TIN VĂN

 

Nguyễn Quốc Trụ

 

Viết Mỗi Ngày

 

 VIẾT MỖI NGÀY / MAY 09, 2018

 

 

Quoc Tru Nguyen
May 9, 2017 ·

 

Phần mộ Thanh Tâm Tuyền tại Nghĩa Trang Roselawn, Roseville, Minnesota.

Thanh Tâm Tuyền tên thật Dzư văn Tâm, sinh ngày 13 tháng 3 năm 1936 tại Vinh (Nghệ An)

mất trưa ngày 22 tháng 3 năm 2006 tại thành phố Saint Paul, Minnesota.
 


 

(Ảnh: Dzư Trinh Thảo, qua DC. Blog NXT, Phố Văn] (1)

Note: Một trong hai lá thư, [chưa từng in ấn, bản tiếng Tây], Nabokov gửi cho Véra, bà vợ, là từ SAINT PAUL, MINNESOTA.
 

Đây là thành phố TTT tới ở, và mất ở đây.

Nabokov chê thành phố quá cỡ thợ mộc. Chính v́ quá chán nó, mà ông thèm viết bằng tiếng Nga, 1 cuốn tiểu thuyết!

10 NOVEMBRE 1942, SAINT PAUL, MINNESOTA

La ville de Saint Paul est grande, froide, avec une cathédrale dans le style de Saint-Pierre-de-Rome sur la colline, et une vue assez morne du Mississippi (derrière lequel se trouve l'autre ville jumelle - Minneapolis). Aujourd'hui j'ai passé toute la journée à l'université, à flâner, à parler et à déjeuner avec les autres professeurs. Je fus horrifié de découvrir que j'avais oublié le texte de ma conférence sur le roman que l'on avait requise pour 10h30 - mais je décidai de parler sans notes et tout cela se déroula de façon agréable et sans accroc. Hier après le voyage à la campagne je suis allé, en proie à un ennui terrible, au cinéma, et suis rentré à pied - je marchai plus d'une heure et me couchai vers 20 heures. En chemin je fus traversé net par un éclair d'inspiration indéfinie - un désir passionné d'écrire, et d'écrire en russe. Et pourtant je n'y arrive pas. Je ne pense pas que quelqu'un qui n'a jamais fait l'expérience de ce sentiment puisse vraiment comprendre son tourment, sa tragédie. L'anglais en ce sens est une illusion et un ersatz. Dans mon état habituel, pris par mes papillons, mes traductions, ou mes articles universitaires, je ne mesure pas moi-même tout le chagrin et l'amertume de ma situation.

Thành phố Saint Paul th́ lớn, lạnh, với 1 cái nhà thờ kiểu Saint-Pierre-de-Rome ở trên một ngọn đồi, và một cái nh́n khá rầu rĩ con sông Mississipi, (đằng sau nó là một thành phố chị em- Minneapolis). Bữa nay, tôi trải qua cả ngày ở Đại Học, đi lang thang, nói chuyện và ăn trưa với những vị giáo sư khác. Tôi giật ḿnh khi khám phá ra bỏ quên bản văn dành cho cuộc nói chuyện , vào lúc 10 rưỡi, về cuốn tiểu thuyết, và tôi quyết định sẽ cương đại, và mọi chuyện đă diễn ra thoải mái, không một trục trặc. Hôm qua, sau chuyến đi về vùng quê, buồn quá, chán quá, tôi bèn chui vô 1 rạp xi nê, và cuốc bộ một tiếng rưỡi đồng hồ trở về nhà, ḅ lên giường lúc 8 giờ. Trong khi đi, trí tưởng của tôi bỗng vớ được 1 tia sáng sáng tạo thần kỳ, cái mà mấy đấng ken gọi là “yên sĩ phi lư thuần “, không làm sao giải thích được: một đam mê viết, và viết bằng tiếng Nga. Tuy nhiên, tôi thua, không làm sao làm được điều này. Và tôi nghĩ, một người nào chưa từng trải qua kinh nghiệm đó, th́ không làm sao mà hiểu được nỗi bi thương của tôi.

Tiếng Anh, theo nghĩa này, th́ là một ảo tưởng, một thế phẩm, không có chó bắt mèo ăn kít, đại khái như thế, nếu không muốn nói, phế phẩm!

Trong t́nh trạng hiện thời của tôi, mắc mớ với đủ thứ, nào mê bướm, nào dịch dọt, hay những bài viết dành cho đại học, tôi thấy ḿnh không làm sao thấm thía tới tận đáy cái nỗi đau thương, chán chường về hoàn cảnh của ḿnh.

GCC đă từng kể về cái lần đọc cọp "Bếp Lửa" trên đường phố Sài G̣n, và “đùng” 1 cái, mặc khải ra cái đam mê khủng khiếp: viết văn!

Về già, hiểu ra, đúng ra phải nói, đam mê viết, về cái xứ Bắc Kít của GCC!

Bởi v́ Bếp Lửa, là Hà Nội, là Bắc Kít.

Khủng hơn nữa, tất cả những ‘sửa soạn’ như thế đó, là để trở nên sẵn sàng, ready, để gặp BHD, lần đầu. Chúng chỉ là những thấp thoáng nàng, nói theo Nabokov, khi nh́n lại tác phẩm của ḿnh.

