer đưa bức tranh, kư tên ông, ông lắc đầu, giả. Mấy bữa sau, cũng vậy. "Bữa trước chính mắt tôi trông thấy ông vẽ nó?" "Tôi thường vẽ tranh giả." (Cái trước là đồ mạo hóa, cái sau: đâu phải bức tranh nào của tôi cũng đạt tới "đỉnh cao nghệ thuật"). Một định luật khoa học, cũng là giao điểm của hai mặt phẳng luận lư, hai khung qui chiếu. Định lư Archimedes (287-212 B.C, toán học gia Hy lạp): Vật bỏ vô - nước dềnh lên, hai hiện tượng vật lư không liên quan ǵ đến nhau. Rồi "eureka", luật tỉ trọng ra đời, vật bỏ vô bị nước đẩy lên, sức đẩy tương đương trọng lượng khối nước bị vật choán chỗ. Trước Einstein, khối lượng và năng lượng khác biệt, rồi công thức E = mc2 (b́nh phương) cho thấy, năng lượng là một dạng của vật chất.
Truyện ngắn, nói chung, phải đạt được sự sắc bén, gọn nhẹ, cô đọng. Ngay cả những truyện không có truyện, vẫn bàng bạc trong đó chất bi, chất hài. Bi dẫn tới tẩy uế, thanh hóa. Hài dẫn tới tiếng cười. Bi hài nhiều khi cũng khó phân biệt. Kịch của Chekhov, bao lâu vẫn được hiểu như bi kịch. Khi đưa ra ư niệm "thời tính" - kịch Chekhov "xoáy" vào những giai đoạn đen tối nhất của lịch sử, và mỗi lần lịch sử "sang trang" như thế, nhân loại vẫn muốn từ giă nó, bằng tiếng cười - Vialar (?) đă đổi thành hài, lúc đó, chất bi mới đạt hết độ "thanh hóa". Nền Đệ Nhất Cộng Ḥa của Miền Nam, chấm dứt bằng cái chết đau thương của ba anh em ông Diệm, nhưng "lịch sử sang trang" bằng tiếng cười Bravo I, Bravo II. "Con người suy nghĩ, Thượng đế cười"; gợi hứng từ câu châm ngôn đáng yêu của người Do-thái, Kundera tưởng tượng, Francois Rabelais đă có lần nghe được tiếng cười của Thượng Đế, và cuốn tiểu thuyết lớn lao đầu tiên của Âu châu đă ra đời. "Tôi hài ḷng khi nghĩ rằng nghệ thuật tiểu thuyết đă đến thế gian, như là âm vang (echo) tiếng cười của Thượng Đế."(Kundera, Nghệ thuật tiểu thuyết). Tatyana Tolstaya, đọc "Tái sinh: Chiến Đấu cho một nước Nga Mới", của David Remnick, coi đây - một cuốn sách nghiên cứu - là một cuốn "tiểu thuyết châm biếm, theo tinh thần Gogol". Nhân đó, bà kể thêm, về chuyến thăm bà cụ thân sinh ở Petersburg, và ngỡ ngàng khi nh́n thấy, bao lơn nhà nào cũng bị đập phá nham nhở. Hỏi ra, đă xẩy ra trường hợp, một bộ hành bị bao lơn rớt trúng đầu. V́ không có ngân sách tu bổ, và để tránh tai nạn tương tự, nhà nước ra lệnh triệt hạ mọi bao lơn. D. Remnick là một nhà báo. Cuốn trước, Ngôi Mộ của Lênin, một nghiên cứu Liên-xô, vào buổi đêm trước ngày phân ră. Cuốn này, bà mẹ Nga cố thu vén từ những đổ nát hoang tàn, ăn cắp, ăn trộm, hy vọng, tuyệt vọng; cố h́nh dung diện mạo của bà, nơi chốn bà sẽ phải đi tới. Tác giả cho thấy, nước Nga bây giờ được cai trị bởi những trùm băng đảng tội