III. Truyện vơ hiệp cổ điển
"Sự khác
nhau trong bản chất giữa họ, tuy nhiên, là của
đêm và ngày."
ĐLV
"Rạng đông chỉ là khởi đầu một ngày; đêm xuống
mới là lập lại."
Claude Lévi-Strauss
"Nhân loại tầm thường làm sao tham dự được vào
cuộc xung đột ấy giữa những lư tưởng? Họ chỉ có
thể chiêm ngưỡng".
ĐLV
Như trên đă nói th́ vơ công, trong truyện vơ
hiệp cổ điển, có cái vô danh của một phương
tiện. Không ai phân biệt Tà và Chính giữa những
vơ công. Nhưng giữa các môn phái th́ sự phân
biệt ấy càng minh bạch. Các môn phái đều dùng
một thứ vơ. Sự khác nhau trong bản chất giữa họ,
tuy nhiên, là của đêm và ngày: Tà môn tượng
trưng cho tội ác cũng như chính phái tượng trưng
cho công lư và cái thế chia đôi ấy của vơ lâm
không để thừa chỗ cho một nghi vấn nào.
Người anh hùng là người của Công lư. Ấy thường
là một thanh nhiên cha mẹ mất sớm bị hại và may
được một vơ lâm dị khách lượm về nuôi và truyền
thụ vơ công. Truyện bắt đầu khi, đă thành tài,
chàng từ biệt ân sư xuống núi để phục thù. Nhưng
trước khi công thành th́ chàng đă bao lần sa vào
ổ giặc, đă bao lần chàng phải đương đầu với
cường quyền và bạo lực, đă bao lần chàng can
thiệp trong những chuyện vong luân. Thù nhân của
chàng lẽ dĩ nhiên cũng là một nhân vật trọng yếu
của cái xă hội phức tạp ấy. Và người ta hiểu
rằng trong công việc của chàng Công lư và tư thù
chỉ là một. Con đường tầm cừu cũng là con đường
nghĩa hiệp và khi thù nhân đă đền tội dưới tay
chàng th́ người anh hùng cũng biết rằng tất cả
chỉ mới bắt đầu, và mối thâm thù của chàng chẳng
qua là một cớ để mở màn và chấm dứt một cách dễ
coi một giai đoạn trong cuộc xung đột muôn đời
giữa Tà đạo và Chính nghĩa.
Chính nghĩa không thể nào thua. Cho nên khi
người anh hùng xuống núi là người đầy những vơ
công cái thế. Không ai địch nổi, từ hắc điếm đến
ác tù, đả lôi đài xong lại phá sơn trang, cướp
pháp trường, giết tham quan, diệt thảo khấu,
chàng theo đuổi một hành tŕnh vạn thắng và
không bao giờ trong đầu chàng một nghi ngờ có
thể thoáng qua về cái sứ mệnh thiêng liêng của
chàng. Truyện cũng diễn ra theo một đường thẳng
như cuộc hành tŕnh ấy. Lẽ dĩ nhiên cũng có lúc
người anh hùng lâm nguy và tính mạng bị đe doạ.
Ngay khi ấy người ta vẫn yên tâm, tại người ta
biết rằng, dù chàng có chết th́ ấy là một cái
chết vinh quang cho sự thực hiện của công lư ở
trên đời và người thắng trận rốt cuộc cũng là
chàng. Sự hồi hộp không thể có trong truyện vơ
hiệp cổ điển. Người ta theo người anh hùng từ
chiến công này đến chiến công khác. Ấy là ngần
ấy giai đoạn của một con đường chỉ có một chiều
và chúng tiếp theo nhau thành tràng hạt, nghĩa
là giữa chúng không có tương quan nào khác sự
tiếp theo nhau. Từ chiến công này đến chiến công
khác, ư nghĩa của truyện cũng như tâm lư nhân
vật không hề thay đổi. Chiến công nào cũng chỉ
ca tụng một lần nữa cái anh hùng của ngưới anh
hùng và sự thắng trận muôn đời của chính nghĩa
trên Tà đạo.