Nhưng phải đến khi vô Chu Văn An, học chung lớp với ông em nhà thơ, và được anh dẫn về nhà, và nh́n thấy ông anh ngồi co cả hai cái chân lên cái ghế ở một góc nhà, th́ Gấu mới hiểu ra, cái sự kiện đọc BL trước đó, chỉ là để đưa đến sự kiện này, hay nói theo kiểu “ẩn dụ”, [sự kiện này nối kết với sự kiện kia]: Cái h́nh ảnh đó, sẽ là h́nh ảnh của chính GCC, trong suốt cuộc đời c̣n lại: sẽ trở thành nhà văn, sẽ viết cuốn tiểu thuyết đầu tay nối liền hai thành phố…..

Từ những kinh nghiệm riêng tư đó, GGC suy ra, cái gọi là ẩn dụ, liên tưởng, trùng lập, nói cho cùng, đều từ luật nhân quả của Nhà Phật mà ra: mi gieo nhân nào th́ gặt quả nấy. Để có được cái mặc khải, đời của mi sẽ là 1 h́nh ảnh lập lại h́nh ảnh kia, th́ mi phải có được cái cơ may, khi ông Nguyễn Đ́nh Vượng đẩy cuốn Bếp Lửa ra hè đường Sài G̣n, bán xon, v́ đâu có ai thèm mua: Bán xon, đúng thế, nhưng c̣n là để đợi Anh Cu Gấu đi qua, cúi xuống, cầm lên cuốn sách mỏng dính, b́a màu vàng, và đọc cọp hết cả cuốn sách, v́ tiền đâu mà mua!

Về già, có lần Gấu nằm mơ, trở lại đúng hè phố đó, và cúi xuống, và nghe cuốn sách nói:
Ta nằm đây, chỉ để chờ mi đi qua, nhặt ta lên. Mi nhặt ta lên rồi, là xong nhiệm vụ của ta!

[Ui chao, Xạo tổ cha, Gấu lại nghe 1 vị độc giả, trả lời cái mail của Gấu, "How I can survive without your mail"?]

Nhân quả, ẩn dụ, liên tưởng, trùng lập… bạn muốn gọi nó là cái ǵ cũng được.

Thời gian GCC quen gia đ́nh ông anh nhà thơ, th́ gia đ́nh nghèo lắm, Gấu th́ đói lắm, và nhục lắm, v́ ăn nhờ Bà Trẻ. Bà không nói, nhưng cô con gái của bà, tức con của bà chị ruột của bà, th́ nói. Bà này khủng lắm, đúng thứ Bắc Kít tàn nhẫn độc địa, Gấu cũng đă kể sơ qua đôi lần, đâu đó.

Nhưng phải đến chót đời th́ GCC mới hiểu ra được, trong ‘ẩn dụ’, trong “liên tưởng” - lấy cái này, để chỉ cái kia; cái này làm nhớ tới cái kia - c̣n có cái gọi là ‘nhân quả” của Phật Giáo: cái này, là nhân, cái kia, là quả, hay, ngược lại.

Gấu phát giác ra, cái gọi là lư thuyết nhân quả, trong ẩn dụ, trong liên tưởng, khi đi tù VC. Bỏ xứ Bắc Kít, lên tầu há mồm, ra Đệ Thất Hạm Đội, ở bên ngoài Vịnh Hạ Long, khi đang lênh đênh trên tầu há mồm, thằng cu Gấu nhà quê chưa từng đi biển, đă ói lên ói xuống, nhưng cũng cố nh́n lần chót kỳ quan Hạ Long Bay.

Vô Nam, ở nhà ông anh vợ, không hề biết đến kinh nghiệm những ngày ở khu lều tạm cư Phú Thọ. Đi học. Ra trường, đi làm. Chưa từng 1 ngày bị đói. Quên dần ám ảnh đói, của xứ Bắc Kít.

Nhưng thế th́ cũng thường thôi, và h́nh như là số phận chung của cả 1 thế hệ Bắc Kít di cư.

Phải đến khi đi tù VC, th́ Gấu mới biết đến cái hạnh phúc thưởng thức đặc sản cao quư nhất của Miền Nam.


Thịt chuột.

Và để được thưởng thức nó, th́ phải ăn cái món mầm đá đă!

Hà, hà!

Chắc bạn cũng biết câu chuyện Chúa Trịnh chờ xơi mầm đá, ninh hoài không chín, và trong khi chờ, đói mờ người, Trạng Quỳnh bèn dâng món ăn tạm, Chúa ăn ngon quá, khen nức nở, hỏi, món ǵ vậy. Thưa, Đại Phong.

Đại Phong, là gió to. Gió to th́ đổ đ́nh, đổ chùa. Đổ chùa th́ tượng lo. Tượng lo, là lọ tương.

Để được ăn cái món thịt chuột đó, GCC cũng phải đợi, như Chúa Trịnh, có thể nói, từ lúc ḅ xuống Tầu Há Mồm, cho đến khi gặp lại đám bộ đội Bắc Kít vô giải phóng Sài G̣n, và đem trả lại cho Gấu cái ám ảnh đói ngày nào, rồi phải đợi đi tù VC....


 

 

 

 

art2all.net