ác. Họ nắm giữ, kiểm soát tất cả thị trường, từ những phi cảng, cho tới những điếu thuốc lá. Chiến dịch tranh cử của Yeltsin là do họ bỏ tiền, đổi lấy ghế tại Kremlin, những giấy phép (licenses) phát thanh, truyền h́nh... Lạ một điều, tất cả những ǵ chính trị gia nhúng tay vào đều trở nên tồi tệ, để cho mấy ông trùm mafia lo liệu, tất cả đều êm ru! Tác giả tự hỏi, nước Nga sẽ trở nên khá hơn, nếu hai bên thay v́ chống đối, hợp tác ngay từ năm 1991. Nhờ sự hợp tác, cho nên, "không c̣n biên giới, giữa hợp pháp và bất hợp pháp", và theo một nghĩa chung chung, ở Nga hiện nay, không c̣n một người nào được coi là lương thiện. T. Tolstaya chỉ hài ḷng, "có một nửa" với D. Remnick, về những nhận định của ông, đối với hai nhân vật "trung tâm", Solzhenitsyn và Gorbachev. Cả hai có những điểm tương đồng - những thành tựu khổng lồ trong quá khứ, mà cho tới nay vẫn không được "tán thưởng"; quan điểm ngây thơ về những vấn đề của Nga-xô; và sự "tự tin, tự măn" quá mức về chính họ, và điều này đă huỷ hoại cả hai - Tuy nhiên, bà chỉ có cảm t́nh với Gorbachev, một người theo bà, ngoài những thành tựu khổng lồ, tiềm năng chính trị vẫn chưa "cạn". Bà bất b́nh, phải nói là "quá chán" Solzhenitsyn; về sự "thiếu khiêm nhường", vốn liếng "hạn chế" - như là một nhà văn - của ông: Chui rúc 18 năm ở dưới những vùng đáy sâu của Vermont để viết "Bánh Xe Đỏ", một cuốn sách to kềnh, nhàm chán - nhằm cố gắng giải thích nguyên nhân Cách Mạng Nga - một việc làm vào cuối thế kỷ thứ 20; khi thế giới đă biến chuyển quá nhanh, và quá xa, tính từ cái năm 1917; khi mà văn chương thế kỷ 20 - ngay cả ở trong "Một Ngày trong đời Ivan Denisovich" - đă chứng tỏ một điều: Chỉ cần một vài trang "cho ra hồn", c̣n giá trị hơn cả một cuốn sách khổmg lồ. Kinh nghiệm Solzhenitsyn rất đáng cho chúng ta suy ngẫm, nếu có ai đó vẫn c̣n cảm thấy, cần phải có một tác phẩm đồ sộ, về cuộc chiến vừa qua. Gorbachev lại là chuyện khác. Sự thật, chẳng ai thèm bỏ phiếu cho ông, v́ biết rơ, ông chẳng có một chút cơ may, nhưng họ thích ông ta hơn một Boris say sưa, phàm tục. "Biết làm sao bây giờ. Đời dậy chúng tôi phải thực tế." Theo đúng truyền thống Nga, sau khi đă vét những đồng xu cuối cùng, cho một chai vodka, vào dịp cuối tuần, họ ngồi xúm quanh tại xó bếp, chỉ trích đủ thứ, đủ người, ca cẩm về đời ḿnh; và rồi: "Nào, bây giờ chúng ta uống mừng Gorbachev." Tất cả mọi người, cả tôi (T. Tolstaya) cũng sẽ làm như vậy. Vào cái thời vô liêm sỉ như thời đại của chúng tôi, ông ta đă trở thành "chàng ngốc" của những chuyện tiếu lâm, một "thánh khùng", một gă hề "lụm cụm"; một người, cho dù trời sập, vẫn cứ lẩm bẩm với những ư nghĩ của riêng ḿnh, nói hoài nói huỷ: lắng nghe thật