Nhân loại tầm thường làm sao tham dự vào cuộc
xung đột ấy giữa những ư tưởng? Họ chỉ có thể
chiêm ngưỡng. Và tương quan duy nhất giữa họ và
thế giới của truyện là một tương quan ngoại tại.
Những nhân vật vốn là những Ư tưởng nhập thế
không thể có tâm sự nào để họ chia xẻ. Kẻ được
người thua lại định sẵn từ trước. Cho nên diễn
biến của truyện không dành cho người ta một bất
ngờ nào và người ta cũng không có dịp để tự hỏi
và trông chờ những ǵ sẽ xảy ra. Tất cả đều sẵn
có một ư nghĩa cố định và trong thế giới minh
bạch ấy, người ta thừa đoán là không có chỗ nào
cho bóng tối, cho nghi vấn, cho sự ṭ ṃ. Người
đọc đă biến thành một khán giả để xem, nh́n,
ngắm sự tái diễn của một vở tuồng mà người ta đă
thuộc kỹ từng giai đoạn.
Vẫn những vai tṛ và một tṛ ấy. Khác duy ở diễn
viên và cảnh trí nghĩa là ở những thay đổi ngoại
tại. Nghệ thuật kể chuyện trở nên một nghệ thuật
dàn cảnh. Và cái ngoạn mục trong nghệ thuật ấy
là giá trị đầu tiên. Sự mô tả trong truyện vơ
hiệp cổ điển chiếm một phần quan trọng. Có ǵ mô
tả được mà không được mô tả tỉ mỉ? Ấy là cái dị
h́nh của những khí giới, cái hiểm hóc của những
cơ quan, cái hùng vĩ của những sơn trại, cái uy
nghi của những thao trường, cái náo nhiệt của
những phồn hoa, cái sặc sỡ của áo gấm và quần
mầu, cái nhịp nhàng của những vơ công như vũ
điệu… Tất cả đều đập vào mắt người ta, tất cả
đều phô trương sự tinh xảo của những kỹ thuật
nhân văn, tất cả đều biểu diễn một trật tự minh
bạch và không thể nghi ngờ. Ư nghĩa của tất cả
đều có thể đọc ngay lập tức nghĩa là đều xuất
hiện ra ngoài mặt. Ngay những t́nh cảm cũng được
diễn tả một cách trực tiếp. Khi tức giận th́
thét ầm ĩ, khi thích chí th́ cười um lên như
phá, khi đau khổ th́ rống như dă thú bị thương
và đáng tiếc thay! Khi e lệ, những trang nữ hiệp
cũng “mân mê tà áo” như một cô gái tầm thường.
Nhưng người ta hiểu rằng trong cái thế giới để
chiêm ngưỡng ấy, cũng như trên sân khấu, thực
t́nh của những cử chỉ không quan trọng bằng ư
nghĩa của chúng, và trước khi làm người ta cảm
động, th́ công việc là cho người ta thấy đă.
Càng ước lệ th́ sự diễn tả lại càng công hiệu.
Tâm lư nhân vật được giản lược một cách tối đa.
Lẽ dĩ nhiên nhân vật nào cũng được gán cho một
cá tính. Nhưng cá tính ấy không có ǵ giống cái
phức tạp của một tâm hồn mà, nếu có thể nói như
thế, chỉ có thể tính cách ngoại tại của một con
số để phân biệt nhân vật này với nhân vật khác,
như có kẻ trung th́ có người gian, có người nóng
nẩy th́ có kẻ ôn hoà, có kẻ mưu cơ th́ có người
chất phác. Cho nên không những tác phong, cử
chỉ, ngôn ngữ của nhân vật đều diễn tả một cách
rơ ràng các cái cá tính người ta gán cho y mà cá
tính ấy c̣n có thể trông thấy trên y phục, vơ
khí và diện mạo của y nữa. Nhất là trong các
nhân vật phụ, th́ người ta thấy rằng các dị
điểm, từ cái răng vẩu đến một con mắt lồi, đều
được tô đậm và thổi phồng lên, như những nghịch
hoạ, để ai cũng có thể nhận ra cách dễ dàng.
Người anh hùng tuy nhiên được miễn cái nạn tả
chân thô thiển ấy. Ấy là tại con người chàng vốn
là kết tinh của Chân, Thiện, Mỹ, trong sự tuyệt
hảo của nó, chỉ có thể ở ngoài tầm những tĩnh
từ. Uy vĩ, khôi ngô, tuấn tú v.v… chữ nào có thể
xứng với cái bản chất siêu tục của người anh
hùng? Cái mặt nạ người ta thấy chàng thường đeo
khi hành hiệp lẽ dĩ nhiên không để làm tăng
trưởng một bí mật vốn đă trong suốt như ban
ngày, nhưng để xoá bỏ cái phần nhân loại cuối
cùng trong con người chàng và đưa chàng tới cái
vô danh của ư niệm. Con người sau cái mặt nạ ấy
không c̣n là một cá nhân với những dị điểm và
một đời sống riêng tư nữa. Hắn là thần công lư.
Khi th́ như ma quỷ, khi th́ như thuiên thần,
nhân vật vơ hiệp cổ điển là những nhân vật quá
độ. Không có ǵ giống nhau giữa họ và anh và
tôi. Nhưng tất cả cố gắng của người kể truyện là
để tách họ ra khỏi cái nhân loại thường ngày để
thấy họ, là người ta biết ngay rằng các chuyện
đang xảy ra không phải là một chuyện giữa người
và người và những nhân vật ấy chỉ là những diễn
viên của một vở tuồng kể lại cuộc xung đột muôn
đời giữa Tà đạo và Chính nghĩa. Tất cả đều xảy
ra trên b́nh diện của những ư tưởng.
Đỗ Long Vân
________________
Ghi
chú:
Tất cả đều xẩy ra trên b́nh diện ư tưởng…
"Với những nhà bác học, sáng và chiều, là chỉ
một hiện tượng, và người Hy Lạp cũng nghĩ như
vậy, khi dùng cùng một từ để chỉ…", C.
Lévi-Strauss trong thiên bút kư Nhiệt Đới Buồn,
cho rằng, sự nhập nhằng trên, là do nỗi âu lo
"trên b́nh diện lư tưởng", nói rơ hơn, coi trọng
cái ư tưởng mà vờ đi cái cụ thể. Thực tế cho
thấy, vẫn theo Lévi-Strauss, qua những trang
"hành kư" (feuilles de route) viết trên tầu
(écrit en bateau) của ông, chiều và sáng rất đỗi
khác biệt. Mặt trời mọc là một dạo đầu (un
prélude), mặt trời lặn, một mở ra (une
ouverture) đưa đến kết thúc, thay v́ một bắt đầu
(commencement) như trong những opéras cổ. Rạng
đông chỉ báo hiệu những giờ giấc đầu tiên của
một ngày, bộ mặt của "ông mặt trời" âm u và tái
nhợt hứa hẹn buổi sáng mưa, hồng hồng, nhẹ nhơm,
một ngày sáng sủa, vậy thôi, ngày sau đó tiếp
tục và rạng đông chẳng cho biết ǵ hết. Mặt trời
lặn là một chuyện khác hẳn: đây là một tŕnh
diễn đầy đủ, với một khởi đầu (début), một khúc
giữa (milieu), và một đoạn chót (une fin)…. Rạng
đông là một khởi đầu của một ngày; hoàng hôn mới
là lập lại của nó. (L’aube n’est que le début du
jour; le crépuscule en est une répétition).
Nhưng những điều trên liên can ǵ tới đen và
trắng, tà và chính, tới "Thần Công Lư", như là
một nhân vật "quá độ", trong tiểu thuyết vơ hiệp
cổ điển?
Quá độ, một từ nghe quen quen… Liệu "Thần Công
Lư" có họ hàng ǵ với một "Thép Đă Tôi Thế Đấy"?
Và khi Đỗ Long Vân viết, "Không có ǵ giống nhau
giữa họ và anh và tôi", ông đă không chấp nhận
một sự tương đồng giữa "họ và anh và tôi", hoặc
đă nhận ra bộ mặt thực của Thần Công Lư, hoặc
của một chủ nghĩa "bị kết án phải quá độ", như
là số phần của nó?
