TIN VĂN

 

Nguyễn Quốc Trụ

 

Viết Mỗi Ngày

 

 VIẾT MỖI NGÀY / MAY 07, 2018

 

 

Giữa địa ngục, chung quanh là biển.

Vào tháng Tư năm 1890, khi nhà văn thầy thuốc người Nga, Chekhov, khởi sự chuyến đi thăm đảo tù Sakhaline, chẳng ai hiểu lư do tại sao. Chính ông cũng không thể giải thích, và đành coi đây là một "mania". Và nó là một giai đoạn lạ kỳ nhất trong cuộc đời của ông.

"Tôi chỉ muốn viết một, hai trăm trang, như một món nợ đối với nghề y của ḿnh…", ông viết cho Souvorine.

Trên đường đi, ông nhớ tới "con quỉ bí mật" đă xúi ông làm bao chuyện rồ dại.

Nhà văn y sĩ của chúng ta đi trong những điều kiện khùng điên. Không một thứ giấy tờ chính thức, ngoại trừ tấm giấy thông hành. Chẳng có công lệnh, giấy giới thiệu để tŕnh cho nhà chức trách địa phương. Ông c̣n sợ, vừa đến nơi là bị đuổi về.

Chuyến đi mất hai tháng rưỡi. Mệt nhoài. Tới Iaroslav, ông dùng xe lửa. Tới Perm, dùng tầu đi trên sông Volga và Kama. Từ Perm tới Tioumen, lại dùng xe lửa. Sau đó, đúng là một cuộc phiêu lưu. Mưa tầm tă, đường xá thê thảm, không biết tối nay sẽ ngủ nơi nao, có xe hơi đi tiếp nữa không… Ngay từ đầu chuyến đi, người hành khách đă ho, rồi ho ra máu… Từ Tioumen tới Tomsk, lạnh khủng khiếp, lại thêm gió. Sông lũ tràn bờ, lâu lâu lại phải xuống xe hơi, dùng thuyền vượt qua những khúc lội. Từ Tomsk tới Krasnoiark, xe và người lội trong bùn. Phía xa xa, là nóng, bụi, những trận cháy rừng. Chỉ từ sông T́nh trở đi, cuộc du ngoạn mới tỏ ra dễ chịu.

Và sau cùng, đảo tù, giữa vùng Sibérie bạt ngàn: "Chung quanh là biển, ở ngay giữa địa ngục."

Viên Toàn quyền cho phép nhà văn thăm viếng tất cả các nơi, vào tất cả các nhà tù, và những thuộc địa. "Tôi chỉ không cho phép ông một điều, đó là tiếp xúc với tù chính trị, bởi v́ tôi không có quyền." Ông cũng đưa ra gợi ư, về tên cuốn sách tương lai của nhà văn: "Mô tả cuộc đời của những kẻ bất hạnh".

Chekhov đă ở đảo tù Sakhaline ba tháng và hai ngày. Ông đă hoàn tất một công việc với một sự chi ly, tỉ mỉ đến phát sợ. Ông cho in tất cả những hồ sơ (fiches), và ghi chú mọi trường hợp đi tù. Gần như chỉ một ḿnh, ông hoàn tất mười ngàn hồ sơ, qua những cuộc hỏi tra cặn kẽ; lục lọi những con số thống kê về trồng trọt, câu cá, khí hậu, chế độ tù, t́nh trạng h́nh sự, tử vong, trốn trại… Như ông cho biết, thống kê chỉ là một phương tiện để gặp gỡ con người. Nhờ những lần hỏi tra t́m ṭi như thế, bật ra câu chuyện một người tù, làm mồi cho một truyện ngắn. Những tác phẩm như "Tống xuất", "Một vụ sát nhân"… là từ chuyến đi này.

Sakhaline, trước hết, là một bản hoà tấu của tiếng động phát ra từ những sợi xiềng, của gió, của biển. Một khí hậu cách biệt (thường là không độ), nơi tống xuất những con người, v́ hai lư do trái ngược hẳn nhau: để thi hành bản án tù, và để xây dựng những thuộc địa. Một thế giới phi lư và độc ác.

"Tôi viết [về] Sakhaline, và tôi buồn bực, buồn bực" (Tháng Tám, 1891).

Cuốn sách của ông, lạnh và nhức nhối, như một báo cáo, đă đưa đến một kết quả không ngờ, là băi bỏ những sự trừng phạt thân xác, và cải thiện điều kiện sinh sống ở trên đảo tù. Chekhov hy vọng cuốn sách của ông, một trăm năm sau, sẽ trở thành "vang bóng một thời", nhưng thảm thay, một trăm năm đă qua, vẫn c̣n đảo tù Sakhaline, gần như khắp nơi, trên mặt đất.

Có thể do đọc báo cáo của Chekhov mà họa sĩ Lévitan đă vẽ nên bức tranh "Đường lên Cổng Trời" (La Route de Vladimirka). Cắt ngang đường chân trời, trơ trọi, dưới bầu trời đầy mây, con đường, chỉ là một lối đi bụi bặm, cứ thế mà lao măi vào vô tận. Không một bóng người. Nhưng tất cả mọi người đều hiểu. Cổng Trời, hay La Vladimirka, đó là tên con đường dành cho những người tù, chân bị xiềng, nối đuôi nhau, tiến về Sibérie.

 


Ngày nay, Sakhaline chối bỏ [không c̣n] nhà tù. Lạ một điều, du khách tới đó, để tưởng nhớ Chekhov, để kỷ niệm 100 năm chuyến đi của ông (1990). Có một nhà bảo tàng dành cho ông ở Alexandrovsk-Sakhalinski, trung tâm hành chánh của đảo tù.

Biết đâu đấy, trong số những du khách, có một người tên là Chekhov.

 

 

 

art2all.net