gần, có thể ông ta đang nói sự thực, nhưng sự thực vốn "quá quắt", và bạn ơi, tụi ḿnh chỉ cần ăn trộm, ăn cắp! Gorbachev đă trở thành nhân vật của dân ca, ông có vẻ dễ thương, vô hại, safe - toàn những của hiếm, quí ở cơi đời với những tội ác đầy rẫy. Có lẽ ông ta không muốn từ giă lịch sử theo kiểu đó. Nhưng "Thượng Đế cười, và đưa lộn gói quà, không đúng thứ ông ta đ̣i hỏi." Cả một lịch sử Vương Quốc Ma Quỷ được "sang trang" bằng bóng dáng của ông thánh khùng, vậy cũng được rồi. Dân Nga cũng có truyền thống, khi đưa người nào ra giễu cợt là "vẫn c̣n thương". Solzhenitsyn không c̣n được "ân huệ" này. Người Việt chúng ta, khi làm thơ "Bút Tre" về ông Hồ, hoặc như Kim Hạnh, khi muốn đưa ông trở lại làm người, "cũng biết yêu đương, cũng dẫn bồ đi coi ciné, đi sở thú", nhà nước đă không muốn như vậy. Cũng theo nghĩa đó, nhà nước đă phản bội di chúc của ông. "Thượng Đế cười, đưa lộn gói quà", quà th́ lúc nào cũng có sẵn, nhưng Cách Mạng Nga phải chờ đợi trên 70 năm, mới "phát", mới "kết tụ" nổi, một ông thánh khùng, liệu quá sớm chăng, khi mong mỏi một điều tương tự, tại Việt Nam? Truyện ngắn "ngoạm" một miếng vào cuộc sống, xoáy vào một thời điểm, rồi "lóc ra" một miếng xương, trần trụi như là một ẩn dụ, một công án thiền; và người đọc tha hồ làm đầy, bằng sức tưởng tượng, bằng kinh nghiệm riêng tư, có khi c̣n phải nhờ tới "cơ duyên". Được bảo vệ bởi bóng tối "tiền kiếp" (huyền thoại, truyền thuyết, đồng dao...), truyện ngắn thường gây "rối", cho người đọc, gây "nhiễu", cho một thời. Cho nhiều thời. Những truyện ngắn của Kafka, chẳng hạn. Sartre đă từng cười ngất, khi đọc cho S. de Beauvoir, một đoạn trong số báo nrf, theo đó, ba nhà văn lớn lao nhất của thế kỷ là Proust, Joyce, Kafka. "Cái tên nhà văn 'baroqué cũng làm tôi mắc cười. Nếu tay Kafka này thực sự là một nhà văn lớn, chúng tôi đă phải biết tới." (S. de Beauvoir, La force de l'âge, p.128). Trên nói tới cơ duyên, bởi v́ để giải ma" một truyện ngắn, chúng ta phải rị mọ, có khi phải liều, hoặc phải "giơ đầu chịu đấm", như Claude Lévi-Strauss, chẳng hạn. Trong bài mở đầu cuốn "Chuyện Mèo Rừng" (Histoire de Lynx, nhà xb Plon), ông coi việc nghiên cứu huyền thoại giống như chơi cờ tướng; nhiều khi phải lập lại một khởi đầu (ouverture) đă được chơi, hoặc đă biết rồi. Ván cờ kết liễu, khi chiến thuật của ông lấn lướt chiến thuật của địch thủ. Trên Hợp Lưu, 6/92, sau khi đọc Mùa Mưa Gai Sắc, của Trần Vũ, và Phẩm Tiết, của Nguyễn Huy Thiệp, Trương Vũ đă đặt câu hỏi, tại sao phải là Nguyễn Huệ? "Hai truyện ngắn đó là những sáng tác phong phú, xuất sắc, cá biệt. Những sáng tác 'không' và 'không thể' "bôi nhọ anh hùng dân tộc". Người đọc tinh ư thừa sức thấy rơ điều đó. Chẳng những vậy, nhân vật được gọi tên là Nguyễn Huệ được xây dựng với những nét rất sắc, rất mạnh, và rất độc. Nhưng người đọc cũng 'táng đởm' v́ những nét đó. Không v́ đó là những nhân vật a-b-c của truyện, mà v́ đó là một nhân vật có thật và có như mọi người được biết. Ở đây, người đọc không thấy được sự công b́nh cũng như không hiểu được sự gán ghép để có một cách hư cấu như vậy. Câu hỏi do đó, vẫn là: Tại sao phải là Nguyễn Huệ?" Đụng vào một nhân vật lịch sử cỡ như Nguyễn Huệ, không phải chuyện chơi! Ngoài lư do như Trương Vũ đưa ra, "mà v́ đó là một nhân vật có thật, và có như mọi người được biết", c̣n một lư do liên can đến cả một thời thơ ấu của mỗi con người. Joseph Brodsky, trong bài viết "Homage to Marcus Aurelius", kỷ niệm lần đầu ông tới Rome, pho tượng vị hoàng đế La Mă làm ông nhớ đến cô giáo dậy môn sử, và cùng với cô giáo, những âm thanh huyền hoặc Caesar, Augustus, Flavius... toàn những âm thanh có thể đánh thức quỉ sứ dưới địa ngục! Đó là lư do, theo ông, trẻ con mê môn sử. Một Nguyễn Huệ, áo bào c̣n đen kịt, sặc mùi thuốc súng, vào Thăng Long đúng ngày Tết, sông Hồng nghẹt xác giặc, đă ăn sâu vào bộ óc non nớt của chúng ta, không dễ ǵ bôi xoá. Và cái trách nhiệm "trồng người" không dễ dàng, khi cố t́nh xuyên tạc lịch sử. Cho dù vậy, đây là "nhiệm vụ" của nhà nước, không phải của nhà văn. Theo chân C. Lévi-Strauss, người viết xin mượn ư tưởng của T. Tolstaya, để khai mở "huyền thoại" Nguyễn Huy Thiệp. Trong bài viết "Những Thời Ăn Thịt Người" (Thế Kỷ 21, bản dịch), bà cho rằng, Á Châu sống bằng lịch sử, trong khi Âu Châu, bằng văn minh. Có thể v́ sống bằng lịch sử, cho nên, những nhân vật từ đời thuở nào vẫn "bị", hoặc "được" đội mồ sống dậy, nhập thân vào những anh hùng, cha già dân tộc. Có thể cũng v́ vậy, câu nói "sĩ phu Bắc Hà chỉ c̣n có tôi", của Nguyễn Hữu Chỉnh, và h́nh ảnh một Nguyễn Huệ tới Thăng Long, làm tan hoang phủ Chúa, cung Vua, rồi bỏ đi, vẫn "nhức nhối" cho tới bây giờ. Tôi cũng cố tưởng tượng ra một Nguyễn Huệ "của tôi", và tôi nghe Người vừa lắc đầu, vừa lẩm bẩm, khi đứng trước những miếu đền, những ngàn chương sử nay chỉ là một đống tro tàn: "Ta t́m ǵ ở đây?" "Nơi này, ta không sinh ra, và cũng chẳng hề muốn sống ở đó". H́nh như có một tác giả ngoại quốc đă để những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp kế bên một số truyện của Borges. Trong bài viết "Chuyện Nghề" (The Writer's Apprenticeship), Borges viết: Nghề văn, nghề thơ, là một nghề kỳ cục. Chesterton có nói: "Chỉ có một điều cần - tất cả mọi điều." Với một nhà văn, tất cả mọi điều là một từ không chỉ có nghĩa "bao gồm"; phải hiểu theo nghĩa đen của nó. Thí dụ, một nhà văn cần sự cô