***
Sức nặng của Bóng Đen.
"Trong cơn tận, mọi ánh sáng cùng một lúc được
thu gom để tắt ngấm. Như trong một viên ngọc của
một mầu đen, huyền, tuyệt, tuyệt."
George Steiner (Tuyệt Bi).
"When relationships with divinity fail, human
relationships must save"
Ruth Padel (Đọc G. Steiner)
(Tạm dịch: Khi mất tương giao với thần, phải cứu
tương giao với người).
H́nh ảnh của bi kịch là bóng đen, theo G.
Steiner. Khi Titus và Bérrénice nói lời thiên
thu giă biệt, "Trong cơn tận mọi ánh sáng được
thâu gom để rồi tắt ngấm…" ("all light is
momentarily gathered and put out. As in a pearl,
flawlessly black"). Đen tuyền, tuyệt, tuyệt, hay
là "đen trên đen" (black on black), là h́nh ảnh
của tuyệt bi (bi kịch tuyệt đối).
Nếu văn học Tây phương bắt đầu bằng "Iliade hay
là Bài thơ của Sức mạnh" (Simone Weil: L’Iliade
ou le poème de la force), nó c̣n bắt đầu bằng
Bóng Đen. Ánh sáng tượng trưng cho hy vọng, đời
sống, và ư nghĩa (meaning). Bóng Đen là triệt
tiêu mọi thứ đó.
Gần mực th́ đen, gần đèn th́ sáng: Mực đen, đèn
sáng, chúng ta như nh́n thấy h́nh ảnh một người
đọc sách dưới ánh đèn ở đây. Đọc là hành động
tối hậu của sự cô đơn. Một cuốn sách là một "bùa
chú" chống lại cái chết; hay bóng đen, như một
h́nh ảnh cổ xưa của người Hy Lạp về cái chết.
(G. Steiner).
Loạn đọc thư (Khổng Tử): Chúng ta như h́nh dung
ra h́nh ảnh Đỗ Long Vân ngồi đọc Kim Dung, dưới
ánh đèn, và chung quanh ông là bóng đen của một
nỗi chết không rời…
Và h́nh ảnh một Vô Kỵ ở giữa chúng ta, cũng bắt
đầu xuất hiện, theo nghĩa: viết là sống bên
trong một tác phẩm, và bên ngoài một nỗi chết
không rời.
Nếu đọc là bùa chú chống lại cái chết, th́ viết
là một toan tính vượt lên trên cái chết.
***
Những người lính chuyên nghiệp kể cho người viết
một kinh nghiệm như thế này: sau khi ăn một quả
pháo mà không chết, nói rơ hơn, ngay sau khi một
quả pháo nổ kế cận bên họ, là nhẩy vào cái hố
vừa mở ra, biết chắc chắn một điều, quả pháo kế
tiếp không thể nào nhè chỗ đó mà nổ.
Những cư dân của một thành phố Sài G̣n thời kỳ
chiến tranh chắc c̣n nhớ kinh nghiệm này: khi
nghe tiếng hoả tiễn réo xèo xèo ngang đầu, là
biết rơ một điều, trái hoả tiễn đó không dành
cho ḿnh.
Một cư dân của Sài G̣n lúc đó (một nhà thơ), khi
phải so sánh AK47 với M16, sức tác hại, hiệu
năng… đă trả lời: AK47 khủng khiếp hơn nhiều!
Cái tiếng ùng ục đó, bạn không thể phỏng đoán,
nó ở hướng nào. Kỹ thuật âm thanh "surrounded"
chắc là được "gợi hứng" từ tiếng súng AK47 ?
… Một thành phố tôi đă chết ở trong, nay sống
lại, chỉ để kể về nó.
(
xem tiếp Kỳ 4
)
Những câu trích từ bài viết làm đề từ, là do
người giới thiệu bầy đặt ra, như một cách hiểu,
hoàn toàn mang tính cá nhân, tức chủ quan, bài
viết của Đỗ quân, và những vấn đề mà bài viết
đặt ra.