đơn, và anh ta được chia phần, của nỗi cô đơn. Anh ta cần t́nh yêu, anh ta được chia, và luôn cả, t́nh yêu không được chia. Theo một nghĩa nào đó, nhà văn là một kẻ mơ-ngày, một kẻ sống cuộc đời kép. Anh ta bắt đầu viết, bằng cách bắt chước những nhà văn mà anh ta thích. Đó là cách nhà văn trở thành chính ḿnh, bằng cách làm mất bản thân - cung cách kỳ cục của một cuộc sống kép, sống hết ḿnh trong thực tại này, cùng lúc, trong thực tại khác - thực tại mà anh ta sáng tạo ra, thực tại "của những giấc mơ". Trường hợp Nguyễn Huy Thiệp, tôi nghĩ, thực tại "thực" của ông, một "nhân sĩ Bắc Hà", và một trong những thực tại "mộng", của ông: Nguyễn Huệ. Có thể, theo ông Thiệp, cái cảnh Nguyễn Huệ "nhét" ǵ ǵ đó, rất cần cho sự sống lại của "tinh thần Bắc Hà", không phải theo kiểu, "chỉ c̣n có tôi" của Nguyễn Hữu Chỉnh, hoặc "tôi nhét điếu thuốc vào mồm tên giặc lái", của Nguyễn Tuân. Tại sao lại là Nguyễn Huệ? Bởi v́ c̣n bao nhiêu kẻ muốn bắt chước ông, "chỉ có một nửa": tới Thăng Long rồi ở ĺ lại. Phải chăng, chính v́ vậy mà đă xẩy ra cơn xuất huyết năo, hiện tượng chất xám thiên di vào Nam, hoặc ra hải ngoại, theo kiểu "cái cột đèn đi được nó cũng đi", hoặc, "Tôi ở đâu, văn chương Đức ở đó", của Thomas Mann, khi bỏ nước Đức qua Hoa Kỳ, hoặc "Nước Nga bây giờ ở ngoài nước Nga", của Solzhenitsyn, khi bị bắt bí, "Đi th́ đi luôn, đừng trở về", mà nhà nước Xô viết đă từng "hù dọa", và đă thành công, với Pasternak. Câu hỏi, tại sao phải là Nguyễn Huệ chỉ có thể giải đáp, cùng một lúc, với câu hỏi, tại sao lại là Nguyễn Huy Thiệp? Trong bài viết, "Tác giả là cái ǵ?" (bản dịch tiếng Anh: What Is an Author?), M. Foucault, cho thấy, ư niệm tác giả xuất hiện vào một thời điểm đặc biệt của quá tŕnh "cá nhân hóa" (individualization), trong lịch sử tư tưởng, tri thức, văn chương, triết học, và khoa học. Những bản văn, những cuốn sách, những bài viết/nói bắt đầu có tác giả... khi họ trở thành những mục tiêu để trừng phạt. Tác giả được nêu tên, khi cần một ai đó, để buộc tội! Ông viết thêm, trong văn hóa của chúng ta, (và chắc là trong nhiều văn hoá), thoạt kỳ thủy, bài viết/nói (le discours), không phải là một sản phẩm, một món hàng, mà thiết yếu là một hành động, được đặt trong "trường nhị cực" (bipolar field), một đầu là sự thiêng liêng, đầu kia là sự báng bổ. Theo tính cách lịch sử, đây là một động tác đầy rủi ro. Nh́n theo quan điểm đó, chúng ta mới thực sự thông cảm, hành động "đầy rủi ro", của Nguyễn Huy Thiệp. Trong thế giới toàn trị, văn chương bắt đầu, khi có kẻ dám nói "tôi", thay v́ "chúng ta", khi có kẻ dám nghi ngờ, điều thiêng liêng chưa chắc đă thiêng liêng, và tin rằng, điều báng bổ có khi thật cần thiết... William Trevor, nhà văn Ái nhĩ lan, định nghĩa, truyện ngắn, một câu chuyện kể mà sức mạnh của nó hệ tại ở "cái mà nó lấy ra y hệt như là cái mà nó bỏ vô." Faulkner cho rằng, viết truyện ngắn là một nghệ thuật "cao, đặc biệt" và chỉ một vài tiểu thuyết gia có thể "làm tốt"; phần lớn, không. Vẫn theo ông, viết hay, một truyện ngắn, khó hơn viết hay, một truyện dài. Trong truyện dài, bạn có thể bỏ vài cọng rác vào trong đó, chẳng sao, người đọc sẵn sàng bỏ qua. Chúng ta chưa có những tác phẩm lớn, toàn cảnh, về cuộc chiến, đành phải tự an ủi với một số h́nh ảnh, chi tiết, trong một vài truyện ngắn viết về nó. Người đàn ông lỡ độ đường, không một nơi trú ẩn, giữa đêm tối, súng nổ ầm ầm, trong Dọc Đường (Thanh Tâm Tuyền): cái bóng cô đơn, thảm hại của một con người, lom khom với bọc quần áo, khắc lên nền trời mỗi lần hỏa châu rực sáng. Một nạn nhân - thời kỳ Sài-g̣n chiến tranh đường phố, Phật tử "đụng" Thiên chúa giáo, cảnh sát dă chiến đàn áp sinh viên biểu t́nh... - và tất cả bà con lối xóm lăng xăng chạy ngược chạy xuôi: "Kiếm cho anh ta một lá cờ" (Lê Xuyên). Trong "Bụi than", của Trần Ngọc Tuấn, (Văn Học, Cali, tháng Sáu, 97) nhân vật Bảo, cựu đặc công từng được mệnh danh vua chất nổ, từng phá sập bao nhiêu cây cầu, kho tàng thời chống Mỹ... tưởng đă được "phong kiếm qui ẩn", nhưng khi vợ chết, do không chồng đủ tiền, cho một ca đẻ khó, "Anh Bảo cột thuốc nổ vào người, lao vào pḥng bác sĩ và điểm hỏa. Cả anh Bảo, gă bác sĩ thân thể tan tành". Ở đây có một cuộc chiến được nhét vào chai, và một cuộc chiến khác, được bật ng̣i. Chắc cũng c̣n nhiều. Lần ngược lịch sử, cuộc đánh chiếm Hà-nội, và mấy tỉnh Miền Bắc được thu gọn vào một tiếng cười, qua bài văn tế viên tướng Pháp Francis Garnier, của cụ Tam Nguyên Yên Đổ. Ở Miền Nam, ngọn lửa Hỏa Hồng Nhật Tảo càng rực rỡ thêm, nhờ những giai thoại về Nguyễn Trung Trực. Khi bị tướng Pháp hỏi, ngươi có biết ta là ai không, ông quay qua nói với anh em, thằng này khùng, đến tên nó, nó c̣n không biết. Hoặc, mi phải biết đến ta là Nguyễn Trung Trực, tại sao ta phải biết đến mi? Nghe nói, hồi mới "giải phóng", Lê Duẩn cũng đă hỏi một cháu ngoan bác Hồ Miền Nam câu tương tự, sau đó mọi h́nh Bác Hồ trên tường lớp học được thay thế, hoặc được kèm theo h́nh bác Duẩn. Có khi, chỉ cần một vài chi tiết, mà cả một thời đại được thông tỏ. Hăy quên đi cuộc chém giết đă được bỏ vào chai, thử coi đây là cuộc chiến ngôn ngữ, giữa những "trực thăng", và "máy bay lên thẳng", "thuỷ quân lục chiến" và "lính thuỷ đánh bộ", những "tháng thịt sống thanh niên", hoặc giản dị hơn, "tháng thanh niên"; chúng ta mới thấy "ư nghĩa" của trận "đụng độ" giữa "phù thuỷ chữ nghĩa", và một nhà văn nữ Miền Nam, khi bà được ân cần thăm hỏi về t́nh trạng học tập cải tạo của chồng: Đi tù th́ nói đi tù... (Nhă Ca, Hồi Kư Mất Ngày Tháng). Có thể có người khó tính bắt bẻ, bất cứ một người Miền Nam nào cũng nói được câu đó, đâu cần đến một nhà văn; nhưng ít ai có một dịp may như vậy. Có thể có người nhẹ nhàng nhắc nhở, đă bỏ vô chai, tại sao c̣n "buồn phiền, cay đắng"; nhưng biết làm sao được, đành phải an ủi bằng một câu, yêu bảo yêu, ghét nói ghét; buồn nói buồn, vui bảo ḿnh vui, hay là, "người nào không cảm thấy trái tim của ḿnh đập, hoặc bằng nỗi buồn, hoặc bằng niềm vui, người đó không "thực" là người" (Selma Lagerlof, The Emperor of Portugallia). Mi có biết ta là ai không? Tzvetan Todorov, trong bài viết "The Labor of Love" (tạp chí Partisan Review, số 3, 97), khi nhận định về một trong những cuốn tiểu thuyết đẹp nhất của thế kỷ 20, cuốn của Lagerlof kể trên, đă nhắc tới Alexandre Kojève, một triết gia trẻ, di dân Nga sống ở Paris, vào những năm 30. Trong một buổi nói chuyện, ông giải thích ư nghĩa "biện chứng chủ tớ" nổi tiếng của Hegel (dialectic of master and servant), trong Hiện tượng luận về Tinh thần. Sau chiến tranh, một thính giả của buổi nói chuyện, nhà văn Pháp Raymond Queneau, đă cho xuất bản tác phẩm "Đọc Hegel: Một Dẫn Nhập". Cuốn này có một ảnh hưởng lớn lao ở nhiều tác giả đương thời. Trái ngược hẳn với "biện chứng vui buồn" của Lagerlof, Kojève tin rằng sự khác biệt giữa con người và loài vật: Loài vật hành động theo bản năng sinh tồn; con người cũng hành động như vậy, nhưng không ngưng ở đó. Nó c̣n đ̣i "kẻ khác" thừa nhận giá trị của ḿnh. Đ̣i hỏi mang tính sinh lư, do sinh tồn đưa đến đ̣i hỏi mang tính người: Mi có biết ta là ai không? Kojève kết luận, "hiện hữu con người, đóng rễ vào lịch sử, tự ư thức về chính nó, chỉ có thể khả hữu khi có những cuộc chiến đổ máu, chết người, những cuộc chiến v́ uy thế" (wars of prestige). (Trịnh Nguyễn phân tranh, một cuộc chiến v́ uy thế "gia trưởng". Lúc đó chưa có chiêu bài "nước Việt Nam là một", v́ phần đất miền Nam mới "xí phần" từ Chiêm Thành, từ biển cả). Chiến tranh, chứ không phải t́nh yêu, đă làm cho con người "đặc biệt" là người. Marx đă giản lược ư niệm trên, như là cuộc đấu tranh giai cấp. Merleau Ponty, trong di cảo mới xb, Notes de cours, Gallimard, 1997, cho rằng Marx thực chất vẫn là một "hégélien"; con đường từ những bản viết khi c̣n trẻ cho tới Capital "y hệt" con đường từ Hiện tượng luận tới Luận lư, và Marx thất bại khi toan tính nối kết triết học và phi-triết học. Điều này, giáo sư Trần Văn Toàn cũng đă chỉ ra, trong cuốn sách tuy mỏng, nhưng là một tài liệu quí giá vô cùng, Hành tŕnh vào triết học Các Mác : Cái bóng của Hegel không những phủ kín Marx, và c̣n kéo dài ra măi. Sẽ chẳng có con người, nếu không có sự thừa nhận tha nhân, xă hội... nhưng, "Thưa ông Hamil, người ta có thể sống không t́nh yêu được không?", đứa nhỏ Momo, trong "La vie devant soi" (Cuộc đời trước mặt) của nhà văn Pháp Romain Gary, hỏi. "Được chứ", ông ta trả lời, và "cúi gục đầu, như tủi nhục." Thế là đứa nhỏ bật lên khóc. Không cần t́nh yêu, con người vẫn sống, nhưng thiếu sự thừa nhận, nó hết c̣n là người. "Thế nhưng t́nh yêu, không phải cứ muốn có là được." (Mối T́nh Đầu, S. Beckett). Trên trang b́a bản Việt ngữ, Hoàng Ngọc Biên, người dịch, viết: Với giọng kể mơ màng, trầm ngâm của một người đàn ông nhân đi thăm mộ cha ở nghĩa trang thuật lại một câu chuyện t́nh của ḿnh (gặp một người con gái trên một cái băng ở công viên, về sống với cô, rồi bỏ đi khi cô cho ra đời đứa con của anh...). Bỏ đi, nhưng đây là "khởi điểm" của con người "đặc biệt" là người, nhờ t́nh yêu, không phải do chiến tranh. Bởi v́, "Mối T́nh Đầu" có thể là khúc dạo đầu cho thế giới... (Hoàng Ngọc Biên). Nhân vật trong Mối T́nh Đầu: nhân vật cuối cùng. Khúc dạo đầu: khi tất cả đă chết rồi. (Adorno: sau Auschwitz, chỉ c̣n Beckett, nhà văn Hậu-Hiện đại cuối cùng). "Mùi các xác chết, mà tôi ngửi thấy rất rơ dưới mùi cỏ và bùn, tôi chẳng thấy khó chịu tí nào. Có lẽ nó hơi quá ngọt một chút, hơi nồng một chút, nhưng thích hơn mùi người sống rất nhiều, hơn cái mùi bốc lên từ nách, từ bàn chân... Những người sống, họ có tắm rửa cũng vô ích, có xức nước hoa cũng vô ích luôn, họ vẫn cứ bốc mùi thối... Vâng, nói đến chỗ đi dạo, hăy dành cho tôi nghĩa trang đi, c̣n các bạn, các bạn cứ dạo chơi ở các công viên..."
Con người đó đă tự viết cho ḿnh câu khắc trên bia mộ: Trong chiến tranh Việt Nam, đă xẩy ra những trường hợp, người bác sĩ quân y phải tḥ tay qua một bức tường bằng cát, để gắp ra một viên đạn M.79 chưa nổ, nằm trong người một người dân quê. Bác sĩ Adam Aziz, trong Những Đứa Con Giờ Tư, của Rushdie, được gọi tới khám bịnh cho cô con gái vị chủ đất: giữa ông và bệnh nhân là một tấm khăn trải giường trắng, ở giữa là một "lỗ nḥm" chừng 7 inches. Trong nhiều năm, ông tiếp tục khám bệnh theo kiểu đó, và từ những phần đoạn chẩn đoán "loạng quạng" như vậy, cộng với trí tưởng tượng, ông cố h́nh dung, người đàn bà Ấn Độ. H́nh như giữa chúng ta và những tác giả ở trong nước cũng có một bức màn, không biết do ai dựng nên, hoặc do chúng ta bị "huyễn", tưởng tượng ra, nhưng cái lỗ hổng th́ hoàn toàn do cá nhân người viết, khi bắt chước "ông thầy", liều lĩnh đi nước cờ đầu. Vẫn Borges, đă từng than thở: "Bất hạnh của chúng ta, thế giới là thực. Bất hạnh của tôi, tôi là Borges."
Nguyễn Quốc Trụ
(Nguồn : Tin Văn
|